K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Vườn nhà em rộng, lại trồng rất nhiều cây, chính vì thế mà, nhờ quan sát nhiều em mới biết xoan là một trong những nhiều cây ?nhạy cảm? với mùa xuân hơn cả.

Xoan rụng lá sớm, thường vào lúc mùa thu nên mấy tháng mùa đông nó khoe bộ xương gầy gộc giữa trời trông như chẳng có chút gì của mầm sống cả. Thân cây mốc meo, khô và nứt nẻ. Có những đoạn nứt to, vỏ cây bị trẻ con cậy bong ra từng mảng. Ở mãi trên cao kia, cây không còn một chiếc lá nào, chỉ có những cành khô trụi khẳng khiu đang níu giữ một vài chùm quả chín khô chưa rụng được. Xoan đứng giữa trời đông như một cụ già không có chút nào sức sống.

Thế nhưng chúng ta đâu có biết, xoan đang sống ở bên trong. Cây vẫn cung cấp lên cành nhưng sống hàng ngày để nuôi muôn triệu mầm non đang hình thành ở bên trong. Thế nên nếu chỉ nhìn vào hình thức thì chẳng ai có thể đoán được cây đang chuẩn bị cho một vòng đời mới vội vã làm sao.

Mùa xuân đến đầu tiên bằng những cơn mưa lất phất xen lẫn cái lạnh của mùa đông. Dân gian ta gọi thứ mưa đó là mưa xuân. Mưa ngấm vào thân gỗ và cứ thế từ đó thân cây mốc meo khô cứng bỗng ẩm sì. Mưa tưới nước cho cây làm mềm phần vỏ và thế là chỉ mấy ngày sau, xoan nảy ra không biết bao nhiêu mầm lá nhỏ li ti như hạt đỗ. Mầm lá bung nở rất nhanh, chỉ vài ngày đã mọc ra năm sáu chiếc lá non thế là cây xoan đang khô héotự nhiên mọc ở đâu ra bao nhiêu ngọn mầm xanh. Những giọt sương đêm đọng trên lá biếc, sáng ra gặp những tia nằng màu hồng chói rọi, trông chúng như những viên ngọc nhỏ li ti. Đó là cảnh mà em quan sát được khi cây xoan ngoài vườn mới trọn một năm trồng

Mùa xuân về ngập tràn sắc mai vàng thanh nhã, sắc cúc vàng rực rỡ, hay sắc ly kiêu hãnh.... Nhưng đặc trưng nhất của ngày Tết miền Bắc là sắc đào đỏ với nhiều niềm may mắn...kèm những lời chúc tết cực kỳ ý nghĩa trong dịp tết nguyên đán.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, trong gia đình tôi lại có một cây đào. Được cắt tỉa gọn gàng nên cây đào có hình chóp trông như một cái nón rất đẹp mắt. Đào được trồng trong một cái chậu cành rất to và trang trí nhiều hoa văn. Vẻ đẹp của cây đào như được tôn thêm nhờ vẻ đẹp của cái chậu cảnh ấy. Cây đào cao ngang đầu tôi nên thỉnh thoảng đứng gần, tôi thủ thỉ bên tai đào như hai người bạn. Thân cây nhỏ nhưng cứng cáp, mặc một cái áo gilê màu nâu sậm. Từ thân ấy đâm ra không biết bao nhiêu cánh tay tí hon. Những cành nhỏ vươn ra như khoe những nụ đào chúm chím, còn đang e ấp. Từng ngày trôi qua, những nụ hoa ấy cũng khẽ cựa mình khoe sắc thắm, khoe những cánh hoa màu hồng mềm mại, mỏng manh. Khi những cánh hoa xoè rộng, nhị vàng bên trong hé mình nhìn ngắm bên ngoài. Xen lẫn với nụ hoa là những mầm xanh nhú lộc nhưng có khi đã bật mình thành những chiếc lá xanh. Để thêm phân hấp dẫn, bố con tôi còn quàng lên mình cây đào những chòm đèn xanh đỏ nhấp nháy. Buổi tối, khi bật đèn nhìn cây đào càng thêm phần rực rỡ, kiêu sa.....

Cây đào dường như trở thành tâm điểm của sư chú ý. Cả gia đình tôi ai cũng thích cây đào. Không chỉ vì nó mang đến không khí ngày Tết mà còn là nhịp cầu nối mọi người gần nhau hơn. Thỉnh thoảng, cả gia đình tôi lại quây quần bên nhau ngắm hoa đào và thưởng thức những ngụm trà ấm nóng. Đó là khoảnh khắc đặc biệt quí giá với gia đình tôi.

Tết đến xuân về, muôn hoa khoe sắc. Nhưng như đã trở thành truyền thống, hoa đào là biểu tượng mùa xuân miền Bắc và của cả nước ta. Nhìn hoa đào, ta biết mùa xuân đã đến. Những đứa con xa nhà lại chuẩn bị trở về với gia đình thân yêu.

9 tháng 3 2020

Trong những ngày giáp tết, người người nô nức đi mua bán, sắm sửa những vật dụng cần thiết cho ngày lễ cổ truyền lớn nhất trong năm. Một trong những loài cây không thể thiếu trong những ngày này, chính là cây mai vàng. Bởi thiếu nó, người ta như thấy Tết đã mất đi một phần phong vị của nó rồi.

28 tháng Chạp, không khí Tết đã rộn ràng lắm rồi, cả nhà ai cũng háo hức mong chờ Tết đến. Em được đi cùng bố ra chợ hoa để lựa một cây mai để chơi vào những ngày này. Chợ hoa trong những ngày giáp Tết rất nhộn nhịp. Người ra người vào, kẻ mua người bán tấp nập. Bố dẫn em đi một vòng quanh chợ để ngắm nghía. Cuối cùng, bố cũng chọn được một cây mai vàng và quyết định mua nó. Đó là một cây mai mới đẹp làm sao! Thân cây khá lớn, màu nâu sẫm, với những cái rễ trồi hẳn lên mặt đất. Bố thường bảo, mua mai không chỉ cần xem thế của cây, rễ cây cũng rất quan trọng. Bởi rễ có khỏe thì cây mới sống lâu được. Chắc vì thế mà bố mới vừa nhìn đã ưng cây mai này rồi.

Từ một thân lớn. cây mai chĩa ta thành ba, bốn thân nhỏ hơn. Nhìn từ xa thân cây mai như một bàn tay người khum khum lại. Trên mỗi nhánh thân ấy, lại chĩa ra rất nhiều những cành cây nhỏ, trông thực khỏe. Từng cành từng cành như những cánh tay vươn ra khắp bốn phía. Trên những nhánh cây ấy, lá mai đã mọc rồi, màu xanh non biếc rờn. Chỉ cần nhìn lá mai thôi, người ta cũng thấy nhựa sống đang cuồn cuộn chảy trong thân cây của nó rồi. Nổi bật nhất trên thân cây chính là từng chùm, từng chùm hoa mai vàng rực rỡ bung nở. Sau một giấc ngủ đông dài dặc, những bông hoa mai nở xòe ra trong tiết trời ấm áp của ngày xuân. Hoa mai mọc thành từng chùm, khoảng 5-7 bông chụm đầu vào nhau, nhìn xa trông giống như những quả cầu tròn xoe. Hoa mai có năm cánh, xếp đối xứng nhau. Khi hoa còn là những nụ thì chúng có màu xanh đậm, khum khum như bàn tay Phật. Hoa sẽ nở từ từ khi trời nắng ấm. Những cánh hoa bao bọc bên trong là nhị với mật ngọt và một mùi thơm nhè nhẹ. Cánh hoa mai không lớn như cánh hoa hồng, cũng không mảnh mai như cánh hoa cúc mà là hình giọt nước, mềm mại như nhung. Đỡ lấy cả cánh hoa là đài hoa xanh ngắt ở phía dưới. Đây chính là bộ phận quan trọng gắn bông hoa mai với thân cây, để hoa nhận được dinh dưỡng từ bộ rễ để bung nở.

Sắc vàng rực của hoa mai trở thành một thứ màu không thể thiếu trong những ngày tết, cũng giống như màu đỏ của pháo,của câu đôi; màu xanh của lấ rong, bánh chưng, màu hồng của hoa đào, màu trắng của thịt mỡ, dưa hành...

Em cùng bố vui vẻ chở cây mai về nhà. Bố trồng cây mai trong chiếc chậu sứ đã mua từ mấy hôm trước rồi cẩn thận đắp đất tưới nước. Cây mai năm nay bố mua hoa nhiều, nụ cũng nhiều. Thân cây vững chắc, thế cũng đẹp khiến cả nhà ai cũng tấm tắc khen. Mọi người đều mong muốn cây mai ấy sẽ mang tới những điều tốt đẹp cho cả nhà trong năm nay.

Em đứng ngắm nhìn cây mai hồi lâu, càng ngắm càng thấy thích. Loài hoa hiền lành, đep đẽ ấy khiến cho nàng xuân trở nên đáng mong đợi hơn biết bao nhiêu. Đúng là sau một mùa đông lạnh giá, vạn vật tích cóp từng chút sức sống để chờ cái nắng ấm áp của mùa xuân mà bung nở, rực rỡ, căng tràn nhựa sống.

Nguồn : gg chorme

Tết đến xuân về trăm hoa đua nở. Dường như hoa mọc ở trăm miền. Đâu đâu cũng rực rỡ các loài hoa. Nhưng loài hoa thường gắn với mùa xuân ở quê em là hoa mai vàng.

Cây mai trong vưòn nhà được bố em trồng cách đây mấy năm rồi. Rễ mai to bằng cổ tay em, trồi lên mặt đất với hình thù kì lạ. Thân cây không mọc khẳng khiu như hoa hồng, hoa huệ,… Dáng mai nhìn từ xa như thác nước đổ. Thân cây quanh năm được bao phủ bởi những chiếc lá xanh non. Đến tháng mười một, hố em tuốt hết lá. Lúc đó thân cây chỉ còn lại trơ trụi những cành. Rồi đến một ngày, những cái chồi xanh mơn mởn nhú lên, mọc chen nhau.

Ngày qua ngày, những nụ hoa tròn xinh như hạt đậu bắt đầu hé nỏ để lộ năm cánh màu vàng tươi. Hoa đậu trên cành như muôn ngàn con bướm thắm. Ai nhìn thấy cũng trầm trồ khen đẹp. Cánh hoa mai thật mỏng manh, chỉ cần một cơn gió thoảng qua, cánh hoa có thể rơi lả tả xuống gốc cây. Có cánh hoa như con chim liệng chao mấy vòng. Có cánh hoa rơi như ngập ngừng luyến tiếc một điều gì… Từ đâu, các cô bướm cậu ong bay về vòng quanh hoa làm cả khu vườn rộn rã hẳn lên.

Hoa mai chẳng bao giờ chịu mọc đơn độc mà mọc thành chùm, thành đoá. Buổi sáng sớm, hoa mai đua nhau vươn mình đón ánh mặt trồi. Đêm đến, những cành hoa khẽ rủ xuống tựa vào nhau để ngủ.

Xuân về, Tết đến, hàng chục loài hoa đẹp, lạ từ khắp nơi đổ về. Nhưng vối gia đình em, hoa mai vẫn đẹp hơn tất cả các loài hoa khác, bởi nó có một vẻ đẹp thật thắm tươi, ấm áp,.,.

Hoa mai luôn là một loài hoa tượng trưng cho sức sống của mùa xuân. Gia đình em có thêm hương vị ngày Tết nhờ cây mai vàng này.

16 tháng 10 2018

Mik viết hẳn bài văn luôn nhé !

Mùa xuân về ngập tràn sắc mai vàng thanh nhã, sắc cúc vàng rực rỡ, hay sắc ly kiêu hãnh.... Nhưng đặc trưng nhất của ngày Tết miền Bắc là sắc đào đỏ với nhiều niềm may mắn...kèm những lời chúc tết cực kỳ ý nghĩa trong dịp tết nguyên đán.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, trong gia đình tôi lại có một cây đào. Được cắt tỉa gọn gàng nên cây đào có hình chóp trông như một cái nón rất đẹp mắt. Đào được trồng trong một cái chậu cành rất to và trang trí nhiều hoa văn. Vẻ đẹp của cây đào như được tôn thêm nhờ vẻ đẹp của cái chậu cảnh ấy. Cây đào cao ngang đầu tôi nên thỉnh thoảng đứng gần, tôi thủ thỉ bên tai đào như hai người bạn. Thân cây nhỏ nhưng cứng cáp, mặc một cái áo gilê màu nâu sậm. Từ thân ấy đâm ra không biết bao nhiêu cánh tay tí hon. Những cành nhỏ vươn ra như khoe những nụ đào chúm chím, còn đang e ấp. Từng ngày trôi qua, những nụ hoa ấy cũng khẽ cựa mình khoe sắc thắm, khoe những cánh hoa màu hồng mềm mại, mỏng manh. Khi những cánh hoa xoè rộng, nhị vàng bên trong hé mình nhìn ngắm bên ngoài. Xen lẫn với nụ hoa là những mầm xanh nhú lộc nhưng có khi đã bật mình thành những chiếc lá xanh. Để thêm phân hấp dẫn, bố con tôi còn quàng lên mình cây đào những chòm đèn xanh đỏ nhấp nháy. Buổi tối, khi bật đèn nhìn cây đào càng thêm phần rực rỡ, kiêu sa.....

Cây đào dường như trở thành tâm điểm của sư chú ý. Cả gia đình tôi ai cũng thích cây đào. Không chỉ vì nó mang đến không khí ngày Tết mà còn là nhịp cầu nối mọi người gần nhau hơn. Thỉnh thoảng, cả gia đình tôi lại quây quần bên nhau ngắm hoa đào và thưởng thức những ngụm trà ấm nóng. Đó là khoảnh khắc đặc biệt quí giá với gia đình tôi. Tết đến xuân về, muôn hoa khoe sắc. Nhưng như đã trở thành truyền thống, hoa đào là biểu tượng mùa xuân miền Bắc và của cả nước ta. Nhìn hoa đào, ta biết mùa xuân đã đến. Những đứa con xa nhà lại chuẩn bị trở về với gia đình thân yêu.

Mỗi dịp Tết đến xuân về là nhà em lại mua một cây hoa đào để chơi xuân. Hoa đào có rất nhiều loại: đào bích, đào phai, đào mốc… trong đó em thích nhất là đào bích và đó cũng là loại nhà em hay mua. Đào bích có màu hồng thắm, là loại đào có màu sắc đậm nhất trong tất cả. Ngày mới mua về, trên cành đào chỉ có những nụ hoa chúm chím đang khép chặt cùng những chiếc lá nhỏ xanh mơn mởn. Đến những ngày tháng Chạp, nụ hoa ấy sẽ dần mở ra, hé lộ nhụy hoa bên trong. Cánh đào mềm mại, nhỏ như móng tay người lớn. Năm cánh hoa xếp lại với nhau, tạo thành những bông đào xinh đẹp tô điểm cho cây, cho cả ngôi nhà.Nhụy hoa màu hồng nhạt ở giữa được những cánh hoa xung quanh che chở. Đài hoa nhỏ xinh màu xanh non tràn đầy nhựa sống. Mẹ em nói mỗi một cành đào là sự kết hợp hài hòa của mùa sắc, là món quà của tạo hóa ban cho con người. Bởi vậy nên em rất yêu thích loài hoa này, mỗi ngày Tết em đều cùng mẹ trang trí cho cây thêm đẹp, cẩn thận chăm sóc cho cây cho đến khi những bông hoa cuối cùng rụng xuống.

                                                                                      Mùa xuân của tôi​[...] Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo từ những thôm xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng...[...] Đẹp quá đi, mùa xuân ơi -...
Đọc tiếp

                                                                                      Mùa xuân của tôi​
[...] Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo từ những thôm xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng...
[...] Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác [...]
                                                                                                                                                            (Ngữ văn 7, tập một)
Đoạn văn Mùa xuân của tôi được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
A  Tự sự             B  Nghị luận               C  Biểu cảm              D  Miêu tả

2
30 tháng 7 2019

C Biểu cảm

3 tháng 4 2016

Lập dàn ý
1/ Mở bài: – Giới thiệu vấn đề: Mùa xuân rất đẹp…
– Nêu giới hạn vấn đề: Vì thế Bác phát động phong trào trồng cây…
2/ Thân Bài
a/ Giải thích sơ lược vấn đề
– Mùa xuân:…Tết:…
– Càng xuân: Hiểu như thế nào?
b/ Vì sao ra tham gia phong trào trồng cây này? Vì :
– Cây xanh là lá phổi của thiên nhiên nó giúp ta điều hoà không khí như hút khí CO2 nhả khí O2…
– Ngăn chặn lũ lụt
– Tô điểm màu xanh cho đất nước thêm đẹp
c/ Làm như thế nào để thực hiện lời dạy của Bác
– Chống phá hoại rừng xanh
– Chăm sóc và bảo vệ cây xanh nơi em sinh sống…
– Giữ gìn rừng nguyên sinh và rừng đầu nguồn
3/ Kết bài:
– Thực hịên lời dạy của Bác mùa xuân nào nhân dân ta cũng trồng cây đầu xuân…
– Bản thân em ý thức như thế nào?
– Tham gia nhiệt tình việc trồng cây ở nhà, ở trường…

3 tháng 4 2016

Sinh thời, Bác Hồ luôn quan tâm đến mọi mặt của đời sống xã hội. Người cũng rất quan tâm đến môi trường và hiểu được ý nghĩa thiết thực của môi trường sống nên Bác đã động viên toàn thể quần chúng nhân dân tích cực trồng cây làm cho đất nứơc thêm xanh, thêm đẹp, thêm giàu sức sống:
“Mùa xuân là tết trồng cây,
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”

9 tháng 4 2016

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sinh thời, Bác Hồ luôn quan tâm đến mọi mặt của đời sống xã hội. Người cũng rất quan tâm đến môi trường và hiểu được ý nghĩa thiết thực của môi trường sống nên Bác đã động viên toàn thể quần chúng nhân dân tích cực trồng cây làm cho đất nứơc thêm xanh, thêm đẹp, thêm giàu sức sống:
 
“Mùa xuân là tết trồng cây,

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”

 
Hai câu thơ của Bác đã khẳng định việc trồng cây đã trở thành một phong tục mới trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc ta. Việc trồng cây thực sự đã trở thành ngày hội náo nức, một việc làm có ý nghĩa để cho môi trường ngày càng xanh tươi, “làm cho đất nước càng ngày càng xuân”.Từ “xuân” Bác dùng ở câu thơ này được hiểu với những hàm ý khác nhau. Trước hết, ta thấy từ “xuân” ở dòng thứ nhất chỉ mùa bắt đầu của một năm. Từ “xuân” thứ hai với nghĩa tượng trưng là nói về sức sống, vẻ tươi đẹp. Với câu nói đầy hình ảnh đó, Bác khuyên mọi người khi mùa xuân tới hãy tích cực trồng cây. Việc trồng cây sẽ góp phần làm cho quê hương, đất nước ngày càng tươi đẹp hơn.
 
Chúng ta đã hiểu lời khuyên của Bác,vậy thì vì sao việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất nước? Đó là vì, mùa xuân có tiết trời ấm áp, khí hậu ôn hoà rất phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây cối. Tết trồng cây đầu năm có ý nghĩa hết sức to lớn, nó tạo nên một môi trường sống trong sạch và tốt đẹp hơn; con người được sống trong bầu không khí trong lành, thoải mái. Việc trồng cây phủ xanh đồi núi trọc hay những vùng ven biển đang bị cát lấn có tác dụng ngăn được bão lũ, chống xói mòn, giảm bớt những hậu quả do thiên tai mang lại, góp phần làm giàu cho quê hương, đất nước. Trồng cây cho chúng ta một nguồn tài nguyên phong phú để phát triển ngành công nghiệp gỗ, sản xuất ra những đồ vật hữu dụng trong gia đình,..Trồng cây sẽ tạo ra được những quang cảnh đẹp hơn, tạo nên cảnh quan kiến trúc thơ mộng, tôn thêm vẻ đẹp của nơi ở. Hơn nữa ,cây xanh còn có tác dụng điều hoà không khí, chống lũ, bảo vệ đất đai và góp phần mang lại lợi ích cho sự phát triển kinh tế xã hội. Không có cây xanh, chúng ta khó có thể tồn tại một cách bình yên và khoẻ mạnh được. Trồng cây, làm cho cây xanh tươi và nơi nào cũng có cây xanh thì đất nước sẽ xanh tươi, khắp nơi sẽ tràn đầy sự sống. Như thế, việc trồng cây thực sự đã và sẽ góp phần làm cho đất nước “càng ngày càng xuân” .
 
Qua lời thơ, ta thấy rằng, tết trồng cây là một việc làm ý nghĩa, trở thành một thuần phong mĩ tục tốt đẹp trong xã hội chúng ta. Là một học sinh, chúng ta phải làm theo lời Bác dạy. Chúng ta trồng một cây xanh nghĩa là chúng ta đã thắp một nén hương thơm để tưởng nhớ tới Bác Hồ kính yêu.

 

 

9 tháng 4 2016

Moi dot tet den xuan ve cay coi lai dam choi nay loc,hoa co tot tuoi.Long moi nguoi lai phoi phoi don xuan ve va khong quen huong ung phong trao"trong cay xanh " theo loi day cua Bac Ho  :"mua xuan la tet trong cay/lam cho dat nuoc cang ngay cang xuan".

do la doan mo bai xin loi minh ko biet viet dau ban tick dung nha

 

15 tháng 5 2020

Bác Hồ không chỉ là một nhà cách mạng tài ba, một thi sĩ tài năng mà còn là một người cha gần gũi với nhân dân. Bác luôn quan tâm đến mọi mặt đời sống của mọi người, lo lắng cho nhân dân từng li từng tí. Sinh thời, Bác đã đưa ra những lời khuyên rất mực quý báu cho mọi người, những lời khuyên đó còn mang nhiều giá trị đến hôm nay. " Mùa xuân là tết trồng cây. Làm cho đất nước càng ngày càng xuân" là một lời khuyên như thế.

Bác đã chỉ dạy cho chúng ta về lợi ích của việc trồng cây. Mùa xuân là mùa của sức sống mới, mùa mà cây cối được hưởng thụ tiết trời ấm áp với những cơn mưa xuân nhè nhẹ, nhờ đó mà cây dễ dàng phát triển hơn. Nếu mùa hè là những ngày nóng nắng khô hạn, mùa thu lại dễ mưa lũ kéo dài, mùa đông cây cành trơ trọi thì mùa xuân là mùa để cây cối ươm mầm sự sống. Vạn vật đua nhau khoác lên mình vẻ kiêu kì và diễm lệ đua cùng sức sống mùa xuân. Bởi vậy, Bác khuyên ta mùa xuân là thời điểm thuân lợi nhất để trồng cây, hãy xem trồng cây như chuẩn bị Tết vậy, phấn khởi và cùng nhau tình nguyện trồng và chăm sóc cây. Trồng cây trong không khí náo nức, tưng bừng để tạo nên những mầm xanh tươi đẹp. Hãy xem trồng cây như là một phong trào, một lễ hội đầy tươi đẹp của mùa xuân. "Làm cho đất nước càng ngày càng xuân" . Tết trồng cây không chỉ mang lại lượng cây xanh lớn mà còn làm đẹp cho đất nước, làm đẹp cho đời, xuân ở đây là sức sống trường tồn, là sự đẹp đẽ vĩnh cửu của đất nước. Tết trồng cây sẽ mang lại cho đất nước sự tươi mới, tràn trề nhựa sống, là tương lai, là hy vọng vào sự phát triển, đi lên, vươn tới biển lớn năm châu.

Thực tế đã chứng minh, cây xanh mang đến cho chúng ta những lợi ích to lớn. Đó là những con đường ngập tràn màu xanh, những cánh rừng trù phú và giàu có, những khu bảo tồn thiên nhiên giàu đẹp, cây cỏ tươi xanh tạo nên nét đẹp hài hoà, gần gũi tự nhiên. Cây xanh giúp điều hoà khí hậu, tạo nên bầu không khi trong lành, dễ chịu; là lá phổi quan trọng, hút khí cacbonic và thải ra khí oxi duy trì sự sống cho vạn vật. Cây xanh cũng cấp cho con người nguồn hoa quả, thực phẩm quý giá, làm đẹp cho đời bởi hương sắc của muôn hoa. Cây xanh còn chống xói mòn đất hiệu quả, ngăn cản những dòng nước chảy xiết của thiên tai, thời tiết. Nếu sự sống không có cây xanh thì không thể tồn tại mãi mãi. Không có cây xanh, con người làm sao có thể sống trong một môi trường trong lành và khoẻ mạnh?

Vì thế, lời dạy của Bác như một kim chỉ nam cho hành động của con người qua bao thế hệ. Mùa xuân nào, nhân dân, đất nước cũng tổ chức trồng cây, ra quân sau đợt Tết. Cây xanh được trồng khắp các đường phố, khắp các trường học và các trung tâm. Từ cán bộ công chức, đến học sinh, các em nhỏ cũng chung tay nhau trồng và chăm sóc cây. Đây là một việc làm thường lệ của các cơ quan tổ chức. Nhà nước cũng chủ trương giao đất cho nhân dân trồng cây để phủ xanh đất trống đồi trọc. Nhiều biện pháp ngăn chặn chặt phá rừng làm nương rẫy được đề ra đạt hiệu quả cao. Nhiều rừng cây, khu bảo tồn được xây dựng. Nhiều công viên xanh, khu đô thị xanh ra đời. Tất cả tạo đều nhằm mục đích tạo cho bộ mặt đất nước giàu đẹp và tươi xanh. Nhiều cuộc vận động xanh được mở ra. Bên cạnh đó, vẫn còn một số người vì lợi ích kinh tế mà sẵn sàng hạ đốn những cây sống lâm năm. Đó là hành động rất tàn nhẫn. Nạn chặt phá rừng làm nương rẫy cũng xảy ra nhiều. Điều đó không chỉ ảnh hưởng, gây ô nhiễm môi trường mà còn dẫn đến nhiều lsinh vật bị mất đi môi trường sống dẫn đến suy giảm sự đa dạng sinh học.

Vì vậy, vâng theo lời Bác dạy, chúng em, những thế hệ trẻ cháu ngoan Bác Hồ luôn cố gắng học tập và lao động, trồng cây xanh, chăm sóc vườn trường; siêng năng tưới cây, nhổ cỏ, trồng thêm hoa và cây xanh cho vườn trường xinh đẹp, nơi đường làng ngõ xóm. Chúng ta hãy cùng chung tay vì một hành tinh xanh.

21 tháng 3 2018

Mở bài: Mỗi khi Tết đến, xuân về, cây cối lại đâm chồi nảy lộc, hoa cỏ tốt tươi. Lòng mỗi người phơi phơi đón mùa xuân về và không quên hưởng ứng phong trào "trồng cây xanh" theo lời dạy của Bác Hồ: "Mùa xuân là Tết trồng cây/ Làm cho đất nước càng ngày càng xuân".

Thân bài:

- Giải thích ý nghĩa hai câu thơ của Bác.

    + Việc trồng cây quả đúng là có ý nghĩa với mùa xuân của đất trời.

    + Việc trồng cây còn có ý nghĩa với mùa xuân của đất nước nữa.

Việc trồng cây trong mùa xuân lại có ý nghĩa với mùa xuân của đất nước vì: nó rèn tập cho con người ý thức sống vì cuộc sống chung. Nó tạo cho con người tâm thế vững vàng, tự tin để bước vào một năm làm việc mới đầy hiệu quả.

Hãy xác định trách nhiệm của bản thân trước lời dạy của Bác Hồ.

Kết bài: Một mùa xuân nữa lại về trên quê hương ta. Nhớ lại lời dạy của Người năm xưa, chúng ta càng thấy thấm thía. Những lời phát động đó cách đây hŕng thế kỷ, trải qua bao thăng trầm, biến đổi của thời gian, nó không những cňn nguyên giá trị, mà càng ngày chúng ta càng hiểu được nhiều ý nghĩa sâu xa của nó.

16 tháng 2 2022

Tham Khảo 

Mùa xuân, khí hậu ấm áp, cây cối đâm chồi nảy lộc. Mùa xuân cũng là mùa cây côi dỗ trồng, dỗ phát triển. Mùa xuân có Tết cổ truyền, mọi người, mọi nhà vui vẻ đón xuân. Đó chính là thời điểm trồng cây thích hợp nhất.

Bác đã khởi xướng ra một phong trào rất có ý nghĩa là trồng cây vào những ngày Tết cổ truyền của dân tộc: “Mùa xuân là Tết trồng cây”. Từ đó, mọi người đều gọi là “Tết trồng cây”.

Lời dạy của Bác vừa hợp với đất trời, vừa hợp với lòng người.

Trồng cây không chỉ đem lại lợi ích trước mắt cho cuộc sông của con người mà còn đem lại lợi ích lâu dài cho đất nước.

16 tháng 2 2022

Em cảm ơn ạ