K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 6 2018

Bởi vì:

- Mỗi nước trong khu vực, ở mức độ khác nhau và tùy từng thời kì, giai đoạn lịch sử khác nhau đều đã chịu ảnh hưởng của sự mất ổn định mà nguyên nhân là do vấn đề sắc tộc, tôn giáo hoặc do các thế lực thù địch nước ngoài gây ra nên đã nhận thức đầy đủ, thống nhất cao về sự cần thiết ổn định để phát triển.

- Trong các vấn đề về biên giới, về đảo, về vùng biển đặc quyền kinh tế, do nhiều nguyên nhân và hoàn cảnh lịch sử để lại nên giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á còn nhiều tranh chấp phức tạp đòi hỏi cẩn phận ổn định để đối thoại, đàm phán, giải quyết một cách hòa bình.

- Tại thời điểm hiện nay, sự ổn định của khu vực sẽ không tạo cớ để các thế lực bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của khu vực.

28 tháng 7 2023

Sự ổn định là một trong những mục tiêu chính của ASEAN bởi vì khu vực Đông Nam Á đã từng chứng kiến những cuộc chiến tranh và xung đột trong quá khứ. Sự ổn định chính trị, an ninh và hòa bình trong khu vực Đông Nam Á là cần thiết để tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế và xã hội của khu vực.

23 tháng 4 2016

vì giai đoạn này các nước ĐNA có nhiều vấn đề nan giải trong nội bộ từng nước và giữa các nước với nhau như: bạo loạn ở thái lam, khủng bố ở phillipin, tranhchapo của Thái lan và campuchia, vấn đề biển đông và quần đảo trường sa giữa Malaysia, phillipin và Việt Nam,.... chính vì thế mà cần phải tìm ra hướng giải quyết, ổn định tình hình để nhằm bảo vệ hòa bình của mỗi nước và của khu vực. 
thứ đến là kinh tế: kinh tế thế giới phục hồi nhưng vẫn còn trong tình trạng mong manh, kinh tế của khu vực ĐNA thì hồi phục không đều, nguy cơ gây khủng hoảng nhỏ là hoàn toàn có thể xảy ra. Việc ổn định kinh tế là vấn đề quan trọng nhằm khôi phục đà phát triển kinh tế của các nước trong khối ĐNA và giúp cho kinh tế khối ĐNA xác lập một vị trí quan trọng hơn trong bản đồ kinh tế thế giới. 
- thứ ba là về chính trị ngoại giao: trung quốc đang ráo riết mở rộng phạm vi xuống khu vực ĐNA mà kế hoạch "lưỡi bò" là cụ thể nhất. trong những năm gần đây, TQ liên tiếp có những động thái ngang nhiên khiêu khích các nước ĐNA mà trực tiếp là VN, chính vì thế mà việc ổn định tình hình của ĐNA ở 2 vấn đề trên là cơ sở để khối ĐNA có thể đối trọng với TQ trong các vấn đề tranh chấp. đây là vấn đề chính trị tế nhị mà dù muốn hay không thì ai ai cũng biết và lo lắng, là vấn đề mà các nước ĐNA luôn quan tâm trong thời gian gần đây.

20 tháng 2 2018

Mục tiêu của ASEAN lại nhấn mạnh đến sự ổn định là bởi vì:

– Mỗi nước trong khu vực có điều kiện và hoàn cảnh xây dựng phát triển kinh tế khác nhau mà nguyên nhân dẫn đến sự mất ổn định do: các vấn đề sắc tộc- tôn giáo và các thế lực bên ngoài… nên cần thống nhất cao và ổn định để phát triển

– Có sự tranh chấp, phức tạp về biên giới, đảo, vùng biển do nhiều nguyên nhân nên đòi hỏi cần phải ổn định để phát triển

– Sự ổn định trong khu vực sẽ không tạo cớ để các thế lực bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của khu vực…

Xem toàn bộ: Bài 11: Khu vực Đông Nam Á ( hiệp hội các nước Đông Nam Á) - Địa lí 11 Từ khóa tìm kiếm Google: mục tiêu của ASEAN, mục tiêu ổn định của ASEAN, ASEAN, tổ chức thương mại ASEAN.
15 tháng 1 2019

Hướng dẫn: Mục I, SGK/106 địa lí 11 cơ bản.

Đáp án: D

17 tháng 10 2018

Đáp án D

Mục tiêu của ASEAN nhẫn mạnh đến sự ổn định vì:

- Khu vực Đông Nam Á là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới, các tôn giáo và phong tục tập quán đa đa dạng -> dễ dẫn đến những mâu thuẫn, tranh chấp phức tạp về văn hóa, tôn giáo.

- Có sự tranh chấp chủ quyền về biên giới, đảo, vùng biển (vấn đề biển Đông) do nhiều nguyên nhân nên đòi hỏi cần phải ổn định để phát triển.

- Sự ổn định trong khu vực sẽ không tạo cớ để các thế lực bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của khu vực.

=> Nhận xét A, B, C đúng.

- Khu vực đông dân, nguồn lao động trẻ và năng động =>  sẽ đem lại nguồn lao động dồi dào và có khả năng tiếp thu các thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến -> đây là thuận lợi của nguồn lao động cho phát triển kinh tế - xã hội.

=> Đây không phải là nguyên nhân khiến ASEAN nhấn mạnh đến sự ổn định.

27 tháng 6 2018

Giải thích: Mỗi nước trong khu vực Đông Nam Á có trình độ phát triển kinh tế - xã hội ở một mức độ khác nhau, chịu ảnh hưởng của sự mất ổn định vào từng thời điểm khác nhau trong tiến trình phát triển. Đồng thời, hiện nay giữa các nước còn có sự tranh chấp phức tạp về biên giới, vùng biển đảo. Vì vậy, vấn đề giữ ổn định trong khu vực luôn được đề cao để hạn chế tối đa sự can thiệp của các cường quốc bên ngoài.

Chọn: B.

24 tháng 11 2017

Mục tiêu của ASEAN là sự ổn định trong Đông Nam Á vì:

   - Từng giai đoạn lịch sử khác nhau, ở một số nước Đông Nam Á có sự mất ổn định về tôn giáo, sắc tộc.

   - Do hoàn cảnh lịch sử, một số nước có tranh chấp về biên giới vùng biển đảo.

   - Cần thống nhất cao đối ngoại, giải quyết hòa bình, tạo sự cần thiết phải ổn định để phát triển.

   - Sự ổn định trong khu vực Đông Nam Á sẽ không tạo cớ cho các cường quốc cạnh tranh thông qua dung vũ lực.

27 tháng 1 2018

Mục tiêu chủ yếu của các nước ASEAN là hoà bình, ổn định cùng phát triển vì:

   - Các nước Đông Nam Á tùy thời kì đều chịu ảnh hưởng của sự mất ổn định mà nguyên nhân là do vấn đề sắc tộc, tôn giáo hoặc do thế lực thù định gây lên nên đều hiểu rõ về sự cần thiết phải ổn định để phát triển. (1 điểm)

   - Về biên giới, biển đảo, vùng biển đặc quyền kinh tế vẫn còn có sự tranh chấp phức tạp, đòi hỏi phải có sự ổn định để đối thoại, đàm phán giải quyết một cách hòa bình. (1 điểm)

   - Tại thời điểm hiện nay, sự ổn định của khu vực sẽ không tạo cớ cho các thế lực bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của khu vực và thu hút đầu tư nước ngoài. (0,5 điểm)

12 tháng 12 2019

Đáp án B

Mỗi nước trong khu vực Đông Nam Á có trình độ phát triển kinh tế - xã hội ở một mức độ khác nhau, chịu ảnh hưởng của sự mất ổn định vào từng thời điểm khác nhau trong tiến trình phát triển. Đồng thời, hiện nay giữa các nước còn có sự tranh chấp phức tạp về biên giới, vùng biển đảo. Vì vậy, vấn đề giữ ổn định trong khu vực luôn được đề cao để hạn chế tối đa sự can thiệp của các cường quốc bên ngoài.

Đông dân, thành phần dân tộc đa dạng, nhiều tôn giáo không phải là nguyên nhân chính để các nước ASEAN nhấn mạnh đến mục tiêu ổn định trong khu vực

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

Yêu cầu số 1: Các nước đã gia nhập ASEAN:

- Hiện nay, ASEAN gồm 10 quốc gia thành viên, là: Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Thái Lan, Mianma, Xingapo, Việt Nam, Lào, Campuchia, Brunây.

Yêu cầu số 2: Quá trình hình thành và phát triển của ASEAN

- Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào ngày 8/8/1967 tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 quốc gia thành viên ban đầu là: Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Xingapo và Thái Lan.

- Năm 2021, ASEAN gồm 10 thành viên, các thành viên gia nhập sau này gồm: Brunây (1984), Việt Nam (1995), Lào và Mianma (1997), Campuchia (1999).

- Ngày 22/11/2015, trong cuộc họp thượng đỉnh tại thủ đô Cuala Lămpơ (Malaixia), lãnh đạo các quốc gia ASEAN đã kí kết tuyên bố chung, chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN.

- Cộng đồng ASEAN đã chính thức trở thành một thực thể pháp lí vào ngày 31/12/2015.

Yêu cầu số 3:

♦ Mục tiêu của ASEAN: Các mục tiêu chính của ASEAN được quy định trong Hiến chương bao gồm:

- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa của các nước thành viên, thu hẹp khoảng cách phát triển.

- Thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực, duy trì một khu vực không có vũ khí hạt nhân và vũ khí huỷ diệt hàng loạt.

- Thúc đẩy hợp tác, tích cực và hỗ trợ lẫn nhau giữa các nước thành viên về vấn đề cùng quan tâm (kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, hành chính,...).

- Duy trì hợp tác chặt chẽ cùng có lợi giữa ASEAN với các nước hoặc tổ chức quốc tế khác.

=> Mục tiêu chung: đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, an ninh, ổn định, cùng phát triển hướng đến “Một Tầm nhìn, Một Bản sắc, Một Cộng đồng”

♦ So sánh mục tiêu giữa ASEAN và EU:

- Giống nhau: thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia thành viên trên nhiều lĩnh vực, như: kinh tế, văn hóa, an ninh - quốc phòng,…

- Khác nhau:

+ EU: sự thống nhất, liên kết giữa các nước thành viên xuất phát từ lĩnh vực kinh tế, thương mại.

+ ASEAN: động cơ liên kết ban đầu của các nước là hợp tác về chính trị - an ninh (do chịu ảnh hưởng sâu sắc từ bối cảnh thế giới và khu vực lúc bấy giờ).