Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Biện pháp tu từ so sánh: so sánh đất nước vơi những vì sao.
Tui vẫn chưa hiểu ' số từ trong câu thơ' là gì???
Nhân hóa: Vất vả và gian lao
So sánh: Đất nước như vì sao
Điệp ngữ: Đất nước
nè. NHỚ TICK NHA :D
I. Mở đầu:
Giới thiệu chung về đề tài: Vẻ đẹp của đất nước trong khổ thơ.
Tóm tắt nội dung của bài thơ: Nêu lên sự vất vả, gian lao trong quá trình xây dựng đất nước trong 4000 năm và so sánh đất nước với vì sao.
II. Phân tích về sự vất vả và gian lao:
Sự vất vả trong lịch sử:
Đặc điểm lịch sử 4000 năm qua của đất nước.
Sự cố gắng, nỗ lực của nhân dân qua các thời kỳ khác nhau.
Gian lao trong xây dựng đất nước:
Các thách thức, khó khăn mà đất nước phải đối mặt.
Sự hy sinh và cống hiến của những người xây dựng đất nước.
III. Phân tích về việc so sánh đất nước với vì sao:
Tượng trưng của vì sao:
Ý nghĩa tượng trưng của vì sao trong bài thơ.
Liên kết giữa sự đi lên phía trước của đất nước và hình ảnh vì sao.
Hình ảnh vì sao và tương lai của đất nước:
Phân tích cách tác giả diễn đạt về tương lai của đất nước thông qua hình ảnh vì sao.
Liên kết giữa việc vượt qua khó khăn và tương lai tươi sáng của đất nước.
IV. Kết luận:
Tóm tắt những điểm chính đã phân tích.
Tổng kết ý nghĩa của bài thơ về vẻ đẹp của đất nước và sự tự hào về lịch sử, tương lai của nó.
Lưu ý: Trong quá trình phân tích, bạn có thể đi sâu vào từng chi tiết, ví dụ cụ thể trong bài thơ để làm cho bài văn của bạn phong phú và thuyết phục hơn.
, nhà thơ nói lên những suy cảm của mình về đất nước và dân tộc. Cảm hứng lịch sử tạo nên những ý thơ sâu lắng, chan chứa tự hào. Một dân tộc đau thương và anh dũng, “vất vả và gian lao”, bao nhiêu máu, nước mắt và mồ hôi đã đổ xuống trên hành trình "bốn ngàn năm” lịch sử. "Đất nước” được lấy lại hai lần trong khổ thơ diễn tả thật ý vị và cảm xúc sung sướng tự hào dâng lên dào dạt. Đất nước tuy “ vất vả và gian lao” nhưng đất nước đẹp vô cùng: “Đất nước như vì sao”. Một hình ảnh so sánh tuyệt đẹp diễn tả tình yêu đất nước và niềm tự hào dân tộc của nhân dân ta. Đất nước ta đẹp như “vì sao” vì dân tộc ta "chưa bao giờ khuất'' (Nguyễn Đình Thi); có một truyền thống anh hùng chống giặc ngoại xâm chói ngời những trang sử oai hùng: Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, Điện Biên... Đoạn thơ trên trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải để lại trong lòng chúng ta một ấn tượng sâu sắc.
Biện pháp tu từ: nhân hóa: " vất vả và gian lao" ; so sánh:" đất nước như vì sao" ; ẩn dụ:" cứ đi lên phía trước"
tác dụng: Trong 4 câu thơ được trích từ bài thơ " Mùa xuân nho nhỏ " củaThanh Hải:
" Đất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước"
Tác giả đã dùng biện pháp nhân hóa đất nước " vất vả và gian lao" kết hợp với biện pháp so sánh" Đất nước như vì sao" , ẩn dụ: "Cứ đi lên phía trước" như thể hiện được :đất nước việt nam ta đã trải qua những thời kì kháng chiến ác liệt thảm khốc nhưng điều đó không xóa đi được 1 đất nước Việt Nam anh hùng. Việc so sánh đất nước như 1 vì sao cho thấy sự tự hào của người dân Việt Nam với đất nước của mình một thời làm nên sử vàng và ngày nay đnag đi lên phía trước để phát triển tầm cao mới ,để sánh vai với các cường quốc năm châu như lời vị cha già đã căn dặn.
Tự tin, tự hào khi nhà thơ nghĩ về hành trình “đi lên phía trước” của dân tộc để chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng Tổ quốc Việt Nam "mười lần đẹp hơn” như Bác Hồ mong muốn. Ba chữ “cứ đi lên...” làm toát lên ý chí mạnh mẽ, sáng chói niềm tin. Hình ảnh đất nước được nhân hóa diễn tả tình yêu nước vô cùng sâu nặng của tác giả. Phép đối được nhà thơ vận dụng sáng tạo làm cho câu thơ giàu hình ảnh và gợi cảm:
Đất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
Đoạn thơ trên trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải để lại trong lòng chúng ta một ấn tượng sâu sắc.
Thể thơ năm chữ được tác giả vận dụng nhuần nhuyễn thành công. Lời thơ trong sáng, truyền cảm và giàu hình tượng. Phép đối, điệp từ, so sánh và nhân hóa được sử dụng một cách điêu luyện diễn tả cảm hứng yêu nước, tự hào của nhà thơ, tạo nên những vần thơ có nhạc điệu tha thiết dạt dào.
Có gì đẹp hơn mùa xuân? Có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu thiên nhiên, đất nước? Cảm ơn nhà thơ Thanh Hải để lại một đoạn thơ nói về mùa xuân rất hay. Chúng ta ước mong mỗi con người hãy trở thành “một mùa xuân nho nhỏ" để góp phần làm đẹp đất nước, quê hương hôm nay và ngày mai.
Khổ thơ thứ ba của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ đã để lại trong ta vô vàn cảm xúc. Đó là mùa xuân đất nước gắn liền với bao hi vọng, bao tự hào trong thi nhân. Bốn ngàn năm ấy là bốn ngàn năm vất vả, gian lao của dân tộc ta. Gắn liền với thời gian đằng đẵng ấy không chỉ là máu xương, nước mắt mà còn là ý chí kiên cường trong con người. Vất vả, gian lao là hai cụm từ gợi hình, diễn tả được vô vàn nhọc nhằn trong nhân dân. SO sánh trong câu thớ thứ ba là một so sánh độc đáo. Đất nước cũng như vì sao kia, sáng ngời và mang đến cho con người bao niềm tin, bao hi vọng về tương lai tươi sáng. Nhà thơ như khẳng định, như trao một niềm tin tuyệt đối vào sức mạnh của dân tộc ta. Cứ đi lên phía trước và dân tộc ta sẽ gặt hái được vô vàn những thành công. Lời thơ ngũ ngôn giản dị mà hàm súc khiến bạn đọc như hiểu được tình yêu, sự tự hào đến thiết tha trong lòng thi nhân. Nhưng không chỉ thi nhân mà còn cả chúng ta, chúng ta cũng được ông trao truyền một niềm tin, một niềm tự hào da diết. Đặc biệt, trong hoàn cảnh đất nước hiện nay, trong tình hình dịch bệnh Covid 19, nhân dân ta lại lần nữa "vất vả và gian lao". Nhưng chắc chắn, khi con người đoàn kết, cố gắng nỗ lực hết mình thì đại dịch cũng sẽ qua. Và niềm vui, niềm hanh phúc sẽ trở về với cuộc sống của ta. Đất nước ta rồi sẽ lớn mạnh và nhân dân sẽ được soi rọi từ ánh sáng của vì sao kia, ánh sáng của niềm tin và hi vọng.
biện pháp tu từ: so sánh(đất nc như vì sao)
# hok tốt
- Cách gieo vần của khổ thơ: gieo vần liền (lao – sao).
- Cách ngắt nhịp: câu 1, câu 2 và câu 3 nhịp 3/2, câu 4 nhịp ¼.
– Đặc điểm về cách gieo vần và ngắt nhịp trong khổ thơ là:
+ Cách gieo vần: ngàn-gian-nan
+ Cấu trúc song hành “đất nước chan ngàn năm”, “đất nước như vì sao”
+ Cách ngắt nhịp: câu 1 nhịp 2/3; câu 2 nhịp 2/2; câu 3 nhịp 2/3; câu 4 nhịp 2/3
– Nhận xét:
+ Cách gieo vần, ngắt nhịp hợp lí.
+ Từ đó, đã diễn tả sự vận động đi lên của lịch sử và là lời khẳng định về sự trường tồn vĩnh cửu của đất nước. Cụm từ “cứ đi lên phía trước” như một lời khẳng định, một sự thể hiện ý chí và lòng quyết tâm và niềm tin sắt đá về tương lai tươi sáng, tốt đẹp của quê hương, đất nước.
a.
- Hình ảnh “lộc” trong đoạn thơ có thể hiểu:
+ Lộc của “người ra đồng”: nói về những người lao động, những người ươm mầm cho sự sống, ươm mầm non trên những cánh đồng quê hương. Từ “lộc” cho ta liên tưởng tới những cánh đồng mênh mông với những chồi non nhú lên xanh biếc từ những hạt thóc giống mùa xuân. Từ “lộc” còn mang sức sống, sức mạnh của con người.
+ Lộc của “người cầm súng”: liên tưởng đến những người chiến sĩ, những người cầm súng khi ra trận, trên vai trên lưng có cành lá ngụy trang. Những cành lá ấy mang lộc biếc, chồi non, mang theo cả mùa xuân của thiên nhiên, cây cỏ.
b.
- Từ “đi” theo nghĩa thông thường có thể hiểu là hành động di chuyển bằng đôi chân của con người. Nhưng khi đặt trong bối cảnh đoạn thơ trên có thể hiểu “đi” ở đây là sự phát triển tiến tới không ngừng của đất nước.
c.
- Từ “làm” theo nghĩa thông thường được hiểu là hành động dùng công sức vào những việc khác nhau, nhằm một mục đích nhất định nào đó. Còn từ “làm” trong văn bản có thể hiểu là khao khát được hóa thân vào những sự vật, sự việc trong bài thơ để cống hiến những tinh hoa cho cuộc đời.