Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Từ xưa đến nay sách được xem là kho báu kiến thức bất tận của nhân loại, đóng góp vào sự phát triển về nhận thức và nhân cách của con người. Khi bàn về vai trò của sách có ý kiến cho rằng "Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ con người".
Không phải vô cớ người ta đã có nhận định rất sâu sắc về vai trò và ý nghĩa của sách như vậy. Điều này đều xuất phát từ giá trị mà sách mang đến cho con người trong rất nhiều thế kỉ qua. Sách có từ đâu, có từ bao giờ có rất nhiều tài liệu bàn luận về vấn đề này. Và vai trò, tác dụng của sách cũng không thể diễn tả trong một vài câu.
Từ xưa đến nay, tri thức của nhân loại đều được lưu giữ và phát triển qua từng trang sách. Kiến thức có thể không thay đổi, nhưng sẽ phát triển cùng với xu hướng của thời đại để đáp ứng được nhu cầu của con người. Những giá trị mà sách mang lại đều khiến cho con người mở mang được kiến thức, hiểu biết về thế giới, về nhân loại. Tại sao mọi người lại gọi "Sách là ngọn đèn trí tuệ bất diệt của con người". Vốn dĩ mọi thứ mà con người biết, học hỏi lẫn nhau không phải không có nguồn gốc. "Ngọn đèn' vẫn được hiểu là vật dụng để phát ra ánh sáng, dẫn lối cho con người đi trong đêm. Đó là thứ ánh sáng cần thiết và giúp ích rất lớn. Và sách cũng vậy, sách mở ra một chân trời tri thức, giúp con người có thể hiểu thêm về xã hội, hiểu nhiều kiến thức về văn học, hóa học, toán học, lịch sử. Mỗi chuyên ngành đều có những loại sách riêng, nó sẽ đáp ứng được những nhu cầu cần thiết của từng người.
Kiến thức luôn vô cùng, vô tận, nhưng trí tuệ của con người thì có hạn. Bởi vậy để có thể làm cho trí tuệ ấy thêm phong phú hơn, thêm dồi dào hơn thì ngọn đèn trí tuệ từ sách sẽ khiến cho con người nhìn nhận vấn đề một cách rộng hơn, bao quát hơn. Đây là điều cần thiết đối với mỗi chúng ta. Ngọn đèn soi đường luôn sáng, trí thức trong sách cũng vậy. Trí thức ngày càng được mở rộng, đa dạng, phong phú hơn; vì thế trí tuệ của con người cũng ngày càng có nhiều hiểu biết hơn. Đây chính là sự tác động qua lại giữa sách và trí tuệ của con người.
Hiện nay có rất nhiều dòng sách, sẽ đáp ứng được nhu cầu của từng người. Đối với những người nông dân chỉ biết trồng lúa thì những cuốn sách về nông nghiệp giới thiệu kỹ thuật trồng, giới thiệu phương pháp phòng trừ sâu bệnh là điều cần thiết đối với họ. Ngược lại đối với trẻ con thì những cuốn sách giới thiệu khái quát nhất về cuộc sống xung quanh, dạy các em học tập, trao đổi kiến thức là điều mà các em cần.
Như vậy ở mỗi giai đoạn, mỗi người thì việc tìm sách để đọc cũng như tìm kiến thức để hiểu là việc vô cùng cần thiết.
Chọn sách để đọc cũng như chọn bạn mà chơi vốn dĩ là điều mà rất nhiều người đã biết. Trí tuệ của con người được tích lũy qua những trang sách và ngay càng phát triển theo những cuốn sách đó. Vậy mỗi chúng ta cần biết được mình cần gì, có thể học được gì từ sách thì hãy tìm cuốn sách đó để học. Không những bạn có thêm kiến thức mà còn giúp cho tinh thần bạn được thư giãn, thoải mái hơn. Đúng vậy "Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ con người", sách không bao giờ mất đi, luôn tồn tại trong suy nghĩ của mỗi người.
Đã từ lâu, sách đã kết tinh trí tuệ của con người, sách là nguồn của cải vô giá của nhân loại. Nhận định về giá trị của sách, một nhà văn có nói: "Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người".
Đúng vậy, sách chứa đựng trí tuệ của con người nghĩa là chứa đựng những tinh hoa của sự hiểu biết. Ngọn đèn sáng, đối lập với bóng tối. Ngọn đèn ấy rọi chiếu, soi đường đưa con người ra khỏi chỗ tối tăm. Sách là ngọn đèn sáng bất diệt cũng là ngọn đèn sáng không bao giờ tắt, càng lúc càng rực rỡ bởi sự tiếp nối trí tuệ của nhân loại, soi đường giúp cho con người thoát khỏi chốn tối tăm của sự hiểu biết. Nghĩa là, sách là nguồn sáng bất diệt được thắp lên từ chính trí tuệ con người.
Không phải mọi cuốn sách đều là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Nhưng những cuốn sách có giá trị thì đúng là như thế. Bởi vì, những cuốn sách có giá trị ghi lại những điều hiểu biết quý giá nhất mà con người thâu tóm được trong lao động sản xuất, trong chiến đấu và trong các mối quan hệ xã hội. Như sách kĩ thuật hướng dẫn con người cách trồng trọt ngày càng đạt năng suất cao,...Do đó, "Sách là ngọn đèn sáng của trí tuệ con người" Những hiểu biết được sách ghi lại không chỉ có ích trong một thời mà còn có ích cho mọi thời đại. Mặt khác, nhờ có sách, ánh sáng trí tuệ ấy được truyền lại cho các đời sau. Vì thế, sách thực sự là một ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Đó là điều mà đã được mọi người ở nhiều thời đại thừa nhận. Nhà văn M Gooc- ki đã viết: "Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới". "Một quyển sách tốt là một người bạn hiền"- La Roche fou.
Hiểu được giá trị của sách, chúng ta cần vận dụng chân lí ấy như thế nào trong cuộc sống? Chúng ta cần phải chăm đọc sách để hiểu biết nhiều hơn, sống tốt hơn. Cần phải chọn sách tốt, sách hay để đọc, không được chọn sách có hại để đọc. Cần tiếp nhận những điều hay chứa đựng trong sách, cố hiểu nội dung trong sách và làm theo sách.
Câu nói đó vẫn còn nguyên giá trị đối với mọi thời đại. Sách sẽ mãi mãi là người bạn cần thiết cho chúng ta. Chúng ta phải biết yêu mến sách, biết giữ gìn sách thật tốt.
bạn ơi ngữ văn lớp 7 làm sao có đề về bạn trai cũ được. không nên tự đưa mấy vấn đề như vậy đâu
Ông hỏi bạn trai người khác làm gì?
Thầy bảo rồi giờ chưa đến tuổi yêu đương đâu
ahihi
Bài làm
Chắc hẳn mỗi chúng ta đều có cho riêng mình một người truyền cảm hứng, một người truyền cho ta những động lực và sức mạnh giúp ta vững bước hơn trên con đường học tập và con đường trở thành người công dân có ích cho xã hội. Còn đối với bản thân tôi, người đã truyền cho tôi cảm hứng tốt đẹp trong suy nghĩ, hành động và ước mơ là người thiếu niên dũng cảm Vừ A Dính.
Vừ A Dính (1934 - 1949) được sinh ra trong một gia đình người dân tộc Mông vốn có truyền thống yêu nước và truyền thống cách mạng từ lâu. Ngay từ khi còn nhỏ, người thiếu niên ấy đã trở thành một đội viên liên lạc ưu tú của huyện, anh làm nhiệm vụ liên lạc, canh gác, tiếp tế lương thực cho nhân dân bị giặc Pháp bao vây. Dù chỉ mới 13 tuổi nhưng sự dũng cảm của anh lại vô cùng lớn. Anh không quản ngại khó khăn, nguy hiểm rình rập trong bất cứ khoảnh khắc nào. Đức tính đó của anh thật đáng cho chúng ta học tập.
Đến năm 15 tuổi, Vừ A Dính gia nhập bộ đội Việt Minh. Anh bị bắt và bị bắn trong một lần làm nhiệm vụ liên lạc. Không những không khai ra Việt Minh ở đâu mà anh còn lừa quân địch khiêng mình đi loanh quanh các ngọn núi, khu rừng rồi lại trở về vị trí ban đầu khiến bọn chúng rất tức giận. Anh trở thành một tượng đài bất tử về sự mưu trí, dũng cảm của thiếu niên Việt Nam, tuổi trẻ Việt Nam. Những hành động của anh khiến tôi rất nể phục và tự hào. Anh thà hi sinh tính mạng của mình chứ nhất định không cung cấp bất cứ thông tin gì về các đồng đội với quân địch.
Vừ A Dính tuy đã hi sinh nhưng hình ảnh về người thiếu niên anh dũng ấy vẫn in đậm trong tâm trí của tôi. Với tinh thần ham học, kiên cường bất khuất của anh khiến tôi có thêm động lực để cố gắng, không bỏ cuộc trước những bài tập khó hay những khó khăn trong học tập.
Lòng yêu nước và sự căm thù thực dân Pháp sâu sắc của anh đã tác động đến ước mơ của tôi. Tôi ước mơ mình sẽ trở thành một quân nhân để có thể trực tiếp góp sức mình vào công cuộc bảo vệ đất nước. Để làm được điều đó, trước tiên tôi phải học tập thật tốt, tích cực tham gia vào các hoạt động ngoại khóa tìm hiểu về Tổ quốc Việt Nam để bồi đắp thêm tình yêu nước.
Tôi tin rằng Vừ A Dính không chỉ là người truyền cảm hứng cho tôi trong suy nghĩ, hành động, ước mơ mà anh còn trở thành người truyền cảm hứng cho rất nhiều những bạn trẻ như tôi. Anh trở thành một biểu tượng đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam.
# Chúc bạn học tốt #
Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ là hai cuộc kháng chiến gian khổ và khó khăn nhất của dân tộc ta. Trong hai cuộc kháng chiến đó, chúng ta đã chứng kiến không biết bao nhiêu tấm gương thiếu niên anh dũng, sẵn sàng hi sinh cho sự nghiệp Cách mạng của dân tộc. Trong những tấm gương kiên trung nhỏ tuổi ấy, người đã truyền cho em nguồn cảm hứng vô tận từ trong suy nghĩ, hành động và mơ ước là người anh hùng Vừ A Dính.
Vừ A Dính là một người dân tộc Mông, sinh năm 1934 tại tỉnh Lai Châu. Ngay từ khi còn nhỏ, anh đã được gia đình giáo dục lòng yêu nước, căm thù quân xâm lược. Chính những bài học ấy đã đi sâu vào trong tâm trí anh, là động lực để cho anh hoạt động cách mạng từ khi còn rất nhỏ. Mới mười ba tuổi, nhưng Vừ A Dính đã thoát ly để trở thành một cán bộ liên lạc cho đội Vũ trang huyện Tuần Giáo. Tháng sáu năm 1949, giặc Pháp tràn về khu căn cứ Pú Nhung càn quét. Vừ A Dính là một trong những liên lạc viên nhỏ tuổi nhất của đội ngũ kháng chiến của Tuần Giáo. Trong một lần đi liên lạc, anh bị giặc bắt và trói, tra tấn ở gốc đào cổ thụ ở Khe Trúc, Bản Chăn. Địch đã tra tấn và bắt anh khai ra địa điểm của căn cứ đóng quân của Việt Minh, nhưng anh chỉ trả lời đúng một câu “không biết”. Giặc Pháp lúc ấy đã điên cuồng xả súng vào anh khiến anh hi sinh khi vừa tròn mười lăm tuổi. Anh đã được Nhà nước phong tặng Anh hùng lực lượng vũ trang và Huân chương anh hùng hạng Ba.
Cũng như những người anh hùng thiếu niên khác, Vừ A Dính đã để lại trong lòng thế hệ sau chúng em sự ngưỡng mộ, kính trọng trước một tấm gương anh dũng, kiên cường, không thể nào quên. Chúng em không chỉ khâm phục về sự bất khuất của anh trước kẻ thù mà còn khâm phục tinh thần hiếu học của anh. Chúng em đã được nghe kể về tinh thần hiếu học của anh khi các đồng đội của anh đã kể lại rằng, mặc dù trong gian khổ của cuộc kháng chiến, kề cận với bao nguy hiểm nhưng anh vẫn luôn luôn rèn giũa cho mình tinh thần học hỏi với một quyển sách luôn được giữ trong túi áo.
Ở anh, em đã học được một tinh thần bất khuất, kiên trung, không bao giờ chịu khuất phục trước cái ác, trước kẻ thù xâm lược của mình. Anh đã truyền cho em những suy nghĩ tốt đẹp với lòng yêu nước vô bờ bến. Tấm gương anh dũng của anh đã dạy cho em thế nào là lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Chúng em là những thiếu niên được lớn lên trong hòa bình, được xây dựng lên từ mồ hôi, xương máu của anh và các anh hùng khác của đất nước. Chính các anh là người đã truyền cho em nguồn cảm hứng tốt đẹp vô tận từ trong suy nghĩ của mình. Có thể chúng em không được chứng kiến sự ác liệt chiến tranh nhưng nhờ có anh, chúng em mới có thể hiểu thế nào là tấm lòng yêu nước. Tinh thần yêu nước của anh đã truyền cho chúng em những nguồn cảm hứng để chúng em biết tự hào về dân tộc của mình.
Không chỉ truyền cho chúng em bao nhiêu cảm hứng tốt đẹp về lòng yêu nước, yêu dân tộc, anh còn để lại cho chúng em tấm gương về sự hiếu học. Được sinh ra trong hoàn cảnh đủ đầy, được sống trong nền hòa bình dân tộc, được trang bị những hành trang học tập tốt nhất, nhưng đôi khi chúng em vẫn bị xao nhãng mà quên đi nhiệm vụ chính của mình là học tập. Chính tinh thần học hỏi không ngừng của anh Vừ A Dính, dù trong hoàn cảnh gian khó đã giúp cho chúng em có thêm những nguồn động lực phấn đấu noi gương anh, chăm chỉ học tập để xây dựng đất nước sau này. Cũng chính anh đã là người mở đường nêu gương cho lớp thiếu niên chúng em biết được trách nhiệm của mình đối với tương lai của Tổ quốc. Nếu như anh gánh trên vai trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc trước quân thù xâm lược thì ở thế hệ chúng em, chúng em lại gánh trên mình trách nhiệm lớn lao là xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng phát triển thịnh vượng hơn. Chính nhờ tinh thần trách nhiệm đó, chúng em không ngừng cố gắng hành động để hoàn thiện bản thân mình, trở thành một lớp thiếu niên có ích trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay.
Anh hùng Vừ A Dính hi sinh khi mới vừa mười lăm tuổi. Với số tuổi của mình, anh có lẽ là người anh hùng nhỏ tuổi nhất hi sinh trên chiến trường kháng chiến. Thế nhưng, anh lại để lại cho chúng em nguồn sức mạnh động lực to lớn vô vàn. Những ước mơ của anh đang còn dang dở, ước mơ được đi học, được vui chơi, được cống hiến sức lực cho Tổ quốc. Noi gương anh, chúng em cũng luôn luôn học tập theo tinh thần bất khuất của anh
Chúng em ngày nay được sống trong nền hòa bình độc lập. Chúng em sẽ phải luôn cố gắng học tập rèn luyện nhiều hơn nữa để xây dựng Tổ quốc Việt Nam ngày càng giàu đẹp hơn, và không phụ lòng mong mỏi của anh. Chúng em sẽ mãi noi theo gương anh, truyền cho nhau sức mạnh, động lực, cảm hứng mà anh đã truyền cho chúng em để phát huy hơn nữa những truyền thống tốt đẹp, những khát vọng, ước mơ xây dựng và bảo vệ đất nước quê hương Việt Nam tươi đẹp.
1.
Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi.
Câu này thật sự có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Nó luôn nhắc nhở chúng ta phải rèn luyện ý chí, nghị lực để vươn lên trong mọi lĩnh vực của đời sống con người. nếu chúng ta có một phương pháp học đúng cách
2.
Học ăn học nói, học gói học mở.
Đây là là câu tục ngữ nói về những điều cơ bản trong cuộc sống mà con người ta phải học để có được cách ăn ở, giao tiếp, cách đối nhân xử thế sao cho lịch sự, tế nhị, văn minh.
3.
Học hay cày biết.
4.
Học một biết mười.
Câu này có nghĩa là học chỉ một điều gì đó mà biết suy rộng ra những thứ liên quan với nhau và được xem là thông minh.
5.
Học thầy chẳng tầy học bạn.
Biết ơn,quý ơn là phẩm chất đạo đức của tình bạn & tình thầy trò.Thầy là người cho ta nhiều kiến thức.Bạn là người giúp ta phát triển những kiến thức đã học
6.
Học thầy học bạn, vô vạn phong lưu.
Câu này có ý nghĩa là chịu khó học hỏi thì ắt giàu có.
7.
Ăn vóc học hay.
Ăn vóc là ăn uống đầy đủ bổ sung các chất thì mới có sức khỏe, cơ bắp. Học hay là học giỏi, giỏi giang xưng đáng với công sức đã bỏ ra để có được thành quả.
8.
Bảy mươi còn học bảy mươi mốt.
9.
Có cày có thóc, có học có chữ.
10.
Có học, có khôn.
11.
Dao có mài mới sắc, người có học mới nên.
12.
Dẫu rằng thông hoạt, chẳng học cũng hư đời, tài chí bằng trời, chẳng học cũng là phải khổ.
13.
Dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng.
14.
Dốt đến đâu học lâu cũng biết.
15.
Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
16.
Hay học thì sang, hay làm thì có.
17.
Học để làm người.
18.
Học hành vất vả kết quả ngọt bùi.
19.
Học khôn đến chết, học nết đến già.
20.
Có đi có lại mới toại lòng nhau
21.
Kính lão đắc thọ
Câu này ý nói là phải kính trọng người lớn tuổi sẽ sống lâu.Bạn tôn kính người lớn tuổi thì người đó sống bao lâu bạn sẽ sống bấy lâu. Đây là văn hóa trong ứng xử
22.
Thuốc đắng dã tật
23.
Sự thật mất lòng
24.
Lời nói, gói vàng.
25.
Lời chào cao hơn mâm cỗ
Rất đơn giản câu này ý nói tình cảm, lễ nghi, lời chào mời thân mật còn quý hơn vật chất, miếng ăn.
26.
Kính trên, nhường dưới
Đây là văn hóa ứng xử, phải luôn biết kính trọng những người lớn tuổi và nhường nhịn những người nhỏ tuổi hơn.
27.
Một lời nói dối, sám hối bảy ngày.
Khuyên răn chúng ta nên sống thật, không nên nói dối sẽ rất ân hận về sau
28.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Đây là đạo lý làm người, với ý nghĩa là khuyên chúng ta phải luôn luôn biết ơn những người đã tạo ra thành quả cho ta dùng
29.
Bán anh em xa mua láng giềng gần.
Thực ra ở đây không có chuyện mua bán gì cả. Câu này có ý khuyên răn người ta nên ăn ở có tình có nghĩa, vui vẻ với hàng xóm láng giềng kề bên. Bởi anh em họ hàng dù là thân tình, máu mủ nhưng ở xa thì nếu có việc khẩn cấp, nghiêm trọng không thể có mặt nhanh chóng để giúp đỡ bằng người ngoài nhưng ở gần mình. Nước xa thì không cứu được lửa gần mà.
30.
Đi hỏi già,về nhà hỏi trẻ
Đi hỏi già: Người già nhiều kinh nghiệm sẽ giúp được bạn. Về nhà hỏi trẻ: Mọi chuyện ở nhà nên hỏi trẻ vì trẻ con ngây thơ không dấu diếm điều gì sẽ kể hết chuyện nó biết khi ở nhà.Đây là một kinh nghiệm sống mà ông cha ta đúc kết và truyền dạy.
31.
Một điều nhịn, chín điều lành
32.
Sang sông phải bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu mến thầy
Câu này ý muốn nhắn nhủ bậc làm cha mẹ, muốn con cái mình học tập tốt thì cần phải yêu quý kính trọng người làm nghề giáo.
33.
Đất tốt trồng cây rườm rà
Những người thanh lịch nói ra dịu dàng.
34.
Người thanh tiếng nói cũng thanh
Chuông kêu, khẽ gõ bên thành cũng kêu.
35.
Kim vàng ai nỡ uốn câu
Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời
36.
Vàng thì thử lửa, thử than
Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời...
37.
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
38.
Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe
39.
Sảy chân, gượng lại còn vừa,
Sảy miệng, biết nói làm sao bây giờ.
40.
Vàng sa xuống giếng, khôn tìm,
Người sa lời nói, như chim sổ lồng
41.
Nói người, chẳng nghĩ đến ta,
Thử sờ lên gáy, xem xa hay gần
42.
Ngày thường chả mất nén hương
Đến khi gặp chuyện ôm lưng thầy chùa
43.
Cười người chớ vội cười lâu
Cười người hôm trước hôm sau người cười
44.
Ăn ngay nói thật, mọi tật mọi lành.
45.
Ăn có nhai, nói có nghĩ.
Ăn bớt bát, nói bớt lời.
46.
Rượu nhạt, uống lắm cũng say,
Người khôn nói lắm, dẫu hay cũng nhàm.
47.
Ăn lắm, thì hết miếng ngon,
Nói lắm, thì hết lời khôn hóa rồ.
Tham khảo
Một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là đoàn kết. Điều đó đã được thể hiện qua những câu ca dao, tục ngữ. Một trong số đó là câu:
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Câu tục ngữ đã mượn hình ảnh biểu tượng “một cây” - “ba cây” để khẳng định sức mạnh của tinh thần đoàn kết. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, chỉ cần con người biết chung tay góp sức sẽ có thể vượt qua mọi khó khăn, thử thách để chạm đến thành công.
Câu tục ngữ hoàn toàn đúng đắn. Từ trong quá khứ cho đến hiện tại điều đó đã được minh chứng. Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam cũng đã từng khẳng định rằng: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Mọi công việc nếu chỉ làm một mình, có thể mất rất nhiều thời gian mới hoàn thành, thậm chí là không thể hoàn thành. Chỉ khi mỗi người biết hợp sức, đồng lòng lại cùng nhau mới có thể giải quyết mọi khó khăn.
Tinh thần đoàn kết đi đến chiến thắng được thể hiện rất rõ trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Từ xa xưa, nhờ có tinh thần đoàn kết mà cha ông ta đã dời non lấp biển mở mang bờ cõi làm nên những cánh đồng màu mỡ. Lịch sử đấu tranh từ thời bà Trưng, bà Triệu rồi các triều đại Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập rồi đến chiến thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã cho ta thấy sức mạnh của sự đoàn kết. Và sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định “Đoàn kết là sức mạnh vô địch”
Đến hiện tại, trước xu thế toàn cầu hóa, Việt nam vẫn đang chung tay góp sức, vượt qua những khó khăn: ủng hộ người nghèo, ủng hộ miền trung gặp thiên tai lũ lụt, chúng ta chung tay xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh nêu cao truyền thống đại đoàn kết dân tộc. Tuy nhiên trong xã hội vẫn không ít những kẻ luôn gây rối, phá hoại, thành quả lao động, cách mạng gây chia rẽ bè phái cộng động dân tộc, những kẻ phản động đó cần phải trừng trị.
Là một học sinh, việc ý thức được vai trò của đoàn kết là vô cùng quan trọng. Điều đó giúp tôi có thêm sức mạnh từ bạn bè để hoàn thành tốt mục tiêu của thân.
Tóm lại, đoàn kết là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Bởi vậy mà mỗi người hãy chi nhớ câu tục ngữ trên như một lời khuyên quý giá góp phần chung tay xây dựng và phát triển đất nước.
TK:
Kho tàng tục ngữ của ông cha ta đã để lại rất nhiều bài học quý giá. Một trong số đó là câu tục ngữ:
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Hình ảnh “một cây” nhằm chỉ số ít, còn “ba cây” chỉ số nhiều, “chụm lại” là hành động thể hiện sự đồng lòng, chung sức. Qua hình ảnh trên, ông cha ta muốn khẳng định về sức mạnh của tinh thần đoàn kết. Một người không thể giải quyết được những việc khó khăn, to lớn. Chỉ khi mỗi người biết hợp sức, đồng lòng lại cùng nhau mới có thể giải quyết mọi khó khăn.
Đây là một lời khuyên vô cùng đúng đắn đã được chứng minh từ trong lịch sử dân tộc cho đến ngày hôm nay. Trong những năm đất nước ta phải đối mặt với giặc ngoại xâm, tinh thần đó đã được thể hiện mạnh mẽ nhất. Hơn một nghìn năm nhân dân ta chịu ách nô lệ của triều đình phong kiến phương Bắc. Nhưng ở bất kì giai đoạn nào cũng có bậc anh hùng đứng lên lãnh đạo nhân dân đoàn kết một lòng đánh bại kẻ thù. Từ khởi nghĩa hai bà Trưng, bà Triệu đến Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn mười hai sứ quân. Rồi Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng hay cuộc kháng chiến chống Tống của Lý Thường Kiệt và cả Hưng Đạo vương - Trần Quốc Tuấn ba lần đánh thắng quân Mông - Nguyên …
Ngày hôm nay, khi đất nước được tự do, độc lập. Con người được hưởng ấm no, hạnh phúc. Nhưng vẫn có những hiểm họa khác đe dọa đến cuộc sống bình yên đó như thiên tai, dịch bệnh. Thì sự đoàn kết lại càng được thể hiện mạnh mẽ. Cả thế giới đã phải ngưỡng mộ trước tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam trong đại dịch Covid-19. Khi nhiều cường quốc trên thế giới phải điêu đứng trước dịch bệnh, thì Việt Nam vẫn tự hào là nước kiểm soát dịch bệnh tốt. Những biện pháp kiểm soát dịch bệnh, chính sách hỗ trợ người chịu ảnh hưởng bởi đại dịch… của nhà nước. Những hành động hỗ trợ thể hiện tinh thần tương thân tương ái của người dân. Những hành động thể hiện trách nhiệm cộng đồng của các y bác sĩ… Tất cả đều đã thể hiện được tinh thần đoàn kết. Thật tự hào khi Việt Nam là nước dám lựa chọn đánh đổi phát triển kinh tế để bảo vệ tính mạng của người dân.
Quả là, đoàn kết đem đến sức mạnh to lớn, giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Như chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Ý thức được điều đó, mỗi học sinh - chủ nhân tương lai của đất nước, cần phải phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Sự đoàn kết được thể hiện qua những hành động đơn giản như biết giúp đỡ bạn bè gặp hoàn cảnh khó khăn, không đánh nhau chửi nhau…
Tóm lại, câu tục ngữ “Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” đã đem đến cho chúng ta bài học vô cùng ý nghĩa. Mỗi người hãy giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
1 .
Quê tôi ở tỉnh Hà tây, nay thuộc thành phố Hà nội nhưng vẫn là một vùng đậm chất thuần nông với ao cá, vườn cây, ruộng vườn, những cánh đồng lúa bát ngát mênh mông. Đất rộng nên nhà nào cũng trồng nhiều loại cây ăn quả sai trĩu cành, đặc biệt là cây bưởi. Đó cũng chính là đặc sản cuả quê tôi mà trong dân gian thường có câu: cam Canh, bưởi Diễn.
Ở nhà bà tôi, có trồng một cây bưởi. Bà kể lại rằng từ trước khi qua đời, ông tôi đã trồng cây bưởi này, đúng dịp mẹ sinh tôi. Đến bây giờ cây đã cao to bằng ngôi nhà hai tầng. Dầm mưa dãi nắng nhiều năm, thân cây trở nên bạc phếch, đã thế còn mọc những u tròn, sần sùi, to bằng cái nắm tay. Cành cây vươn xa, tán lá rộng tỏa bóng mát cho chúng tôi ngày còn thơ ấu. Lá cây màu xanh sẫm, trông như những nậm rượu nhỏ, đu đưa trong gió. Hoa bưởi nhỏ xinh, trắng muốt tỏa hương thơm dìu dịu, thu hút nhiều loại ong bướm ve vãn. Hương bưởi đã từng đi vào rất nhiều bài thơ hay, nổi tiếng.
Vào tháng giêng, tháng hai Âm lịch, khi mưa xuân phơi phới đầy đường làng, những cánh hoa trăng trắng nhỏ xinh cuộn tròn theo gió, đuổi nhau trên những con đường gạch. Nhớ những ngày còn bé, lũ trẻ chúng tôi thường rủ nhau vào vườn nhặt những cành hoa kết thành vòng đeo đầy cổ, đầy tay. Có vài cậu nhóc nghịch ngợm, leo trèo làm cho những cánh hoa đang cựa mình tung ra, rơi lả tả xuống sân. Lũ con gái nhìn lên, xuýt xoa, tiếc nuối. Lại những buổi trưa hè, tôi hay trốn mẹ ra ngồi gốc bưởi vừa thưởng thức mùi hương ngọt ngào, quyến rũ mà đến tận bây giờ vẫn không thể quên được. Mùng một đầu tháng hay ngày rằm, mẹ tôi thường ra vườn từ sớm, hái những cành hoa bưởi còn đọng sương mai trân trọng đặt lên bàn thờ thắp hương. Nhìn bóng mẹ lặng lẽ đứng bên bàn thờ, tôi càng thêm nhớ tới ông hơn.
Ngày còn bé, hai chị em tôi rất điệu, chỉ thích để tóc dài rồi tết thành hai bím. Qua cả mùa đông hanh hao, ẩm ướt mà tóc cuả chúng tôi vẫn mượt mà, óng ả. Bởi mẹ tôi thường hái lá bưởi cùng một số các lá khác trong vườn đun nước gội đầu cho chúng tôi, mẹ bảo như thế tóc mới đẹp. Mùi hương nhẹ nhàng thoang thoảng cùng cái mượt mà, tinh khiết của dầu bưởi đan vào từng sợi tóc. Cuối tháng ba, cây bưởi bắt đầu ra hoa kết trái. Ban đầu, nó chỉ bé bằng quả bóng bàn nhỏ. Thế rồi quả bưởi to dần theo năm tháng. Nó to bằng quả cam rồi đến bằng miệng bát ô tô. Vào tháng tám, những trái bưởi to, tròn trịa, mọng nước sai lúc lỉu trên cây. Quả bưởi chuyển từ màu xanh sẫm sang rám vàng trông rất bắt mắt. Mỗi lần về quê, bà thường ra vườn chọn những quả bưởi to tròn và ngọt nhất bổ ra cho cả nhà cùng nếm thử. Đưa múi bưởi chạm vào đầu lưỡi, mùi vị ngọt lịm, thơm thơm như tan trong miệng mà không ở nơi nào có được.
Giờ tôi đã khôn lớn, đã bước chân vào trường cấp hai, được đi đến nhiều nơi nhưng kí ức quê hương vời mùi hương hoa bưởi vẫn luôn đánh thức tôi nhớ về tuổi thơ yêu dấu.
Quê tôi giờ đã đổi mới, không còn những vườn bưởi trắng hoa mỗi độ xuân về nữa, thay vào đó mọc lên nhiều nhà cao tầng, nhà máy san sát. Nhà nào cũng chỉ trồng vài gốc bưởi để làm cảnh. Nhưng cây bưởi vẫn mãi mãi là người bạn tuổi thơ của tôi, là một phần trong những kỉ niệm không bao giờ phôi pha...
2.
“ Be bé bằng bông. Hai má hồng hồng” Ôi, bé đáng yêu của chị, ngủ ngoan nào.” Tôi hát chưa hết bài mà bé đã ngủ. Các bạn biết đó là ai không? Đó chính là búp bê của tôi đó.
Ôi, búp bê thân yêu của tôi mới xinh làm sao! Bé là món quà của mẹ tặng cho tôi nhân dịp sinh nhật lần thứ 8. Tôi thích quá, đặt ngay cho bé cái tên nghe rất Tây : An – na. Bởi vì An – na có mái tóc xoăn màu vàng hung, cái môi thì đỏ chon chót chum chúm cười. Khuôn mặt tròn bầu bĩnh. Cái má phinh phính, lúc nào cũng ửng hồng, ánh lên một màu trái đào mới chín. Nếu là bạn, chắc bạn cũng phải thơm vào má bé An – na của tôi đấy. An – na không cao lắm, hơn 3 năm rồi mà bé chẳng nhớn chút nào cả, chỉ cao bằng cái phích nước nhà tôi thôi. Bé có làn da màu hồng nhạt, với đôi tay mềm mại, chũn chĩn, ai nắn cũng cảm thấy thinh thích. Bố tôi bảo đó là cao su dẻo nên nó mơi mềm mại như vậy. Búp bê An – na của tôi biết hát nữa đấy. Khi tôi à ơi vỗ nhẹ vào sau lưng bé. “ Bé hát cho chị nghe nào”, một bài hát mừng sinh nhật lại vang lên. Tôi vỗ lại là bé ngừng hát ngay. Bé đứng được đấy, Đôi chân bé đeo một đôi giày nhựa màu trắng thật xinh. Bé thích mặc chiếc váy màu xanh dương, trông bé cứ như công chúa trong cung điện lộng lẫy. Hè vừa rồi, chị em tôi đã mấy lần may cho An – na váy mới nhưng xem ra An – na không thích những cái váy đó. Em vẫn mặc chiếc váy màu xanh dương kia thôi. Vì nó hợp với em hơn. Khi bé ngủ, hai mắt bé nhắm nghiền lại. Bé ngủ thật ngon lành. Tôi nhẹ đắp chăn cho bé. Bé vẫn mỉm cười, hình như bé đang mơ một giấc mơ đẹp. Khi tỉnh giấc, béđứng thẳng lên, toét miệng cười, đôi mắt màu xanh , tròn , mở thật to nhìn tôi trìu mến. “ Bé ngoan của chị, sao cứ nhìn chị thế!”.Từ ngày có bé An – na, sau những giờ học căng thẳng, tôi lại dành thời gian chơi với búp bê An – na. Lúc tôi chải đầu cho bé, lúc tôi may áo cho bé, lúc tôi nói chuyện vui buồn cùng bé. Bao giờ bé cũng chỉ cười. Một hôm, bà tôi bị ốm phải đi viện, tôi hỏi An – na: “ Em có thương bà của chị không?” Bé chỉ cười, tôi giận bé, vứt bé lên nóc tủ. Nhưng tôi thấy mình thật quá quắt. Tôi nghe thấy An – na khóc. Ấy vậy, tôi lại ôm bé vào lòng: “ Chị xin lỗi, từ nay chị không bỏ em nữa”.
Đấy búp bê An – na của tôi là vậy đấy. Dù đi xa tôi vẫn nhớ cái miệng tươi cười và ánh mắt thơ ngây của bé. Nó là niềm vui của tuổi thơ tôi. Tôi luôn giữ gìn và chơi với bé cẩn thận chẳng để bẩn đâu. Búp bê An – na ơi, em mãi vui vẻ và hồn nhiên , có những ước mơ đẹp của tuổi thơ cùng chị nhé.
P/s : Không nhận gạch đá !
a) Mở bài
- Giới thiệu về cây đa em sẽ tả: (cây đa ở quê nội em).
+ Ai trồng? (cây có từ lâu đời).
+ Trồng ở đâu? (ở đầu làng).
b) Thân bài
- Tả gốc cây: Gốc cây sần sùi, rễ uốn lượn như những con trăn nhỏ.
- Cành cây: Cây có rất nhiều cành toả ra các phía.
- Tả lá: Lá xum xuê.
c) Kết bài
- Nêu tác dụng của của cây đa (cây cho bóng mát).
Cảm nghĩ của em đối với cây em tả: thích cây đa vì cây đa mang vẻ đẹp cổ kính, mùa hè là nơi nghỉ mát cho bà con nông dân, là nơi chúng em vui đùa.
Tả cây đa cổ thụ - Mẫu 1
Ở cạnh sân đình của làng em có một cây đa sừng sững không biết có từ bao giờ. Em chỉ biết rằng nó rất cao to và tỏa bóng mát rợp cả một góc sân. Người dân làng em vẫn bảo đó là cây chở che cho làng em.
Cây đa sừng sững như một người khổng lồ đang hiên ngang chễm chệ ngay giữa đường. Cây đa nằm sát mặt đường, bên dưới là cái giếng làng và sân đình. Mọi người vẫn bảo cây đa giếng nước và sân đình thường đi liền với nhau.
Thân của cây đa rất to, phải 5, 6 người ôm mới xuể được. Vỏ của thân cây xù xì chứ không trợn mịn và bằng phẳng, vì thỉnh thoảng còn nhô lên một số u mà người ta liên tưởng đến những ung nhọt mọc trên thân cây.
Ấn tượng nhất là bộ rễ như một đàn trăn bò lổm nhổm trên mặt đất. Đây được xem là nơi ngồi hóng gió của người dân quê em. Rễ đa to và tài bò trên đất tưởng chừng như sắp bật ra. Nhưng mà nó lại bám rất sâu, nhiều trận bão đi qua nhưng vẫn không quật ngã được loại cây kiên cố như thế nào.
Những tán lá to và xòe ra khắp nơi với vô vàn nhánh nhỏ chi chít em không đếm được. Trên những cành cây đó là những chiếc lá to và dày, có một số chiếc lá như cái quạt mo của bà em vẫn quạt. Lá nào lá nấy chắc nịch và rất khó có thể rơi rụng khi gió thổi qua. Trừ khi gió quá mạnh thì những chiếc lá mới theo gió rơi xuống. Bọn em vẫn thường nhặt lá đa đem về nhà viết thơ lên đó hoặc để ngồi đánh chuyền ngay dưới gốc đa luôn.
Cây đa đồ sộ này đã trở thành biểu tượng của làng em, có nó làng em trông đẹp hơn và văn minh hơn. Mọi người vẫn bảo làng nào cũng nên có cây đa để bảo vệ cho làng và giữ gìn truyền thống làng lâu năm.
Mọi người ai đi đâu làm ăn xa cũng thường xuyên ghé về thăm quê và không ngớt khen cây đa càng ngày càng đồ sộ hơn. Nhiều người đã có những kỉ ức tuổi thơ đẹp dưới cây đa, bên cạnh giếng nước và sân đình này.
#Châu's ngốc
Bài làm 1:
Không biết tự bao giờ, cùng với bến nước sân đình, cây đa đã trở thành biểu tượng của làng quê đất Việt. Ai đó xa quê hẳn không thể không có những phút nao lòng mỗi khi nhớ về những kỉ niệm bên gốc đa làng. Cây đa đi vào ca dao, trong chuyện cổ tích, trong mỗi khúc dân ca. Quên sao được câu chuyện của bà dưới gốc đa có Thạch Sanh, chú cuội. Nhớ vô cùng điệu lí cây đa người thương ta đã hát. Cây đa bến nước sân đình phải chăng đã trở thành những thiết chế văn hóa không thể thiếu được của làng quê?
Thật vậy, với đặc tính sinh vật của mình, cây đa đã gắn bó sâu sắc với làng. Đa rất dễ trồng và sống lâu tới ngàn tuổi. trong bão táp phong ba, trải qua bao thế hệ cây đa vẫn sừng sững tỏa bóng mát giữa trời, ôm cả một góc quê hương. Cành đa vươn đến đâu buông rễ chùm, rễ nổi đến đó. Từ rễ hóa thành thân, để cây đa có thêm nhiều cội. Có cây có tới chín cội lừng lững uy nghiêm cả một góc làng. Những cội đa đó như những cánh tay khổng lồ, cơ bắp cuồn cuộn nâng cả tán cây lên giữa trời xanh. Ngoài những cội chính ra đó, đa còn có nhiều lá rễ chùm rễ phụ buông lơ lửng lưng trời như tóc ai đang xòa bay trong gió. Trẻ chăn trâu tha hồ ẩn náu trong từng cội đó chơi trò đuổi bắt. Lá đa xanh ngắt bốn mùa chim gọi về làm tổ. Trong vòm lá, chim ríu rít gọi bầy. Dưới gốc đa trẻ nô đùa hò hét. Và kia, con trâu nhà ai đang mơ màng lim dim nằm nhai cỏ để cho lũ chim sáo nhảy nhót cả lên đầu.
Đa không có giá trị kinh tế như các loài cây khác, không có quả thơm như mít như xoài; không có hoa đỏ như gạo, hoa tím như xoan. Đa chỉ có tấm thân lực lưỡng trăm cành hiên ngang và tán lá quanh năm xanh ngát. Đa chỉ có bóng mát cho đời. Đa càng sống lâu càng khỏe chắc kiên cường. Bởi thế giá trị tinh thần của cây đa thật lớn. Đa là cây cao bóng cả của làng. Chim muông tìm đến đa để làm tổ. Người thương lấy gốc đa để làm nơi hò hẹn đợi chờ. Xao xuyến làm sao một đêm trăng, cành đa la đà trước ngõ để cho ai đó ngắm trăng ngơ ngẩn đợi người! Những trưa hạ oi nồng, gốc đa thành nơi dừng chân cho bao lữ khách. Người làng ra đồng ra bãi gồng gánh trên vai, cả con trâu cái cày cũng lấy gốc đa làm chỗ nghỉ. Quán nước ven đường dưới gốc đa ấy râm ran bao chuyện ở đời. Bát nước chè xanh hay bát vối đặc cùng với ngọn gió mát làng dưới bóng đa rì rào ấy đã xua đi bao gian khó nhọc nhằn của cuộc sống mưu sinh. Cổng làng bên cạnh gốc đa nơi thuở thiếu thời ta chong chong chờ mẹ đi chợ về có gió cành đa vỗ về ôm ấp để đến bây giờ cái cảnh ấy vẫn hoài niệm canh cánh mãi trong ta. Và anh nghệ sĩ góc máy nào gam màu nào để anh có được một tấm ảnh một bức tranh cổng làng ta, mái đình quê ta với gốc đa sần sùi rêu mốc, lá đa xanh ngát đẹp ngời đến thế!
Cây đa đi vào lịch sử mỗi làng. Thời chống Pháp, ngọn đa là nơi treo cờ khởi nghĩa, gốc đa là nơi cất giấu thư từ, tài liệu bí mật. Thời chống Mĩ gốc đa lại là chòi gác máy bay, nơi treo kẻng báo động. Còn mãi trong ta cây đa Tân Trào thủ đô kháng chiến khi xưa. Đa là nỗi kinh hoàng cho lũ giặc, là bình yên cho xóm làng. Phải chăng “thân cây đa” cũng là từ ý nghĩa đó. Đa là một trong những biểu tượng của làng.
Bác Hồ người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, người đã phát động Tết trồng cây và việc trồng cây mỗi mùa xuân đến theo lời Bác dạy là một nét đẹp văn hóa của người Viêt Nam chúng ta. Cả cuộc đời Người, Bác đã trồng biết bao cây xanh tạo bóng mát cho đời, trong đó có nhiều cây đa. Tết Kỉ Dậu (1969) Tết cuối cùng của đời người, Người đã kịp trồng cây đa cuối cùng tại xã Vật Lại (Ba Vì). Những cây đa Bác trồng đã vươn cành xanh lá tỏa bóng rợp mát quê hương. Theo chân Bác, cùng với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ, chúng ta hãy trồng thêm nhiều cây đa nữa ở những nơi trung tâm làng xã để cho “cây đa bến nước sân đình” mãi là những tín hiệu bình yên, biểu tượng của một làng quê văn hóa Việt Nam.
Bài làm 2:
Vừa bước chân trở về làng xưa, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt đồng thời cũng làm choáng ngợp tâm hồn bất cứ ai: Đó là dáng sừng sững của cây đa cổ thụ làng tôi. Không biết từ bao đời nay, nó đã đứng đó, như một vệ sĩ oai phong của làng tôi, niềm tự hào của làng tôi.
Tôi yêu làng. Trong tình yêu bao la ấy có tình yêu những mái nhà san sát lợp ngói đỏ bình yên; yêu những vườn đào nở rộ mỗi khi xuân về, yêu những vườn hồng xiêm ửng vàng trái chín… Nhưng tôi yêu nhất là cây đa – đó chính là biểu tượng của làng tôi. Cây đa làng như chứa đựng bên trong tất cả những gì tinh tuý nhất của làng tôi. Tôi không biết cây bao nhiêu tuổi. Các cụ bảo khi làng tôi ra đời thì cũng là lúc cây đa được trồng. Những buồn vui, khó khăn, gian khổ hay phát triển, và biết bao chuyện của làng quê, cây đa đều chứng kiến.
Thân cây đa to, phải năm sáu người ôm không xuể. Rễ cây dài, đâm sâu xuống lòng đất. Có nhánh rễ chồi lên khỏi mặt đất thành một chiếc ghế băng cho những người ngồi nghĩ mát dưới gốc cây. Tôi thường ngồi lên chồi rễ, tựa lưng vào thân cây, nhắm mắt lại, thầm trò chuyện với cây, và nghe cành lá xạc xào. Khi ấy, tôi có cảm giác cây đa là mái nhà mà sự an toàn và chở che của đa là tuyệt đối và không gì sánh được. Với lũ trẻ trong làng, cây đa là nguồn vui tuổi thơ, là kỉ niệm về quê hương. Sau này, các lớp anh chị trong làng di xa, hay như lũ chúng tôi còn ở lại thường nhớ về cây đa như linh hồn của quê hương. Quên sao được những buổi trưa trốn ngủ, cả lũ kéo nhau ra gốc đa chơi đánh trận giả, rồi trèo lên cây hái quả. Quả đa là món quà lí thú với lũ trẻ chúng tôi. Quả đa chín ngọt lừ đến đâu, vẫn thấy có vị chan chát ở đầu lưỡi. Có đứa ăn cả quả đa ương ương, thậm chí xanh. Có lẽ, vị chát thì nhớ lâu hơn vị ngọt. Những mùa lá đa rụng, chúng tôi vun thành đống, rồi đốt lên sưởi ấm với nhau trong những ngày se se lạnh. Những làn khói bay lên, nhuốm vào cành lá, quyện với hơi sương tạo thành một làn khói kì ảo, lung linh huyền diệu như cổ tích. Đó thực sự là thứ cổ tích hiện đại mà cây đa làng đã mang đến cho làng tôi và lũ trẻ chúng tôi…
Vừa bước chân trở về làng xưa, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt đồng thời cũng làm choáng ngợp tâm hồn bất cứ ai: Đó là dáng sừng sững của cây đa cổ thụ làng tôi. Không biết từ bao đời nay, nó đã đứng đó, như một vệ sĩ oai phong của làng tôi, niềm tự hào của làng tôi.
Tôi yêu làng. Trong tình yêu bao la ấy có tình yêu những mái nhà san sát lợp ngói đỏ bình yên; yêu những vườn đào nở rộ mỗi khi xuân về, yêu những vườn hồng xiêm ửng vàng trái chín… Nhưng tôi yêu nhất là cây đa – đó chính là biểu tượng của làng tôi. Cây đa làng như chứa đựng bên trong tất cả những gì tinh tuý nhất của làng tôi. Tôi không biết cây bao nhiêu tuổi. Các cụ bảo khi làng tôi ra đời thì cũng là lúc cây đa được trồng. Những buồn vui, khó khăn, gian khổ hay phát triển, và biết bao chuyện của làng quê, cây đa đều chứng kiến.
Thân cây đa to, phải năm sáu người ôm không xuể. Rễ cây dài, đâm sâu xuống lòng đất. Có nhánh rễ chồi lên khỏi mặt đất thành một chiếc ghế băng cho những người ngồi nghỉ mát dưới gốc cây. Tôi thường ngồi lên chồi rễ, tựa lưng vào thân cây, nhắm mắt lại, thầm trò chuyện với cây, và nghe cành lá xạc xào. Khi ấy, tôi có cảm giác cây đa là mái nhà mà sự an toàn và chở che của đa là tuyệt đối và không gì sánh được. Với lũ trẻ trong làng, cây đa là nguồn vui tuổi thơ, là kỉ niệm về quê hương. Sau này, các lớp anh chị trong làng đi xa, hay như lũ chúng tôi còn ở lại thường nhớ về cây đa như linh hồn của quê hương. Quên sao được những buổi trưa trốn ngủ, cả lũ kéo nhau ra gốc đa chơi đánh trận giả, rồi trèo lên cây hái quả. Quả đa là món quà lí thú với lũ trẻ chúng tôi. Quả đa chín ngọt lừ đến đâu, vẫn thấy có vị chan chát ở đầu lưỡi. Có đứa ăn cả quả đa ương ương, thậm chí xanh. Có lẽ, vị chát thì nhớ lâu hơn vị ngọt. Những mùa lá đa rụng, chúng tôi vun thành đống, rồi đốt lên sưởi ấm với nhau trong những ngày se se lạnh. Những làn khói bay lên, nhuốm vào cành lá, quyện với hơi sương tạo thành một làn khói kì ảo, lung linh huyền diệu như cổ tích. Đó thực sự là thứ cổ tích hiện đại mà cây đa làng đã mang đến cho làng tôi và lũ trẻ chúng tôi…
Bài làm 3:
Làng quê Việt Nam luôn gợi ta nhớ đến mái đình thấp thoáng bên lũy tre xanh, cái giếng cuối làng nước trong veo, chú mục đồng vắt vẻo trên lưng trâu… Nhưng với tôi, đẹp nhất, quan trọng nhất vẫn là cây đa nơi ngưỡng cửa làng.
Đầu làng tôi có một cây đa to lắm. Không biết cây được trồng từ bao giờ, chỉ biết khi lũ trẻ tuổi tôi biết chơi trồng nụ trồng hoa, ô ăn quan… thì cây đã lớn lắm rồi. Có lần, chúng tôi chơi trò “nối vòng tay lớn”, tôi và hai bạn nữa nối tay nhau mà vẫn không ôm trọn thân cây.
Cây nằm trên một bãi đất bằng phẳng, cỏ xanh um, ngay cạnh cổng làng. Vào những hôm trưa hè nắng gắt, từ xa, cái vòm rộng lớn của những tán cây như vẫy gọi người đi đường hãy nhanh lên, nhanh lên để được ngồi dưới gốc đa, uống bát nưởc chè xanh, tránh cái nắng gay gắt. Thân cây giờ to đến mức ba, bốn người lớn ôm không xuể. Rễ đa ngoằn ngoèo nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, nhiều cái trông như những con trăn, con rắn đang uốn khúc.
Cứ mỗi độ xuân sang, những làn mưa nhẹ như đánh thức mầm non tỉnh giấc. Cây đa nhanh chóng cởi bỏ bộ áo vàng nhàu nhĩ của mùa đông, thay vào đó là tấm áo choàng xanh biếc của mùa xuân. Những cái lá to dần, dầy lên theo năm tháng, màu xanh biếc cũng dần dần thẫm hơn. Để rồi khi cái nắng hè bắt đầu chói chang, những tán lá trở nên xanh um, lan rộng như một cái ô khổng lồ, che mát một khoảng đất rất rộng. Những khi đi làm đồng về, bố mẹ tôi và các bác trong làng thường ngồi nghĩ ở đó, uống bát nước chè xanh sóng sánh, râm ran bàn chuyện vụ mùa… Lũ trẻ chúng tôi được nghỉ học nên cũng thường tụ tập dưới gốc đa, vui chơi hoặc bày ra những trò tinh nghịch của tuổi học trò. Chơi chán, mệt, chúng tôi nằm dài trên bãi cỏ ngay cạnh gốc đa, nháy mắt với những tia nắng lọt qua kẽ lá hoặc đánh nhịp chân theo tiếng gió rì rào… Thấp thoáng trong tán cây, những chú chim thoăn thoắt chuyền cành, có những con vô tư líu lo hót, có những con thì lại đang chí chóe với nhau, ôi! Cảm giác thật dễ chịu, tuyệt vời làm sao. Nhưng rồi mùa hè cũng lại qua đi như mùa xuân. Khi những chiếc lá đa ngả sang màu vàng và xuất hiện những đốm đen, ấy là khi mùa thu đến. Chúng tôi cũng đã bước vào năm học mới. Mỗi khi có dịp đi qua, tôi thấy cây có vẻ buồn. Chắc cây nhớ chúng tôi. Sang đông, cành cây trơ trụi lá, trông càng buồn thảm. Theo dòng thời gian luân chuyển, cây vẫn giữ được vẻ trầm ngâm điềm tĩnh. Trong các mùa của cây, có lẽ thời điểm đẹp nhất là mùa hè.
Cây đa cổ thụ đã gắn bó với tuổi thơ tôi và cuộc sống của dân làng tôi. Mỗi khi nhớ về làng quê, tôi lại nhớ đến hình ảnh cây đa với quán nước đầu làng. Tôi nhớ đến những con nghé được làm từ những chiếc lá đa to và dày. Những con nghé làm bằng lá đa là thứ đồ chơi quen thuộc của lũ trẻ nhà quê chúng tôi. Cứ mỗi lần nhớ đến con nghé lá đa nghển cổ gọi “nghé ọ”, lòng tôi lại trào lên một niềm vui thơ trẻ.
Bao năm qua, cây đa vẫn đứng đó, như một tiêu điểm và che mát cho một vùng đất rộng. Cây còn như một nhân chứng lịch sử. Nó chứng kiến sự đổi thay của làng quê, chứng kiến những cuộc chia tay đầy lưu luyến đưa tiễn những người con ưu tú của mình lên đường bảo vệ quê hương…
Hình ảnh cây đa luôn in sâu trong tâm trí tôi. Cây đa như một người ông hiền từ và tốt bụng, luôn dang tay chào đón những đứa con đi xa trở về. Tôi mong “ông đa” sống mãi cùng dân làng, mãi mãi là người bạn già tri kỉ của mỗi người dân thôn xóm.
bạn hãy tham khảo 3 bài làm trên nha.
Về đến đầu làng, em đã thấy cây đa đứng sừng sững, nhìn cây như chàng dũng sĩ canh gác cho làng quê vậy.
Em không biết cây đa này đã bao năm tuổi nhưng nó cao lớn vô cùng. Có lẽ nó phải cao bằng ngôi nhà ba tầng. Thân cây lớn, mấy người ôm không xuể. Cái áo màu nâu sẫm của nó đã cũ lắm rồi, sần sùi và nhiều vết xước. Rễ đa to, ăn sâu, có rễ trồi lên cả mặt đất như những chú rắn khổng lồ. Rắn mẹ, rắn con toả ra xung quanh nhiều vô kể. Có cái rễ to tạo hình như cái ghế tí hon cho người qua đường ngồi nghỉ mát. Ở trên cao, cành lá mọc xum xuê, xanh tốt như những cánh tay vươn ra xa đùa vui cùng với gió. Tán lá rộng và khi nhìn từ dưới lên trông nó như cái ô xoè che mát cả một khoảng đất trống. Lá đa dày, xanh đậm, nổi rõ những đường gân. Lá đa rụng xuống, bọn trẻ lấy để quạt chơi. Đến mùa, xuất hiện những quả đa nhỏ nhỏ nhưng cứng cáp. Quả đa tít trên cao, ẩn mình trong vòm lá, thỉnh thoảng rơi lộp bộp trên mặt đất. Từng đàn chim chóc cũng hay rủ nhau về đây hội họp, trò chuyện ríu rít, phá tan không gian yên tĩnh của buổi trưa hè. Dưới gốc đa, có bà cụ ngồi bán hàng nước. Mỗi khi thấy bà dọn hàng là biết mùa hè đã sang.
Em yêu cây đa này lắm. Mỗi khi rảnh rỗi, bọn trẻ con chúng em lại rủ nhau chơi đồ hàng, trò chuyện rất vui vẻ dưới gốc đa.
Ở cạnh sân đình của làng em có một cây đa sừng sững không biết có từ bao giờ. Em chỉ biết rằng nó rất cao to và tỏa bóng mát rợp cả một góc sân. Người dân làng em vẫn bảo đó là cây chở che cho làng em.
Cây đa sừng sững như một người khổng lồ đang hiên ngang chễm chệ ngay giữa đường. Cây đa nằm sát mặt đường, bên dưới là cái giếng làng và sân đình. Mọi người vẫn bảo cây đa giếng nước và sân đình thường đi liền với nhau.
Thân của cây đa rất to, phải 5, 6 người ôm mới xuể được. Vỏ của thân cây xù xì chứ không trợn mịn và bằng phẳng, vì thỉnh thoảng còn nhô lên một số u mà người ta liên tưởng đến những ung nhọt mọc trên thân cây.
Ấn tượng nhất là bộ rễ như một đàn trăn bò lổm nhổm trên mặt đất. Đây được xem là nơi ngồi hóng gió của người dân quê em. Rễ đa to và tài bò trên đất tưởng chừng như sắp bật ra. Nhưng mà nó lại bám rất sâu, nhiều trận bão đi qua nhưng vẫn không quật ngã được loại cây kiên cố như thế nào.
Những tán lá to và xòe ra khắp nơi với vô vàn nhánh nhỏ chi chít em không đếm được. Trên những cành cây đó là những chiếc lá to và dày, có một số chiếc lá như cái quạt mo của bà em vẫn quạt. Lá nào lá nấy chắc nịch và rất khó có thể rơi rụng khi gió thổi qua. Trừ khi gió quá mạnh thì những chiếc lá mới theo gió rơi xuống. Bọn em vẫn thường nhặt lá đa đem về nhà viết thơ lên đó hoặc để ngồi đánh chuyền ngay dưới gốc đa luôn.
Cây đa đồ sộ này đã trở thành biểu tượng của làng em, có nó làng em trông đẹp hơn và văn minh hơn. Mọi người vẫn bảo làng nào cũng nên có cây đa để bảo vệ cho làng và giữ gìn truyền thống làng lâu năm.
Mọi người ai đi đâu làm ăn xa cũng thường xuyên ghé về thăm quê và không ngớt khen cây đa càng ngày càng đồ sộ hơn. Nhiều người đã có những kí ức tuổi thơ đẹp dưới cây đa, bên cạnh giếng nước và sân đình này.