K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 10 2017
Không biết ai đã thêm vào cái tên "ve", một loài siêu côn trùng đầu to cánh vân, có hình thù xấu xí như con ruồi khổng lồ ấy chữ "sầu". Để rồi mỗi khi người ta nhắc đến cái tên "Ve sầu" là đầy cảm xúc vui buồn khó tả, vừa sôi động ngày thêm mới, vừa vấn vương lưu luyến buổi chia tay học trò. Có thể đó là thi sĩ nên thêm chữ cho liền vần, liền nhịp chứ tiếng chàng ve nghe có thảm sầu đâu? Giọng chàng say lắm, dũng mãnh lắm, cũng dài hơi và đầy sức sống lắm chứ? Chàng cất tiếng kêu cùng nàng nắng tinh nghịch, rực rỡ ánh vàng kim nên nghe rất vui tai. Tiếng chàng hát vang mãi trên ngọn cây bạch đàn, cành cây xà cừ cao vút lên tới tận chân trời xa xôi. Lại có một ai đó lại cảm thấy xốn xang đến nao lòng khi nghe chàng ve bắt đầu vào bài, không hiểu vì sao. Tiếng ve sầu cất lên giữa trưa nắng hè im ắng mà da diết chỉ vỏn vẻn một nốt nhạc, gần với tiếng lặng im vốn cũng chỉ có một thanh âm duy nhất, nhưng trong trẻo và cao hơn tiếng ve. Phải chăng chàng ve đã đánh thức giấc mơ về kỷ niệm đẹp đẽ đã ngủ yên, nay hiện về của thuở học trò? Chàng nghệ sỹ không màu mè, không trau chuốt ấy lại biết làm bao trái tim rung động, nhớ về, thương tới những ngày thơ, chỉ bởi một đơn âm khỏe khoắn mà thanh tao đến lạ kỳ. Tiếng chàng ve nhớ đến một thời bịn rịn chia tay bạn bè, dòng lưu bút trao cho nhau vì ba tháng nghỉ hè không gặp mặt, và năm sau chắc gì đã được học cùng lớp. Đến những ngày thi cuối cấp, ngồi trong phòng nhiều lúc toát mồ hôi vì cái nóng oi bức của mùa hè vẫn nghe thấy chàng ve râm ran ngoài hiên. Màu đỏ tươi của hàng phượng vỹ nơi sân trường thêm điệu cho chàng ve cất tiếng ca nhộn nhịp. Khi có tiếng chàng ve, mấy đứa con trai kéo nhau leo trèo lên cao hái chùm hoa phượng tặng bạn gái, rồi kháo nhau ầm ĩ, chuyền cành cho nhau. Con gái cũng có đứa ngổ ngáo buộc hai tà áo dài vào nhau leo toát lên với hoa phượng ép vào nhật ký thành hình con bướm. Chàng ve sầu giản dị, ngô nghê ấy hát vang mãi làm một ai đó nóng lòng nhớ nhung tới kỷ niệm buồn về mối tình đầu, nhớ nhau không dám nói. Nhớ ngày sinh nhật vào cuối tháng năm này, hái tặng nhau một cành phượng vỹ thắm thiết, ép cánh hoa mỏng lưu lại trong trang nhật ký thơ ngây. Lên thành phố tiếng ve hiếm hoi, lặng thinh biết mấy. Chỉ còn lại tiếng xe cộ ồn ào chạy qua cùng với dòng người qua lại đông đúc, vồn vã. Hơi thở của cuộc sống gấp gáp quá dường như người ta quên đi cái lặng lẽ nhưng không ủy mị của tiếng ve trưa nắng hè. Bao điều xáo trộn của tuổi mới lớn, của học hành thi cử, của mộng viễn du và cả tiếng ve mãi mãi yên sâu trong lòng mỗi người khi nhớ đến tuổi học trò.
13 tháng 10 2017

n lm văn hay quá

14 tháng 10 2017

Với mỗi người trong số tất cả chúng ta, hẳn ai cũng có cho mình một quê hương. Nhìn nhận về quê hương của mỗi con người hẳn cũng có nhiều điểm khác nhau, nhưng tôi tin tất cả mọi người đều có một niềm tự hào về quê hương mình và với tôi cũng vậy.

Quê hương Hà Tĩnh của tôi nghèo lắm và cũng xa xôi, cách trở những chốn đô thị hào nhoáng và phồn hoa tại các thành phố lớn. Không chỉ nghèo, Hà Tĩnh còn là nơi gánh chịu hậu quả nặng nề nhất của những cơn bão lớn, những đợt gió lào nóng cháy da, cháy thịt… Nhưng không vì vậy mà người dân mất hết đi niềm tin trong cuộc sống mà trái lại càng khiến tình yêu quê hương trong họ ngày càng da diết và cháy bỏng hơn bao giờ hết. Dù không có sự ưu ái từ thiên nhiên nhưng người dân Hà Tĩnh vẫn vượt qua những gian nan cách trở, chịu thương, chịu khó và điều đó khiến họ trở nên mạnh mẽ hơn.

Tình yêu quê hương đất nước của con người Hà Tĩnh được gây dựng từ một lịch sử hào hùng, đầy bi tráng. Từ những cuộc khởi nghĩa nổi tiếng như Khởi nghĩa Hương Khê hay đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 - 1931 Xô Viết Nghệ Tĩnh và rất nhiều cuộc đấu tranh nổi dậy khác nữa. Nổi bật lên là những tấm gương như Lý Tự Trọng, Phan Đình Phùng, Hà Huy Tập… Qua những cuộc đấu tranh, những tấm gương anh hùng như vậy có thể thấy được tinh thần đoàn kết son sắt, sự dũng cảm, hy sinh khi Tổ quốc cần, sự yêu thương đùm bọc nhau trong hoạn nạn… Đến nay truyền thống đó vẫn được nối tiếp bằng những con người luôn chịu khó học tập, lao động tăng gia sản xuất làm giàu cho quê hương đất nước.

Hà Tĩnh là một mảnh đất nghèo nhưng đầy thơ mộng, ai có dịp qua Hà Tĩnh sẽ được nghé qua những bãi biển trải dài cát trắng, những đồi núi xanh bên những con sông xanh, những di tích lịch sử gắn bó qua một quãng thời gian dài dựng nước và giữ nước như: Ngã ba Đồng Lộc... Bên cạnh đó những vùng quê mang vẻ đẹp đắm say với những con người chất phác, thân thiện và gần gũi khiến ai qua cũng thấy trở nên thoải mái trong lòng.

Hà Tĩnh luôn tạo cho mình một hình ảnh đẹp trong mắt mọi người, trong những câu hát thì tha thiết và đắm say:

“ Chứ đi mô rồi cũng nhớ về Hà Tĩnh, nhớ dòng sông La, nhớ biển rộng mà quê ta, những cánh đồng muối trắng…”

“ Nay anh trở về bên dòng sông la, con đò vẫn nguyên, dòng sông còn đó, câu hò quê mình mộc mạc mà thương….”

Đó là những vẻ đẹp rất chân quê và rất đời thường và cũng rất Hà Tĩnh, đó là dòng sông La chảy vào hồn người như tắm mát cho cuộc đời bao nhiêu thế hệ, ngọn núi Hồng bên sông vươn tận bầu trời, những điệu hò ví dặm ngân lên như muốn gọi những người xa xứ trở về với Hà Tĩnh…và nhẹ lòng mình ôm chặt vào đất quê hương để thấy được chữ yêu hai tiếng nhẹ nhàng Hà Tĩnh.

Hà Tĩnh trong trái tim những người con đi xa là những nỗi nhớ da diết. Đến những vùng đất xa xôi, những thành phố lớn để học tập, làm việc và lập nghiệp, biết bao trái tim đã thổn thức hướng về Hà Tĩnh. Nhớ về Hà Tĩnh là nhớ về nơi chôn rau, cắt rốn, nhớ những lần thả diều bên bờ đê, tắm mát dưới sông quê, những lần bị mẹ đánh đòn vì những trò nghịch dại… vì hai chữ Hà Tĩnh đã ăn sâu trong tầm hồn mỗi con người từ hình ảnh giản dị như vậy nên làm sao có thể nguôi được nỗi nhớ. Nhắc đến quê hương tôi cảm thấy tâm đắc với những dòng thơ mà nhà thơ Hoàng Trung Quân đã viết:

Quê hương là gì hả mẹ

Mà cô giáo dặn phải yêu

Quê hương là gì hả mẹ

Ai đi xa cũng nhớ nhiều.

Có thể có nhiều người sẽ đưa ra được một định nghĩa về quê hương, nhưng chắc chắn sẽ không bao giờ đúng và đủ. Quê hương thực sự mang nghĩa rộng với bao ký ức, bao dòng cảm xúc thực sự lắng đọng mà mỗi người sẽ diễn giải theo nhiều cách khác nhau. Với Hà Tĩnh cũng vậy, nỗi nhớ đong đầy với nhiều cảm xúc không thể diễn tả hết qua những dòng bút. Khi đi xa biết nhớ đến Hà Tĩnh, thì đó là những con người yêu quê hương da diết, bỏ qua những thực tại lao động, học tập vất vả để hướng về những giá trị địch thực không có gì có thể mua được.

Xã hội ngày càng phát triển hẳn không ít người sẽ quên đi những giá trị nhân văn đích thực. Không có tình yêu quê hương đất nước, cuộc sống mỗi con người trở nên thực dụng, đi theo những lợi ích mang tính thời đại, một vòng xoáy của tiền bạc và danh vọng. Hướng về quê hương đất nước nói chung và Hà Tĩnh nói riêng, cho tôi dòng ký ức thuở xưa và đó là chốn yên bình nhất trong mỗi con người.

14 tháng 10 2017

ảo quá oaoa

4 tháng 8 2017

Mùa hè ở Nha Trang
Bài làm:

Mùa hè năm ngoái, em cùng gia đình đi nghỉ mát tại Nha Trang.Vừa đến nơi, nhận khách sạn xong em cùng chị Nghi rủ nhau chạy ra biển. Biển trải dài mênh mông đẹp tuyệt. Nước biển xanh trong từng con sóng cuồn cuộn xô vào bờ tung bọt trắng xóa.Ngoài khơi, những chiếc tàu đánh cá đang di động trên mặt biển trông nó chỉ nhỏ như món đồ chơi của em. Em ngắm nhìn từng đoàn tàu, đàn hải âu bay lượn, cát trắng,từng cơn sóng xô vào bờ mà thích mắt. Sau đó,Hai chị em tha hồ lặn ngụp trong dòng nước mát.Ba mẹ em ngồi nghỉ trên bãi cát. Ba mẹ em ngồi nghỉ trên bãi cát dưới hành dừa vi vu gió thổi nhìn chúng em chơi đùa. Tắm biển xong, cả gia đình em trở về khách sạn.Những ngày nghỉ hè ở Nha Trang thật tuyệt. Em mong được đến Nha Trang lần nữa vào mùa hè sắp tới.

Từ in đậm+ Nghiêng là điệp ngữ

Cả đoạn trên đã có liệt kê nhá (1 loạt việc làm nha)

4 tháng 8 2017

Kỳ nghỉ hè vừa qua, em cùng gia đình đi tham quan vịnh Hạ Long. Đã lâu lắm rồi em mới có một kì nghỉ hè thoải mái như thế này.

Để chuẩn bị cho chuyến đi em đã sắp xếp quần áo, đồ ăn uống... từ ngày hôm trước. Ô tô khởi hành từ lúc 5 giờ 30 sáng, gia đinh em đã có mặt tại điểm tập trung từ lúc năm giờ. Cứ tưởng mình đến sớm hơn cả không ngở đã có nhiều gia đình khác đến trước, bố em cầm trên tay chiếc túi du lịch to, mẹ thì cầm túi đồ ăn uống, còn em và bé Mi khoác trên vai chiếc ba lô nhỏ xíu đựng một số thứ lặt vặt. Dọc đường bộ từ Hà Nội đến Quảng Ninh, trước mắt em là cả một bức tranh sơn thuỷ hùng vĩ đầy cảm xúc. Ô tô luồn lách qua những chiễ cầu và núi đá nhỏ, sau hơn một tiếng thì đoàn du lịch bắt đầu xuống se để đi tàu thuỷ tham quan các hang động. Từ những vòm đá cao nhất rủ xuống những dải thạch nhũ cột băng pha trộn đủ mọi màu sắc của cầu vồng, em nghe nói hang đẹp nhất là hàng Đầu gỗ. Đây là cung điện với nhiều gian phòng ngoắt ngoéo, chỉ một giọt nước nhẹ rơi xuống từ những dải nhũ đá cũng đủ phá vỡ sự im lặng.

Thế là cả buổi sáng, em cùng gia đình chỉ tham quan hang động, mọi người bắt đầu chụp nhanh cảnh đẹp ở đây rồi vội vàng lên xe đến nhà nghỉ. Cả đoàn xuống xe lấy hành lý của mình chờ bác trưởng đoàn liên hệ phòng nghỉ, có những bé chỉ khoảng tầm lớp hai, lớp ba chạy lon ton ở vườn hoa. Riêng bé Mi thì nghịch nhất tí thì lại đuổi bạn làm cho mẹ nhắc nhở liên tục nhưng nó chẳng nghe, cứ thích nô đùa chạy nhảy với các bạn. Chà! Sao bác trưởng đoàn liên hệ gì mà lâu thế, cả đoàn đang định vào gặp thì từ xa, mấy anh hướng dẫn viên đã cầm chìa khoa phát cho từng người.

Buổi chiều cả nhà em ra vườn hoa chụp ảnh làm kỷ niệm rồi lên núi ngay gần nhà nghỉ “Thăng Long” ngắm cảnh, mẹ bảo cả nhà chụp mấy pô nhân lúc trời đẹp, riêng em và bé Mi được chụp riêng hai kiểu, lúc chụp nó bảo:

- Nè, Em hơi bị ăn ảnh đấy nhé!

Em trả lời:

- Xì! Chưa chắc.

Nghe vậy chú chụp ảnh bảo:

- Thôi hai cháu đừng cãi nhau nữa, chú thấy đứa nào cũng ăn ảnh cả.

Thế là hai đứa tranh nhau, cuối cùng mặt đứa nào cũng ngố trong ảnh. Chụp xong, cả nàh ra chợ mua ca, tôm gọi là đực sản nghỉ hè. Chà! Chợ Hạ Long sầm uất hơn cả Hà Nội. Ngay từ đầu chợ hàng loạt quầy bán dưa hấu, cá tôm, thịt... được xếp bày hàng chào khách. Nhưng gian tôm, cá là gian đông nhất vì ở đây phần lớn khách du lịch muốn mua quà nhân dịp đi nghỉ mát. Em và mẹ quan sát hàng quần áo trẻ em cạnh quầy bánh kẹo thì khá đông người mua nhất là những bác phụ huynh mua cho con mình mặc. Có hai em chạy lăng nhăng nên bị mẹ mắng, thấy vậy em liền bảo mẹ phải trông bé Mi cẩn thận kẻo lại bị lạc. Buổi tối, những chiếc đèn thắp sáng mọi nơi, em cùng mẹ và bé Mi ra ăn chè ở quán, cạnh khách sạn nơi mà gia đình em đang ở. Còn bố thì đọc báo, xem tivi ở phong nghỉ.Thời gian trôi qua, cả đoàn bắt đầu lên đường về Hà Nội.

Sức hấp dẫn của vịnh Hạ Long đã khiến cho nới đây quanh năm luôn là điểm hội tụ của khách du lịch trong và ngoài nước. Mọi người đều đến đây tham quan, nghỉ ngơi, tắm biển... Ai cũng thấy khoan khoái, hài lòng trước vẻ đẹp kì quan của thế giới.

6 tháng 11 2017
Bài Phong Kiều dạ bạc của thi sĩ Trương Kế (? - ?) đời Đường là một “bài tuyệt cú truyền tụng xưa nay” (thiên cổ truyền tụng đích tuyệt cú danh thiên). Nguyên văn bài thơ như sau:Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên/ Giang phong ngư hỏa đối sầu miên/ Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự/ Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền. Dịch thơ: Trăng tà chiếc quạ kêu sương/ Lửa chài cây bến sầu vương giấc hồ/ Thuyền ai đậu bến Cô Tô/ Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San. (Tản Đà) Bài thơ hai câu đầu nói về đời và hai câu sau nói về đạo. Đạo ở đây là đạo Phật chỉ có 5 chữ (từ) là “Hàn Sơn tự” và “Chung thanh” (Tiếng chuông chùa). Đây là bài thất ngôn tuyệt cú (4 câu, mỗi câu 7 chữ) tổng cộng chỉ có 28 chữ mà từ đời Tống đã gây ra nhiều lý giải khác nhau. Để hiểu thêm về bài thơ chúng tôi lược thuật vài nét về các lý giải đó. 1. Trước hết là đầu đề “Dạ bạc” (Đêm đậu thuyền). Có nghĩa là bài thơ chỉ nói cảnh vật và cảm nghĩ buồn của con người vào ban đêm rất dài nhưng đến câu cuối tác giả miêu tả sự việc diễn ra chỉ vào lúc “nửa đêm” (dạ bán) khi có tiếng chuông từ chùa Hàn San xa xa vọng đến thuyền của người khách đang nằm (Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền). Có người cho rằng Trương Kế “mâu thuẫn”, “không nhất quán” hay “lẫn” là đầu đề nói việc cả đêm (Dạ) mà kết thúc bài thơ là nửa đêm (dạ bán). Người khác thì cho rằng “Dạ” (đêm) hay “dạ bán” (nửa đêm) đều hợp lý. Có thể lúc đầu thì tác giả nghĩ cả đêm nhưng khi nghe tiếng chuông từ chùa Hàn San vọng đến thì sự việc có thể kết thúc, nó là đỉnh điểm không cần kéo dài thì người đọc cũng hiểu được đó là câu chuyện của cả đêm. Tứ thơ sâu sắc là ở đấy. Câu thơ đầu “Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên” chỉ có 7 chữ nhưng cũng có những ý kiến khác nhau. “Ô đề” lâu nay ai cũng hiểu là “quạ kêu” nhưng các nhà sư Nhật Bản sau khi đến tham quan vãng cảnh chùa Hàn San và tìm hiểu bài Phong Kiều dạ bạc thì cho rằng “Ô đề” không phải là “quạ kêu” mà chỉ địa danh có tên là “Ô Đề” ở gần Phong Kiều thuộc Tô Châu, tỉnh Giang Tô. Các nhà sư Nhật Bản cho rằng 2 chữ “Sầu miên” không phải là “giấc ngủ buồn” mà là núi “Sầu Miên” cũng là địa danh gần đó. Ý kiến của các nhà sư Nhật Bản không sai vì ở Cô Tô thời xưa có thôn Ô Đề và núi Sầu Miên nhưng hai địa danh này đều có sau khi xuất hiện bài Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế. Dân địa phương đời Đường vì cảm nhận cái hay ngôn từ trong bài thơ của Trương Kế mà lấy đặt thành địa danh của quê hương mình. 2. Bài Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế là một bức tranh mà tác giả nghe và nhìn thấy khi ban đêm đậu thuyền ở bến Phong Kiều. Nhưng bắt đầu từ thời Bắc Tống có người đã hoài nghi về tính chân thực của thi phẩm này. Đầu tiên trong bài Lục nhất thi thoại, một trong “bát đại gia Đường - Tống” là Âu Dương Tu nói: “Nhà thơ tham tìm câu thơ hay mà lý thì không thông nên lời mắc bệnh”. Ví như: Nhà thơ nói rằng: “Dưới đài thành Cô Tô có chùa Hàn San, giữa đêm tiếng chuông vẳng đến thuyền khách”. Có người cho rằng câu thơ thì hay nhưng kỳ thực thì lúc canh ba làm gì có đánh chuông? Theo lời của Âu Dương Tu thì biết rằng ông là người rất coi trọng tả thực trong thơ nên ông gọi là “sự tín” (tin ở sự việc). “Sự tín” yêu cầu tác phẩm miêu tả chân thực đời sống, từ đó Âu Dương Tu cho rằng câu thơ “Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền” của Trương Kế rất hay, gây xúc cảm nhưng không chân thực với cuộc sống, nghĩa là không phù hợp với “sự lý” (cái lý của sự việc). Ý kiến chỉ trích “nặng nề” của Âu Dương Tu các văn nhân đời Tống (960-1127) đều không tán thành và có ý kiến phản bác lại. Đó là ý kiến của Vương Trực Phương trong Vương Trực Phương thi thoại, Diệp Hữu Công trong Đường thi ký sự, Trần Nham Tiên trong Canh Khê thi thoạivà Lục Du trong Lão học yêm bút ký… Nhìn chung các văn nhân đời Tống đều không tán đồng với ý kiến quá khắt khe của Âu Dương Tu về “sự tín” và “sự lý”... Thời Minh - Thanh (1368-1911) cũng có một số văn nhân học giả đưa ra những ý kiến khác nhau về câu “Dạ bán chung thanh” trong bàiPhong Kiều dạ bạc của Trương Kế nhưng không lưu lại ở sách vở nào. Họ thống nhất chỉ ra rằng nội dung phản ảnh của một thi phẩm không nhất thiết phải phù hợp với sự chân thực của đời sống. Tư Sư Tăng trong mục “Luận thi” sách Văn thể minh biện tự thất cho rằng câu thơ “Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền” của Trương Kế không có gì là không chân thực như trường hợp câu “Trăng sáng chiếu Ba Xuyên” (Minh nguyệt chiếu ở Ba Xuyên). Vì thực tế không có cảnh trăng sáng ở Ba Xuyên. Hồ Ứng Lân trong sách Thi tẩu cũng khẳng định câu thơ “Dạ bán chung thanh” của Trương Kế là một thủ pháp nghệ thuật phục vụ cho quan niệm “ngôn tình” (tình cảm thông qua ngôn ngữ) thể hiện trong thi phẩm chứ không nhất nhất phải gò bó vào sự phản ảnh chân thực đời sống. Nó nói lên mối quan hệ giữa tình cảm (hứng) và sự miêu tả vật tượng, hình tượng khách quan (tượng) là sự kết hợp hài hòa. Hai học giả đời Thanh là Mã Vị trong Thi song tùy bút và Hà Văn Hoán trong Lịch đại thi thoại khảo sách cũng có những ý kiến tương đồng như Hồ Ứng Lân. 3. Văn học cổ điển Trung Quốc rất coi trọng tính chân thực của văn học. Các trước tác như Chu Dịch, Luận ngữ, Luận hoànhVăn tâm điêu long đều nói đến tính “chân thực” trong nghệ thuật. Nhưng tính “chân thực” của nghệ thuật và “sự thực” của đời sống không hoàn toàn như nhau. Vì vậy câu thơ “Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền” trong bàiPhong Kiều dạ bạc của Trương Kế vẫn “chân thực” và nó được lưu truyền muôn đời. Bao đời nay bất cứ ai dù là người trong đạo hay ngoài đời, dù ở đâu nơi nào trong đêm khuya thanh vắng, tĩnh mịch lại nghe được một tiếng chuông chùa văng vẳng trên bến sông và vọng đến con thuyền của kẻ lữ thứ mới thấy hết sự tuyệt vời của hình tượng và ngôn ngữ thi ca. Và lần đầu tiên tiếng chuông chùa đã đi vào thi ca và trở nên bất hủ. Câu thơ “Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự, Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền” được coi là một trong những câu thơ hay nhất trong thơ Đường. Bác Hồ rất thích câu thơ “Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền” của Trương Kế và “họa” lại rằng “Dạ bán qui lai nguyệt mãn thuyền” (Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền - Nguyên tiêu). Trong bài thơ Đêm nghe tiếng quạ kêu thi sĩ Quách Tấn có hai câu thơ rất hay liên quan đến bài Phong Kiều dạ bạc: “Trời bến Phong Kiều sương thấp thoáng, sông thu Xích Bích nguyệt mơ màng”. Bài Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế có giảng dạy trong nhà trường Việt Nam các cấp. Cả người dạy người học đều tán thưởng bài thơ này. tick nhé
6 tháng 11 2017

Soạn bài: Ôn tập phần tiếng việt

Luyện tập

Câu 1 (trang 183 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Nội dung : hai cặp câu thơ có nội dung trữ tình giống nhau, cùng nói về niềm ưu tư và nỗi lo cho dân, cho nước.

- Hình thức : Giống nhau về thể thơ lục bát. Khác về hình ảnh, cách thức biểu hiện: câu thứ nhất tả và kể, câu thứ hai dùng lối ẩn dụ.

Câu 2 (trang 184 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Phương diện so sánh Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
Tình huống thể hiện Khi ở xa quê Lúc mới trở về quê
Cách thể hiện tình cảm biểu cảm trực tiếp, tinh tế nhẹ nhàng biểu cảm gián tiếp, ngậm ngùi

Câu 3* (trang 184 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Vấn đề so sánh Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều Rằm tháng giêng
Cảnh vật Giống cùng kể, tả về đêm, về trăng, tuyền, sông
Khác cảnh thanh tĩnh, u tối cảnh sống động, trong sáng
Tình cảm lữ khách không ngủ vì buồn xa xứ chiến sĩ vừa hoàn thành nhiệm vụ cách mạng

Câu 4 (trang 184 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Những câu đúng : b, c, e.

26 tháng 3 2017

Mk có thi

26 tháng 3 2017

ib đê, mk hs cái này

24 tháng 1 2017

Luận điểm :
- Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội
- Luận cứ :
+ Có thói quen tốt và thói quen xấu
+ Có người biết phân biệt tốt xấu, như vì đã thành thói quen rất khó bỏ, khó sửa
+ Tạo được thói quan tốt là rất khó, nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ
- Lập luận :
+ Luôn dậy sớm …là thói quen tốt
+ Hút thuốc lá…..là thói quen xấu
+ Một thói quen xấu ta thường gặp hàng ngày ….
+ Có nên xem lại mình ngay từ mỗi người.

24 tháng 1 2017

Đặc điểm của luận điểm trong văn bản nghị luận:

Là nội dung cơ bản của cả bài văn, giúp ta nắm được tư tưởng, quan điểm của tác giả. Các nội dung khác của bài văn xoay quanh, tập trung thể hiện những luận điểm này.

Như vậy, có thể hiểu luận điểm là những ý chính của bài văn nghị luận.
Chúc bạn học tốt!vui

10 tháng 5 2017

Bằng sự khéo léo trong việc vận dụng kết hợp hai phép tương phản và tăng cấp trong nghệ thuật, tác giả Sống chết mặc bay đã lên án gay gắt tên quan phủ "lòng lang dạ thú" trước sinh mạng của người dân và bày tỏ niềm cảm thương của mình trước cảnh "nghìn sầu muôn thảm" của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền đưa đến. Hai bức tranh đời tương phản, trái ngược ấy đậm đà chất hiện thực và thấm đẫm cảm hứng nhân đạo, nhân văn.

9 tháng 5 2017

tao

9 tháng 5 2017

cần hỏi đề ko

9 tháng 4 2017

\(_{^{ }Lớp}7nha\)