K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 4 2018

vì thấy 50 k thẻ cào

10 tháng 4 2018

AHIHI

5 tháng 11 2018

Bạn tham khảo bài này nhé

Trong cuộc đời mỗi con người, ai cũng có lần mắc khuyết điểm. Nhưng có những khuyết điểm khiến ta luôn ray rứt mãi. Đó là trường hợp của tôi. Đến tận bây giờ tôi vẫn còn nhớ như in chuyện của ngày hôm ấy. Tôi ân hận đã khiến cô buồn phiền vì lỗi lầm của mình nhưng tôi tin rằng Cô sẵn sàng cảm thông và tha thứ cho tôi.

Tôi vốn là một học sinh giỏi Toán của lớp. Bài kiểm tra nào tôi cũng đạt điểm chín, điểm mười. Mỗi lần, cô gọi điểm, tôi luôn tự hào và trả lời rất rành rọt trước sự thán phục của bạn bè trong lớp. Một hôm, trong giờ ôn tập, tôi chủ quan không xem lại bài cũ. Theo thường lệ, cô sẽ gọi các bạn lên bảng làm để lấy điểm. Tôi khăng khăng nghĩ rằng cô sẽ không gọi đến tôi đâu, bởi tôi đã có điểm kiểm tra miệng rồi. Vì vậy, tôi ung dung ngắm trời qua khung cửa sổ và thả hồn tưởng tượng đến trận kéo co mà đội lớp tôi và lớp bảy năm sẽ diễn ra chiều nay. Nhưng chuyện bất ngờ đã xảy ra, một tin "chấn động" làm lớp tôi nhốn háo cả lên. Cô giáo yêu cầu chúng tôi lấy giấy ra làm bài kiểm tra. Biết làm sao bây giờ? Tôi vẫn chưa ôn bài cũ. Mỗi khi làm bài, cô thường báo trước để chúng tôi chuẩn bị mà. Còn hôm nay sao lại thế này? Tôi ngơ ngác nhìn quanh một lượt và chợt bừng tỉnh khi nhỏ Hoa ngồi cạnh huých tay vào sườn nhắc tôi chép đề và lo làm bài. Tôi loay hoay mãi cứ viết rồi lại xóa. Nhìn quanh tôi thấy các bạn chăm chú làm bài. Về phía tôi, đầu óc tôi quay cuồng như muốn vỡ tung, tôi hoàn toàn mất bình tĩnh và không thể suy nghĩ được cách làm bài. Thời gian đã hết, tôi nộp bài mà lòng cứ thấp thỏm, không yên. Tôi nghĩ đến lúc phát bài ra, bài tôi bị điểm kém tôi sẽ ra sao đây? Tôi sẽ mất mặt trước lớp, lại bị cô giáo khiển trách, chưa nói đến việc thế nào bố mẹ cũng la rầy. Bố mẹ sẽ đốt sạch sành sanh kho tàng truyện tranh của tôi cho mà xem. Tôi phải làm gì đây? Tôi phải làm gì đây? Các câu hỏi dồn dập ấy đạt ra khiến tôi càng lo lắng hơn.

Rồi thời khắc định mệnh đã đến. Như mọi lần, tôi nhận bài từ tay cô để phát cho các bạn. Liếc qua bài mình, con số ba khiến tim tôi thắc lại. Tôi đã cố không để ai nhìn thấy và cố giữ nét mặt thản nhiên. Vẻ mặt ấy che giấu biết bao sóng gió đang quay cuồng, đang nổi lên trong lòng. Thật là chuyện chưa từng có. Tôi biết ăn nói làm sao với cô, với bố mẹ, với bạn bè bây giờ? Tôi lo nghĩ và bất chợt nảy ra một ý... Cô giáo bắt đầu gọi điểm vào sổ. Đến tên tôi, tôi bình tĩnh xướng to "Tám ạ!". Cô giáo dường như không phát hiện. Tôi thở phào nhẹ nhõm và tự nhủ: "Chắc cô không để ý đâu ví có gần chục bài bị điểm kém cơ mà!". Để xóa sạch mọi dấu vết, tối hôm ấy tôi làm lại bài khác rồi lấy bút đỏ ghi điểm "tám" theo nét chữ của cô. Ngày qua ngày, cứ nghĩ đến lúc cô giáo đòi xem lại bài, tôi lạnh cả người. Trời hỡi, đúng như lời "tiên tri", trời xui đất khiến làm sao ấy, cô thật sự muốn xem lại bài chúng tôi vì điểm tám không khớp với con số cô tổng kết trước khi trả bài. Cả người tôi lạnh run, mặt tôi tái mét. Tôi chỉ muốn trốn ra khỏi lớp mà thôi. Và tôi càng hốt hoảng hơn khi nghe cô gọi tên tôi. Cô đã phát hiện ra tôi sửa điểm. Cô gọi tôi lên và đưa giấy mời phụ huynh ngay. Cả lớp tôi như bị bao trùm bởi cái không khí nặng nề, khô khốc ấy. Cô chẳng nói lời nào với tôi khiến tôi càng sợ và càng bối rối hơn. Tôi không còn tâm trạng để học các môn khác. Tôi cảm thấy "ghét" cô biết bao! Tôi mới vi phạm lần đầu đầu thôi mà sao cô không tha thứ cho tôi. Tôi sẽ ghi nhớ điều này và chỉ muốn trả thù cô. Sự việc tiếp theo đó thì ba mẹ tôi đã phạt tôi suốt mấy tuần lễ không cho xem truyện, bắt tôi làm bài tập Toán miệt mài. Tôi lại càng "ghét" cô hơn... Và thế là một ngày nọ, khi hết giờ đến giờ ra chơi, các bạn chạy lên bàn hỏi bài cô, tôi đã nhanh tay giấu đi quyển số chủ nhiệm và một quyển sổ tay của cô. Tôi chỉ nghĩ làm cô tức và lo lắng... Tôi thấy cô quay lại lớp tìm và thông báo cho cả lớp. Nhưng không một ai biết... Cô không hề mảy may nghi ngờ đến những cô cậu học trò bé bỏng của cô. Đúng như tôi dự đoán, cô phải nộp sổ chủ nhiệm cho nhà trường. Cô làm mất sổ nên bị nhà trường khiển trách. Trên môi cô không nở được nụ cười nào, trông cô buồn rười rượi. Cô phải mất thời gian làm lại quyển số ấy. Điều ấy làm tôi thấy hả dạ.

Một hôm, tôi tình cờ giở quyển sổ tay của cô ra xem. Từng trang, từng trang là những ghi nhận về công việc, có cả những trang cô kỉ niệm của lớp. Cô ghi lại tên các bạn bị ốm, nhận xét bạn này cần giúp đỡ về môn nào, bạn nào tiến bộ... Tôi cảm thấy bất ngờ quá. Thì ra cô đã rất chăm chút, yêu thương chúng tôi. Tôi lật đến trang gần cuối, cô viết về bài kiểm tra Toán gần đây của lớp. Tôi hết sức ngạc nhiên khi có một đoạn nhỏ cô viết về tôi: "Không hiểu sao con bé Trinh làm bài tệ quá nhỉ? Hay nó gặp chuyện gì không vui? Mình phải tìm hiểu nguyên nhân xem có giúp em ấy được gì không? Thường trò này rất chăm ngoan, luôn giúp đỡ bạn bè và lễ phép..." Đọc những dòng tâm tình của cô, tôi thấy khóe mắt mình cay cay, lòng tôi như thắt lại. Giờ đây tôi mới biết cô luôn xem tôi là đứa trò ngoan, luôn lễ phép và tôn trọng cô. Cô luôn nghĩ vì lí do nào đó khiến tôi khiến tôi không làm bài được chứ có nghĩ vì tôi lười học bài đâu. Cô cho tôi điểm ba cũng đáng thôi. Điểm ba ấy khiến tôi khiến tôi phải nhắc nhở mình... Tôi biết làm gì để chuộc lỗi ngoài việc đem trả sổ cho cô và xin lỗi cô. Mong sao cô có thể tha thứ cho tôi. Nghĩ vậy, sáng hôm sau, tôi định đem sổ vào trả cô thì hay tin cô phải về quê gấp vì mẹ cô đang bệnh nặng không có người chăm sóc. Cô đã nộp đơn xin nghỉ việc một thời gian... Cái tin ấy làm tôi sửng sốt. Hai quyển sổ vẫn còn nguyên trong cặp của tôi. Tôi không biết làm thế nào để liên lạc với cô đây? Mọi thứ giờ đã quá muộn. Giá như lúc ấy tôi không sửa điểm thì có lẽ tôi sẽ không gây nên bao lỗi lầm, bao buồn phiền cho cô đâu. Và tôi cũng không phải ray rứt như bây giờ. Tôi chẳng biết làm gì hơn, chỉ biết dày vò chính bản thân. Bao cảm xúc đè nén trong tôi làm tôi muốn vỡ tung. Tại sao ngày ấy tôi lại có những suy nghĩ sai lầm và ngốc nghếch đến thế để rồi bây giờ ân hận mãi. Tôi không còn gặp cô nữa và chẳng biết làm sao để xin lỗi cô. Tôi chỉ còn biết gìn giữ quyển sổ của cô và mong một ngày gần đây tôi sẽ gặp lại cô, sẽ trả sổ cho cô và kèm lời xin lỗi chân thành của tôi. Cô ơi...

Thời gian không dừng lại. Giờ đây tôi đã xa cô. Chiếc ghế cô ngồi giờ đã có người thầy khác. Tôi dẫu biết người thầy ấy cũng sẽ yêu thương, lo lắng cho chúng tôi nhưng tôi chỉ mong tìm lại bóng dáng của cô ngày nào. Tôi mong có thể gặp lại cô để xin lỗi, để nhận được sự tha thứ, bao dung của cô. Cô ơi, con thật lòng xin lỗi cô.

10 tháng 12 2018

I. Mở bài: giới thiệu một lần em mắc lỗi
Ví dụ:
Chắc hẳn trong cuộc sống ai cũng có những lần mắc phải lỗi lầm, những lỗi lầm có thể tha thứ và có những lỗi lầm không thể tha thứ. Tôi đã phạm một sai lầm đó là làm ba mẹ tôi buồn.
II. Thân bài: kể một lần em mắc lỗi
1. Nguyên nhân em mắc lỗi:
Buổi chiều hôm đó ba mẹ đi vắng, em ở nhà một mình
Ba mẹ giao cho em nhiệm vụ trông nhà
ở nhà một mình buồn không biết làm gì
bạn bè qua rủ e đi đá banh
em di tới khuya mới về
2. kể diễn biến của sự việc

  • em đi chơi mải mê,quên cả giờ
  • ba mẹ về không thấy em
  • tới khuya em chưa về ba mẹ đi tìm
  • ba mẹ tìm em khắp mọi nơi
  • ba mẹ vô cùng lo lắng, gọi điện hỏi thăm bạn bè và ông bà
  • khi nhớ đến thời gian thì đã tối trễ
  • em về nhà với sự lo sợ
  • ba mẹ đã ngồi chờ sẵn khi em về
  • ba mẹ đã biết em đi chơi

3. kết quả của sự việc:

  • ba em không nói gì bỏ lên nhà
  • mẹ em nói em tắm rồi dọn cơm em ăn
  • em ăn trong sự hối hận vô cùng
  • sáng hôm sau cả nhà em như chiến tranh lạnh, không ai nói với ai câu gì
  • em là nguyên nhân khiến ba mẹ em cải nhau

III. kết bài: nêu cảm nghĩ của em về một lần em mắc lỗi

Cau1: Chuyện tồi tệ nhất là phải đi học bằng xe buýt. Ý tôi muốn nói là bạn bè tôi đều có xe riêng (mặc dù có thể là xe cũ) nhưng gia đình lại không thể sắm xe riêng cho tôi. Đôi khi tôi gọi cho mẹ sau giờ học để mẹ đến đón tôi nhưng mẹ đến chậm tới mức tôi phát điên lên được. Tôi còn nhớ nhiều lần gào lên: “Mẹ làm gì mà lâu thế? Mẹ không biết con đã chờ hàng giờ rồi...
Đọc tiếp

Cau1:

Chuyện tồi tệ nhất là phải đi học bằng xe buýt. Ý tôi muốn nói là bạn bè tôi đều có xe riêng (mặc dù có thể là xe cũ) nhưng gia đình lại không thể sắm xe riêng cho tôi. Đôi khi tôi gọi cho mẹ sau giờ học để mẹ đến đón tôi nhưng mẹ đến chậm tới mức tôi phát điên lên được. Tôi còn nhớ nhiều lần gào lên: “Mẹ làm gì mà lâu thế? Mẹ không biết con đã chờ hàng giờ rồi sao?”. Tôi không hề quan tâm mẹ nghĩ gì hay mẹ làm gì, tôi chỉ nghĩ về bản thân mình.

Một ngày kia tôi tình cờ nghe được mẹ nói chuyện với bố. Mẹ khóc và nói rằng mẹ ước gì có thể sắm được một chiếc xe riêng cho tôi và mẹ đã làm thêm cực nhọc như thế nào để kiếm tiền.

Bỗng nhiên toàn bộ thành kiến của tôi thay đổi. Tôi thấy mẹ là một người thật vĩ đại. Tôi tự hứa sẽ không cư xử không phải với mẹ như thế nữa. Tôi bắt đầu nói chuyện nhiều hơn với mẹ và chúng tôi đã tìm ra cách để tôi tìm được việc làm thêm để dành tiền mua xe. Mẹ còn chở tôi đi làm. Tôi ước gì mình đã chịu lắng nghe mẹ sớm hơn.

(Trích: 7 thói quen của người thành đạt, Stephen Covey)

a. Nhân vật “tôi” trong câu chuyện trên được tác giả đặt trong những tình huống nào? Nhân vật “tôi” đã có thái độ như thế nào trong những tình huống đó?

b. Qua câu chuyện, em có suy nghĩ gì về người mẹ của nhân vật “tôi”?

c. Câu chuyện đã cho em bài học gì trong cuộc sống?

0
14 tháng 8 2021

câu hỏi đâu bạn?

14 tháng 8 2021

đợi mình tý

10 tháng 3 2019

-Từ câu chuyenj trên em hiểu:Vâng, đúng vậy gia đình là ngôi thánh đường đầu tiên cho tuổi thơ học những điều hay lẽ phải, là nơi dù bạn có tất cả hay chẳng có thứ gì thì bạn vẫn được chào đón một cách nồng hậu và chân thành, là nơi khô cạn những khổ đau và sưởi ấm tình yêu. Nếu ngay cả gai đình mà bạn còn không cảm thây hạnh phúc thì sẽ là nơi nào giữa xã hội đầy ganh đua và bon chen ngoài che ngoài kia bạn tìm được bình yên và hạnh phúc cho mình đây?

-Gia đình là ngôi thánh đường đầu tiên cho tuổi thơ học những điều hay lẽ phải. Là nơi ngay cả nước sôi cũng reo lên niềm vui hạnh phúc, là nơi mà ngay cả những món ăn đơn sơ cũng trở nên mĩ vị, là nơi mà trên trái đất thì đó là nhà máy cung cấp o xi khổng lồ cho sự sống bình yên và trong lành của mỗi người. Mái ấm gia đình giúp ta có nơi ăn, chốn ở không còn là kẻ bơ vơ, lang thang vật vờ như cô hồn không nơi nương tựa. Mái ấm gia đình là nơi giúp ta sống mà có một điểm tựa và niềm tin vững chãi hơn vào cuộc sống. tình cảm gia đình là tình cảm ruột thịt nồng nàn, chân thật và ấm áp, thiêng liêng. Ngoài kia trong xã hội nhộn nhịp, đầy rẫy những cạm bậy toan tính kia sẽ không bao giờ cho bạn sựu hiền lành và an toàn như vậy đâu. Nếu không người ta đã không ví thương trường như chiến trường, và cuộc sống là cuộc đấu tranh bất tận, rằng cuộc đời là một giấc mộng kê thôi, như một cuộc hí trường. gia đình là nơi đầu tiên cho tuổi thơ học những điều hay lẽ phải, là nơi ửng hồng gò má ta, là nơi ta cất tiếng khóc oa oa đầu tiên, là nơi rừng cho hoa con đường cho những tấm lòng. Chính vì thế, gia đình chính là quê hương thân thiết và thiêng liêng nhất trong cuộc đời mỗi con người. Duy chỉ có gia đình người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại những ta ương của số mệnh. Tình cảm gia đình là nguồn sức mạnh nâng đỡ ta trong những phút yếu lòng, là điểm tựa cho ta phát triển bền vững và ngay thẳng. tình cảm ấy giống như một thứ thần dược chữa lành mọi vết thương trong tâm hồn.Người không biết chân quý mái ấm gia đình và tình cảm gia đình sẽ bị đồng loại ruồng bỏ, sẽ sống không có cội nguồn và gốc rễ bền vững, cũng chính là kẻ tự biến mình thành cô lập, tự chặt đứt đi vây cánh và điểm tựa của chính mình. Nhưng để sống hạnh phúc và hòa thuận, cần biết nhường nhịn chia ngọt sẻ bùi, thấm nhuần những truyền thống đạo lí muôn thuở của dân tộc.Có một nơi để về đó là nhà, có những người để yêu thương đó là gia đình, có được cả hai là hạnh phúc, khi đang được sống trong “hạnh phúc” hãy trân trọng nó bạn nhé.

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi : Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước xuống bùn để câu quăng. Bố tất bật đi từ khi sương còn đẫm ngọn cây ngọn cỏ. Khi bố về cũng là lúc cây cỏ đẫm sương đêm. Cái thúng câu bao lần chà đi xát lại bằng sắn thuyền. Cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng...
Đọc tiếp
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi : Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước xuống bùn để câu quăng. Bố tất bật đi từ khi sương còn đẫm ngọn cây ngọn cỏ. Khi bố về cũng là lúc cây cỏ đẫm sương đêm. Cái thúng câu bao lần chà đi xát lại bằng sắn thuyền. Cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm...Con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tông-đơ, cái ghế xếp bao lần thay vải, nó theo bố đi xa lắm. Bố ơi! Bố chữa làm sao được lành lặn đôi bàn chân ấy: đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh. a, Từ nội dung đoạn trích trên hãy nêu việc làm của bản thân để thể hiện lòng biết ơn đối với cha mẹ bằng một đoạn văn từ 150 đến 200 từ
1
16 tháng 12 2019

Linh PhươngThảo PhươngTrần Thọ ĐạtNguyễn Trần Thành ĐạtMai NguyễnĐỗ Hương Giangtrần thị diệu linhHoàng Minh NguyệtNguyễn Phương ThảoNguyễn Văn ĐạtNa Hồng ARMYSách Giáo KhoaBăng Băng 2k6Lâm Khả Vy giúp vs

17 tháng 2 2018
Dàn bài:


Mở bài: Giới thiệu được vấn đề cần bàn luận: Tính tự lập.
Trong cuộc sống, ông bà, cha mẹ là điểm tựa tinh thần và vật chất cho con cháu. Nhưng không phải ai cũng may mắn có được điểm tựa vữa vàng đó. Tác giả Lí Lan đã có 1 ý kiến rất hay về việc dạy con tính tự lập. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng,rồi buông tay mà nói:"đi đi con,hãy can đảm lên,thế giới này là của con". Đó chính là mẹ đang khuyến khích, động viên con vững tin bước vào tương lai. Động viên con bước đi 1 mình là mẹ đang tạo cho con tính tự lập. Điều đó là vô cùng quan trọng.
* Thân bài:
* Giải thích:

- Giải thích được các từ ngữ: cầm tay, buông tay để hiểu vấn đề cần bàn:

+ Cầm tay: gợi sự sự dẫn dắt, chở che cho con

+ Buông tay: để con tự đi, tự khám phá.

+ Việc bà mẹ buông tay để con tự đi: Người mẹ muốn con mình phải tự lập.
- Giải thích tự lập là gì? ( nghĩa đen: tự đứng một mình, không có sự giúp đỡ của người khác. Tự lập là tự mình làm lấy mọi việc, không dựa vào người khác).
Người có tính tự lập là người biết tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho mình mà không ỷ lại, phụ thuộc vào mọi người xung quanh.
* Phân tích:
- Tự lập là đức tính cần có đối với mỗi con người khi bước vào đời.
+ Trong cuộc sống không phải lúc nào chúng ta cũng có cha mẹ ở bên để dìu dắt, giúp đỡ ta mỗi khi gặp khó khăn. Vì vậy, cần phải tập tính tự lập để có thể tự mình lo liệu cuộc đời bản thân. Nếu không có tính tự lập, khi gặp khó khăn ta sẽ dễ chán nản.

+ Thiếu đi tính tự lập ta sẽ trở nên bi quan. Từ đó ta dễ mất niềm tin vào mọi người, vào cuộc sống.

+ Người có tính tự lập sẽ chủ động trong mọi hoàn cảnh, dễ đạt được thành công, được mọi người yêu mến, kính trọng.

- Làm thế nào để tự lập ? Cần có các yếu tố nhất định như tự tin, các kĩ năng sống…Phải biết phê phán những kẻ ích kỉ, dựa dẫm (Lấy dẫn chứng minh họa – dẫn chứng từ thực tế, dẫn chứng trong văn học)

- Tác dụng của tính tự lập:

+ Giúp con người có ý thức rèn luyện để hoàn thiện bản thân.

+ Giúp con người thích nghi với hoàn cảnh, vượt qua mọi thử thách. Mỗi lứa tuổi, mỗi hoàn cảnh việc thể hiện tính tự lập khác nhau.

+ Người tự lập sẽ năng động không ỷ lại vào người khác.

+ Tự lập nhưng vẫn cần biết liên kết với người khác để tạo ra sức mạnh tập thể.

- Phê phán: _ Tự lập là một phẩm chất để khẳng định nhân cách, bản lĩnh và khả năng của một con người. Chỉ biết dựa dẫm vào người khác sẽ trở thành một gánh nặng cho người thân và cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa. Những người không có tính tự lập, cứ dựa vào người khác thì khó có được thành công thật sự. Cho nên ngay cả trong thế giới động vật, có những con thú đã biết sống tự lập sau vài tháng tuổi.
- Mở rộng: Ta cần hiểu đúng đắn về tính tự lập. Tự lập không có nghĩa là sống cô lập, tự tách mình ra khỏi cộng đồng. Có những việc tự cá nhân ta giải quyết được. Nhưng có những việc phải có sức mạnh tổng hợp của đoàn kết ta mới có thể hoàn thành. Vì vậy, phải biết đem sức mạnh của bản thân nhờ có được bởi tính tự lập hòa chung vào sức mạnh của cộng đồng. Lúc đó cuộc sống của chúng ta mới có ý nghĩa.
- Liên hệ bản thân: Mỗi chúng ta cần phải rèn luyện khả năng tự lập một cách bền bỉ, đều đặn. Để có thể tự lập, bản thân mỗi người phải có sự nỗ lực, cố gắng và ý chí mạnh mẽ để vươn lên, vượt qua thử thách, khó khăn, để trau dồi, rèn luyện năng lực, phẩm chất.
· Kết bài:

- Chúng ta cần phê phán những người luôn sống dựa dẫm, ỷ lại vào người khác.

- Chúng ta mạnh dạn bước vào đời với niềm tin tưởng ở tương lai tươi sáng. Dẫu mẹ "buông tay" ta thì ta cũng sẽ đứng vững trước những khó khăn, thứ thách của cuộc sống.
- Nếu mọi người đều biết sống tự lập kết hợp với tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau thì xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn và cuộc sống mỗi người sẽ được hạnh phúc.

- Rút ra bài học nhận thức và hành động rèn luyện thái độ sống đúng đắn.

28 tháng 5 2019

Ngay từ khi chúng ta còn nhỏ, ông bà cha mẹ đã dạy cho chúng ta biết tự lập là một đức tính quan trọng. Thiếu nó, con người không thể hoàn thiện. Tự lập giúp con người suy nghĩ nhiều hơn, tự đánh thức tài năng ẩn dấu trong bản thân và từ đó khơi lên trí sáng tạo. Khi có tính tự lập, con người có ý thức hơn về mọi hành động của mình. Vì hành động nếu chính mình làm ra, ta sẽ phải chịu trách nhiệm về hành động đó. Nếu đó là hành động xấu, chưa đúng, ta sẽ phải trách nhiệm hoàn toàn về hậu quả. Điều này dãn đến việc con người sẽ ý thức hơn trong từng hành động mình làm ra để tránh gây ra hậu quả xấu. Để có được tính tự lập, con người phải chăm chỉ, cần cù, chịu khó rèn luyện. Tính tự lập giúp con người nhìn toàn diện hơn về đời sống, có cái nhìn bao quát về mọi mặt. Hơn thế, tính tự lập giúp con người khẳng định được giá trị bản thân trong mắt mọi người. Xã hội luôn cần những con người có tính tự lập góp phần hoàn thiện thay đổi đất nước ngày phát triển. Bởi thế những con người có tính tự lập, không để ai nhắc nhở là những người hoàn hảo, được mọi người yêu quý, kính trọng.

28 tháng 5 2019

+ Giải thích: tự lập là gì? ( nghĩa đen: tự đứng một mình, không có sự giúp đỡ của người khác. Tự lập là tự mình làm lấy mọi việc, không dựa vào người khác).

Người có tính tự lập là người biết tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho mình mà không ỷ lại, phụ thuộc vào mọi người xung quanh

+ Phân tích:

- Tự lập là đức tính cần có đối với mỗi con người khi bước vào đời.

- Trong cuộc sống không phải lúc nào chúng ta cũng có cha mẹ ở bên để dìu dắt, giúp đỡ ta mỗi khi gặp khó khăn. Vì vậy, cần phải tập tính tự lập để có thể tự mình lo liệu cuộc đời bản thân.

- Người có tính tự lập sẽ dễ đạt được thành công, được mọi người yêu mến, kính trọng

- Chứng minh bằng dẫn chứng thực tế

- Luận mở rộng vấn đề:

+ Phê phán: Trái với tự lập là dựa dẫm. Tự lập là một phẩm chất để khẳng định nhân cách, bản lĩnh và khả năng của một con người. Ngược lại chỉ biết dựa dẫm vào người khác sẽ trở thành một gánh nặng cho người thân và cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa. Những người không có tính tự lập, cứ dựa vào người khác thì khó có được thành công thật sự. Cho nên ngay cả trong thế giới động vật, có những con thú đã biết sống tự lập sau vài tháng tuổi

+ Tự lập không có nghĩa là tự tách mình ra khỏi cộng đồng. Có những việc chúng ta phải biết đoàn kết và dựa vào đồng loại để tạo nên sức mạnh tổng hợp

+ Liên hệ bản thân: cần phải rèn luyện khả năng tự lập một cách bền bỉ, đều đặn. Để có thể tự lập, bản thân mỗi người phải có sự nỗ lực, cố gắng và ý chí mạnh mẽ để vươn lên, vượt qua thử thách, khó khăn, để trau dồi, rèn luyện năng lực, phẩm chất