Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
‘’Ngắm trăng’’ là một trong những tác phẩm của Hồ Chủ Tịch, ngài là một nhà văn nhà thơ lỗi lạc. Một chiến sĩ cách mạng một doanh nhân văn hóa thế giới. tác phẩm ngắm trăng trích Nhật Kí Trong Tù sáng tác vào tháng 8 năm 1942 vào Bác bị bắt giam ở Quảng Tây. bài thơ nói về tinh thần lạc quan của Bác trong cảnh tù đầy,tình yêu mãnh liệt của mình đối với áng trăng.
Hồ Chí Minh một người anh hùng vĩ đại vì ham muốn giải phóng đất nước nên đã không ngại tìm đường cứu nước. Sau bao nhiêu năm bôn ba nơi đất người xa lạ Bác đã hết mình cống hiến cho cách mạng Việt Nam. Năm 1941 tại Pác Pó Bác làm công vụ dịch Sử Đảng ở chiến khu Việt Bắc đã sáng tác ra bài thơ Tức Cảnh Pác Bó. Tác phẩm đã toát lên tinh thần vũng chắc phong thái ung dung của Bác trong hoàn cảnh khó khăn và đầy gian khổ nhưng vẫn luôn hòa mình với thiên nhiên
Người nghệ sĩ chân chính là người phản ánh đời sống, cảm xúc, tạo ra quy luật của cái đẹp và nhằm hướng tới cái đẹp. Một trong số người nghệ sĩ ấy là nhà thơ Tố Hữu. Anh đưa bài thơ của mình đạt đến cái đẹp theo nghĩa: mang được sự thật sâu xa của đời sống ra bên ngoài. Và "Khi con tu hú" chính là một trong những bài thơ đó.
Nổi bật ở đoạn thơ:
"Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!"
Chỉ vỏn vẹn bốn câu thơ, tác giả ngay tắp lự có thể diễn đạt những tâm tình và cảm xúc của chính mình vào bài. Câu thơ đầu tiên đã nói về âm thanh của người, dường như đó là những tiếng kêu háo hức với mùa hè, với sự nôn nao của nhà thơ. Thế nhưng, tại sao "mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!"?. À, thì ra đó là sự phẫn uất, nỗi niềm được thoát ra chính căn phòng đang lồng giam mình. Tác giả khi này cảm thấy mình mất đi sự tự do một cách chán nản, ghét bỏ những bức tưởng. Người đưa từ ẩn dụ "nghe" đến "đạp" cho ta thấy hành động nối tiếp với nhau, chỉ đến dòng cảm xúc trong lòng mình. Chưa dừng lại ở đó, nhà thơ thấy vô cùng ngột ngạt, ngạt bởi không khí tù túng của những bức tưởng tỏa ra. Người muốn uất hận, người khó chịu tưởng chừng như muốn đi đến bờ vực bên kia. Một loạt dấu chấm than được sử dụng càng thể hiện rõ ràng hơn tình cảm mong cầu sự tự do của tác giả. Vì sao Người lại mong cầu sự tự do đến mình thấy chán ghét, muốn chết uất?. Đó là bởi một hình ảnh tự do đang chảy trong ánh mắt của tác giả, cái con chim tu hú ngoài trời đang thoải mái hưởng lấy bầu trời bao la rộng lớn ấy lại là điều mà một người đang bị cầm tù nhìn thấy. Không ai trong hoàn cảnh ấy nghĩ được điều gì hơn, thế mà người nghệ sĩ này lại có thể đặt ngay cảm xúc của mình vào sáng tác một bài thơ đầy những tâm tình nhưng lại chẳng kém phần sâu sắc ý nghĩa. Hơn hết, điều làm cho đoạn thơ thành công còn ở lời, giọng thơ đầy tính than trách đầy giá trị biểu cảm. Hình ảnh trái nghĩa - chú chim tu hú tự do và tác giả đang bị cầm tù làm cho bài thơ gợi rõ nghệ thuật gợi hình đặc sắc vô cùng.
Khép lại, bài thơ là cả một bầu trời thể hiện nỗi mong muốn của tác giả về sự tự do. Người muốn được dành lấy, người lại se sợi chỉ một màu trong hoàn cảnh của mình vào cái đặc sắc của đời thành nên một bài thơ chói lọi rất hay và ý nghĩa.
✿TLam☕☘
Tham khảo!
Giới thiệu ngắn gọn về tác giả và tác phẩm:
Tạ Duy Anh là nhà văn từng viết những tác phẩm đề cập tới nhiều vấn đề xã hội mang tính thời sự gai góc như Bước qua lời nguyền, Lão Khổ, Thiên thần sám hối.... Ông là cây bút dành cho thiếu nhi những truyện ngắn dễ thương
Bức tranh của em gái tôi là một bức tranh đẹp qua đó thấy được tuổi thơ đẹp đẽ.
+ Cây tre Việt Nam
Tác giả:Thép Mới
+ Cô Tô
Tác giả:Nguyễn Tuân
+ Sông Nước Cà Mau
tác giả:Đoàn Giỏi
Bài thơ được tác giá chia thành 5 đoạn :
- Đoạn 1 (từ đấu đến “Với cặp báo chuổng bốn vô tư lự”) : Lòng uất hận, căm hờn, ngao ngán vì bị giam cấm.
- Đoạn 2 (từ “Ta sông mãi trong tình thương nỗi nhớ” đến “Giữa chôn thảo hoa không tên, không tuổi”): Nỗi nhớ núi rừng.
- Đoạn 3 (từ “Nào đâu những đêm vùng bên bờ suối” đến Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu ?”): Nỗi nhớ vể một thời oanh liệt, tự do.
- Đoạn 4 (từ “Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu” đến “Của chốn ngàn năm cao cả, âm u”): Sự căm ghét khu vườn nhỏ hẹp, giả dối.
- Đoạn 5 (còn lại): Giấc mơ và niềm khao khát được trở lại vùng vẫy chốn rừng xưa.
*Tức nước vỡ bờ
Dậu là điển hình cho sự chân thật, khỏe khoắn với những phẩm chất tốt đẹp. Khi anh Dậu bị bọn tay chân cai lý đánh, chị đã hạ mình van xin, nài nỉ. để cứu chồng chị phải đợ con, bán chó, làm được như vậy chị Dậu ray rứt từng khúc ruột. Chị sẵn sàng vùng dậy đánh nhau với người nhà lý trưởng để đỡ đòn cho chồng. Người đàn bà mà Ngô Tất Tố gọi là “chị chàng nhà quê” ấy đã không ngần ngại làm tất cả để bảo vệ cài gia đình khốn khổ của chị. Với cá tính mạnh mẽ, lúc cứng lúc mềm. Ở con người ấy đã hội tụ đần đủ bản chất của người phụ nữ đôn hậu, đảm đang và thủy chung. . Bên cạnh sự “cạn tàu ráo máng” của bọn quan lại và tay sai thì vẫn còn có những trái tim nhân hậu, biết đùm bọc chở che cho nhau. Hình ảnh bà lão, người đàn bà luôn đứng ra giúp đỡ gia đình chị Dậu, chị đã nói: “đó là ân nhân số một trong cuộc đời mình”. Ở đây tác giả cũng muốn nói với người đọc trong cái khổ đau ta vẫn tìm thấy hạnh phúc dù cho nó có ít ỏi đi chăng nữa. Tình người quan tâm đến nhau trong cuộc sống lam lũ khó khăn là điều quý giá nhất.
Bạn cần phân tích từng hình ảnh, chi tiết miêu tả khắc họa nhân vật trong mỗi văn bản từ đó làm nổi bật phẩm chất của 3 người phụ nữ trong 3 văn bạn trên:
- Người mẹ trong "Tôi đi học": Hết lòng yêu thương con cái, chăm chút nâng niu coi trọng việc học của con.
- Người mẹ trong "Trong lòng mẹ": Đây là nhân vật kiệm lời nhất trong văn bản nhưng cũng để lại muôn vàn cay đắng trong lòng độc giả. Là 1 người phụ nữ bất hạnh, phải gánh chịu những khó khăn trong cuộc sống. Có lúc tưởng rằng là con người vô cảm nhưng đến kết văn bản mới thấy bà yêu thương con vô cùng.
- Người mẹ, người vợ trong "Tức nước vỡ bờ": Là người phụ nữ chịu vô vàn khó khắn trong cuộc sống nhưng vẫn sáng ngời phẩm chất của bà mẹ yêu thương con dẫu phải bán con. Đây là người vợ hết lòng yêu thương chồng. ( Lấy DC chị Dậu chăm chút cho chồng sau khi bị trả về). Là người phụ nữ dám đứng dậy để bảo vệ tình yêu thương của mình. ( DC: Đánh lại tên cai lệ)
Ngoài ra bạn có thể lấy Dc về những con người độc ác, xấu xa, ngược lại 3 người phụ nữ trên. Đó là: người bà cô trong "Trong lòng mẹ", ....