Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các thế lực tranh chấp | Thời gian chiến tranh | Khu vực diễn ra chiến tranh | Kết quả |
Nam - Bắc triều | Năm 1533 | Phạm vi rộng từ đồng bằng sông Hồng, sông Mã đến sông Cả | Làm cho làng mặc điêu tàn, kinh tế suy sụp |
Trịnh - Nguyễn | Đầu thế kỉ XVII (Từ năm 1627 đến năm 1672) | Quảng Bình, Hà Tĩnh ( ngày nay ) | Đất nước bị chia cắt kéo dài đến cuối thế kỉ XVIII -> gây đau thương và tổn hại cho sự phát triểu của đất nước |
Câu 1: Em có nhận xét gì về triều đình nhà Lê ở thế kỉ XVI ?
- Từ đầu thế kỉ XVI, nhà Lê bắt đầu suy thoái. Vua, quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng lâu đài cung điện tốn kém.
- Nội bộ triều đình “chia bè kéo cánh”, tranh giành quyền lực:
+ Dưới triều Lê Uy Mục, quý tộc ngoại thích nắm hết quyền bính, giết hại công thần tôn thất nhà Lê.
+ Dưới triều Lê Tương Dực, tướng Trịnh Duy Sản gây thành phe phái mới, đánh giết nhau liên miên suốt hơn 10 năm.
=> Nhà Lê bước vào thời kì suy yếu.
Câu 2: Lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa nông dân ở đầu TK XVI ?
STT |
Tên cuộc khởi nghĩa |
Người lãnh đạo |
Thời gian |
Diễn biến chính |
Ý nghĩa |
1 |
Khởi nghĩa Trần Tuân |
Trần Tuân |
cuối năm 1511 |
- Đóng quân ở Sơn Tây (Hà Nội), nghĩa quân có đến hàng vạn người, đã từng tiến về Từ Liêm, uy hiếp kinh thành Thăng Long. |
Các cuộc khởi nghĩa trước sau đều bị dập tắt nhưng đã có ý nghĩa: góp phần thúc đẩy quá trình sụp đổ của nhà Lê diễn ra nhanh chóng.
|
2 |
Khởi nghĩa Lê Hy, Trịnh Hưng |
Lê Hy, Trịnh Hưng |
1512 |
- Nghĩa quân hoạt động ở Nghệ An, phát triển ra Thanh Hóa |
|
3 |
Khởi nghĩa Phùng Chương |
Phùng Chương |
1515 |
- Nghĩa quân hoạt động ở vùng núi Tam Đảo. |
|
4 |
Khởi nghĩa của Trần Cảo |
Trần Cảo |
1516 |
- Đóng quân ở Đông Triều (Quảng Ninh), còn gọi là “quân ba chỏm”. - Nghĩa quân 3 lần tấn công Thăng Long, có lần chiếm được kinh thành, vua quan nhà Lê phải chạy vào Thanh Hóa. |
Câu 1:
- Từ đầu thế kỉ XVI, nhà Lê bắt đầu suy thoái. Vua, quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng lâu đài cung điện tốn kém.
- Nội bộ triều đình “chia bè kéo cánh”, tranh giành quyền lực:
+ Dưới triều Lê Uy Mục, quý tộc ngoại thích nắm hết quyền bính, giết hại công thần tôn thất nhà Lê.
+ Dưới triều Lê Tương Dực, tướng Trịnh Duy Sản gây thành phe phái mới, đánh giết nhau liên miên suốt hơn 10 năm.
=> Nhà Lê bước vào thời kì suy yếu.
Các thế lực tranh chấp | Thời gian chiến tranh | Khu vực diễn ra chiến tranh | Kết quả |
Nam - Bắc triều | Năm 1533 | Phạm vi rộng từ đồng bằng sông Hồng, sông Mã đến sông Cả | Làm cho làng mặc điêu tàn, kinh tế suy sụp |
Trịnh - Nguyễn | Đầu thế kỉ XVII (Từ năm 1627 đến năm 1672) | Quảng Bình, Hà Tĩnh ( ngày nay ) | Đất nước bị chia cắt kéo dài đến cuối thế kỉ XVIII -> gây đau thương và tổn hại cho sự phát triểu của đất nước |
P/s: Không biết đúng không nữa -.-
Nội dung | Lãnh địa phong kiến | Thành thị trung đại |
thời gian xuất hiện | Giữa thế kỉ V | Cuối thế kỉ XI |
thành phần cư dân chủ yếu | Nông nô, Lãnh chúa | Thợ thủ công, Thương nhân |
hoạt động kinh tế chủ yếu | Nông nghiệp | Thương Nghiệp, Thủ công nghiệp |
2,
Nội dung | chế độ phong kiến | |
Châu Âu | Châu Á | |
thời gian hình thành và suy vong | V→XVII | III TCN →XIX |
nghề chính | Thương nghiệp, Thủ công nghiệp và nông nghiệp | Nông nghiệp |
2 gia cấp chính | Lãnh chúa, nông nô | địa chủ, tá điền |
đứng đầu nhà nước | hoàng đế( Vua) | vua |
Xã hội phong kiến phương Đông:
- Thời kỳ hình thành: Từ thế kỷ III trước Công nguyên đến khoảng thế kỷ X, từ rất sớm.
- Thời kỳ phát triển: từ thế kỷ X đến XV, phát triển khá chậm.
- Thời kỳ khủng hoảng: từ thế kỷ XVI đến XIX và kéo dài suốt 3 thế kỉ.
- Cơ sở kinh tế: nông nghiệp đóng kín trong công xã nông thôn.
- Giai cấp cơ bản: địa chủ và nông dân lĩnh canh (bóc lột thông qua tô thuế).
- Thế chế chính trị: quân chủ.
Xã hội phong kiến phương Tây (châu Âu):
- Thời kỳ hình thành: từ thế kỉ V đến thế kỉ X, hình thành muộn, sau Xã hội phong kiến phương Đông.
- Thời kỳ phát triển: từ thế kỷ XI đến XIV, phát triển rất phồn thịnh .
- Thời kỳ khủng hoảng: từ thế kỷ XV đến XVI, kết thúc sớm và bắt đầu chuyển sang chủ nghĩa tư bản.
- Cơ sở kinh tế: Nông nghiệp đóng kín trong lãnh địa.
- Giai cấp cơ bản: Lãnh chúa và nông nô (bóc lột thông qua tô thuế).
- Thế chế chính trị: Quân chủ.
bn vui lòng tự bổ sung vào bảng nha
Đường lối đánh giặc
- Chống Mông- Nguyên: “vườn không nhà trống”.
Tấm gương tiêu biểu
- Thời Trần: Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông…
+Nguyên nhân thắng lợi:
- Nhờ tinh thần hy sinh, quyết chiến quyết thắng của quân dân và quân đội nhà Trần .
- Mưu trí, sáng tạo trong chiến lược của Vua Trần và Trần Hưng Đạo.
- Cách đánh giặc đúng “Lấy ít đánh nhiều , lấy yếu đánh mạnh”; “đỏan binh thắng trường trận”.
+ Ý nghĩa lịch sử:
- Đập tan tham vọng xâm lược của quân thù, bảo vệ độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ.
- Củng cố niềm tin và xây dựng khối đoàn kết toàn dân.
- Kế hoạch bành trướng xuống phương Nam và Đông Nam Á bị phá tan.
Câu 1 : Đường lối chống giặc trong cuộc kháng chiến chống Tống và Mông-Nguyên được thể hiện như thế nào ?
* Đường lối chống giặc trong cuộc kháng chiến chống Tống:
- Lý Thường Kiệt sử dụng nghệ thuật “tiên phát chế nhân”, đem quân đánh bất ngờ sang đất Tống.
- Sử dụng cách đánh về tinh thần làm cho địch hoang mang rồi đánh phủ đầu giành thắng lợi quyết định: sử dụng “bài thơ Thần” “Nam quốc sơn hà” trên sông Như Nguyệt.
* Đường lối chống giặc trong cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên:
- Thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”.
- Nhà Trần phải đối phó với kẻ thù quá mạnh nên vua tôi nhà Trần sử dụng cách đánh lâu dài làm địch suy yếu rồi đánh đòn quyết định.
Câu 2 : Hãy thống kê các sự kiện thời Lý-Trần, Hồ theo mẫu sau :
Thời gian sự kiện | Thời Lý | Thời Trần | Thời Hồ |
- Thời gian mở đầu-kết thúc. |
Mở đầu:1010 Kết thúc:1225 |
Mở đầu:1225 Kết thúc:1400 |
Mở đầu:1400 Kết thúc:1407 |
- Tên nước, kinh đô. |
Tên nước:Đại Việt Kinh đô:Thăng Long |
Tên nước:Đại Việt Kinh đô:Thăng Long |
Tên nước:Đại Ngu Kinh đô:Tây Đô |
- Kháng chiến chống | Tống | Mông Nguyên (3 lần) | Minh |
- Người chỉ huy. | Lý Thường Kiệt | Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông,Trần Quốc Tuấn | Hồ Quý Ly |
- Đường lối. |
- Lý Thường Kiệt sử dụng nghệ thuật “tiên phát chế nhân”, đem quân đánh bất ngờ sang đất Tống. - Sử dụng cách đánh về tinh thần làm cho địch hoang mang rồi đánh phủ đầu giành thắng lợi quyết định: sử dụng “bài thơ Thần” “Nam quốc sơn hà” trên sông Như Nguyệt. |
- Thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”. - Nhà Trần phải đối phó với kẻ thù quá mạnh nên vua tôi nhà Trần sử dụng cách đánh lâu dài làm địch suy yếu rồi đánh đòn quyết định. |
|
- Chiến thắng vang dội. | Trận sông Như Nguyệt |
Trận Đông Bộ Đầu (Lần 1) Trận Chương Dương-Thăng Long, Trận Tây Kết-Hàm Tử (Lần 2) Trận Bạch Đằng Trận Vân Đồn (Lần 3) |
|
Nguyên nhân thắng lợi |
- Do tinh thần đoàn kết, ý chí độc lập tự chủ cũng như truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc. - Có sự lãnh đạo cùng chiến thuật tài tình của vị tướng Lý Thường Kiệt. - Nhà Tống đang trong thời kì khủng hoảng. |
- Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước, tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc, vương hầu là hạt nhân. - Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Đặc biệt nhà Trần rất chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân. - Có sự lãnh đạo của các vua Trần, đặc biệt của vua Trần Nhân Tông cùng các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư,… với chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi. - Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân, mà nòng cốt là quân đội. |
|
- Ý nghĩa lịch sử |
- Kháng chiến chống Tống thắng lợi đập tan ý chí xâm lược của giặc, buộc nhà Tống từ bỏ giấc mộng thôn tính Đại Việt. Đất nước bước vào thời kì thái bình. - Cuộc kháng chiến thắng lợi thể hiện tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên cường của các tầng lớp nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh chống xâm lược. - Thắng lợi của cuộc kháng chiến góp phần làm vẻ vang thêm trang sử của dân tộc, để lại nhiều bài học kinh nghiệm chống ngoại xâm cho các thế hệ sau. |
- Đánh bại quân xâm lược hung tàn, bảo vệ nền độc lập. - Khẳng định lòng yêu nước và ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước của dân tộc ta. - Nâng cao lòng tự hào dân tộc. - Góp phần làm cho phong phú truyền thống quân sự của nhân dân ta. |
I. CUỘC KHỞI NGHĨ LAM SƠN (1418-1427):
Câu 1:
Tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:
- Tháng 2 - 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, tự xưng là Bình Định Vương.
- Những năm đầu, lực lượng nghĩa quân còn yếu và gặp nhiều khó khăn. Quân Minh tấn công nhiều lần, nghĩa quân phải rút lên núi Chí Linh ba lần.
- Giữa năm 1418, quân Minh huy động một lực lượng mạnh, quyết bắt giết Lê Lợi. Trước tình hình nguy cấp đó, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi và hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.
- Cuối năm 1421, hơn 10 vạn quân Minh mở cuộc tấn công vào căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi lại phải rút quân lên núi Chí Linh. Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5 - 1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.
- Năm 1424, Giải phóng Nghệ An.
- Từ tháng 10 năm 1424 đến tháng 8 - 1425, nghĩa quân đã giải phóng được Tân Bình và Thuận Hóa. Tháng 8 - 1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân huy quân tiến vào Tân Bình, Thuận Hóa.
- Cuối năm 1426, nghĩa quân tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động. Nghĩa quân chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh phải rút vào thành Đông Quan cố thủ.
- Cuối năm 1426, chiến thắng tại trận Tốt Động - Chúc Động.
- Tháng 10 - 1427, chiến thắng tại trận Chi Lăng - Xương Giang.
=> Cuộc khởi nghĩa kết thúc thắng lợi.
Câu 2:- Trước tình hình quân Minh tấn công nghĩa quân, Nguyễn Chích đã đề nghị tạm rời núi rừng Thanh Hóa, chuyển quân vào Nghệ An.
- Đề nghị của Nguyễn Chích là hoàn toàn đúng đắn. Nghệ An là nơi đất rộng, người đông, địa hình hiểm trở, rất thích hợp cho hoạt động của nghĩa quân.
- Với kế hoạch chuyển hướng của Nguyễn Chích, cả vùng Diễn Châu, Thanh Hóa được giải phóng chỉ trong vòng không đầy một tháng.
=> Kế hoạch của Nguyễn Chích đã giúp nghĩa quân thoát khỏi thế bao vây, mở rộng địa bàn hoạt động. Kế hoạch rất phù hợp với tình hình thời đó
Câu 3:Nguyên nhân thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn bao gồm:
- Phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân đánh giặc.
- Nghĩa quân Lam Sơn được nhân dân ủng hộ.
- Nhân dân ta có truyền thống yêu nước, tinh thần quyết chiến đánh giặc, đã tham gia, giúp đỡ cuộc khởi nghĩa vượt qua mọi khó khăn.
- Có sự lãnh đạo tài tình, mưu lược của bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa, tiêu biểu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi... đưa ra những kế sách đúng đắn để đưa cuộc khởi nghĩa đến thắng lợi, biết kết hợp sức mạnh quân sự và ngoại giao để chiến thắng kẻ thù.
Ý nghĩa lịch sử:- Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh.
- Đất nước sạch bóng quân xâm lược, giành lại được độc lập, tự chủ, chủ quyền dân tộc.
- Mở ra thời kì phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam - thời Lê sơ.
Câu 6: Tiếp theo bài thơ Nam quốc sơn hà, bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi chính là bản Tuyên ngôn Độc lập lần thứ hai trong lịch sử nước ta:Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Bình Ngô đại cáo đã thể hiện một nhận thức sâu sắc, toàn diện về quyền dân tộc, quốc gia, thể hiện ý thức tự cường, tự chủ của nước Đại Việt. Bình Ngô đại cáo trịnh trọng tuyên bố nền độc lập dân tộc sau chiến thắng oanh liệt quân Minh xâm lược, mở ra một thời đại mới cho dân tộc.
* Bình Ngô đại cáo là một bản Tuyên ngôn Nhân đạo:
- Tư tưởng nhân nghĩa sáng ngời được nêu cao như là mục đích của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân...)
- Tư tưởng nhân nghĩa còn được thể hiện sâu sắc trong bài Cáo. Nó trở thành phương châm chiến đấu của cuộc khởi nghĩa (Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, Lấy chí nhân để thay cường bạo).
- Tư tưởng nhân đạo còn được thể hiện sáng ngời: đau xót trước thảm họa của nhân dân, lên án tội ác dã man, tàn bạo của quân xâm lược, mở đường hiếu sinh cho hàng chục vạn quân giặc khi đã bại trận, đầu hàng...
* Bài Cáo là một bản Tuyên ngôn Hòa bình:
- Nêu cao khát vọng hòa bình của dân tộc Đại Việt, chủ trương hòahiếu giữa hai dân tộc: Họ đã tham sống sợ chết, mà hòa hiếu thực lòng, Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức.
- Kết thúc bằng việc tuyên bố mở ra một thời kì mới của đất nước trong hòa bình, độc lập, thể hiện một ước vọng và niềm tin tưởng vào tương lai tốt đẹp của đất nước (Muôn thuở nền thái bình vững chắc - Xã tắc từ đây vững bền, Giang sơn từ đây đổi mới).
Chúc bạn học tốt!
II. Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1527):
Câu 1:
* Bảng so sánh nhà nước thời Lê sơ và nhà nước thời Lý - Trần:
|
Nhà nước thời Lý - Trần |
Nhà nước thời Lê sơ |
Thành phần quan lại |
Chủ yếu là quý tộc, vương hầu |
Các nho sĩ trí thức đỗ đạt, có học vị thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau. Không còn tầng lớp quý tộc thời Trần. |
Tổ chức bộ máy chính quyền |
- Chưa hoàn chỉnh bằng thời Lê sơ. - Là nhà nước quân chủ quý tộc. |
- Hoàn chỉnh hơn, chặt chẽ hơn, tính tập quyền cao hơn. - Là nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền cao độ, mang tính quan liêu. |
Luật pháp:
* Giống nhau:
- Về bản chất đều mang tính giai cấp và đẳng cấp.
- Mục đích chủ yếu là để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, trước hết là đặc quyền đặc lợi của vua, triều đình, của các quan lại cao cấp, củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền.
- Đều có một số điều luật khuyến khích nông nghiệp phát triển, ổn định xã hội.
* Khác nhau:
- Luật pháp thời Lý - Trần chưa đầy đủ và có một số điểm tiến bộ như luật pháp thời Lê sơ.
- Luật pháp thời Lê sơ được nhà nước rất quan tâm. Bộ luật Hồng Đức được ban hành là bộ luật hoàn chỉnh, đầy đủ, tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến ở Việt Nam. Một số điều trong bộ luật Hồng Đức bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ, nô tì, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc,…
Kinh tế:* Giống nhau:
- Nông nghiệp: Nhà nước đều quan tâm đến kinh tế nông nghiệp, ban hành các chính sách khuyến nông như:
+ Khuyến khích nhân dân khai hoang, mở rộng diện tích trồng trọt.
+ Quan tâm đến vấn đề trị thủy: cho đào, đắp, nạo vét kênh mương đề phòng lũ lụt và tích trữ nước sản xuất.
+ Bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.
- Thủ công nghiệp:
+ Có hai bộ phận: thủ công nghiệp nhà nước và thủ công nghiệp trong nhân dân, đều phát triển.
+ Xuất hiện nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng, nhiều thợ thủ công giỏi, khéo tay.
- Thương nghiệp:
+ Chợ làng, chợ huyện được lập ra ở nhiều nơi.
+ Giao lưu buôn bán với các nước bên ngoài phát triển.
=> Như vậy, ở cả hai thời kì nền kinh tế đều phát triển, đạt được nhiều thành tựu trên các mặt nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp.
* Khác nhau:
|
Thời Lý - Trần |
Thời Lê sơ |
Nông nghiệp |
- Tổ chức lễ “cày tịch điền” - Chính sách ruộng đất: điền trang, thái ấp. |
- Không tổ chức lễ “cày tịch điền” - Chính sách ruộng đất: quân điền |
Thủ công nghiệp |
- Thời Lý: Nghề chăn tằm, ươm tơ, dệt lụa rất phát triển. Trong nước đã tự sản xuất được loại gấm vóc đẹp, tốt không thua kém gì gấm vóc của nhà Tống. - Thời Trần: Các mặt hàng thủ công càng ngày càng tốt, càng đẹp tiêu biểu là thạp gốm hoa nâu, gạch đất nung chạm khắc nổi,… |
- Thủ công nghiệp nhà nước phát triển: Các công xưởng do nhà nước quản lý gọi là Cục bách tác, chuyên sản xuất đồ dùng cho nhà vua, vũ khí, đóng thuyền, đúc tiền đồng,… - Thủ công nghiệp trong nhân dân cũng phát triển hơn trước. |
Thương nghiệp |
- Giao lưu buôn bán trong và ngoài nước phát triển. Tuy nhiên, thương nghiệp thời kì này chưa phát triển bằng thời Lê sơ. |
- Chợ búa được khuyến khích mở để lưu thông hàng hóa trong và nước ngoài. Phát triển hơn thời Lý - Trần. |
* Xã hội thời Lý - Trần và thời Lê sơ có những giai cấp, tầng lớp:
- Giai cấp thống trị: vua, địa chủ, quan lại, vương hầu, quý tộc.
- Giai cấp bị trị: Nông dân, tầng lớp thợ thủ công, thương nhân, nông nô, nô tì.
* Điểm khác nhau:
- Thời Lý - Trần: tầng lớp quý tộc vương hầu rất đông đảo, nắm mọi quyền lực, quan lại chủ yếu là người trong hoàng tộc. Tầng lớp nông nô - nô tì có số lượng lớn, rất đông đảo trong xã hội.
- Thời Lê sơ: quan lại chủ yếu là do khoa cử mà đỗ đạt làm quan. Tầng lớp nông nô không còn, nô tì giảm dần về số lượng và được căn bản giải phóng vào cuối thời Lê sơ, tầng lớp địa chủ tư hữu phát triển rất mạnh.
Câu 2:
|
Thời Lý (1009 - 1225) |
Thời Trần (1226 - 1400) |
Thời Lê sơ (1428 - 1527) |
Các tác phẩm văn học |
Nam Quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt) |
Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Tụng giá hoàn kinh sư (Trần Quang Khải) , Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu), |
- Văn học chữ Hán: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo,… - Văn học chữ Nôm: Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,… |
Các tác phẩm sử học |
Đại Việt sử kí toàn thư. |
Bộ Đại Việt sử kí gồm 30 quyển (Lê Văn Hưu). |
- Có nhiều tác phẩm như: Đại Việt sử kí (10 quyển), Đại Việt sử kí toàn thư (15 quyển), Lam Sơn thực lục,Việt giám thông khảo tổng luận, Hoàng triều quan chế,… |
Cuộc kháng chiến | Thời gian | Trận đánh tiêu biểu | Nhân vật lịch sử tiêu biểu |
1) Chống Tống | 1075 - 1077 |
- Ung Châu - Phòng tuyến sông Như Nguyệt |
Lý Thường Kiệt |
2) Chống quân xâm lược Mông - Nguyên lần thứ nhất | 1258 |
- Bình Lệ Nguyên - Đông Bộ Đầu |
- Trần Thái Tông - Trần Thủ Độ |
3) Chống quân xâm lược Mông - Nguyên lần thứ 2 | 1285 |
- Tây Kết - Hàm Tử - Chương Dương |
- Trần Quốc Toản - Trần Quốc Tuấn |
4) Chống quân xâm lược Mông - Nguyên lần thứ 3 | 1287 - 1288 |
- Vân Đồn - Bạch Đằng |
- Trần Quốc Tuấn - Trần Khánh Dư |
Chúc bạn học tốt 😊