Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vì khi hít thở phải một lượng quá lớn CO sẽ dẫn tới thương tổn do giảm ôxy trong máu hay tổn thương hệ thần kinh cũng như có thể gây tử vong. Nồng độ chỉ khoảng 0,1% mônôxít cácbon trong không khí cũng có thể là nguy hiểm đến tính mạng.
Vì Khí độc CO rất nguy hiểm
Khi một người hít phải khí CO vào phổi, khí CO sẽ vào máu kết hợp với sắc tố hồng cầu (hemoglobin), tạo ra chất carboxyhemoglobin (HbCO), đẩy dưỡng khí là khí ôxy ra khỏi hồng cầu. Do khí CO có ái lực mạnh gấp 200 lần so với ôxy trong sắc tố hồng cầu, nên khí ôxy bị loại hết ra ngoài, dẫn tới cơ thể bị thiếu ôxy gây chết ngạt rất nhanh.
Ong thợ hi sinh cả tính mạng của mình để bảo vệ tổ là do chúng có tập tính vị tha.
Tập tính vị tha là tập tính hy sinh quyền lợi thậm chí tính mạng của bản thân vì lợi ích sinh tồn của bầy đàn.
VD: ong thợ không có khả năng sinh sản chỉ đi kiếm ăn về nuôi ong chúa và con non.
Đáp án cần chọn là: D
Khi chơi thể thao hoặc lao động nặng, chúng ta thường có hiện tượng thở gấp và bị mất nước. Tại sao?
Khi chơi thể thao hoặc lao động nặng, chúng ta thường có hiện tượng thở gấp và bị mất nước vì: Khi vận động, cơ thể cần nhiều năng lượng để cung cấp cho các hoạt động của cơ thể, hệ hô hấp và hệ tuần hoàn tăng cường hoạt động để cung cấp đủ lượng oxygen cho các tế bào tiến hành quá trình hô hấp tạo ra ATP và nhiệt, do đó, cơ thể có hiện tượng thở gấp. Sự giải phóng nhiệt làm cho thân nhiệt tăng lên, cơ thể toát nhiều mồ hôi để điều hòa thân nhiệt dẫn đến mất nước.
Tham khảo!
- Theo em, khi dịch chuyển vòng đánh dấu ra xa khỏi tổ ong, một số con ong không thể tìm lại được tổ của nó.
- Giải thích: Con ong đã định bị được tổ của mình bằng cách học được vị trí tương đối của tổ so với các mốc nhìn thấy được (như vòng quả thông bao quanh). Do đó, nếu chuyển dịch vòng quả thông đi, khi ong quay trở về, nó sẽ bay vào vị trí trung tâm của vòng quả thông chứ không phải là tổ của nó.
* Phổi là cơ quan trao đổi khí hiệu quả ở trên cạn vì phổi có đủ 4 đặc điểm bề mặt của trao đổi khí:
- Phổi có rất nhiều phế nang nên diện tích bề mặt trao đổi khí rất lớn so với phổi bò sát và lưỡng cơ.
- Ở phế nang có hệ thống mao mạch dày đặc và máu có sắc tố hô hấp.
- Thành mao mạch và phế nang mỏng và ẩm ướt.
- Có sự lưu thông khí liên tục (hít vào, thở ra). Sự thông khí ở phổi của bò sát, chim và thú chủ yếu nhờ các cơ hô hấp co dãn làm thay đổi thể tích của khoang bụng hoặc lồng ngực. Sự thông khí ở phổi của lưỡng cư nhờ sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng.
* Có sự khác nhau về tỉ lệ các loại khí O2 và CO2 trong không khí khi hít vào và thở ra vì:
- Khí O2 từ không khí ở phế nang đã khuếch tán vào máu nên lượng O2 trong không khí thở ra bị giảm.
- Khí CO2 từ máu khuếc tán vào phế nang làm tăng lượng CO2 trong không khí thở ra.
Quản bào : TB dài hình con suốt xe chỉ
- Chúng xếp gối đầu lên nhau
- Có trong tất cả TV có mạch
Mạch ống: ngắn , rộng hơn .
Thành có lỗ tại mỗi đầu của TB.
Chúng xếp đầu kế đầu tạo ống dẫn dài rộng..
Nhờ các thành có đầu mở( thủng lổ lớn) mạch ống tạo con đường vận chuyển nước với lực cản thấp. Dòng vận chuyển trong mạch ống nhanh hơn dòng vận chuyển trong quản bào.
- Chỉ có trong ngành Hạt kín và một nhóm nhỏ bộ Dây Gắm thuộc ngành hạt trần.
Vik những loài vật nuôi như trâu, bò, gà,.... chịu nhiệt rất kém, đặc biệt vào mùa hè lúc trời nóng và mùa đông lúc trời lạnh. Vik thế vào mùa đông để vật nuôi sống tốt ta phải thắp điện hoặc đốt củi để tạo nhiệt độ cho vật nuôi sinh trưởng
Tham khảo
- Nhiệt độ xuống thấp (trời rét) lại có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật vì:
+ Đối với động vật biến nhiệt là những động vật có nhiệt độ cơ thể biến đổi theo nhiệt độ môi trường. Khi nhiệt độ môi trường xuống thấp (trời rét) làm thân nhiệt của động vật giảm thấp. Khi đó, các quá trình chuyển hóa trong cơ thể giảm, thậm chí bị rối loạn; các hoạt động sống của động vật như sinh sản, kiếm ăn,…giảm. Vì thế quá trình sinh trưởng và phát triển chậm lại.
+ Đối với động vật hằng nhiệt là những động vật có nhiệt độ cơ thể duy trì ổn định so với nhiệt độ môi trường thông qua các cơ chế điều hòa nhiệt độ trong cơ thể. Khi nhiệt độ môi trường xuống thấp (trời rét), do thân nhiệt cao hơn nhiều so với nhiệt độ môi trường nên động vật mất rất nhiều nhiệt vào môi trường xung quanh. Để bù lại số lượng nhiệt đã mất và duy trì thân nhiệt ổn định, cơ chế chống lạnh được tăng cường, quá trình chuyển hóa ở tế bào tăng lên, các chất oxi hóa nhiều hơn. Nếu không được ăn đầy đủ để bù lại các chất đã bị oxi hóa (tăng khẩu phần ăn so với ngày bình thường) động vật sẽ bị sút cân và đễ mắc bệnh, thậm chí có thể chết. Tuy nhiên vào những ngày trời rét, nếu được ăn uống đầy đủ, động vật sẽ tăng cân do cơ thể tăng cường chuyển hóa và tích lũy các chất dự trữ để chống rét.
• Các tập tính bẩm sinh:
- Đến thời kì sinh sản, tò vò cái đào một cái hố trên mặt đất để làm tổ rồi bay đi bắt một con sâu bướm, đốt cho sâu bị tê liệt, rồi bỏ vào tổ. Tiếp đó, tò vò cái đẻ trứng vào tổ và bịt tổ lại. Sau một thời gian, tò vò con nở từ trứng ra và ăn sâu con. Các tò vò cái con lớn lên lặp lại trình tự đào hố và đẻ trứng như tò vò mẹ (dù không nhìn thấy các tò vò cái khác làm tổ và sinh đẻ).
- Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm (ca dao).
• Tập tính học được:
- Khi nhìn thấy đèn giao thông chuyển sang màu đỏ, những người qua đường dừng lại.
bởi vì loại than này khi cháy bốc ra mùi rất hắc , khó chịu khiến người gần các lò đốt sẽ cảm thấy hơi tức ngực và khó thở
chúc bn học tốt!!!
Cảm ơn bạn nhiều nhé