Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Mở bài:
Thật không có loài hoa nào có vẻ đẹp cao sang và lộng lẫy như hoa mai. Trong mỗi dịp tết đến xuân về, hoa mai bung nở vàng cả thôn làng, dệt nên sắc xuân tươi thắm. Sắc vàng rực rỡ làm không gian tết trở nên sống động khác thường.
- Thân bài:
Nếu người miền Bắc yêu chuộng cái sắc hồng son phơn phớt của hoa đào thì người miền Nam lại say mê cái sắc vàng ươm tươi tắn của hoa mai. Cả hai loài hoa đều mang đến cho cái tết cổ truyền Việt Nam nét xuân quyến rũ và sức sống mãnh liệt trong nghìn năm qua.
Ở nước ta, mai có hai loại: mai xuân và mai tứ quý. Mai xuân chỉ nở khi mùa xuân đến. Mai tứ quý là hoa mai nở rải rác quanh năm. Mai tứ quý là một loại hoa mai vàng nhưng sau khi rụng cánh hoa còn lại đài hoa đỏ và hạt xanh (khi chín hạt sẽ chuyển thành màu đen). Bởi vậy khi hoa đã tàn mà người ta còn ngỡ như cây mai đang chuyển sang một vận hội khác.
Còn có một loại hoa mai khác nở hai lần trong năm. Chính vì vậy loài mai này còn có tên là “Nhị độ mai” (tức “mai nở hai lần”).
Cây mai có dáng vẻ thanh cao đến kì lạ. Thân cây mềm mại, lá xanh thắm biếc dịu dàng, hoa tươi rực rỡ. Mai thường trút lá vào mùa đông và ra hoa vào mùa xuân. Để cho hoa nở đúng vào ngày mùng một đầu năm người ta thường bẻ lá đồng loạt và tưới cây. Việc làm ấy nhằm kích thích nụ hoa bung nở và lộc biếc vươn cành. Ngày đầu năm mới, một vài đóa mai nở chen lẫn trong lộc non chồi biếc là dấu hiệu của sự an lành, thịnh vượng, niềm may mắn sẽ đến.
Hoa mai nở thành từng chùm, có cuốn dài treo lơ lửng trên cành, thoảng mùi thơm e ấp, kín đáo. Mỗi nụ hoa mai thường có năm cánh. Cá biệt có hoa tới những chín cánh, mười cánh. Những cánh hoa vàng kết dính vào tâm, xếp đều trên đài hoa màu xanh khỏe khoắn tạo nên nét tương phản hài hòa làm nổi bậc sắc vàng tươi. Nhị hoa bé xíu rung rinh trong gió. Từng chùm lá non khoe khuẩy trong nắng. Dân gian vẫn tin rằng năm mới nhà nào có cành mai như vậy là dấu hiệu của an lành, của một năm thịnh vượng, an khang.
Ấn tượng nhất là khi hoa mai nở. Mới đêm qua, búp nụ còn e ấp, thế mà sáng ra, cả cây mai rực rỡ sắc vàng. Nhìn xa xa giống như một chiếc đèn lồng khổng lồ. Những cánh hoa bé xíu dịu dàng đu đưa trước gió cho ta cảm giác thanh bình, ấm áp ngày xuân. Có lẽ, hoa mai là loài hoa thắng thế trong cuộc đua sắc màu. Nó là loài hoa nở trong ngày đầu tiên của năm, là loài hoa nhiều hoa và rực rỡ nhất.
Tươi đẹp là thế. Rực rỡ là thế. Tuy nhiên, hoa mai nhanh nở chóng tàn. Hoa nở trong tuần là bắt đầu rụng cánh. Từng cánh hoa thưa thớt rụng xuống. Rồi bỗng một sớm nào đó, toàn bộ cây mai trút bỏ chiếc áo vàng chỉ còn trơ trọi cành. Mấy búp chồi xanh cũng đứng trầm tư trong im lặng như tiếc nuối sắc hoa. Thế nên, người xưa hoa mai thường ví như cái đẹp mỏng manh, dễ vỡ.
Nếu hoa cúc bình dị, hoa đào tươi tắn thì hoa mai lại mang vẻ đẹp cao sang hiếm có. Thế nhưng, cái cao sang ấy không kiêu hãnh như hoa hồng, thược dược, lay ơn,… mà âm thầm lặng lẽ đến khiêm nhường. Bởi thế, hoa mai rất dễ hòa hợp với mọi không gian. Từ vườn quê thanh bình đến phố thị náo nhiệt, hoa mai luôn giữ vị trí không thể thay thế được trong mọi gia đình vào ngày tết đến xuân về.
Có mai là có xuân. Xuân đến tết về. Một cành mai cắm vào lọ độc bình để ở chính giữa nhà là đã có cả một mùa xuân rực rỡ, một cái Tết đầy hi vọng đang ngự trị trong gia đình. Người ta chơi mai không phải chơi để thưởng ngoạn. Chơi mai là để trân quý cái đẹp của đất trời xứ sở. Mỗi cành hoa mai còn biểu hiện cả cuộc sống gia đình sum vầy trong năm mới sắp đến.
Bằng một cây mai, người Việt đã đưa vũ trụ nhân sinh vào trong thú chơi tao nhã này. Một cành mai như thế phải có đủ cả thượng, hạ, tả, hữu; bao gồm cả thiên, địa, nhân. Lại có cả ngũ hành tương sinh tương khắc hòa quyện triết lí Đông phương. Nếu phần thân rễ biểu hiện cho cốt cách cứng cỏi của người quân tử thì phần hoa thịnh khai nở rộ trong ba ngày tết thêm lá non nẩy lộc tươi mát là nguồn hạnh phúc, là tài lộc vượng phát, sung túc của gia đình trong năm mới đang lần lần đi tới với gia chủ.
- Kết bài:
Đến rồi đi, nở rồi tàn nhanh chóng theo thời gian. Đời hoa ngắn ngủi vô thường. Bởi vậy, hoa mai được xem như là biểu trưng sâu sắc cho cái vòng xoay tuần hoàn đầy khắc nghiệt của vũ trụ. Từ nghìn năm qua, hoa mai vẫn giữ một vai trò trọng yếu trong tâm linh người Việt. Hoa mai trở thành biểu tượng của mùa xuân, của cái đẹp đất trời, của tâm hồn Việt Nam bình dị mà hòa thắm yêu thương.
Tết đến xuân về, em và bố cùng đi chợ hoa sắn Tết. Ở chợ, ai nấy đều nô nức chọn về cho gia đình mình một cây đào, cây quất để trang trí cho ngôi nhà thân yêu của mình. Cây đào ngày Tết mang đến sự may mắn cho cả gia đình trong dịp năm mới. Bởi vậy mà em và bố phải chọn cây thật đẹp.
Đi cả ngày thì cuối cùng em và bố cũng đã chọn được một cây đào phai trông rất đẹp. Cả gia đình em đều rất thích và thống nhất đặt cây đào ở phòng khách để cả nhà cùng ngắm. Nếu chỉ tả cây đào ngày Tết thì cũng không khó để hình dung ra. Dáng cây đào tỏa thành hình tròn, thân uốn lượn hình rồng bay. Thân cây màu nâu sẫm, những cành cây cong vút nhưng mềm mại, chìa ra thành từng nhánh nhỏ. Lá đào mọc tập trung chủ yếu ở trên ngọn cành, màu xanh non. Nụ hoa hé nở, mập mạp đậu trên cành cây khẳng khiu nhìn mới đẹp mắt làm sao! Một số bông hoa đã nở trước thành những điểm nhấn của cành đào. Cánh đào màu hồng nhạt, những cánh hoa xếp trồng lên nhau. Nhị hoa màu vàng tươi được nâng niu trên đài hoa xanh non. Hương hoa đào mùi thơm thoang thoảng nhưng lại rất quyến rũ đối với các loài ong bướm.
Đã cận kề ngày Tết, gia đình em ai ai cũng bận rộn với các công việc trong nhà. Còn riêng em và các anh chị thì quấn quýt bên cây đào ngày Tết bằng những sợi dây kim tuyến, đèn màu xanh đỏ. Hình ảnh cây đào ngày Tết đã khiến cả căn phòng bừng sáng, rực rỡ và trở nên ấm áp hơn bao giờ hết. Đã có lần em hỏi bà nội rằng tại sao cây đào ngày Tết lại tượng trưng cho sự may mắn trong dịp năm mới. Bà trả lời em rằng chính sắc thắm của hoa là sự may mắn vì thế mà mọi người thường trưng bày ngày tết để mang đến sự may mắn cho cả năm. Vì vậy mà họ đã chọn cây đào là cây tượng trưng cho ngày Tết. Nghe bà giải thích xong, em lại càng cảm thấy quý cây đào ngày Tết hơn.
Em thầm ước sang năm cả gia đình sẽ gặp may mắn cả năm, đúng như ý nghĩa tuyệt vời của cây đào ngày Tết mang lại. Cho tới bây giờ, kì nghỉ Tết cũng sắp hết nhưng ấn tượng về cây đào ngày Tết vẫn in sâu trong tâm trí em. Mong sao hình ảnh cây đào ngày Tết và ý nghĩa của nó sẽ được mọi gia đình lưu truyền cho con cháu, để phong tục ngày Tết này sẽ được giữ mãi đến mai sau.
Biết bao nhiêu nhân vật đẹp đi theo mãi trong tâm trí em nhưng em nhớ nhất vẫn là hình ảnh anh trai cày trong câu chuyện ” Cây tre trăm đốt” mà bà đã kể cho em nghe. Anh trai cày thật hiền lành và chăm chỉ …Vậy anh có được hạnh phúc không? Hãy nghe em kể lại chuyện đó nhé.
Ngày xưa, ở một làng nọ có một anh trai cày mô côi cha mẹ từ bé. Anh được một lão nhà phú hộ thuê. Vốn hiền lành, chất phác nên lão bảo gì anh làm nấy. Một hôm, lão gọi anh đến dỗ ngon, dỗ ngọt: “Con ở nhà ta đã lâu, lại thấy con ngoan ngoãn, hiền lành nên ta định gả con gái cho con. Với điều kiện trong ba năm, con phải làm ăn đến nơi đến chốn”. Thấy lão nói thế, anh mừng lắm, cứ tưởng thật nên anh càng làm việc hăng say hơn. Nhờ ba năm làm việc cực nhọc của anh, giờ đây lão đã tậu thêm được ruộng vườn, nhà cửa và nhiều thóc lúa. Trong ba năm đó, lão đã ngầm hứa gả con một lão buôn giàu có. Gần đến ngày lão nói với anh
là gả con gái cho anh, lão bảo anh vào rừng tìm một cây tre trăm đốt làm của hồi môn. Anh liền vào rừng tìm cây tre trăm đốt. ở nhà, lão phú hộ nghĩ thầm: “Làm gì có tre trăm đốt mà tìm thể nào nó cũng bị rắn cắn, hổ vồ”. Trong rừng anh đang cố gắng tìm được thứ lão phú hộ cần, nhưng nhiều lắm cũng chỉ có năm mươi đốt. Anh tìm đến hai ngày sau vẫn không thấy cây tre trăm đốt. Buồn quá, anh ngồi xuống cạnh một cái cây mà khóc. Thấy thế, Bụt hiện lên hỏi: “Tại sao con khóc”. Anh trai cày kể lại đầu đuôi câu chuyện cho Bụt, Bụt bảo: “Chuyện đó khó gì, con hãy tìm cho ta một tram đốt tre và hô “khắc nhập, khắc nhập” thì các đốt tre sẽ liền lại thành một cây, còn hô “khắc xuất, khắc xuất” thì cây lại rời ra”. Anh định cảm ơn thì Bụt đã biến mất. Anh tìm đủ một trăm đốt tre rồi bó lại mang về. Đến nơi, anh thấy tiệc tùng linh đình trong nhà phú hộ. Anh tức lắm nhưng vẫn hô: Khắc nhập, khắc nhập, cây nhập liền lại vươn thẳng lên trời. Mọi người ngạc nhiên chạy ra xem. Lão phú hộ chen trong đám người bước ra với vẻ mặt ngạc nhiên. Anh liền đọc: “Khắc nhập, khắc nhập” thế là lão phú hộ dính chặt vào cây. Lão phú hộ van xin anh. Mãi sau anh mới khoan thai đọc: “Khắc xuất, khắc xuất” thế là lão phú hộ rời ra khỏi cây tre và phải gả con gái cho anh. Hai vợ chồng anh trai cày sống với nhau vui vẻ.
Qua câu chuyện, em thấy “ở hiền gặp lành” còn ngược lại “ở ác gặp ác”. Cái thiện luôn thắng cái ác. Em càng yêu quí cái thiện hơn.
Tôi là Khoai, là một người nông dân hiền lành. Nhà tôi nghèo, bố mẹ lại mất sớm nên tôi phải đi ở cho một lão nhà giàu trong làng. Nhà lão ta rất nhiều ruộng vườn, trâu bò, của cải nhưng lão chưa thoả mãn. Thấy tôi hiền lành, khoẻ mạnh, chăm chỉ lại thạo việc đồng áng, lão ta muốn tôi làm lợi thật nhiều cho lão. Một hôm, lão ta gọi tôi đến và khôn khéo nói với tôi:
- Con chịu khó thức khuya dậy sớm làm lụng giúp ta, chớ quản nhọc nhằn, ba năm nữa ta sẽ gả con gái và cho hai vợ chồng một nửa gia tài.
Nghe lão dỗ ngon dỗ ngọt, tôi tưởng lão nói thật và cứ thế quần quật làm việc cho lão. Sau ba năm, nhờ công sức của tôi, lão có thêm nhà ngói, sân gạch, tậu thêm được trâu bò, ruộng vườn. Rồi một hôm, lão lại gọi tôi đến và bảo với tôi một cách thân mật:
- Con thật có công với nhà ta. Con đã chịu khó ba năm trồng cây sắp đến ngày ăn quả. Cơ ngơi nhà ta chỉ còn thiếu cây tre trăm đốt, con gắng lên rừng tìm cho được đem về, ta sẽ gả con gái cho.
Tôi mừng quá bèn hăm hở xách dao lên rừng. Tôi không hề biết rằng lão nhà giàu đã không giữ lời hứa năm xưa. Lão đã ngấm ngầm nhận lời gả con gái cho con trai một lão nhà giàu khác trong vùng. Hôm tôi lên rừng cũng chính là hôm hai lão nhà giàu chuẩn bị làm lễ cưới cho con trai, con gái cùa chúng. Sau này nghe mọi người kể lại tôi mới biết ràng: ở nhà, hai lão nhà giàu hí hửng bảo nhau: “Cái thằng ngốc ấy có đi quanh năm, suốt tháng cũng đố mà kiếm được cây tre dài đủ trăm đốt! Thế nào rồi cũng bị rắn cắn, hổ vồ”.
Tôi hì hục trèo đèo, lội suối, luồn hết bụi này bờ khác tìm kiếm, nhưng chi thấy những cây tre thấp bé bình thường, cây cao nhất cũng chưa được năm chục đốt. Thất vọng quá, tôi ngồi bưng mặt khóc. Bỗng nhiên có ai đặt tay lên vai tôi và một giọng êm ái cất lên:
- Làm sao con khóc giữa rừng vậy?
Nghe tôi kể lể sự tình, Bụt cười, bảo:
- Khó gì việc ấy! Con hãy chặt đủ một trăm đốt tre, đem xếp nối với nhau rồi hô: “Khắc nhập, khắc nhập” thì có ngay cây tre trăm đốt thôi!”.
Nói xong, Bụt biến mất. Tôi làm đúng lời Bụt bảo. Quả nhiên cả trăm đốt tredính liền với nhau thành một cây tre dài trăm đốt thật! Tôi sung sướng nâng cây tre lên vác về. Nhưng cây tre dài quá, vướng bờ bụi, không sao đưa ra khỏi rừng được. Không biết làm thế nào, tôi cùng chỉ biết ngồi khóc. Bụt lại hiện lên hỏi:
- Có cây tre trăm đốt rồi, sao con còn khóc?
Tôi nói với Bụt là cây tre dài quá không thể vác về nhà được. Bụt liền ân cần bảo:
- Con hãy hô: “Khắc xuất, khắc xuất” thì những đốt tre ấy sẽ rời ra!
Tôi làm theo lời Bụt và đúng là cả trăm đốt tre rời ra thật. Tôi kiếm dây buộc thành hai bó, gánh về.
Lúc về tới nơi, thấy hai họ đang ăn uống linh đình và sửa soạn đón dâu, tôi mới biết là lão nhà giàu lừa mình. Tôi giận lắm nên không nói gì cả. Tôi lẳng lặng xếp một trăm đốt tre nổi nhau và hô: “Khẳc nhập, khắc nhập”. Một cây tre đúng trăm đốt tươi xanh óng ả hiện ra trước mắt mọi người. Ai cũng ngạc nhiên, trầm trồ thán phục. Lão chủ cũng chạy lại gần cây tre để xem, tôi đọc luôn: “Khắc nhập, khắc nhập”. Lão ta bị dính chặt vào cây tre, cố giãy giụa nhưng không tài nào rứt ra được. Lão thông gia thấy vậy, chạy lại định gỡ cho lão chủ nhà. Đợi lão tới gần, tôi lại đọc: “Khắc nhập, khắc nhập”. Thế là lão ta cũng bị dính chặt luôn vào cây tre. Hai lão nhà giàu kêu khóc thảm thiết, van lạy tôi xin tôi gỡ ra cho. Lão chủ hứa trước hai họ sẽ gả con gái cho tôi ngay hôm đó. Lúc bấy giờ, tôi mới khoan thai đọc: “Khắc xuất, khắc xuất”. Tức thì hai lão kia rời khỏi cây tre và cây tre cũng rời ra thành trăm đốt. Tôi làm lễ cưới với cô gái xinh đẹp con lão nhà giàu đó. Hai vợ chồng tôi sống với nhau hạnh phúc đến đầu bạc răng long.
Vũ Thị Tuyết Trinh - Hà Tây
Nhận xét của giáo viên:
* Những ưu điểm cần học tập
Trinh đã chọn một câu chuyện cổ tích với hai nhân vật chính quen thuộc: lão nhà giàu và anh nông dân nghèo khổ để kể lại. Câu chuyện “Cây tre trăm đốt” diễn ra khá tự nhiên theo đúng diễn biến của cốt truyện. Ngôi kể được sử dụng nhất quán từ đầu đến cuối câu chuyện. Qua lời kể của anh Khoai, ta có cảm giác như không phải đang nghe một câu chuyện cổ tích mà nghe lời tâm sự của anh về cảnh ngộ mình đã trải qua. Bởi Trinh đã bộc lộ rất tốt tâm trạng của anh Khoai với đủ mọi cung bậc tình cảm: từ vui (“Tôi mừng quá bèn hăm hở xách dao lên rừng”); đến buồn (“Thất vọng quả, tôi ngồi bưng mặt khóc”); đến giận dữ (“Tôi giận lắm nên không nói gì cả”); đến bình thản (“Lúc bấy giờ tôi mới khoan thai đọc: “Khắc xuất, khắc xuất”).
Bài văn tả cây mai:
Thành phố Hồ Chí Minh mỗi dịp Tết đến xuân về lại chan hòa trong ánh nắng ấm áp. Những tia nắng đầu năm tươi mới ấy như càng làm đẹp thêm cho cây hoa mai đón Tết của gia đình em.
Cây mai ấy bố và em đã đi mua trong ngày hai mươi tám Tết. Đó là một cây nhỏ, chỉ cao chừng bảy mươi xăng ti mét nhưng có rất nhiều nụ, nụ hoa lại mập mạp rất đáng yêu. Thân cây ở phía gốc to bằng cổ tay em, càng lên cao càng nhỏ dần. Vỏ cây nâu mốc, xù xì chứng tỏ nó đã khá già. Đặc biệt, thân mai được uốn sao cho cây vươn lên xoắn theo hình trôn ốc rất độc đáo. Những cành mai vì thế mà mọc xòe ra nhiều phía, tạo thành tán tròn ôm lấy thân cây làm tâm điểm. Nhìn cây mai, chẳng khác nào một ngọn tháp tí hon. Lá cây rất nhỏ và thưa, cành rất nhiều những chiếc nụ nho nhỏ, xinh xắn. Nụ mai được bao bên ngoài bởi một lớp vỏ màu nâu, khi bông đã đến khi nở, lớp vỏ ấy sẽ rụng đi. Bố em nói rằng cây mai này rồi sẽ nở hoa rất đẹp. Bố cẩn thận đặt cây vào một chậu sứ màu gan gà rồi mang vào giữa phòng khách.
Sáng ngày mùng một Tết. Khi cả nhà em bước ra phòng khách, ai cũng ngỡ ngàng nhìn cây mai với ánh mắt say mê. Hoa đã nở rất nhiều, màu hoa mai vàng tươi như ánh nắng ban mai (có phải vì thế mà hoa có cái tên là "hoa mai"?). Cái tháp nhỏ ngày hai mươi tám thoắt đã vụt trở thành một chiếc tháp vàng rực rỡ. Từ đỉnh tháp đến chân tháp, những bông hoa xòe cánh bao phủ. Hoa mai cũng có năm cánh như hoa đào ngoài Bắc nhưng cánh mai to hơn một chút. Ngoài ra, hoa mai có thể có bảy hoặc chín cánh trên một bông. Cánh hoa vàng tươi được nâng đỡ bởi đài hoa xanh non trông thật đẹp mắt. Ở giữa bông hoa là nhị hoa dài và nhụy hoa cũng mang màu vàng tươi như cánh. Nhìn bông hoa mai xoe tròn, ai ai cũng thích thú muốn ngắm mãi không thôi!
Em cẩn thận đem những phong bao lì xì màu đỏ kèm bên trong là những lời chúc tết, những chiếc đèn lồng đỏ nhỏ xíu xiu treo lên cây mai. Màu vàng của hoa mai tượng trưng cho sự trù phú, sung túc. Giữa những ngày Tết, ngày xuân màu hoa mai chan hòa với ánh nắng của đất trời, làm xôn xao lòng người khiến ai ai cũng thêm phấn chấn, vui vẻ. Màu đỏ lại tượng trưng cho may mắn, hạnh phúc. Vậy nên màu vàng của hoa, màu đỏ của những vật trang trí hẳn là những sắc màu đem lại may mắn cho năm mới.
Gần trưa mồng một, nhà em đón những vị khách đầu tiên của năm mới. Đó là cô chủ và hai em họ. Mọi người đều trầm trồ khen cây mai sao mà đẹp! Riêng hai bé em họ cứ thích thú chạy vòng quanh cây và ngắm nghía mãi không thôi những bông hoa xinh xắn và những phong bao nho nhỏ. Cơn gió xuân thoảng qua, cánh hoa rung rinh thật nhẹ, như mơn man đùa giỡn với gió. Còn những chiếc phong bao, những chiếc đèn lồng thì xoắn tít dây, khẽ bay bay như vỗ tay reo mừng.
Cây hoa mai trong những ngày Tết đến, xuân về thật đẹp đẽ và quan trọng biết mấy. Em rất mong, nhờ vẻ đẹp của hoa mà năm tới gia đình em gặp nhiều may mắn.
Bài văn tả cây phượng:
Giữa sân trường em có cây phượng. Thầy Xuân hiệu trưởng cho biết cây phượng đã được trồng trong dịp Tết trồng cây năm 2001.
Cây phượng cao. Ngọn phượng đã vươn tới nóc nhà hai tầng. Gốc phượng to, phải anh học sinh lớp Năm mới ôm xuể. Lên cao hơn hai mét, cây phượng có ba cành, mọc chĩa ra ba phía, lao vút lên, tạo thành tán xanh với bao cành lá sum sê.
Mùa xuân, lá phượng xanh mơn mởn. Mỗi cành có nhiều chùm lá. Mỗi lá phượng có đến mấy chục, mấy trăm tia lá nhỏ và mỏng chia đều và mọc đều về hai phía cuống lá. Mỗi chùm có nhiều lá. Lúc còn non, lá phượng như những chiếc vòi xanh ngọc, có người bảo đó là vòi phượng. Gió thổi, những vòi phượng rung rinh như múa lượn.
Mùa hè, lá phượng xanh non toả mát sân trường. Phượng nở hoa từng chùm đỏ rực. Nụ phượng chúm chím, to nhỏ khác nhau, như hòn bi hồng, như đầu ngón tay thiếu nữ. Lớp hoa phượng này tàn thì lớp hoa phượng khác lại nở tiếp kéo dài trong mùa hoa phượng suốt ba tháng tư, năm, sáu. Mùa hè, hoa phượng gọi đàn ve đến. Ve kêu râm ran, ve kêu dắng dỏi sân trường.
Em rất thích cùng các bạn ngồi chơi dưới gốc phượng. Buổi sớm đi học vừa đến cổng trường, em thường dừng lại ngắm cây phượng, hoa phượng, ngắm mãi không chán.
Thành phố Hồ Chí Minh mỗi dịp Tết đến xuân về lại chan hòa trong ánh nắng ấm áp. Những tia nắng đầu năm tươi mới ấy như càng làm đẹp thêm cho cây hoa mai đón Tết của gia đình em.
Cây mai ấy bố và em đã đi mua trong ngày hai mươi tám Tết. Đó là một cây nhỏ, chỉ cao chừng bảy mươi xăng ti mét nhưng có rất nhiều nụ, nụ hoa lại mập mạp rất đáng yêu. Thân cây ở phía gốc to bằng cổ tay em, càng lên cao càng nhỏ dần. Vỏ cây nâu mốc, xù xì chứng tỏ nó đã khá già. Đặc biệt, thân mai được uốn sao cho cây vươn lên xoắn theo hình trôn ốc rất độc đáo. Những cành mai vì thế mà mọc xòe ra nhiều phía, tạo thành tán tròn ôm lấy thân cây làm tâm điểm. Nhìn cây mai, chẳng khác nào một ngọn tháp tí hon. Lá cây rất nhỏ và thưa, cành rất nhiều những chiếc nụ nho nhỏ, xinh xắn. Nụ mai được bao bên ngoài bởi một lớp vỏ màu nâu, khi bông đã đến khi nở, lớp vỏ ấy sẽ rụng đi. Bố em nói rằng cây mai này rồi sẽ nở hoa rất đẹp. Bố cẩn thận đặt cây vào một chậu sứ màu gan gà rồi mang vào giữa phòng khách.
Sáng ngày mùng một Tết. Khi cả nhà em bước ra phòng khách, ai cũng ngỡ ngàng nhìn cây mai với ánh mắt say mê. Hoa đã nở rất nhiều, màu hoa mai vàng tươi như ánh nắng ban mai (có phải vì thế mà hoa có cái tên là "hoa mai"?). Cái tháp nhỏ ngày hai mươi tám thoắt đã vụt trở thành một chiếc tháp vàng rực rỡ. Từ đỉnh tháp đến chân tháp, những bông hoa xòe cánh bao phủ. Hoa mai cũng có năm cánh như hoa đào ngoài Bắc nhưng cánh mai to hơn một chút. Ngoài ra, hoa mai có thể có bảy hoặc chín cánh trên một bông. Cánh hoa vàng tươi được nâng đỡ bởi đài hoa xanh non trông thật đẹp mắt. Ở giữa bông hoa là nhị hoa dài và nhụy hoa cũng mang màu vàng tươi như cánh. Nhìn bông hoa mai xoe tròn, ai ai cũng thích thú muốn ngắm mãi không thôi!
Em cẩn thận đem những phong bao lì xì màu đỏ kèm bên trong là những lời chúc tết, những chiếc đèn lồng đỏ nhỏ xíu xiu treo lên cây mai. Màu vàng của hoa mai tượng trưng cho sự trù phú, sung túc. Giữa những ngày Tết, ngày xuân màu hoa mai chan hòa với ánh nắng của đất trời, làm xôn xao lòng người khiến ai ai cũng thêm phấn chấn, vui vẻ. Màu đỏ lại tượng trưng cho may mắn, hạnh phúc. Vậy nên màu vàng của hoa, màu đỏ của những vật trang trí hẳn là những sắc màu đem lại may mắn cho năm mới.
Gần trưa mồng một, nhà em đón những vị khách đầu tiên của năm mới. Đó là cô chủ và hai em họ. Mọi người đều trầm trồ khen cây mai sao mà đẹp! Riêng hai bé em họ cứ thích thú chạy vòng quanh cây và ngắm nghía mãi không thôi những bông hoa xinh xắn và những phong bao nho nhỏ. Cơn gió xuân thoảng qua, cánh hoa rung rinh thật nhẹ, như mơn man đùa giỡn với gió. Còn những chiếc phong bao, những chiếc đèn lồng thì xoắn tít dây, khẽ bay bay như vỗ tay reo mừng.
Cây hoa mai trong những ngày Tết đến, xuân về thật đẹp đẽ và quan trọng biết mấy. Em rất mong, nhờ vẻ đẹp của hoa mà năm tới gia đình em gặp nhiều may mắn.
Trong những cây hoa được trang trí trong ngày tết em thích nhất đó là hình ảnh cây hoa mai, cây hoa mai được trang trí và trồng chủ yếu ở vùng Nam Bộ.
Hoa mai là loại cây được trồng chủ yếu trong miền Nam, đây là cây hoa được dùng để trang trí trong ngày lễ tết trong đó, nó có màu vàng, mỗi cánh hoa rất mảnh nhụy của nó cũng có màu vàng, mỗi cành đều có rất nhiều nhụy và hình ảnh của hoa nhẹ nhàng và mang một vẻ đẹp dịu dàng không chói lóa, hình ảnh của hoa mai đã thấm sâu trong tim những người dân miền nam và ngày nay nó rộng rãi hơn, không chỉ ở miền nam mà miền bắc cũng thấy xuất hiện và được dùng để trang trí trong nhà
Hoa mai có màu vàng, thân có màu nâu, nó được dùng chủ yếu trong ngày tết nguyên đán, những hình ảnh của hoa mai mang một nét đẹp riêng biệt, những hình ảnh sắc nét của hoa mai đã tạo nên cho nó một vẻ đẹp riêng biệt, lá của cây mai sắc nhọn và có màu xanh, những chùm hoa mai vào ngày tết tạo nên một sức sống mới, nó nở rộ lên trong vườn và mang một vẻ đẹp bình dị nhẹ nhàng. Hình ảnh hoa mai làm cho mỗi chúng ta thấy đậm đà trong hương vị ngày tết, thân của cây mai to và có nhiều cành, nó có thể được đánh để trồng thành chậu và trang trí trước nhà.
Hình ảnh hoa mai đã làm cho chúng ta cảm thấy ấm cũng trong hương vị ngày tết, ngày tết là ngày của cả gia đình đoàn tụ chính vì vậy có hương vị và sắc hương của hoa mai làm cho nó thêm đậm đà và có vẻ hấp dẫn mạnh mẽ hơn, những hình ảnh đó cũng làm cho cây mai nhẹ nhàng và thanh thoát, hình ảnh của hoa mai mang vẻ đẹp chất phác mộc mạc và cô cùng bình dị, những hình ảnh đó tạo nên những nét riêng biệt và vô cùng ý nghĩa, nó mang đặc trưng riêng và sâu sắc, trong vườn mai có rất nhiều những con chím cánh bướm bay lượn trong trong đó, hình ảnh của nó làm cho chúng ta thấy được vẻ đẹp dịu dàng và những nét chất phác trong nó, hình ảnh của nó đã in đậm trong tâm trí của mỗi con người, hình ảnh mang những đặc trưng riêng biệt.
Em rất thích hình ảnh cành hoa mai bởi nó mang một nét đẹp dịu dàng và chất phác, của vẻ đẹp quê hương, đậm đà bản sắc dân tộc.
Năm nào cũng vậy, cứ đến dịp Tết đến xuân về thì em và bố mẹ lại được ra chợ hoa xuân để chọn lựa cho nhà mình những cành mai đẹp nhất để trong ngày Tết.
Chợ hoa xuân thật là đông đúc với biết bao loài hoa, nào hoa hồng, hoa cúc, hoa lay ơn,… Nhưng em nhìn nổi bật nhất vẫn chính là những bông hoa mai vàng đang e ấp. Các bác bán hoa mai vàng đứng ở một góc chợ, sắc hoa mai vàng đã làm bừng tỉnh cả một góc chợ. Hoa mai vàng nở như báo hiệu Tết đã về và khiến cho lòng người chúng ta như xao xuyến biết bao nhiêu. Ta đã biết được rằng nếu như Tết ở miền Bắc như được điểm tô bởi những bông hoa đào hồng rực như mang đến sự ấm cúng và hạnh phúc. Nhưng đối với tiết trời phương Nam thì cây hoa mai mới thực sự có vị trí độc tôn – chúa tể của các loài hoa xuân. Hoa mai vàng như mang lại sự may mắn cho mọi người. Sắc mai vàng như khiến cho không khí xuân vui tươi và tràn ngập hơn bao giờ hết
Dễ nhận thấy được rằng cành cây trông mảnh mai, đồng thời nó cũng thật là khẳng khiu nhưng thân cây lại rất cứng cáp, khỏe mạnh biết bao nhiêu. Sắc mai vàng như thật rực rỡ, thế rồi như lấp ló và ẩn trong sắc vàng ấy thấp thoáng vài cái lá xanh non đang vươn lên đầy mạnh mẽ. Em như nhận thấy được lại có những nụ hoa nhỏ xinh bên cạnh những đóa hoa mai màu vàng như thật tươi thắm đang háo hức đợi đến lúc được bung mình nở rộ để đón Tết về. Thế của cây mai cũng chẳng kém gì cây đào ở miền Bắc đâu nhé. Nhờ được uốn nắn từ bé lên cây hoa mai có được những thế đứng thật đẹp, cây thì uống lượn, cây thì lại xòe ra từng tán hoa một trông thật như một kiệt tác hoàn hảo mà người nông dân đã thể hiện qua cây mai.
Lá của cây mai lúc này như cũng thưa dần, rất hiếm những chiếc lá già vì trước đó một tháng người ta cũng đã tỉa bớt lá để cho cây mai ra hoa. Giờ đây cây mai chỉ còn những chùm hoa và những chồi non mơn mởn mà thôi. Chính điều này như càng đã làm cho cây mai ngày Tết thêm đẹp đẽ hơn.
Nhà em trong nhà Tết cũng đã mua cho mình một cây mai. Nhìn sắc mai vàng tươi thắm, trong lòng em như thêm rạo rực và em cũng rất yêu cây mai vàng này nhà em.
lên mạng có lẽ nhanh hơn bạn ạ.
Tả một giàn cây leo mà em đã từng thấy: Tả giàn mướp
Nhà em có một mảnh vườn nho nhỏ được bố mẹ em dùng để trồng những loại rau củ và cây ăn quả. Có diện tích không to lắm, thế những mảnh vườn ấy lại là nơi hội tụ của biết bao nhiêu loại cây mà bố mẹ em trồng: nào xà lách, súp lơ, bắp cải, xoài ổi,… nhưng em thích nhất vẫn là giàn mướp hương mà bố mẹ em thường trồng vào đầu mùa hè. Và đó cũng chính là nơi mà tuổi thơ của em lớn lên cùng tình cảm của bố mẹ vun trồng, chăm sóc.
Mướp hương là loại mướp nhỏ nhưng rất thơm và ngon. Chính vì vậy cho nên mướp hương thường thu hút ong bướm tới. Nếu không được bảo vệ cẩn thận thì những quả mướp hương nhỏ xinh sẽ rất dễ bị ong châm và hỏng. Hồi còn nhỏ, mẹ em thường bảo một câu rằng: trời nắng tốt dưa, trời mưa tốt mướp. Vào những ngày đầu hè, bố em thường lấy những hạt giống của những quả mướp già từ những năm trước để lại rồi gieo xuống chỗ đất mềm xốp, ẩm ướt để cho chúng có thể vươn lên những mầm xanh cho nhanh lớn. Bố còn lấy những đoạn tre nhỏ, rào xung quanh chỗ trồng mướp để tránh cho những chú gà bới đất hay những chú chó tinh nghịch chạy qua sẽ làm hỏng cây non. Qua đôi bàn tay chăm sóc của bố, những cây mướp nhỏ nhanh chóng chui ra khỏi mặt đất rồi vươn mình đón những ánh nắng đầu tiên. Thời gian chúng lớn cũng rất nhanh so với những loại cây khác, chẳng mấy chốc, cây mướp nhỏ đã bắt đầu mọc những tua dài màu xanh và dần quấn tới những cành cây gần nó. Thời gian này, bố thường sẽ bắt đầu làm những giàn ở phía bên trên để cho những dây quấn được bám vào và phát triển. Giàn được làm chống bởi bốn thanh sắt ở bốn phía, phía trên có những cành tre được chẻ một cách cẩn thận và được xếp thành những hình vuông nhỏ cho mướp có thể leo lên. Ngày qua ngày, những cành mướp đã xanh tốt với những đoạn tua chắc khỏe bám vào giàn.
Phía trên, những bông hoa bắt đầu nở, màu vàng rực rỡ như màu nắng cùng mùi thơm đã thu hút những chú ong mật và cả những đàn bươm bướm tới đây tìm mật và bay lượn. chỉ ít ngày sau khi hoa nở, những quả non bắt đầu nhú ra từ nhụy. Những quả non ấy lớn lên nhanh lắm các bạn ạ. Mẹ còn dặn dò em là khi nhìn mướp thì không được chỉ tay hay sờ vào vì như thế sẽ làm mướp bị thui chột từ bé và không thể thành quả. Vì vậy, những lúc như thế, em chỉ có thể nhìn ngắm chúng từ một góc và háo hức chờ đợi cho tới lúc mướp trở thành những quả to và dài. Khi nhỏ, mướp vẫn còn những tàn hoa màu nâu ở bên dưới. Sau đó, những tàn hoa ấy không còn thì chúng bắt đầu lớn dần ra và dài dần ra. Bên ngoài lớp vỏ là một lớp lông nhỏ và mịn như thể chúng không hề thấm nước vậy. đây là khoảng thời gian mình phải bảo vệ cho mướp nhiều nhất vì nếu bị ong chích thì chúng sẽ bị hỏng hết và không thể nào ăn được. Khi những quả mướp lớn dần, màu xanh chuyển sang đậm hơn và có thể ngắt xuống ăn được. Nếu để mướp trên cây lâu quá thì chúng sẽ bị già và khô, lớp vỏ dày và không còn ăn được nữa, chỉ có thể lấy xơ mướp rửa bát và lấy hạt phơi trồng cho những năm sau.
Mướp là một loại quả có rất nhiều công dụng. Không chỉ có thể xào nấu với thịt mà mướp còn được cho chung vào món canh cua cùng rau đay, rau mùng tơi cũng rất ngon nữa. Đó cũng mang tình thương của cha mẹ dành cho chúng em, bởi thế, với em, cây mướp cũng chính là một kỉ niệm của tuổi thơ thật là đẹp.
Nhà em có một mảnh vườn nho nhỏ được bố mẹ em dùng để trồng những loại rau củ và cây ăn quả. Có diện tích không to lắm, thế nhưng mảnh vườn ấy lại là nơi hội tụ của biết bao nhiêu loại cây mà bố mẹ em trồng: nào xà lách, súp lơ, bắp cải, xoài ổi,… nhưng em thích nhất vẫn là giàn mướp hương mà bố mẹ em thường trồng vào đầu mùa hè. Và đó cũng chính là nơi mà tuổi thơ của em lớn lên cùng tình cảm của bố mẹ vun trồng, chăm sóc.
Mướp hương là loại mướp nhỏ nhưng rất thơm và ngon. Chính vì vậy cho nên mướp hương thường thu hút ong bướm tới. Nếu không được bảo vệ cẩn thận thì những quả mướp hương nhỏ xinh sẽ rất dễ bị ong châm và hỏng. Hồi còn nhỏ, mẹ em thường bảo một câu rằng: trời nắng tốt dưa, trời mưa tốt mướp. Vào những ngày đầu hè, bố em thường lấy những hạt giống của những quả mướp già từ những năm trước để lại rồi gieo xuống chỗ đất mềm xốp, ẩm ướt để cho chúng có thể vươn lên những mầm xanh cho nhanh lớn. Bố còn lấy những đoạn tre nhỏ, rào xung quanh chỗ trồng mướp để tránh cho những chú gà bới đất hay những chú chó tinh nghịch chạy qua sẽ làm hỏng cây non. Qua đôi bàn tay chăm sóc của bố, những cây mướp nhỏ nhanh chóng chui ra khỏi mặt đất rồi vươn mình đón những ánh nắng đầu tiên. Thời gian chúng lớn cũng rất nhanh so với những loại cây khác, chẳng mấy chốc, cây mướp nhỏ đã bắt đầu mọc những tua dài màu xanh và dần quấn tới những cành cây gần nó. Thời gian này, bố thường sẽ bắt đầu làm những giàn ở phía bên trên để cho những dây quấn được bám vào và phát triển. Giàn được làm chống bởi bốn thanh sắt ở bốn phía, phía trên có những cành tre được chẻ một cách cẩn thận và được xếp thành những hình vuông nhỏ cho mướp có thể leo lên. Ngày qua ngày, những cành mướp đã xanh tốt với những đoạn tua chắc khỏe bám vào giàn.
Phía trên, những bông hoa bắt đầu nở, màu vàng rực rỡ như màu nắng cùng mùi thơm đã thu hút những chú ong mật và cả những đàn bươm bướm tới đây tìm mật và bay lượn. chỉ ít ngày sau khi hoa nở, những quả non bắt đầu nhú ra từ nhụy. Những quả non ấy lớn lên nhanh lắm các bạn ạ. Mẹ còn dặn dò em là khi nhìn mướp thì không được chỉ tay hay sờ vào vì như thế sẽ làm mướp bị thui chột từ bé và không thể thành quả. Vì vậy, những lúc như thế, em chỉ có thể nhìn ngắm chúng từ một góc và háo hức chờ đợi cho tới lúc mướp trở thành những quả to và dài. Khi nhỏ, mướp vẫn còn những tàn hoa màu nâu ở bên dưới. Sau đó, những tàn hoa ấy không còn thì chúng bắt đầu lớn dần ra và dài dần ra. Bên ngoài lớp vỏ là một lớp lông nhỏ và mịn như thể chúng không hề thấm nước vậy. đây là khoảng thời gian mình phải bảo vệ cho mướp nhiều nhất vì nếu bị ong chích thì chúng sẽ bị hỏng hết và không thể nào ăn được. Khi những quả mướp lớn dần, màu xanh chuyển sang đậm hơn và có thể ngắt xuống ăn được. Nếu để mướp trên cây lâu quá thì chúng sẽ bị già và khô, lớp vỏ dày và không còn ăn được nữa, chỉ có thể lấy xơ mướp rửa bát và lấy hạt phơi trồng cho những năm sau.
Mướp là một loại quả có rất nhiều công dụng. Không chỉ có thể xào nấu với thịt mà mướp còn được cho chung vào món canh cua cùng rau đay, rau mùng tơi cũng rất ngon nữa. Đó cũng mang tình thương của cha mẹ dành cho chúng em, bởi thế, với em, cây mướp cũng chính là một kỉ niệm của tuổi thơ thật là đẹp.
:V sao bạn ko tự cop mạng ik :))))))))))))))
Quả dưa hấu là truyện cố dân gian đặc sắc, không những nhằm giải thích nguồn gốc của thứ quả quý mà còn đề cao sức lao động làm ra của cải vật chất và những giá trị tinh thần quý báu của con người. Đặc biệt, truyện đề cao An Tiêm, con nuôi của vua Hùng Vương thứ mười bảy. Nhận lộc vua ban, chàng trai này bảo: “Của biếu là của lo, của cho là của nợ" nên bị đày cùng vợ con ra một hòn đảo hoang vu ngoài biển khơi. Năm tháng đằng đẵng trôi qua cho đến một ngày kia, đột nhiên vua cha lại cho thuyền ra đón gia đình An Tiêm về đất liền. Hạnh phúc ấy thật bất ngờ và to lớn nhưng do đâu mà có được nếu không phải là do nhân cách tốt đẹp của chàng trai này tạo ra.
Nói như thế là làm nảy sinh một câu hỏi: An Tiêm là người như thế nào? Đọc truyện này, gặp chàng trai trên trang sách, không ai lại không mến phục ý chí muốn sống tự lập dựa vào tài sức chính mình của An Tiêm. Vì muốn sống tự lập mà chàng trai này đã không màng bổng lộc vua ban, xem thường của ngon vật quý vua tái đãi. Cùng chính vì tính tự lập mà đã thốt lên câu nói mà phần mở bài đề cập đó chính là nguyên nhân tai họa của chàng: An Tiêm cùng vợ con bị đày ra hòn đảo hoang vu mênh mông trời nước mà chỉ được mang theò một cái gươm cùn, một chiếc nỗi và năm ngày lương thực.
Thế nhưng nghị lực lớn lao của An Tiêm và gia đình đã không cho phép họ chịu khoanh tay ngồi chờ chết hay bất lực cúi đầu trước số phận. Chàng đã luôn luôn tìm cách vươn lên để tồn tại. Chàng đã cắp gươm đi thăm dò đảo hoang để tìm ra một con đường sống trong hoàn cảnh khắc nghiệt ấy.
Mượn hốc đá làm nhà ở, lấy trái chua, rau dại làm nguồn sống ban đầu. Bàn tay và khối óc của chàng cùng gia đình đã tự cứu mình: trồng rau dại thành rau nhà, mò ngao, bắt hến, làm bẫy đánh chim. Đời tuy cơ cực nhưng khí phách và lòng tin khó có gì lay chuyển được.
Một hôm, An Tiêm ra ngoài bài, một con chim đang ăn mồi, thấy động vội cất cánh bay, bỏ lại một miếng quả nhỏ màu đỏ. Đâu ngờ miếng mồi nhỏ ấy lại mở đầu cho câu chuyện hạnh phúc của một con người thòng minh sáng tạo. An Tiêm thầm nghĩ chim đã ăn được hẳn người cũng ăn được. Chàng liền cầm lên nếm thử, thây có vị ngọt và ăn hết miếng quả ấy nhận ra đã đỡ đói lòng. Cách suy nghĩ ấy ngày nay có thể chúng ta cho là đơn sơ thê nhưng vào thời bấy giờ đó chính là luồng ánh sáng trí tuệ, luồng ánh sáng dẫn tới nông nghiệp trồng trọt, nuôi sỗng xã hội.
Cũng chính với ánh sáng trí tuệ vừa nói mà mồi lần thu hoạch dưa, chàng trai này đã chọn một số quả, kiên trì, nhẫn nại đánh dấu thả trôi trên biển làm nhịp cầu bồng bềnh mong nối liền với đất liền. Quả nhiên, một hôm có chiếc thuyền ghé đến hỏi mua dưa. Do đó, dưa được đưa về đất liền vua ăn ngon, hỏi thăm tung tích, biết được đứa con nuôi yêu dấu của mình còn sống liền vội cho thuyền ra đón cả gia đình về.
Ngày về của An Tiêm và gia đình cũng là ngày bắt tay với hạnh phúc. Hạnh phúc to lớn bất ngờ nhưng không bất ngờ đối với một người xứng đáng được hưởng như chàng trai này. Chàng đã gieo hạt, ươm trồng lòng tin, hạnh phúc trong đời như đã trồng dưa ngoài đảo hoang với tất cả bàn tay cần cù và khôi óc thông minh sáng tạo của mình. Nhưng đáng quý nhất là An Tiêm đã gieo trồng vào tâm trí thanh thiêu niên muôn thế hệ sau những hạt giống đẹp của nhân cách của chàng.
Mỗi loài hoa có một vẻ đẹp riêng, một ý nghĩa riêng…Hoa mai mang đến cho mảnh đất Phương Nam một sắc vàng của sự đầm ấm. Hoa ban mang một màu trắng giản dị cho vùng núi cao Tây Bắc. Riêng đối với người dân miền Bắc thì hoa đào là biểu tượng cho cái Tết đầm ấm, cho một mùa xuân tràn trề yêu thương và hạnh phúc.
Đào mùa đông cành lá khẳng khiu, thân cây sần sùi, trông không hề có sức sống. Nhưng khi mùa xuân về thì cây đào khác hẳn. Thân cây “mập” lên, cành lá tỏa ra xum xuê. Những chiếc lá bé xíu màu xanh bích nhô lên ở đầu cành như nói:”Xuân về rồi! Xuân về rồi!”. Đào mùa xuân tràn trề nhựa sống, một vẻ đẹp tuy giản dị nhưng cũng rất lộng lẫy, chẳng thế mà người ta bảo: “Thấy hoa đào nở là thấy Tết”. Những nụ hoa đào tuy nhỏ xíu nhưng ấp ủ và che chở cho những cánh hoa còn đang e ấp, thẹn thùng. Đến gần ráp ngày tết là những cái nụ dần dần hé nở, các cánh hoa vươn lên, tỏa ra như vừa tỉnh dậy sau một giấc ngủ dài. Cánh nọ xếp lên cánh kia như nương tựa vào nhau để sống, như những người thân không thể tách rời nhau. Nhị hoa màu vàng tươi một sắc vàng của sự phú quý, giàu sang. Hoa đào đẹp đến vậy là phải cám ơn thân cây mẹ. Ai mà biết được trong cái lốt vỏ sần sùi cũ kĩ ấy lại mang một tình mẫu tử rất thiêng liêng và cao quý. Suốt ba mùa đông, thu, hạ, đào chắt chiu từng giọt nắng, từng hạt sương, từng chất dinh dưỡng từ lòng đất mẹ để ấp ủ cho một sức sống mãnh liệt khi mùa xuân về.
Không như hoa mai mang đến sắc vàng cho người phương Nam, hoa đào từ lâu đã là biểu tượng của cái tết ở miền bắc. Màu sắc đỏ thắm của hoa đào đã tô điểm cho mùa xuân trên từng dãy phố, con đường, từng ngõ nhỏ làng quê; xua tan đi cái rét của miền Bắc và mang đến niềm vui, may mắn trong một năm mới an khang thịnh vượng.
Quê hương mỗi người đều có những vẻ đẹp riêng, những cảnh vật riêng. Quê hương tôi gắn liền với mái nước, sân đình,..đặc biệt là cây đa cổ thụ đầu làng. Cây đa ấy giống như là linh hồn của cả ngôi làng của tôi vậy.
Cây đa cổ thụ làng tôi được trồng từ rất lâu rồi, độ khoảng gần trăm năm tuổi, từ khi tôi sinh ra, cây đa đã to sừng sững như một người khổng lồ. Gốc cây rộng, chiếm hẳn một khoảng đất to, Những rễ cây sần sùi, to mập nổi lên cuồn cuộn trên mặt đất như những con trăn khổng lồ. Thân cây đã to, màu nâu sậm xung quanh còn có những thân cây phụ cũng to không kém nối liền với cành cây khiến cây càng thêm vững chắc, tựa như dù có bão táp mưa sa, không gì có thể đánh đổ được cây đa ấy. Từ thân cây, mọc ra những cành cây to lực lưỡng như những bắp tay của người lực sĩ, tỏa ra xa tứ phía, tạo thành tán cây rộng.
Lá đa to,xanh mát, mọc um tùm trên những cành cây, từng khóm từng khóm kết lại tạo thành chiếc ô xanh khổng lồ che nắng, che mưa cho người dân trong làng. Chim chóc rủ nhau làm tổ, hót vang ríu rít trên cây. Vào những ngày hè, ông mặt trời lên cao, những tia nắng vàng rực rỡ lại len lỏi qua kẽ lá, chiếu xuống mặt đất như những đốm sáng nhỏ li ti. Từ trên cây, mọc ra những chùm tua rua dài, dày chạm hẳn đến mặt đất, khiến tôi liên tưởng đến vị già làng với bộ râu dài um tùm ngày ngày trông giữ bình yên cho ngôi làng.
Ngày ngày, dưới gốc đa là nơi nghỉ chân của những bác nông dân đi cày đồng, uống bát nước cho vơi bớt mệt mỏi, nơi của những đứa trẻ con chúng tôi nô đùa, trèo lên những cành cây óng mát, hét hò ầm ĩ vào mỗi buổi chiều êm đềm, hay cũng là nơi mà mỗi tối, dân làng rủ nhau ngồi tán gẫu, trò chuyện vui vẻ ngắm ánh trăng sáng trên bầu trời. Ông tôi từng nói rằng, cây đa này đã có gần trăm năm nên nó thiêng liêng vô cùng, nó như linh hồn của cả làng ta vậy, không ai dám phá bỏ, làm tổn hại gì đến cây đa cả vậy nên ông cháu ta cần bảo về và giữ gìn cây đa ấy, nó là bản sắc của làng ta. Lời ông nói vẫn luôn tồn tại trong tâm trí tôi, quả thật cây đa cổ thụ ấy không chỉ lâu đời mà còn mang một vẻ đẹp cổ kính, gắn bó suốt bao đời nay với làng quê tôi. Ngồi dưới gốc đa, tôi cảm thấy lòng mình yên bình đến lạ, có lẽ nó là nơi đã quá đỗi thân thương, nó luôn dang vòng tay che chở cho mỗi người con của ngôi làng này vậy.
Đã bao nhiêu năm trôi qua, cây đa cổ thụ vẫn đứng đó. Dù bây giờ không còn ở quê thường xuyên nữa nhưng mỗi lần có dịp về quê chơi, tôi lại ra gốc đa ngồi để ngắm nhìn cảnh quê hương tươi đẹp gắn bó suốt một thời tuổi thơ của tôi. Dù đi đâu xa, có lẽ cây đã vẫn sẽ mãi tồn tại trong tâm trí tôi như một niềm tự hào về làng quê của mình.
Cây tre gắn bó với người nông dân Việt Nam từ hàng nghìn năm rồi. Hình ảnh làng quê Việt Nam từ xưa gắn liền với luỹ tre làng – những bụi tre gai ken dày chắn gió bão thiên tai và che chắn cho mỗi làng Việt trước trộm đạo, giặc cướp và kẻ xâm lược – nhân tai.
Cây tre đã đi vào văn hoá Việt Nam như một hình ảnh bình dị mà đầy sức sống, dẻo dai chống chịu thiên tai, gió bão và giặc ngoại xâm. Thế nhưng những năm gần đây, có một thực tế đáng buồn là loại cây đa dạng, thiết thực trong mọi mặt đời sống này đã bị coi nhẹ, bị chặt phá, bị thoái hoá… bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.
Về tính năng, không thể kể hết tính đắc dụng của tre đối với người dân Việt Nam: làm nhà cửa (vì kèo, lanh tô, phên liếp, vách tường…), làm vô số vật dụng: cái cần câu, cái vó cất tôm cất tép, cái đó, bè mảng, cái cầu ao và cả những cái cầu bắc qua những con mương, con kênh nhỏ; làm chông, làm tên bắn chống giặt ngoại xâm…
Tre từng được sử dụng phổ biến để làm đồ gia dụng: bàn ghế, giường chõng, các loại vật dụng sinh hoạt từ cái đòn gánh và đôi quang (thứ vật liệu đa dụng để gánh mọi thứ ra đồng và gánh lúa từ đồng về nhà, chưa kể còn được dùng như một thứ “tủ lạnh” thông thoáng để bảo quản thức ăn và chống chó, mèo, chuột hữu hiệu) đến cái khung cửi, cái xa quay sợi, cái rổ, cái rá, cái dần, cái sàng gạo, cái rế đựng nồi, cái gáo múc nước, cái bừa, cái cào, cái ách khoác lên cổ con trâu cày đến con dao cật nứa cắt rốn lúc chào đời, cái quạt nan, đôi đũa, cái tăm… nhiều thứ vật dụng làm bằng tre còn được dùng đến ngày nay.
Đấy là còn chưa nói tới các loại vật dụng của nhà nông, cũng như nhiều loại vũ khí thời xưa của cha ông ta đều có phần cán, phần tay cầm làm bằng một loại cây nào đó thuộc họ tre. Cây gậy tầm vông thời đánh Pháp xâm lược là một chứng tích đã đi vào lịch sử. Cây nêu dựng lên trước cửa nhà vào dịp năm mới thời xưa để trừ ma quỷ, cái ống đựng bút và quản bút lông của các nhà nho mà những năm gần đây về nơi thôn dã ta còn thấy, đến những cánh diều mà hôm nay con trẻ còn chơi… tất cả đều làm từ tre. Vật dụng ngày càng có vẻ thuận tiện hơn, có vẻ đẹp đẽ hơn đã đẩy chúng ta xa rời thứ cây nhiều lợi ích như thế. Thậm chí có một thời ấu trĩ, người ta đã chặt đi những bụi tre gai quanh làng với lý do là chúng làm đất bạc màu.Những rặng tre rợp bóng ở đường làng, nghiêng xuống nơi bờ ao không còn mấy nữa. Nhiều người quên mất rằng bao đời tổ tiên người Việt khai phá đồng bằng Bắc Bộ được như ngày hôm nay là do đắp đê chống lụt, trị thuỷ. Những triền đê được giữ vững trước nước lụt, bão tố, ngoài phần công sức của người Việt xưa bao đời bồi đắp, thì còn có phần công sức của những bụi tre có tác dụng giữ đất, chống xói lở.
thế còn cây mai thì sao