Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sông nước Cà Mau là đoạn trích từ chương XVIII trong văn bản "Đất rừng Phương Nam" của tác giả Đoàn Giỏi. Mặc dù được trích từ tác phẩm truyện nhưng đoạn trích được xem như một bài văn miêu tả hoàn chỉnh.
Trong đoạn trích, nhà văn đã sử dụng hiệu quả văn tả cảnh với những hình ảnh khái quát được cảm nhận qua thị giác và thính giác tạo nên ấn tượng chung về một vùng không gian rộng lớn mênh mông, ở đó màu sắc và âm thanh hòa quyện vào nhau tạo nên ấn tượng chung ban đầu về cảnh quan thiên nhiên ở nơi đây.
Tác giả đã chọn vị trí quan sát khá thích hợp để có một trình tự miêu tả tự nhiên, hợp lý dễ so sánh, liên tưởng và bộc lộ cảm xúc. Với một cậu bé như An, hiển nhiên phải choáng ngợp trước màu xanh tràn ngập không gian và lẫn trong màu xanh ấy là tiếng rì rào miên man bất tận của gió biển đậm đà vị muối.
Để lột tả được cái độc đáo của cảnh vật ở đây, nhà văn đã sử dụng linh hoạt phương thức thuyết minh, giải thích về một số địa danh ở miền đất địa đầu tổ quốc này. Không phải bằng những danh từ hoa mỹ mà cứ thô giáp, tự nhiên giản dị theo đặc điểm riêng của nó. Những cái tên đã cho người đọc những hiểu biết thật mới lạ đầy hứng thú. Qua cách đặt tên chất phác, qua lối dân gian tác giả cho thấy thiên nhiên ở đây còn rất tự nhiên hoang dã và con người sống rất gần với thiên nhiên.
Đặc biệt nhà văn đã tập trung nhiều chi tiết gợi tả để đặc tả sự rộng lớn mênh mông, hùng vĩ mà hoang dã của dòng sông Năm Căn: "dòng sông Năm Căn, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác", cá nước bơi hàng đàn "như người bơi ếch", rồi rừng đước với "cây đước ngọn bằng tăm tắp... đắp từng bậc màu xanh". Hình ảnh con sông mở ra ở cả ba tầng, ở sự rộng lớn hùng vĩ, ở sự trù phú rồi thậm chí cả màu xanh rừng đước với cung bậc khác nhau. Tài quan sát và sử dụng ngôn ngữ kết hợp biện pháp so sánh chính xác. Tác giả đã lựa chọn tính từ gợi hình, gợi sắc rất ấn tượng để gợi lên vẻ hùng vĩ, nên thơ mà độc đáo của dòng sông Năm Căn.
Ngay cả hoạt động của con thuyền cũng được nh 2000 à văn diễn tả chính xác "thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn". Trạng thái của con thuyền ở mỗi cảnh được diễn tả bằng những từ ngữ chính xác, tinh tế. "Thoát qua" - diễn tả con thuyền khi vượt qua một nơi khó khăn nguy hiểm; "đổ ra" diễn tả con thuyền từ kênh nhỏ ra dòng sông lớn; "xuôi" diễn tả con thuyền nhẹ theo dòng nước ở nơi dòng sông êm ả. Ba động từ này vừa diễn tả được các trạng thái hoạt động mạnh mẽ khác nhau của con thuyền khi đi qua những vùng không gian sông nước khác nhau, vừa thể hiện được đặc trưng của sông nước Cà Mau.
Như một nốt nhấn của bức tranh sông nước Cà Mau, hình ảnh chợ Năm Căn như đóa hoa nhiều hương sắc. Đoạn văn miêu tả chợ Năm Căn thêm một lẫn nữa cho thấy sự tinh nhạy của nhà văn trong việc miêu tả cuộc sống Phương Nam. Đó là một bức tranh trù phú, tấp nập, đông vui được thể hiện qua thủ pháp liệt kê rất hiệu quả.
Điệp từ "những" được sử dụng mười hai lần góp phần gợi lên sự nhộn nhịp của cuộc sống nơi miền đất Cà Mau. Chợ Năm Căn độc đáo, trù phú, mang vẻ bề thế của một trấn "anh chị rừng xanh" kiêu hãnh có hơi thở riêng của một kiểu chợ vùng sông nước vùng Nam Bộ. Chợ họp trên sông, trong đêm, ở đó có sự hòa trộn nhiều màu sắc văn hóa: sản vật, hàng hóa, trang phục, tiếng nói, các món ăn... thậm chí cả hương vị!
Văn bản "Sông nước Cà Mau" trong sách giáo khoa ngữ văn 6 tập II cho chúng ta thấy sự hiểu biết tường tận sự cảm nhận tinh tế và tài quan sát, sử dụng ngôn ngữ của tác giả. Có lẽ nhờ có tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước, yêu quê hương tha thiết mà nhà văn đã làm hiện lên trên trang sách một vùng đất mũi Cà Mau vừa chi tiết vừa cụ thể vừa tổng quát rộng lớn ấn tượng đến như vậy!
Ko bt đúng ko
Lê Hoàng Phúc chép thì mk cũng có thể chép nhưng mà chép thì cô mk sẽ ko cho đâu bạn
Trải khắp mọi nẻo đường trên đất nước Việt Nam, có 54 tỉnh thành. Với mỗi nơi, ta lại cảm nhận được một nét đẹp trong sinh hoạt đời sống và con người của mỗi vùng miền. Ví như, người Hà Nội thanh tao, lịch lãm, lời nói đĩnh đạc đúng mực, hay vùng đất miền trung quanh năm mưa lũ nhưng con người nơi đây lại luôn chăm chỉ, bền bỉ và giỏi giang hơn so với bất cứ vùng đất nào, và miền Nam thì lại là thiên đường nhiệt đới. Đâu đâu cũng có những nét đẹp riêng. Và hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau cảm nhận vẻ đẹp của phía cuối cùng của Tổ quốc- mũi Cà Mau qua tác phẩm Sông nước Cà Mau ( trích Đất rừng phương Nam)- tác giả Đoàn Giỏi nhé.
Cà Mau- vùng đất cuối cùng của tổ quốc là một vùng đất bằng phẳng với rất nhiều kênh rạch và những khu rừng ngập mặn trải dài, bao trùm cả một vùng rộng lớn. Tác giả Đoàn Giỏi đã miêu tả cả nơi đây như có sự hòa quyện, giao thoa giữa những màu xanh: màu xanh lục của cỏ cây, hoa lá, của những cánh rừng ngập mặn, màu xanh trong của làn nước dưới mỗi mạn thuyền hòa lẫn cùng màu thiên thanh của cả vùng trời rộng lớn. Ngày đêm, những cơn gió mang theo âm thanh của đất trời, của núi rừng khiến cho lòng người cảm thấy như được gần gũi với thiên nhiên hơn bao giờ hết. Ở kênh rạch Cà Mau có rất nhiều những con kệnh có những cái tên khác nhau, mỗi cái tên lại có một sự tích, một đặc điểm của riêng nó. Nhưng điểm chung giữa chúng chính là những cái tên ấy vô cùng gần gũi với những người con Cà Mau.
Nổi bật ở nơi đây chính là dòng sông Năm Căn. Tác giả miêu tả dòng sông với hình ảnh rộng lớn và hùng vĩ. Ngày ngày, nước ở con sông lại đổ về biển ầm ầm như thác, mang trong mình biết bao những tài nguyên, những đàn cá lớn hàng đàn giữa những đầu sóng trắng. Thế mới biết, thiên nhiên nơi đây vẫn còn hoang sơ và trong lành tới mức nào. Bao quanh phía ngoài của dòng sông chính là rừng đước với bạt ngàn biết bao những cây đước dựng đứng như thành trì bảo vệ cả dòng sông. Từng hàng, từng hàng nối tiếp nhau như bảo bọc, như thách thức. Đây chính là vẻ đẹp hoang sơ của dòng sông và khu rừng mà hiếm nơi đâu có thể có được. Bằng con mắt tinh tế và sống động, nhà văn đã sử dụng cả thị giác và thính giác của mình để nhìn ngắm và lắng nghe sự sống trong những cánh rừng đước trải dài kia. Ông đã sử dụng rất nhiều những động từ như “ thoát qua”,” đổ ra”,”xuôi giữa dòng” mà chúng ta đã có được cái nhìn tổng quát về phong cảnh ở nơi đây. Đi qua kênh rạch nơi đây cũng không phải là việc đơn giản, có những chỗ dòng nước chỉ nhẹ nhàng trôi, nhưng cũng có những nơi phải khó khăn và vất vả lắm mới có thể đi qua được. Ta cũng cảm thấy như những con kênh rạch này cũng giống như hỉnh ảnh khái quát trong cuộc đời của mỗi người, có những khi chúng ta được dễ dàng làm những điều mình muốn nhưng cũng có những lúc mọi thứ trở nên khó khăn, vất vả. Không chỉ miêu tả cảnh vật mà tác giả còn tập trugn nhìn vào những hoạt động của con người. Đó chính là khu chợ Năm Căn và hình ảnh con người Cà Mau được tập trugn miêu tả sinh động. “ chợ nằm sát sông, ồn ào, đông vui, tập nập”, với biết bao hoạt động của con người qua những chi tiết liệt kê như “ những chiếc thuyền đáy, thuyền chài, thuyền lưới, thuyền buôn dập dềnh trên sóng. . . ”. Điều đó đã đủ để cho chúng ta thấy được cuộc sống của những con người nơi đây trù phú và giàu có như thế nào. Ai tới đây cũng có thể mua được tát cả mọi thứ mà có thể không cần phải đi ra khỏi thuyền của mình, bởi những chiếc ghe nhỏ lúc nào cũng len lỏi được vào những góc nhỏ nhất để buôn bán: nào hoa quả, nào vải, nào hoa,. . . giúp cho không khí của chợ Năm Căn càng thêm phần tươi mới, rực rỡ.
Sau chuyến đi ý nghĩa ấy, em thấy Cà Mau là một vùng đất đẹp và thơ mộng- một vùng đất tận cùng của Tổ quốc để lại một ấn tượng khó quên đối với em. Qua đó, em thấy yêu thêm Tổ quốc, yêu thêm quê hương và yêu mảnh đất Cà Mau nữa.
Quê nội tôi nằm cạnh bên dòng sông Lam hiền hòa. Vì vậy, nó như là một kỉ niệm gắn liền với kí ức tuổi thơ tôi. Sông Lam cũng chỉ là một dòng sông nhỏ nhưng nó khiến bao người xa quê lại muốn quay về và tôi cũng như vậy.
Có lẽ, sông Lam đẹp nhất vào buổi bình minh sáng sớm. Dòng sông lúc ấy vừa êm đềm, vừa được dát vàng của ánh nắng bình minh. Đứng trên ban công nhà nội nhìn xuống, dòng sông lúc ấy không khác gì một thiếu nữ mặc áo kim sa lấp lánh. Giữa dòng sông, lác đác đôi ba chiếc thuyền bé đi đánh cá, thi thoảng nghe tiếng gõ mạn thuyền cũng rất vui tai. Hai bên bờ sông là những bãi ngô, bãi dâu xanh mơn mởn cũng dần vươn lên đón ánh bình minh. Buổi sáng ở đây nó bình yên đến lạ.
Chiều chiều, những làn gió thổi từ sông lên mát rượi, dưới sông lũ nhóc quê tôi đang trêu đùa, hò hét làm náo loạn lên cả một khúc sông. Mặt trời xuống núi, mặt sông như rộng thêm ra, cảnh vật nhòa dần. Trên đầu, vòm trời bát ngát điểm muôn vàn ngôi sao li ti, nhấp nháy. Sông Lam vẫn thức, vẫn mải miết trôi xuôi để hòa vào biển lớn.
làng em có 1 con sông chảy qua.nước sông trong vắt.dòng chảy rất êm dịu..............em rất yêu dòng sông
Là mảnh đất địa đầu tận cùng phía Nam của Việt Nam, mũi Cà Mau được nhắc đến như một vùng đất thiêng trong tâm thức người Việt. Với những hình ảnh đầy thân thương từ ruộng đồng bạt ngàn cò bay thẳng cánh, những đìa tôm, những mái nhà tranh ngói xen lẫn phủ dưới bóng dừa, những cây cầu khỉ với dòng sông bến nước con đò… nơi đây luôn toát lên những nét quyến rũ khác biệt đến khó tả với những du khách vốn không phải con dân vùng sông nước khi đến đây.
Đất đai ở Cà Mau đang sinh sôi nảy nở. Bãi Khai Long có hàng dương xanh ngát, có bờ cát chạy dài tới sáu cây số và rộng hàng trăm mét, mỗi năm phù sa lại lấn biển ở chính nơi đây từ tám mươi đến một trăm mét nữa. Điều thú vị là đất mở ra tới đâu, cây mắm mọc lên tới đó, như là để giữ đất đừng có trôi đi, khi thớ đất đã se kết tầng cây đước lao tới, nhanh chóng cùng với mắm tạo thành rừng. Trong rừng Cà Mau lạ nhất vẫn là cây đước. Khi cây cao ngang thân người là rễ phụ đâm ra. Nó thẳng, gần như cái que chứ không mềm tua tủa như rễ phụ ở cây đa hay cây si ngoài Bắc. Những nan rễ phụ ấy cắm trên đất tạo ra cháng rễ hình cái nơm, làm cho cây đước vững vàng đời đời, trong khi rễ chính nếu không thoái hóa thì cũng không còn giá trị gì nữa.
Một điểm có thể coi là “đặc sản” nơi đây, đó chính là sông nước. Chính sông nước đã tạo dựng nên sự sống đa dạng, phong phú cho những con người nơi đây. Sông cho họ cái tôm, con cá; sông cung cấp phù sa cho ruộng đồng và sông cũng là loại hình giao thông phổ biến nhất tại đây. Mọi sinh hoạt diễn ra từ đời sống đến giao thương đều thấy được hầu hết trên những chuyến đò.
Cà Mau có khá nhiều chợ nổi nhưng có hai chợ được xếp loại là chợ nổi phường 8, trên sông Gành Hào, Cà Mau và chợ nổi Thới Bình, tại ngã ba sông Trẹm – Chắc Băng, huyện Thới Bình.
Phần lớn chợ nổi nhóm họp, buôn bán trên sông mang tính tự phát. Sản phẩm trao đổi mua bán chủ yếu là các loại hàng nông sản thực phẩm, trái cây, hoa màu… sản xuất tại địa phương, các vùng lân cận chuyển tới phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ hoặc đưa đi tiêu thụ tại các chợ huyện, xã…
Từng chiếc thuyền, ghe với bắp cải, khoai lang, bầu, bí, sắn, quýt, cam… treo lủng lẳng trên mui để giới thiệu, mời gọi khách mua hàng. Và, đây cũng là hình ảnh thường thấy tại các tỉnh khu vực Đồng bằng Sông Cửu long.
Đến Cà Mau vào một ngày đầu hạ, với những khách lạ không biết bơi thì việc ngồi chòng chành trên một chiếc ghe nhỏ và bước từ ghe này qua ghe khác xem, mua đồ quả là một thử thách không nhỏ. Bạn, rất có thể sẽ bị ngã bởi sự “ghập ghềnh” sóng nước. Nhưng đổi lại, một thế giới khép kín được mở ra trên sông, thường là nơi giao tụ của khá nhiều những con sông, rạch trong vùng.
Bước xuống chiếc ghe nhỏ bé, đó là cả một gia đình lưu động tại đây. Cũng có những thiết bị, dụng cụ gia đình giản đơn, cũng có những thế hệ cha con thắm đượm. Cuộc sống của họ nay đây mai đó, sông chảy đến đâu, đó là nhà. Đời sóng nước lênh đênh, hợp tan theo con nước với đầy, theo từng phiên chợ sớm, theo từng gánh hàng treo trên mũi ghe. Với nhiều đứa trẻ, trong giấc mơ của các em, chỉ có con thuyền, bến nước và những buổi chợ sớm khuya. Người dân nơi đây vốn hay cho rằng, bao giờ sông cạn nước thì chợ nổi mới không tồn tại. Nói như vậy để thấy rằng, đây đã trở thành một nét văn hóa, một lối sống riêng biệt, đặc trưng của người dân nơi đây.
Người Việt khi nói về đất nước của mình thường dùng câu “Nước Việt Nam trải dài từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau”. Vì vậy, trong tâm thức mỗi người, cùng với Ải Nam Quan, Mũi Cà Mau là một địa điểm thiêng liêng, xa xôi nhưng rất đỗi gần gũi. Và, nếu bạn một lần đặt chân đến nơi đây, bạn sẽ bị “chòng chành” bởi sóng nước, bởi sự thân thiện của người dân và tâm hồn bạn cũng sẽ đôi lúc “chòng chành” vì những cuộc đời lênh đênh sông nước.
Thuyền chúng tôi xuôi hướng Cà Mau, một vùng sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, bủa giăng chi chít như mạng nhện. Không hiểu sao ở đây lúc nào đất trời, sông nước và không gian xung quanh cũng chỉ đơn điệu một màu xanh. Cùng lắm thì có thêm gió biển. Thứ gió mà ai ở đây lâu ngày cũng có thể cảm thấy vị mặn trong hơi gió.
Thuyền qua Chà Là, Cái Keo rồi xuôi dòng Bảy Háp...Biết tôi lần đầu đến Cà Mau, anh bạn tôi giải thích: ở đây người ta gọi tên đất tên sông không phải bằng những danh từ mĩ lệ mà cứ theo đặc điểm riêng của nó gọi thành tên. Ví như gọi rạch Mái Giầm, vì hai bên bờ mọc toàn mái giầm, thứ cây cọng tròn, sống nhẹ, với chỉ một tán lá xòe ra hình chiếc bơi chèo nhỏ. Gọi là kênh Ba Khía vì hai bên bờ, tập trung toàn những con ba khía, một loài còng biển lai cua, càng màu tím đỏ, làm mắm mà ăn chung với tỏi ớt thì tuyệt ngon.
Thảo nào hôm qua đi qua kênh Bọ Mắt, không hiểu tại sao tự nhiên người tôi cứ mẩn ngứa đỏ cả lên. Nhìn lướt qua, anh lái thuyền nói tôi bị con bọ mắt đốt. Thì ra cái tên Bọ Mắt ra đời vì trên dòng kênh có rất nhiều loài côn trùng ấy. Bữa khác, tôi lại thắc mắc hỏi anh về cái tên xã Năm Căn thì anh cho biết nghe nói ngày xưa, vùng đó chỉ có một cái lán năm gian được những người đến đó đốn củi hầm than dựng tạm bợ trên triền sông. Vì thế mà từ Cà Mau còn có nghĩa là vùng nước đen là như vậy.
Thuyền chúng tôi rẽ vào dòng Năm Căn. Ở đây ngày đêm nước ầm ầm đổ ra biển như thác, các nước ngược dòng bơi hàng đàn đen trũi. Dòng sông Năm Căn uốn mình măng giữa hai bờ rừng được. Cây đước mọc dày theo bãi, chi chít chen nhau từng lớp một. Tất cả hòa nên một gam màu bạt ngàn xanh của đước, của sương khói và màu xanh nhạt của vùng cửa biển.
Vào Năm Căn, chúng tôi được ghé thăm chợ ven sông. Một khu chợ với những căn lều lá thô sơ kiểu cổ nằm ngay cạnh những ngôi nhà gạch văn minh và những vật dụng đi biển của dân chài. Vùng chợ Năm Căn nhộn nhịp suốt ngày, thậm chí còn bán cả ban đêm. Người ta có thể mua đủ thứ trên đời từ cây kim sợi chỉ, đến những bộ quần áo rẻ tiền hay những đồ nữ trang đắt giá, hàng của người Miên, người Tàu, người Ấn...có bán đủ cả ở chợ Năm Căn hình thành nên một khu buôn bán nhộn nhịp trải dài suốt dọc dòng sông.
Cả ngày đi thuyền mệt mỏi, chúng tôi cho thuyền cập lại gọi mọt món xào Trung Quốc, một đĩa thịt nớng ướp kiểu địa phương. Thế cũng đủ vừa ăn uống say sưa vừa ngồi ngắm cảnh bán buôn tấp nập suốt cả đêm.
Quê nội tôi nằm cạnh bên dòng sông Lam hiền hòa. Vì vậy, nó như là một kỉ niệm gắn liền với kí ức tuổi thơ tôi. Sông Lam cũng chỉ là một dòng sông nhỏ nhưng nó khiến bao người xa quê lại muốn quay về và tôi cũng như vậy.
Có lẽ, sông Lam đẹp nhất vào buổi bình minh sáng sớm. Dòng sông lúc ấy vừa êm đềm, vừa được dát vàng của ánh nắng bình minh. Đứng trên ban công nhà nội nhìn xuống, dòng sông lúc ấy không khác gì một thiếu nữ mặc áo kim sa lấp lánh. Giữa dòng sông, lác đác đôi ba chiếc thuyền bé đi đánh cá, thi thoảng nghe tiếng gõ mạn thuyền cũng rất vui tai. Hai bên bờ sông là những bãi ngô, bãi dâu xanh mơn mởn cũng dần vươn lên đón ánh bình minh. Buổi sáng ở đây nó bình yên đến lạ.
Chiều chiều, những làn gió thổi từ sông lên mát rượi, dưới sông lũ nhóc quê tôi đang trêu đùa, hò hét làm náo loạn lên cả một khúc sông. Mặt trời xuống núi, mặt sông như rộng thêm ra, cảnh vật nhòa dần. Trên đầu, vòm trời bát ngát điểm muôn vàn ngôi sao li ti, nhấp nháy. Sông Lam vẫn thức, vẫn mải miết trôi xuôi để hòa vào biển lớn.
Cái này mik ko biết gạch chân như thế nào nên chỉ viết ra : dòng sông lúc ấy không khác gì một thiếu nữ mặc áo kim sa lấp lánh.
Những bài học trên lớp đã giúp em hiểu biết nhiều điều,cho em biết tình y thương là như thế nào,cho e biết đất nc e đc sinh ra ra sao,...tất cả đều là những bài học lí thú.và e thick nhất là môn lịch sử,môn mà giúp em biết đc cha ông chúng ta dựng nc,giữ nc ntn.nó giúp em y quý đất nc mình hơn.và em thick nhất là tiết học ls đầu tiên khi e bước vào cấp 2
hôm ấy là một ngày đẹp trời,bầu trời trong xanh không một gợn mây.những chú chim sơn ca hót líu lo như chào đón ngày đầu tiên e đi học.e đi trên con đường đất đỏ quen thuộc.Dọc theo con đường làng là những bụi cây um tùm,xanh mượt,và có cả những bụi hoa đủ màu sắc đang tỏ mùi hương thơm ngào ngạt khắp con đường làng.lòng em nôn nao,háo hức về các tiết học ở trường.
tiết học đầu của e là tiết lịch sử.thầy dạy lịch sử lớp chúng em rất là hiền và vui tính.mỗi khi dạy dạy,thầy đều nói vài câu trêu đùa khiến cả lớp chúng em cười rộ lên.bài học đầu của chúng em là bài ''sơ lược về mộn lịch sử".bài học rất thú vị,và nó đã càng thú vị hơn khi thầy chúng em dảng bài rất hay,dễ hiểu và còn diễn cảm nữa.ai ai cũng thick tiết học này cả.các bạn còn nói ràng muốn học môn này mãi luôn ấy chứ.
cuối bài,chúng em đc học câu nói rất ý nghĩa:lịch sử là thầy dạy của cuộc sống.câu nói thật là ý nghĩa.vì vậy nên khiến em cảm thấy yêu môn lịch sử.đúng lag môn mà mà cho chúng ta bít nhìu hơn về đất nc,lịch sử của thế giới,đất nc chúng ta.
qua tiết học này đã khiến e y môn lịch sửv rất nhìu vì nó là một môn thú vị và bổ ích,giúp ích cho cuộc sống chúng ta.không ai là k bít lịch sử đất nc chúng ta phải không nào.vậy nên,nếu bn nào đang cảm thấy ls là môn k hề thú vị thì các bn đừng nghĩ thế nhé.
dân ta phải bít sử ta
cho tròn gốc tích nc nhà vn
sorry bn mình lm k dài và hay lắm.bn cũng có thế chép 1 số câu hoạc ý trong bài mình,vì trong quá trình viết bài này thì mình đanh bận vc nên viết hơi ít.:<