K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 11 2023

Tham khảo
Mỗi đối tượng đòi hỏi phải có những phương pháp biểu hiện thích hợp vì các kí hiệu biểu hiện trên bản đồ chính là ngôn ngữ của bản đồ. Từng kí hiệu được thể hiện ở mỗi bản đồ là cả một quá trình chọn lọc cho phù hợp với mục đích, yêu cầu và mức độ tỉ lệ mà bản đồ cho phép.

Về các phương pháp thể hiện nội dung bản đồ không có sự thống nhất giữa các trường phái biên vẽ bản đồ khác nhau trên thế giới. Tuy nhiên: “trường phái bản đồ Nga được nêu ra đầy đủ và nhất quán trong các công trình của K.A. Xalishshev (Bản đồ học đại cương, năm 1990 và nhiều công trình khác)”. [1, tr 96].

Hiện nay, các nhà bản đồ học Việt Nam khi biên vẽ bản đồ giáo khoa đã sử dụng hệ thống các phương pháp biểu hiện bản đồ của K.A. Xalishshev, các phương pháp đó gồm:

2.1. Phương pháp ký hiệu: Đây là phương pháp dùng để thể hiện cho những đối tượng địa lý phân bố ở những điểm cụ thể hay những đối tượng phân bố tập trung trên một diện tích nhỏ.

2.2. Phương pháp biểu đồ định vị: Đây là phương pháp dùng để thể hiện cho những hiện tượng phân bố đều khắp hoặc liên tục trên bề mặt đất, có tính chất chu kỳ hoặc theo mùa, việc nghiên cứu chúng được tiến hành ở những điểm nhất định (VD: gió, mưa, nhiệt độ…).

2.3. Phương pháp chấm điểm: Đây là phương pháp dùng để thể hiện cho những hiện tượng phân tán nhỏ trên lãnh thổ, các hiện tượng đó được biểu hiện bằng sự phân bố của các chấm điểm ở trên bản đồ, mỗi điểm phù hợp với một số lượng hiện tượng nhất định..

2.4. Phương pháp ký hiệu tuyến: Phương pháp này dùng để thể hiện cho các đối tượng phân bố theo tuyến rõ rệt trong không gian, như: ranh giới hành chính, đường bờ nước, sông ngòi, đường giao thông, ranh giới rừng, đất trồng…

2.5. Phương pháp ký hiệu chuyển động: Phương pháp dùng để thể hiện sự di chuyển của các đối tượng trên bản đồ, không phân biệt đối tượng địa lý tự nhiên hay kinh tế - xã hội.

2.6. Phương pháp đường đẳng trị: Phương pháp này dùng để biểu thị các hiện tượng tự nhiên có sự phân bố liên tục trong phạm vi biên vẽ bản đồ, VD: độ cao, độ sâu, nhiệt độ…

2.7. Phương pháp nền chất lượng: Đây là phương pháp dùng để thể hiện những đặc trưng định tính cho các hiện tượng có sự phân bố đều khắp trên mặt đất. Các hiện tượng đó có thể là tự nhiên, kinh tế - xã hội, chính trị - hành chính.

2.8. Phương pháp vùng phân bố (hay khoanh vùng): Đây là phương pháp biểu thị cho những đối tượng không phân bố đều khắp trên lãnh thổ mà chỉ tập trung ở những vùng nhất định.

2.9. Phương pháp đồ giải: Phương pháp này dùng để thể hiện giá trị tương đối hay chỉ tiêu trung bình của một hiện tượng nào đó trong giới hạn một đơn vị lãnh thổ hay đơn vị hành chính.

2.10. Phương pháp bản đồ - biểu đồ: Đây là phương pháp dùng để biểu hiện cho sự phân bố các hiện tượng bằng các biểu đồ đặt trong các đơn vị phân chia lãnh thổ và biểu đồ đó thể hiện cho số lượng tổng cộng của một hiện tượng nào đó trên lãnh thổ đã phân chia.

4 tháng 9 2019

Tham khảo:

1. Phương pháp kí hiệu

a. Đối tượng biểu hiện:
+ Biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể.
+ Những kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ.

b. Các dạng kí hiệu:
+ Kí hiệu hình học
+ Kí hiệu chữ
+ Tượng hình
c. Khả năng biểu hiện:
+ Vị trí phân bố của đối tượng.
+ Số lượng của đối tượng.
+ Chất lượng của đối tượng.

2. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động

a. Đối tượng biểu hiện:
+ Biểu hiện sự di chuyển của các hiện tượng tự nhiên và kinh tế xã hội.
b. Khả năng biểu hiện:
+ Hướng di chuyển của đối tượng.
+ Số lượng, tốc độ của đối tượng di chuyển.

3 Phương pháp chấm điểm

a. Đối tượng biểu hiện:
+ Biểu hiện các đối tượng phân bố không đồng đều bằng những điểm chấm.
b. Khả năng biểu hiện:
+ Sự phân bố của đối tượng.
+ Số lượng của đối tượng.

4. Phương pháp bản đồ - biểu đồ:

a. Đối tượng biểu hiện:
+ Biểu hiện giá trị tổng cộng của một đối tượng trên một đơn vị lãnh thổ bằng cách dùng các biểu đồ đặt vào phạm vi của đơn vị lãnh thổ đó.
b. Khả năng biểu hiện:
+ Số lượng của đối tượng.
+ Chất lượng của đối tượng.
+ Cơ cấu của đối tượng

1 tháng 5 2018

Giải thích : Mục 4, SGK/13 địa lí 10 cơ bản.

Đáp án: B

3 tháng 2 2023

Phương pháp

Đối tượng thể hiện

 

Hình thức thể hiện trên bản đồ

Khả năng thể hiện của phương pháp

Kí hiệu

Đối tượng phân bố theo điểm, hay đối tượng tập trung trên diện tích nhỏ

Các dạng kí hiệu

Vị trí, số lượng, đặc điểm, cấu trúc, sự phân bố,… của đối tượng

Kí hiệu đường chuyển động

Đối tượng có sự di chuyển

Mũi tên

Hướng di chuyển của đối tượng, số lượng, cấu trúc… của đối tượng.

Bản đồ - biểu đồ

Giá trị tổng cộng của đối tượng theo lãnh thổ

Các loại biểu đồ

Số lượng, chất lượng… của đối tượng.

Chấm điểm

Đối tượng có sự phân bố phân tán trong không gian

Các điểm chấm

Số lượng, sự phân bố của đối tượng.

Khoanh vùng

Đối tượng phân bố theo vùng nhất định

Đường nét liền, đường nét đứt, kí hiệu, chữ, màu sắc…

Sự phân bố của đối tượng

3 tháng 2 2023

Phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

Phương pháp

Đối tượng biểu hiện

Cách thức thể hiện

Phương pháp kí hiệu

Các đối tượng địa lí phân bố theo những điểm cụ thể như: các sân bay, các nhà máy điện, các trung tâm công nghiệp, các mỏ khoáng sản, các loại cây trồng...

Đặt các kí hiệu chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ. Phương pháp kí hiệu biểu hiện được vị trí phân bố, số lượng, cấu trúc, chất lượng,... của đối tượng địa lí.

Phương pháp đường chuyển động

Các đối tượng địa lí di chuyển trong không gian như các loại gió, dòng biển, các luồng di dân, sự trao đổi hàng hoá,...

Thể hiện được hướng di chuyển, khối lượng, tốc độ,... của các đối tượng địa lí trên bản đồ bằng các mũi tên có độ dài, ngắn, dày, mảnh khác nhau.

Phương pháp chấm điểm

Biểu hiện các đối tượng phân bố không đều trong không gian như: các điểm dân cư, cơ sở chăn nuôi,...

Mỗi chấm điểm có một giá trị nhất định. Phương pháp chấm điểm thể hiện được giá trị, số lượng, mức độ phân bố,... của đối tượng địa lí.

Phương pháp khoanh vùng

Để thể hiện không gian phân bố của các đối tượng địa lí, người ta sử dụng phương pháp khoanh vùng. Ví dụ: vùng phân bố các dân tộc, vùng trồng lúa, vùng chăn nuôi bò,...

Có nhiều cách khác nhau để thể hiện vùng phân bố của đối tượng địa lí như giới hạn vùng phân bố bằng các đường viền, tô màu, chải nét (kẻ vạch), hay bố trí một cách đều đặn các kí hiệu trong phạm vi vùng phân bố,...

Phương pháp bản đồ - biểu đồ

Thể hiện giá trị tổng cộng của các đối tượng địa lí trên một đơn vị lãnh thổ.

Sử dụng các dạng biểu đồ khác nhau đặt vào phạm vi của đơn vị lãnh thổ đó.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
7 tháng 11 2023

- Một số biện pháp biểu hiện đối tượng địa lí trên bản đồ: kí hiệu, kí hiệu đường chuyển động, bản đồ-biểu đồ, chấm điểm, khoanh vùng, đường đẳng trị, nền chất lượng,…

- Các phương pháp có sự khác biệt về cách thể hiện các đối tượng địa lí (sự phân bố, màu sắc, kích thước, vị trí,…).

2 tháng 9 2023

Phương pháp giải:

Dựa vào hình 1.6 và đọc thông tin mục V (Phương pháp bản đồ - biểu đồ).

Lời giải chi tiết:

- Sản lượng thủy sản của các tỉnh nước ta được thể hiện trên hình 1.6 bằng phương pháp bản đồ - biểu đồ.

- Phương pháp bản đồ - biểu đồ thể hiện giá trị tổng cộng của các đối tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ, đồng thời thể hiện sự phân bố của các đối tượng đó trong không gian.

3 tháng 2 2023

- Sản lượng thủy sản của các tỉnh nước ta được thể hiện trên hình 1.6 bằng phương pháp bản đồ - biểu đồ.

- Phương pháp bản đồ - biểu đồ thể hiện giá trị tổng cộng của các đối tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ, đồng thời thể hiện sự phân bố của các đối tượng đó trong không gian.

8 tháng 5 2017

Giải thích : Mục 1, SGK/9 địa lí 10 cơ bản.

Đáp án: B