K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 3 2019

Mỗi người trong chúng ta không ai là người hoàn hảo. Ai cũng có những điểm yếu của riêng mình. Nhưng làm sao để có thể khắc phục những điểm yếu đó để trở thành những con người hoàn hảo, mạnh mẽ hơn? Điều đó đã được Ban-dắc đề cập tới trong câu nói: “Khi công nhận cái yếu của mình, con người trở nên mạnh mẽ.”

Thật vậy! Nếu biết thừa nhận "cái yếu" của mình thì chắc hẳn "con người sẽ trở nên mạnh mẽ". "Cái yếu" chính là những khuyết điểm, những thiếu sót của con người. “Công nhận cái yếu" tức là mỗi người có đủ dũng cảm, trung thực và năng lực nhận thức để kiểm điểm bản thân một cách khách quan toàn diện. Điều ấy giúp con người có nghị lực trưởng thành trở nên mạnh mẽ. Câu nói của Ban dắc là lời khuyên cho mỗi chúng ta cần phải mạnh mẽ nhận ra cái yếu của mình, chiến thắng chính bản thân mình có vậy chúng ta mới có nghị lực, trưởng thành và mạnh mẽ hơn.

Trong mỗi con người ai cũng có điểm mạnh điểm yếu riêng. Ví như có bạn học giỏi các môn tự nhiên, nhưng lại kém về những môn xã hội. Có những bạn mặc dù giỏi trong giao tiếp nhưng lại kém về cá hoạt động ngoại khóa vận động. Tất cả cho thấy, con người không ai là hoàn hảo cả bởi cuộc sống không có gì là tuyệt đối. Nếu chúng ta biết nhìn nhận khuyết điểm thì khi ấy chúng ta đã dũng cảm và mạnh mẽ hơn. Bởi chúng ta đã nghiêm túc nhìn nhận một cách chân thực vào thực tế điểm yếu của chính mình để tìm cho mình một hướng đi, một cách sống và rèn luyện phù hợp với bản thân.

Điều này đã được chứng minh trong thực tiễn cuộc sống ở nhiều lĩnh vực trong những hoàn cảnh khác nhau. Ví như Trong học tập, khi một người học sinh dám nhìn thẳng vào lỗ hổng kiến thức của mình, dám dám khắc phục nó, bằng ý chí, nghị lực và niềm tin, sự đam mê tràn đầy nhựa sống, thành công sẽ càng ngày càng gần. Trong công việc cũng như trong cuộc sống, nếu không thừa nhận cái yếu của mình thì làm sao đủ sức đi đến thành công? Cũng như, nếu Ohenry – nhà văn trứ danh của nước Mỹ không thừa nhận thất bại của mình thì liệu ông có trở thành chủ nhân của quyển sách bắt buộc phải học ở đại học hay không? Câu trả lời chắc chắn là không. Trên con đường đi tới thành công mỗi chúng ta sẽ phải đối diện với những khó khăn thử thách xuất phát từ chính bản thân minh. Nếu khi đó chúng ta biết nhìn nhận bản thân một cách đúng đắn, thừa nhận những thiết sót, những sai lầm của chính mình. Khi ấy, điều đó không là điều đáng buồn ngược lại đó là cơ hội để chúng ta hiểu mình hơn, cơ hội hoàn thiện chính mình. Để trở nên mạnh mẽ, chúng ta cần biết "công nhận cái yếu của mình". Hơn nữa, bên cạnh việc nhìn nhận và khắc phục cái yếu, chúng ta không thể quên phát huy những điểm mạnh, làm cho cuộc sống thêm phần tươi đẹp và ý nghĩa.

Đây là một vấn đề đúng đắn sâu sắc có ý nghĩa định hướng cho con người trong nhận thức lối sống. Khi công nhận cái yếu của bản thân, cá nhân không tự cao, tự đại, biết ứng xử một cách khiêm tốn, đúng mực, biết nhìn nhận mọi người xung quanh một cách khách quan đúng đắn, biết học tập và vươn lên. Chúng ta sẽ thấy mình tự tin hơn, mạnh mẽ và cứng cáp hơn khi dám đối mặt với chính mình.

Chiến thắng bản thân là chiến thắng vĩ đại nhất. Bởi đối thủ lớn nhất của con người là chính mình. Khi đã dám “tự phơi bày hạn chế” của mình, trong học tập, làm việc và sống bằng thái độ thực sự cầu thị đồng thời biết cách khắc phục nó thì tin chắc thành công sẽ luôn đợi bạn cuối con đường.

11 tháng 3 2019

Vào một buổi tối, khi xem tivi, xem đến tiết mục câu chuyện nhà khoa học và khoa học, trong đó có nhắc đến một phát minh sáng tạo liên quan đến Anh-xtanh. Tôi liền nhớ tới câu chuyện Anh-xtanh và ba chiếc ghế của ông. Tinh thần kiên nhẫn của Anh-xtanh được thể hiện trong đó cũng được nhiều người biết, nên tôi không tiện nhắc lại ở đây nữa.

Tôi chỉ muốn nói, giả dụ như lúc đó tôi là Anh-xtanh, tôi sẽ làm như thế nào? Tôi có tận dụng sự tinh nhanh của tuổi trẻ để che đậy cái kém cỏi của mình hay không, có cảm thấy xấu hổ rồi phẫn uất bất bình không? Tôi tuyệt nhiên không thể mang ra hai cái ghế xấu hơn của mình cho người khác xem, điều này chẳng hóa ra càng chịu thêm nhiều lời châm biếm hay sao?

Nhưng Anh – xtanh đã làm như vậy. Đối với nhiều người, đây sẽ là một hành động ngu ngốc, nhưng đối với tôi đây là tinh thần vô cùng đáng quý: dám làm những việc khó, “dám phơi sự yếu kém của mình ra”. Anh-xtanh là một nhà khoa học lớn nổi tiếng trên thế giới, thời ấu thơ cuối cùng cũng làm được một chiếc ghế hợp lí. Chúng ta, những con người bình thường, có một chút khuyết điểm thì có gì là lạ, quan trọng là nhìn nhận nó như thế nào mà thôi. Có người một lúc có thể thành danh, có người lầm lạc, che đậy khuyết điểm bằng muôn nghìn cách. Cũng có một số người, chỉ có năng lực bình thường, có chỗ yếu, nhưng không muốn người khác biết,cho nên họ cũng chọn cách nói dối người khác. Chỉ có điều họ không biết, đó là: khuyết điểm, sai lầm không vì việc người khác không biết đến mà mất đi. Chỉ biết lợi ích trước mắt mà quên đi cái lợi ích lâu dài làkết quả khủng khiếp của việc nuôi hổ, rước họa vào mình. Anh-xtanh không phải vì “làm không tốt” mà xấu hổ. Chúng ta đã nỗ lực hết sức, thì cũng nên có can đảm cho mọi người xem thành quả của những nỗ lực sáng tạo đó, còn đánh giá như thế nào lại là việc của người khác, chỉ cần tự mình tìm thấy trong những lời nhận xét đó những điều bổ ích thì cũng không mất đi một lần tận hưởng thành công.

Nguyên nhân tạo thành tư tưởng trên chính là một loại tâm lí xấu xa nhất – tâm lí thích hư vinh. Nó là vật cản bước tiến của mỗi cá nhân, thậm chí của một quốc gia. Lỗ Tấn trong Đầu tiên và sau cùng đã nói rất rõ ràng, tỉ mỉ về vấn đề nay. Cái mà ông nhìn thấy là: vận động viên tụt hậu trong đường chạy dai, hoặc là “giả vờ ngã để đội y tế mang đi”; hoặc là “giữa đường làm khách lẫn vào trong đám đông”. Nguyên nhân rất giản đơn: “xấu hổ vì mình kém cỏi”. Đây cũng chính là một khuyết điểm rất lớn đang tồn tại trong cuộc sống chúng ta.

Vẫn dùng lời của Lỗ Tấn để nói: “Những vận đông viên kia, dù tụt lại phía sau nhưng vẫn kiên trì chạy đến cùng và tất nhiên, những người xem cũng không cười họ, những người như thế mới là rường cột tương lai của đất nước”. Tôi tin tưởng rằng, nếu mọi người đều có thể dám “tự phơi bày hạn chế” của mình, trong học tập, làm việc và sống bằng thái độ thực sự cầu thị thì đất nước nhất định sẽ có một tiền đồ xán lạn.

22 tháng 10 2019

toi ko bt

 Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không k "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

~ Bớt sống ảo lại cái, sống thực lại ik bn~

20 tháng 3 2023

Ngạn ngữ Hy Lạp có câu: “Kiêu căng là đặc quyền của kẻ khờ dại”. Câu nói đó đã dạy cho chúng ta bài học luân lí làm người về lòng khiêm tốn. Đúng vậy, khiêm tốn không đơn thuần là bài học mà nó còn là thái độ sống, một nghệ thuật về cách đối nhân xử thế trên đường đời. Vậy khiêm tốn được hiểu như thế nào?

Khiêm tốn là thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân mình, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình là hơn người khác. Người có lòng khiêm tốn luôn luôn thể hiện thái độ hòa nhã, nhún nhường trong văn hóa ứng xử, và quan trọng hơn, họ luôn tỏ ra tôn trọng bản thân mình và tôn trọng người khác. Trong công việc và trong cuộc sống, những người có thái độ khiêm tốn thường không thỏa mãn với những gì mình đạt được mà ngược lại, họ luôn cố gắng phấn đấu vươn lên để có thể đạt được những thành quả cao hơn và những thành công mĩ mãn. Có lòng khiêm tốn, con người ta mới có tinh thần cầu tiến, mới không ngừng học hỏi và tiến bộ.

Khiêm tốn chỉ cho ta thấy những thiếu sót của bản thân mình để sửa đổi, không tỏ thái độ kiêu căng tự mãn, và giúp ta biết bình tĩnh tiếp thu những ý kiến đóng góp của mọi người xung quanh. Sống khiêm tốn sẽ được mọi người yêu quý và bớt người ganh ghét đi. Đồng thời, khiêm tốn giúp con người ta không kiêu ngạo khi đứng trên đỉnh cao vinh quang, và người khiêm tốn sẽ lấy thành công đó làm động lực thúc đẩy họ tiến lên phía trước. Nếu tự mãn, đắm chìm trong thành công của mình mà quên mất rằng họ cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để tạo lập nên những thành quả mới. Những người đó sẽ dễ gặp thất bại và bị người đời xa lánh. Thực chất thì chúng ta không có đủ tư cách để tỏ ra kiêu ngạo trước những người khác, trí tuệ của chúng ta chỉ là hạt cát nhỏ giữa một sa mạc trí thức rộng lớn. Mỗi chúng ta hãy tự ý thức và nuôi dưỡng cho mình một thái độ khiêm tốn, khiêm tốn trước người, khiêm tốn trước đời, để có thể đạt được những thành công trong cuộc sống.

Qua đây, chúng ta thấy rằng rèn luyện tính khiêm tốn đôi khi bắt nguồn từ những hành động nhỏ nhặt trong đời thường. Tính khiêm tốn chính là bài học đạo đức đầu tiên và cần thiết cho mỗi con người. Nó còn là nhân tố thiết yếu tạo nên sự thành công và góp phần xây dựng những mối quan hệ bền vững trong xã hội.

Bạn tham khảo nhé

20 tháng 3 2023

 em cảm ơn ạ

26 tháng 8 2021

Như các bạn đã biết, học không chỉ giúp chúng ta có thêm kiến thức dạy cho chúng ta những hiểu biết mà còn dạy cho chúng ta đạo đức làm người. Nhưng học không phải là dễ , không phải một qua một chút là hiểu được ngay mà bản thân chúng ta phải tìm tòi, khám phá những điều ấy. Vậy bạn có bao giờ nghĩ tự học là gì? Học là quá trình con người tiếp thu những kiến thức, kĩ năng do người khác truyền lại và tự học là việc con người phát huy những kiến thức,kĩ năng đã được truyền lại bằng chính sức lực,khả năng của riêng mình. Thực tế ngày nay cho thấy các cách học của các bạn chưa mang lại hiệu quả cao. Học sinh ngày nay đã quá phụ thuộc vào các bài giảng của thầy cô trên lớp, thầy cô dạy như thế nào thì lại hiểu và học như thế ấy dẫn đến quá trình thụ động, thiếu suy nghĩ và sáng tạo trong lúc học để đào sâu kho tàng kiến thức còn ẩn sâu các bài giảng của thầy cô. 45 phút trên lớp chưa chắc đã hết bài mà nếu hết bài thì kiến thức chưa sâu. Vậy tại sao chúng ta không đọc thêm sách tham khảo, đọc và tìm hiểu thực tế áp dụng vào kiến thức bài học? Học là cả một quả trình tu dưỡng nhưng tu dưỡng ấy khi chúng ta biết nhận thức tự giác với bản thân không phụ thuộc quá nhiều vào người khác. Học cho bản thân chúng ta, kết quả chưa chắc đã nói hết lên tất cả về kiến thức, kết quả cao chưa chắc đã học tốt hay điểm thấp chưa chắc đã học kém. Dễ hiểu thôi, vì chúng ta chưa biết tự giác áp dụng kiến thức vào với nhau. Chính những thực tế được nêu trên lại càng khẳng định việc tự học cho bản thân là rất quan trọng. Nó chính là một chiếc chìa khóa đưa ta đến kho tàng tri thức, là điều kiện giúp ta thành công trong học tập. Nếu chúng ta biết tự học cho bản thân thì chúng ta chắc chắn sẽ thành công và nâng cao được tri thức của chính mình. Tự học giúp con người có được ý thức tốt nhất trong quá trình học: chủ động suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, nghiên cứu và nắm được bản chất vấn đề từ đó tự học giúp ta tiếp thu được kiến thức. Từ đó, mà ta hiểu được " Tự học là chìa khóa của thành công " vì nó là do ta tiếp nhận kiến thức trực tiếp không phải do một tay ai giúp đỡ.

Hok tốt~

3 tháng 10 2021

Nhân vật "tôi" trong tác phẩm Lão Hạc nghĩ, muốn hiểu được một người ta không thể nhìn cái vẻ bề ngoài "gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi,..." để đánh giá con người mà phải "cố tìm mà hiểu họ". Đôi khi ta cần đem hết tấm lòng của mình, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để tìm hiểu, xem xét họ một cách đầy đủ, toàn diện, sâu sắc để hiểu được tâm tư, tình cảm của họ, phát hiện ra những vẻ đẹp đáng quý của họ nếu không ta dễ trở thành tàn nhẫn, lạnh lùng; nếu chỉ nhìn phiến diện thì sẽ có ác cảm hoặc có sự nhận xét sai lầm về người khác. => Rút ra bài học: Khi muốn nhìn nhận, đánh giá một ai đó, ta cần tìm hiểu và nhìn nhận họ theo mọi khía cạch của cuộc sống, không nên nhìn từ vẻ bề ngoài mà cho rằng họ tốt hay xấu

14 tháng 11 2019

1. Giải thích: Ý kiến khẳng định giá trị của tác phẩm chính là giá trị nhân đạo của tác phẩm ấy.

2. Phân tích

a. Số phận bất hạnh

- Gia cảnh

+ Góa vợ, sống một mình

+ Nghèo, vì nghèo mà không lấy được vợ cho con -> dằn vặt

+ Người con trai duy nhất bỏ đi phu, bặt vô âm tín.

ð  Cô đơn khi về già.

- Khó khăn:

+ Già rồi nhưng vẫn đi làm thuê

+ Hai trận ốm lấy hết  số tiền lão có

+ Trận bão cướp hết hoa màu

+ Lão phải “cạnh tranh” với những người phụ nữ khác.

b. Tình cảnh trớ trêu

- “Cậu Vàng” là người thân duy nhất, là kỉ vật duy nhất của người con trai

+ Lão Hạc chăm sóc và yêu thương nó như một con người.

+ Cách gọi tên “cậu” giống đứa con cầu tự.

+ Cách cho ăn giống như nhà giàu

+ Cách chăm sóc: trò chuyện, cưng nựng.

ð  Yêu cậu Vàng hơn cả bản thân.

- Lão bị rơi vào bi kịch: bán hay không bán cậu Vàng.

- Thực tế khốn khó buộc lão phải bán cậu Vàng.

- Tâm trạng của lão sau khi bán cậu Vàng:

+ Cố làm ra vui vẻ

+ Cười như mếu, mắt

+ Mặt co rúm lại, lão khóc

+ Day dứt vì mình đã lừa cậu Vàng.

+ Sau khi bán cậu Vàng, cuộc sống của lão ngày càng nghèo khó

ð  Tự trừng phạt bản thân.

c. Cái chết của lão Hạc

- Lão hoàn toàn trắng tay.

- Trừng phạt bản thân vì đã lừa cậu Vàng.

- Bảo toàn số tiền tiết kiệm và mảnh vườn.

- Ước muốn được “hóa kiếp” sang cuộc sống tốt hơn.

- Cách lão tự tử: dùng bả chó.

-> lão đau đớn, vật vã.

=> Đòn nghiêm khắc lão dành để hành hạ bản thân.

d. Phẩm chất của lão Hạc

- Người cha hết mực thương con và trách nhiệm.

+ Luôn cảm thấy xót xa vì đã không làm tròn vai trò.

+ Gửi gắm lòng thương con vào việc chăm sóc cậu Vàng.

+ Lão không ngừng lao đông và quyết tâm giữ mảnh vườn.

- Lòng tự trọng rất sâu sắc

+ Lão luôn sống bằng sức lao động của chính mình.

+ Lão không chấp nhận tha thứ cho bản thân vì đã lừa cậu Vàng.

+ Không chấp nhận sự giúp đỡ của ông giáo.

+ Để lại tiền ma chay.

=> Giá trị nhân đạo của tác phẩm

30 tháng 11 2019

Cuộc sống là chuỗi ngày mỗi con người tự hoàn thiện mình. Mỗi ngày là một bài học vô giá ta nhận được từ cuộc sống. Quá trình hoàn thiện mình chính là gạt bỏ đi từng cái xấu và vun đắp thêm từng cái tốt dù rất nhỏ. “Vị tha” là phẩm chất chúng ta cần rèn luyện. “Ích kỉ” là điều mỗi người nên tìm cách gạt bỏ.

Vậy thật ra thế nào là vị tha, thế nào là ích kỉ? Vị tha là chăm lo một cách vô tư đến người khác, vì người khác mà hy sinh lợi ích, hạnh phúc của cá nhân mình. Ích kỉ nghĩa là chỉ hành động vì lợi ích riêng của mình. Người có lòng vị tha là người biết nghĩ đến người khác, biết tha thứ cho những lỗi lầm của họ. Trong khi người ích kỉ chỉ biết nghĩ đến mình. Họ luôn đặt lợi ích của bản thân lên trên tất cả. Và dĩ nhiên kẻ ích kỉ sẽ không dễ tha thứ nếu ai đó làm tổn thương mình.

Chúng ta biết “nhân vô thập toàn”. Đã là người ai lại không có một lần phạm phải sai lầm. Nếu mọi lỗi lầm đều không được tha thứ thì mối quan hệ giữa người với người trên thế giới này sẽ như thế nào? Vị tha là một phẩm chất không thể thiếu để thắt chặt sợi dây thân ái giữa mọi người. Và ích kỉ là kẻ thù hùng mạnh nhất của lương tâm. Tại sao lại nói như vậy?

Trong mỗi con người, ai ai cũng tồn tại lòng ích kỉ. Người mạnh sẽ có khả năng đóng củi sắt con “quỷ” ích kỉ đó. Người yếu kém sẽ để nó tung hoàng tác oai tác quái. Nhưng chiếc “củi sắt” nhốt lòng ích kỉ làm bằng “lương tâm” và “ý chí”. Nếu con người không giữ vững được lương tâm và ý chí của mình thì lòng ích kỉ có thể thoát ra bất cứ lúc nào. Vì thế nên mới nói ích kỉ là kẻ thù hùng mạnh nhất của lương tâm. Mac-đen đã từng nói: “Tính ích kỉ là nguyên nhân của mọi sự tàn ác”. Từ việc chỉ biết có bản thân, người ta dễ dàng lầm lạc bước vào con đường tội lỗi. Lúc đó họ không còn biết gì đến mọi người xung quanh. Thế mới thấy, ích kỉ thật là đáng sợ.

Không chỉ ảnh hưởng đến người xung quanh mà lòng ích kỉ còn làm hại chính người…”nuôi dưỡng” nó. Nó giống như ngọn gió sa mạc làm khô héo tất cả. Khô héo tâm hồn ta và khô héo tình cảm người khác dành cho ta nữa.

“Nếu là con chim chiếc lá

Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh

Lẽ nào vay mà không có trả

Sống là cho đâu chỉ phải chỉ riêng mình”

( Tố Hữu )

Con người sinh ra là để sống với cộng đồng. Kẻ ích kỉ chỉ biết lo cho bản thân sẽ không thể tồn tại hay “chết” theo cách nghĩ nào đó mà Huy-gô đã từng nói: “Kẻ nào vì mình mà sống thì vô tình kẻ ấy đã chết đối với người khác”. Nói cách khác, không phải họ đang sống mà đơn giản chỉ là tồn tại. “tồn tại” chỉ thật sự nâng lên thành “sống” khi nó được bao bọc bởi tình yêu thương. Những kẻ ích kỉ liệu có được mọi người yêu mến, quý trọng?

Vị tha là “người” đứng bên kia chí tuyến với lòng ích kỉ. Người vị tha luôn nhìn người khác bằng cái nhìn của lòng nhân từ, tình thương yêu. Họ luôn đặt mình vào vị trí của đối phương để hiểu và cảm nhận tình cảm vui buồn của những con người đó.

Trước hết cần nói rằng sống cho vị tha chính là tự tôn trọng mình như Vệ Bá đã từng nói “Khoan dung, vị tha, bác ái là cái nền để kính mình”. Để tha thứ và tỏ ra bao dung với người khác không phải dễ. Đơn giản hơn nghĩa là ai cũng biết đó là một điều tốt nhưng không phải tất cả đều làm được. Nó đòi hỏi người ta những phẩm chất nhất định. Có lẽ vì vậy mà Han-đa-rơ gọi những ai biết tha thứ là “những con người dũng cảm”.

Như đã nói ở trên thì học cách sống cho vị tha không phải dễ. Nhưng để tha thứ cho kẻ thù của mình lại càng khó gấp bội. Khi ta tỏ ra bao dung trước tội lỗi của kẻ thù chính là ta đang tự chiến thắng bản thân mình.

“Tha thứ là bông hoa thượng hạng của chiến thắng”

(Arixtot)

Người chưa từng biết tha thứ cho kẻ thù thì chưa từng nếm một trong những thú vui tuyệt trần của thế gian.  Khổng Tử dạy rằng “tiên trách kỉ, hậu trách nhân” (trước hãy trách mình, sau mới trách người khác). Người sống vị tha thường xét mình một cách nghiêm khắc và xét người khác một cách nhân ái, bao dung. Khắc khe với chính mình cũng là một trong những cách tiêu diệt lòng ích kỉ và xây dựng tính vị tha.

Ta tưởng tượng lòng vị tha giống như một khu vườn. “Vị tha” trong suy nghĩ là đất, “vị tha” trong lời nói là hoa và “vị tha” trong việc làm là quả. Từ lúc vun trồng cho tới khi ra hoa kết quả, lòng vị tha phải trải qua quá trình nuôi dưỡng lâu dài. Đồng thời cũng nên nhớ rằng người ta chỉ thật sự tha thứ khi học được cách để quên. Cũng như một cái cây làm sao có thể phát triển xanh tươi nếu mảnh đất nuôi lớn nó quá cằn cỗi. Vì thế khi nói rằng “Tôi có thể tha thứ nhưng tôi không thể quên” chỉ là một biến thể của câu “Tôi không thể tha thứ”.

Tuy nhiên , việc gì cũng có giới hạn nhất định. Cái gì “quá” cũng không tốt. Vị tha không có nghĩa là hy sinh một cách mù quáng, nhắm mắt bỏ qua tất cả mọi tội lỗi. Đó gọi là ngu dốt. Hành động vị tha phải dựa trên sự dẫn dắt của lí trí. Ích kỉ cũng như vậy. Nói nó xấu không có nghĩa là bản thân chúng ta không được phép nghĩ cho riêng mình mà hãy nghĩ cho mình trên cơ sở lợi ích của người khác.

Trước những thử thách của cuộc sống ta cần phân định rõ đâu là ranh giới giữa đúng và sai. Từ đó lựa chọn cho mình một cách cư xử phù hợp. Phẩm chất thì không có chuẩn mực. Mỗi người phải có toà án lương tâm để định hướng cho hành động của mình. Nghĩ tới người khác không đồng nghĩa với việc tự lãng quên bản thân. Biết bảo vệ quyền lợi cá nhân không có nghĩ là đạp đổ hạnh phúc của người khác. Vị tha và ích kỉ cần áp dụng và hạn chế cho phù hợp. Làm được điều đó cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn. Nhắc đến vị tha và ích kỉ, tôi lại nghĩ về câu nói: “Thêm một chút vị tha và vứt đi một phần ích kỉ sẽ thấy cuộc sống là màu hồng”…

#Riin

viết 1 đoạn văn từ 15 - 20 câu bàn về lòng yêu nước theo gợi ý sau :gợi ý :-lòng yêu nước là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà văn ,nhà thơ- lòng yêu nước đã bồi dưỡng tâm hồn giúp con người trở nen vững vàng , mạnh mẽ trong cuộc sống đầy khắc nghiệt- nó là động lực giúp con người sống có trách nhiệm hơn vs gia đình , đất nước , cộng đồng và vs cả bản thân  -lòng yêu...
Đọc tiếp

viết 1 đoạn văn từ 15 - 20 câu bàn về lòng yêu nước theo gợi ý sau :
gợi ý :
-lòng yêu nước là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà văn ,nhà thơ
- lòng yêu nước đã bồi dưỡng tâm hồn giúp con người trở nen vững vàng , mạnh mẽ trong cuộc sống đầy khắc nghiệt
- nó là động lực giúp con người sống có trách nhiệm hơn vs gia đình , đất nước , cộng đồng và vs cả bản thân  
-lòng yêu nước ko phải lời nói suông mà được thể hiện bằng những hoạt động cụ thể :
+ ko ngừng nỗ lực học tập rèn luyện , trau dồi đạo đức để trở thành con người có đủ tài ,đức 
+nghiêm túc tự giác thực hiện các chính sách phát luật nhà nước , các nội quy của nhà trường 
+ tích cực lao động là nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi người 
+ bảo vệ môi trường sống động vật thực vật
+ dám đấu tranh chống lại cái ác , cái xấu

1

Lòng yêu nước là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Lòng yêu nước là tình cảm yêu thương, gắn bó sâu nặng và tinh thần, trách nhiệm bảo vệ, dựng xây đất nước của con người trên đất nước đó. Đối với dân tộc Viêt Nam, lòng yêu nước tồn tại trong tất cả người dân như một lẽ dĩ nhiên bởi truyền thống yêu thương, giàu lòng nhân ái, đoàn kết và biết ơn. Lòng yêu nước của con người Việt Nam được thể hiện rõ qua những tấm gương của biết bao vị anh hùng, chiến sĩ, thậm chí là nông dân dũng cảm, can trường xả thân vì độc lập tự do của đất nước. Không chỉ vậy, lòng yêu nước còn được thể hiện ở những cố gắng cống hiến tri thức, tiền bạc để dựng xây và phát triển đất nước ngày một giàu đẹp. Ý nghĩa của lòng yêu nước đối với công cuộc bảo vệ và dựng xây xã hội chủ nghĩa được minh chứng bằng những thắng lợi vẻ vang của dân tộc ta trước giặc ngoại xâm, bằng những thành tựu khoa học công nghệ, giáo dục,… mà chúng ta đạt được từ xưa đến nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận thức được giá trị của dân tộc và lòng yêu nước, bằng chứng là một bộ phận người dân vẫn tồn tại suy nghĩ phản động, ích kỉ, vô trách nhiệm, thậm chí còn tuyên truyền phản động, châm ngòi biểu tình nhằm lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa và Đảng Cộng sản Việt Nam. Trước những hành vi đó, chúng ta cần có thái độ quyết liệt ngăn chặn, và có biện pháp khắc chế kịp thời để không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước.