Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Xóm Giữa nơi em sinh sống tuy nhỏ bé nhưng vô cùng nhộn nhịp, không lúc nào không có tiếng nói chuyện, cười đùa của những đứa trẻ. Xóm em có nhiều em nhỏ và cũng có nhiều bạn bè cùng trang lứa với em, vì vậy mà mọi người thường chơi với nhau vô cùng thân thiết, cùng nhau chơi những trò chơi dân gian đầy thú vị. Hôm nay cũng như bao ngày khác, khi em đi học về đến ngõ thì bắt gặp một đám trẻ nhỏ đang cùng nhau chơi đùa vô cùng hào hứng gần đó.
Một đám trẻ nhỏ tầm bảy đến mười người, trong số đó có những đứa trẻ mà em quen mặt, thân thiết vì cùng sống trong một xóm như cái Hoa con chú Ba, thằng Tí con chú Dần hay thằng Huy con mẹ Ngát…nhưng có những đứa trẻ lần đầu tiên em mới gặp mặt, có lẽ chúng sống ở làng khác hoặc là họ hàng, bà con của những đứa trẻ. Những đám trẻ con tụ tập vui chơi không quá xa lạ đối với em vì em thường xuyên bắt gặp hàng ngày, nhưng hôm nay đám trẻ đông lạ thường và cũng vui vẻ khác hẳn những ngày bình thường khiến em vô cùng tò mò, hiếu kì.
Tả một đám trẻ con vùng quê đang chơi
Em đã đứng lại quan sát trò chơi của những đứa trẻ, dường như chúng đang chơi trò ú tim, một đám tụm lại với nhau và chơi oẳn tù tì, người thua sẽ là người đi tìm, còn những người còn lại thì chạy đi ẩn. Người đi tìm đếm đến năm mươi và mọi người thì nhanh chân chạy đi tìm chỗ kín đáo nhất để trốn, vì đông nên chúng chạy như bầy chim vỡ tổ, vô cùng huyên náo. Trên môi những đứa trẻ là nụ cười hồn nhiên, ngây thơ, nhìn chúng cười mà bất giác em cũng mỉm cười theo.
Những đứa trẻ không chạy đi ẩn ở những chỗ riêng biệt mà túm năm tụm ba vào một chỗ, chúng thầm thì với nhau những điều gì đó có vẻ rất thú vị, nhìn lũ trẻ vui chơi đã thu hút tất cả ánh nhìn và sự quan tâm của em.Em cứ mải mê đứng nhìn mà quên mất phải về nhà, chỉ đến khi bạn em kéo tay và nhắc nhở đã muộn thì em mới nhớ ra mình còn phải về nhà.
Hình ảnh vui đùa hồn nhiên của những đứa trẻ tạo thành một ấn tượng khó phai trong tâm hồn của em, những hình ảnh ấy thật đẹp, nó gợi nhắc em nhớ về những kỉ niệm cũ của em và các bạn khi còn nhỏ, cũng hồn nhiên, vui vẻ, vô tư như vậy.
Cả ngày phơi người dưới nắng, tóc ai cũng vàng hoe, da bánh mật. Hầu như đứa nào lớn lên cũng được “nếm” cái mùi khen khét nắng, lấm tấm mưa, sướng khổ lẫn lộn của việc chăn bò. Lãnh địa chúng tôi hay chăn bò thường là những khu gò, hay còn gọi là nghĩa địa chôn người chết. Nghe có vẻ đầy ma quái nhưng nơi đó chẳng có gì đáng sợ với những đứa trẻ gan lì dù chỉ ở đó một mình. Khi ông mặt trời chưa qua khỏi ngọn tre, trong xóm vang lên tiếng í ới gọi nhau, không gian vọng lên tiếng mở chuồng bò đôm đốp. Đi sau đàn bò, đứa cầm cái cuốn bánh tráng to như cái kèn mà bên trong chỉ toàn cơm nguội và nước mắm, đứa gặm gói mì tôm sống, đứa thì bụng đói meo… Lúc đàn bò chăm chú gặm những miếng cỏ đầu tiên cũng là lúc chúng tôi tranh nhau những quả dúi vàng ngọt lịm, những trái múi dẻ vỏ mỏng tanh. Thỉnh thoảng chúng tôi loay hoay kiểm tra quân số bò nhà mình. Một con, hai con, ba con..., bò của đứa nào đủ thì tha hồ chơi tiếp nhưng thiếu một con là vắt chân lên cổ chạy đi tìm, kẻo nó đi lạc hoặc ăn nông sản của người ta trồng thì mông sẽ sưng vù. Những tháng hè nắng nóng, cỏ mọc ở gò khô héo cả, chúng tôi dời địa bàn sang bên sông. Quá chán chê những trò chơi quen thuộc, cả bọn động não tìm ra một trò mới. Sau một hồi bàn qua tính lại, chúng tôi quyết định ngày mai sẽ nấu cơm, lần này là nấu cơm bằng gạo hẳn hoi chứ không phải mấy trò chơi buôn bán giả vờ hồi nhỏ nữa. Tôi được phân công đem theo nửa lon gạo, thằng Đồng mang mấy lon sữa làm cái nồi, thằng Tài Mu mang cái quẹt lửa với con dao, con bé Thi thì đem mắm, muối, mấy đứa lớn hơn thì có nhiệm vụ vào ngày mai. Buổi tối, đứa nào cũng lăng xăng chuẩn bị xong phần của mình, hai con mắt cứ mở trao tráo không tài nào ngủ được vì lòng rạo rực mong trời sáng mau mau… Vẫn tiếng gọi í ới như mọi ngày nhưng hôm nay cả nhóm náo nức dễ sợ, mặt đứa nào cũng rạng rỡ hẳn ra. Đầu tiên phải dựng lên một cái chòi để cả bọn ngồi cho mát vừa chắn gió để nấu cơm. Sau đó mấy thằng con trai sẽ đi hái trộm mướp về nấu canh. Mấy đứa nhỏ hơn sẽ đi tìm nhánh cây khô về làm củi, đứa thì đi khoét cát thành mấy cái giếng nhỏ lấy nước sạch mà nấu đồ ăn. Mấy đứa còn lại lội xuống sông mò con ốc, bắt cá và tôm để bổ sung chất dinh dưỡng cho nồi canh. Cơm được nấu trong lon sữa nhưng thơm lạ kỳ, tiếng cơm sôi sùng sục cũng khác mọi ngày. Nồi canh nổi bồng bềnh vài con tép, cái ốc xấu số với mấy miếng mướp đã biến mất màu xanh vì lửa không đều. Sau một hồi cặm cụi thổi lửa, nêm nếm, mỗi đứa cũng được chia một nhúm cơm đựng trong lá cây. Dù chỉ có nắm cơm chấm nước mắm trơn ăn với muỗng canh nhạt nhưng đứa nào cũng khen ngon hơn cơm ở nhà gấp mấy lần. Mà lạ kỳ ghê, những thứ ấy ở nhà có đứa không thèm ăn vậy mà ra đến đây lại tranh nhau lượm từng hạt cơm dính dưới đáy lon. Chăn bò là việc tất nhiên phải làm, nhưng với tuổi thơ chúng tôi đó còn là cả một niềm sung sướng. Không sung sướng sao được khi hằng ngày đùa giỡn bên bạn bè thân thương, lắm trò đùa vui, ăn các sản vật của gò, của sông, được sống một cuộc sống tuổi thơ đúng nghĩa và tròn trịa. Nếu không có những ngày tháng ấy, chắc tuổi thơ của những đứa trẻ ở quê như tôi sẽ khô khan, tẻ nhạt lắm!
-mẹ đi ra đồng
-nghé con đi học
Có thể nói quang cảnh buổi sáng sớm thật rộn ràng và nhộn nhịp.
Cũng giống như :'Con đi đường học,mẹ di đường đời vậy'
Sự vất vả của mẹ mong 1 ngày con khôn lớn.
Sáng mai là ngày tôi đi thi “Nghé khỏe Nghé ngoan”. Suốt đêm tôi bồn chồn, thao thức không sao ngủ được. Tôi thầm nghĩ không biết liệu sáng mai mình có đoạt giải không? Các bạn cùng thi với tôi có to, mập và khỏe như tôi không? Ồ, liệu các bạn ấy có hồi hộp như tôi không nhỉ. Tôi mong sao anh gà gáy ngay bây giờ để trả lời cho những câu hỏi trong đầu tôi. Đợi mãi rồi anh gà cũng gáy. Mặt trời bắt đầu nhô lên chào mọi người. Tôi rối rít chạy quanh mẹ rồi giục mẹ dắt tôi đi thi. Lúc này tôi rất vui và phấn chấn.
Buổi sáng, mọi nhà đều mở cửa để đón bầu không khí trong lành và mát mẻ của những ngày đầu thu. Trên con đường làng, người người đi lại đông vui, tiếng nói cười, tiếng chuyện trò râm ran, rộn rã. Xen giữa những âm thanh đó là tiếng xoong chảo, bát đĩa va vào nhau lanh canh; tiếng anh chó đang sủa inh ỏi đòi ăn, rồi tiếng “meo meo” nũng nịu của em mèo nghe mà dễ chịu. Tiếng gáy của anh gà trống nghe mới oai vệ làm sao: “Ò ó o o… Ò ó o o o…”
Ông mặt trời tươi cười tiến dần lên cao, tỏa những tia nắng dịu dàng, mát mẻ xuống mặt đất. Những đám mây trắng phau đang trôi bồng bềnh trên nền trời xanh dịu nhẹ. Ước gì tôi được ngồi trên những đám mây đó để có thể ngắm những phong cảnh tuyệt đẹp trên thế giới này như lời các bác chim đã kể cho tôi nghe lúc đi ra đồng nhỉ!
Bên trái tôi là lũy tre đầu làng, hình như đã tươi tốt lên nhiều. Lá tre to hơn, ít bị dệt và xanh hơn. Mỗi khi có gió, lũy tre rì rào, rì rào nghe như đang hòa nhạc. Bên phải tôi là cánh đồng lúa sắp được thu hoạch. Hôm nay nhìn cánh đồng đẹp hơn hẳn so với chiều qua. Những cây lúa như cao, to hơn, lá lúa dài hơn, to vàng và khỏe hơn. Bông lúa nặng trĩu trông thật thích! Ngắm thửa ruộng của ông chủ lại gợi cho tôi một mùi rơm rạ ngon tuyệt, thơm như sữa mẹ.
Có lẽ hai hàng xoan ven đường là to, cao, và tốt hơn cả. Vỏ cây sần sùi, nứt nẻ. Lá cây xanh mướt, đẹp như được cô gió cắt tỉa khéo léo. Ôi! Bao giờ tôi mới cao như cây xoan kia để ngày nào các bạn chim cũng đến nghỉ chân trên đôi sừng của tôi nhỉ? Ồ, trên cây xoan to nhất có một tổ chích chòe. Chị chích chòe đang ấp trứng. Bên trái cây đó là một tổ chim ri. Hai chị đều đang ấp trứng và chuyện trò với nhau ríu ra ríu rít. Tôi lễ phép chào hai chị. Cả hai chị liền chào tôi rồi chúc tôi đi thi may mắn. Tôi cảm thấy như mọi vật đều chúc tôi thi tốt. Con đường tôi đi mọi ngày rất dài mà sao hôm nay bằng phẳng và ngắn đến thế. Chắc là nó cũng muốn giúp tôi hay sao ấy!
Lúc này tâm trạng tôi vui, lo lẫn lộn, nhưng tôi vẫn vui nhiều hơn. “Vui quá!” Tôi vừa đi vừa nhảy chân sáo khiến ai cũng tưởng tôi đoạt giải nhất rồi đấy!
Đề a: Bọn trẻ đứa nào đứa nấy tóc cháy khét, đỏ như râu ngô, da đen nhẻm vì nắng. Chúng thung thăng trên mình trâu, miệng vừa nghêu ngao hát vừa lùa đàn trâu tiến về phía sườn đồi: Đàn trâu vừa di chậm rãi vừa gặm cỏ, con nào cũng béo tròn. Buổi trưa, bọn trẻ không về làng mà ở lại bãi chăn. Mỗi đứa đều được mẹ hoặc chị gái chuẩn bị một phần cơm. Chúng lấy lá rừng trải xuống đất ngay dưới tán cây lớn rồi cùng ăn. Chúng vừa ăn vừa giưỡn, tiếng cười tiếng nói vang xa cả sườn đồi...
Thật thiệt thòi cho các bạn sinh ra và lớn lên ở đô thị, thành phố lớn. Các bạn không được tận hưởng, ngắm nhìn quang cảnh làng quê và những buổi sáng sớm hay những buổi chiều tà, những con sông uốn lượn hay những cánh đồng lúa chín… Còn với em, nơi em sinh ra, một vùng quê nghèo của miền Trung đầy nắng và gió. Cho dù đi bốn biển, năm châu thì cảnh làng quê em vẫn luôn lưu đọng trong tâm trí em không lúc nào nguôi.
Quê em nghèo lắm, quanh năm người dân nơi đây quen sống với những cồn cát, những cái nắng nóng và những cơn gió Lào nóng, khô như táp vào mặt. Ngôi làng em sống thuộc vào một số ít những ngôi làng may mắn được nằm cạnh cánh đồng bao la, bát ngát. Đứng ở phía cổng làng, phóng tầm mắt ra xa đã có thể thấy rõ sự mênh mông của cánh đồng lúa quê em.
Bước chân vào ngôi làng đơn sơ, tĩnh lặng này, là một cây đa cổ thụ với những cành lá sum xuê, phải tới 4 người mới có thể ôm xuể thân cây chắc nịch đó. Ông nội em kể rằng cây đa này có từ thời ông còn nhỏ nó đã sừng sững trước cổng làng. Mỗi khi đi chăn trâu cắt cỏ, ông cùng bạn bè vẫn tụ tập dưới gốc đa để chơi các trò chơi dân gian. Chắc có lẽ “ Cụ đa” đã được hàng trăm tuổi. Cây đa đầu làng này là nơi dừng chân nghỉ ngơi của người dân sau khi làm đồng đi ngang qua đó, cũng là nơi để các ông, bà già và lũ trẻ ngồi hóng gió giữa trưa hè oi bức.
Ở ngay cạnh cây đa trăm tuổi là một giếng nước rất to và rất trong. Người dân trong làng em gọi đó là giếng Đình. Mọi người cùng lấy nước ở đó để sinh hoạt. Nước giếng rất trong, có thể nhìn thấy cả bầu trời chiếu rọi xuống đó. Mẹ vẫn bảo nước giếng đó rất “ngon”, nếu múc về nấu nước chè xanh thì rất tuyệt. Người lớn xóm em, đặc biệt là các cụ già ai cũng thích uống nước chè được nấu bằng nước giếng làng.
Trông ra phía xa xa một chút ở giữa làng em là một cái ao làng có rất nhiều sen, mùa hè hoa sen nở rộ đưa hương thơm ngát cả làng. Em thích được ngắm hồ sen vào buổi sáng, khi cánh hoa còn đọng lại một vài hạt sương mai trong suốt như pha lê. Ai đã từng đặt chân đến nơi đây cũng đều khen cảnh làng quê em thật đẹp và tĩnh lặng. Một phần nhờ có ao sen mà ngôi làng cũng như trở nên xinh đẹp và nên thơ hơn.
Diện tích làng em tuy nhỏ, dân cư thưa thớt, những ngôi nhà cách xa nhau nhưng con người nơi đây sống với nhau rất tình cảm, thân thiết. Mỗi buổi sáng sớm thức dậy, khi ánh mắt trời bắt đầu nhú sau rặng tre, đâu đó tiếng chim hót líu lo trên cành cây chào buổi sáng như một bản hòa tấu sôi động, ở đầu làng mọi người đã chuyện trò rôm rả, người vác cuốc, người vác cày, người dắt trâu tấp nập ra đồng bắt đầu ngày lao động mới bận rộn. Bọn con nít thì tíu tít ôm vai bá cổ, vui vẻ cắp sách đến trường. Ai ai cũng bận rộn nhưng người người đều vui vẻ.
Vào lúc mặt trời bắt đầu lặn, bao trùm lên ngôi làng bé nhỏ là màu đỏ rực ở phía xa dãy núi đằng chân trời. Làng quê em trở nên yên bình, êm ả và thoải mái. Những cơn gió hiu hiu thổi làm đung đưa những khóm hoa dại ven đường, đưa hương lan tỏa khắp mọi nơi. Đó là mùi cỏ mới. Những đàn trâu nhở nhơ gặm cỏ ở đằng xa được lũ con nít chăn trâu lùa về, con nào con nấy đều no căng bụng, bước đi chậm chạp, lững thững. Khói bốc lên nghi ngút trên những mái ngói đỏ tươi, nhiều gia đình đang chuẩn bị bữa cơm tối. Cảnh làng quê em giờ đây khiến em mê mẩn, vì sự bình dị và ấm áp lạ thường của nó.
Làng quê em – nơi trôn rau, cắt rốn của em là một nơi bình dị, thân quen như thế. Dù làng quê em còn nghèo, người dân nơi đây còn vất vả, nhưng em hi vọng mọi người sẽ chung tay cùng xây dựng ngôi làng nhỏ này thanh một ngôi làng trù phú hơn. Bản thân chúng em cũng cố gắng học tập để mai này trưởng thành và có cơ hội được xây dựng, cống hiến cho quê hương mình.
Bài làm 2: Em hãy tả cảnh làng quê em
Em sinh ra và lớn lên tại một làng quê nằm men bên bờ sông Hồng với những nương dâu, bãi ngô xanh ngắt một màu. Cảnh làng quê em là một cái gì đó rất thân quen, thân quen đến lạ thường mà mỗi khi rời xa nơi đó hình ảnh cảnh làng quê vẫn hiện hữu trong tâm trí em. Nơi đó, trong tâm khảm của em, chính là quê hương, là những điều thân thuộc nhất như thể cha mẹ, anh em và máu thịt của mình.
Làng em nằm sau những rặng tre già chẳng biết có tự bao giờ. Mỗi sáng sớm, những ngọn tre như chiếc cần câu “kéo” ông mặt trời lên cao, chiếu những ánh nắng sớm tinh khôi xuống những mảnh vườn và cả những con ngõ quanh co từ đầu xóm này cho đến cuối thôn kia. Đầu làng em có cây đa cổ cũng hàng trăm tuổi. Cây đa tỏa bóng rộng khắp, trở thành nơi mà bà con nông thường hay ngồi nghỉ mỗi buổi đi làm đồng về. Đó cũng là nơi bọn trẻ chúng em hay tập trung chơi bi, chơi chuyền khi chăn trâu thả bò quanh đó. Từ cổng làng nhìn vào chỉ thấy một màu xanh ngắt, thi thoảng điểm những mái nhà ngói đỏ và những cây cau cao vút.
Từ đầu làng đi vào là cánh đồng lúa xanh ngắt hai bên đường. Đến mùa thu hoạch, cánh đồng lúa lại rộ lên một màu vàng óng của lúa chín. Vào làng, những nếp nhà dần dần hiện ra. Những con ngõ quanh co, tường cũ rêu mốc. Giữa làng là một ao sen nhỏ. Vào mùa sen nở, hương thơm đưa thoang thoảng thơm ngát khắp cả làng. Những cây gạo cuối làng đang thắp lên những bông hoa đỏ như những ngọn đèn quả nhót, những hàng xoan cũng bắt đầu nở hoa tím vào những ngày tháng Ba. Đám trẻ con chúng em chiều nào cũng lấy hoa gạo chơi đồ hàng, ngay dưới gốc cây.
Làng em tuy nhỏ, nhưng người người sống bên nhau rất tình cảm, thân thiết như ruột thịt. Khi ngày mới bắt đầu, mặt trời lên đến ngọn tre cũng là lúc tiếng í ới gọi nhau từ đầu làng. Tiếng của các bác nhà nông gọi nhau đi làm đồng, tiếng của lũ trẻ con nói chuyện, rủ nhau đi học. Tiếng trâu bò, tiếng gà rồi thì cả tiếng chim ríu rít chuyền trên cành cây cao. Tất cả cảnh vật và âm thanh đã tạo nên một bức tranh làng quê thật sôi động. Cảnh làng quê em là như vậy đấy, thật bình yên và thân thương biết bao.
Vào những buổi chiều, mặt trời bắt đầu khuất núi, một màu đỏ rực bao trùm lên tất cả ngôi làng. Làng em khi ấy trở nên thật thanh bình và yên ả. Đó cũng là lúc cánh diều của lũ trẻ con chúng em bay tít lên cao trên những triền đê lộng gió. Đám con nít bắt đầu lùa đàn trâu đã no cỏ đằng xa về gần đến cổng làng. Phía trên những mái nhà ngói đỏ, những làn khói bếp quyện với sương chiều càng khiến cho làng quê trở nên bình dị và ấm áp đến lạ thường.
Cảnh làng quê em không tấp nập, nhộn nhịp như những khu đô thị, những thành phố lớn. Làng em thật bình yên và xanh mát bên dòng sông Hồng vẫn hàng ngày trở nặng phù sa để bồi đắp thêm cho những bãi ngô, nương dâu, những cánh đồng lúa vàng và những nếp nhà bình dị và thân quen. Đó là nơi mà bất cứ ai khi đi xa cũng sẽ nhớ và luôn hi vọng được trở về. Mong rằng làng quê em sẽ ngày một giàu đẹp hơn, cảnh làng quê em sẽ mãi bình yên như thế.
Bài 1:
Đáp án: Số 8 nằm ngang là vô cùng
Bài 2:
Con lừa mẹ là con bất hiếu (mất dạy)
(Từ nay về sau đừng đăng các câu linh tinh như câu hai nữa!)
chia 10 con trâu vào 10 cái chuông và để thừa 1 cái chuông vì đề bài ko cho con nào ở ngoài chứ đâu có ko cho cái chuông nào ở ngoài
Trong các con vật, mỗi con lại có một ưu điểm riêng. Mèo thì bắt chuột, chó để trông nhà, gà trống đánh thức mọi người mỗi sáng, còn trâu lại giúp bác nông dân cày ruộng. Nhà bà em cũng nuôi một chú trâu. Trâu là loài vật em thích nhất.
Chú trâu nhà bè trông thật lực lưỡng, khỏe mạnh. Thân chú mập mạp với làn da đen. Cái đầu to luôn chúi về phía trước của chú có cái mũi đen xỏ một sợi dây thừng. Hai tai trâu như hai cái lá đa cứ phe phẩy, phe phẩy. Nổi bật trên cái đầu ấy là cặp sừng cong và nhọn hoắt. Đây là vũ khí lợi hại nhất của chú. Bình thường hiền lành là thế nhưng khi có điều gì tức giận chú lại giương cặp sừng nhọn hoắt ra khiến đối thủ khiếp sợ. Bốn cái chân rắn chắc đỡ lấy thân hình nặng nề rất có ích mỗi khi cày ruộng. Cái đuôi dài suốt ngày ngoe nguẩy rất đáng yêu. Trông chú như một lực sĩ vậy.
Chú trâu nhà bà cày ruộng rất khỏe. Từ tờ mờ sáng, bác em đã dắt trâu ra đồng. Sau khi mắc ỏe cày vào cổ trâu, bác quất một roi vào thân trâu, dục “Đi”. Chú trâu hiểu ý chậm rãi đi đều đều trên mảnh ruộng. Cái cày cũng ngoan ngoãn đi theo trâu. Trâu đi qua chỗ nào đất cũng tơi xốp hơn giúp bác em gieo mạ dễ dàng. Trâu cày rất chăm chỉ, hăng say. Mặt trời đã lên cao mà trâu và bác em vẫn hì hục làm việc. Đến xế chiều, mảnh ruộng rộng đã được cày xong xuôi. Bác em lấy tay lau mồ hôi trên trán, vuốt ve chú trâu trìu mến. Trâu nghiêng nghiêng đầu nhìn mảnh ruộng như hạnh phúc với thành quả lao động của mình. Bác dắt trâu về nhà, buộc vào chuồng. Em đi theo bà ra cho trâu ăn. Bà cho đầy rơm vào chuồng cho nó ăn suốt đêm. Sau một ngày làm việc mệt mỏi, trâu ăn no nê rồi lại lim dim mắt ngủ. Cứ chợp mắt một chút, chú lại tỉnh, he hé mắt nhìn rồi lại ngủ tiếp trông rất ngộ.
Có lần, cu Đức – con của cậu em ru em đi chăn trâu ngoài bờ đê. Ngồi trên lưng trâu ngắm nhìn bờ đê thật tuyệt. Đức chọn một chỗ nhiều cỏ tươi nhất cho trâu ăn. Khi thấy trâu ăn no nê, chúng em dắt trâu xuống đê tắm rửa, uống nước. Lúc người làm đồng về nhà, chúng em cũng dắt trâu về. Nó được ăn no căng bụng, uống nước hả hê. Trông nó lúc này béo múp béo míp trông thật thích mắt.
Em rất yêu quý chú trâu nhà ngoại. Nhờ có chú nên những người nông dân như bà nội em được mùa bội thu. Chú là người bạn thân thiết của nông dân Việt Nam. Tôi càng thấm thía câu nói “Con trâu là đầu cơ nghiệp”.
Trong các con vật, mỗi con lại có một ưu điểm riêng. Mèo thì bắt chuột, chó để trông nhà, gà trống đánh thức mọi người mỗi sáng, còn trâu lại giúp bác nông dân cày ruộng. Nhà bà em cũng nuôi một chú trâu. Trâu là loài vật em thích nhất.
Chú trâu nhà bè trông thật lực lưỡng, khỏe mạnh. Thân chú mập mạp với làn da đen. Cái đầu to luôn chúi về phía trước của chú có cái mũi đen xỏ một sợi dây thừng. Hai tai trâu như hai cái lá đa cứ phe phẩy, phe phẩy. Nổi bật trên cái đầu ấy là cặp sừng cong và nhọn hoắt. Đây là vũ khí lợi hại nhất của chú. Bình thường hiền lành là thế nhưng khi có điều gì tức giận chú lại giương cặp sừng nhọn hoắt ra khiến đối thủ khiếp sợ. Bốn cái chân rắn chắc đỡ lấy thân hình nặng nề rất có ích mỗi khi cày ruộng. Cái đuôi dài suốt ngày ngoe nguẩy rất đáng yêu. Trông chú như một lực sĩ vậy.
Chú trâu nhà bà cày ruộng rất khỏe. Từ tờ mờ sáng, bác em đã dắt trâu ra đồng. Sau khi mắc cày vào cổ trâu, bác quất một roi vào thân trâu, dục “Đi”. Chú trâu hiểu ý chậm rãi đi đều đều trên mảnh ruộng. Cái cày cũng ngoan ngoãn đi theo trâu. Trâu đi qua chỗ nào đất cũng tơi xốp hơn giúp bác em gieo mạ dễ dàng. Trâu cày rất chăm chỉ, hăng say. Mặt trời đã lên cao mà trâu và bác em vẫn hì hục làm việc. Đến xế chiều, mảnh ruộng rộng đã được cày xong xuôi. Bác em lấy tay lau mồ hôi trên trán, vuốt ve chú trâu trìu mến. Trâu nghiêng nghiêng đầu nhìn mảnh ruộng như hạnh phúc với thành quả lao động của mình. Bác dắt trâu về nhà, buộc vào chuồng. Em đi theo bà ra cho trâu ăn. Bà cho đầy rơm vào chuồng cho nó ăn suốt đêm. Sau một ngày làm việc mệt mỏi, trâu ăn no nê rồi lại lim dim mắt ngủ. Cứ chợp mắt một chút, chú lại tỉnh, he hé mắt nhìn rồi lại ngủ tiếp trông rất ngộ.
Có lần, cu Đức – con của cậu em ru em đi chăn trâu ngoài bờ đê. Ngồi trên lưng trâu ngắm nhìn bờ đê thật tuyệt. Đức chọn một chỗ nhiều cỏ tươi nhất cho trâu ăn. Khi thấy trâu ăn no nê, chúng em dắt trâu xuống đê tắm rửa, uống nước. Lúc người làm đồng về nhà, chúng em cũng dắt trâu về. Nó được ăn no căng bụng, uống nước hả hê. Trông nó lúc này béo múp béo míp trông thật thích mắt.
Em rất yêu quý chú trâu nhà ngoại. Nhờ có chú nên những người nông dân như bà nội em được mùa bội thu. Chú là người bạn thân thiết của nông dân Việt Nam. Tôi càng thấm thía câu nói “Con trâu là đầu cơ nghiệp”.