K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 12 2019

Đáp án C

Các động vật sống trong điều kiện khô nóng thì thích nghi với điều kiện khô nóng bằng cách  hạn chế làm mất nước, giảm tuyến mồ hôi, ít bài tiết nước tiểu, chuyển hoạt động vào ban đêm hay trong hang hốc

15 tháng 10 2017

Đáp án B

Khi ăn quá mặn, cơ thể có xu hướng giữ lại nước trong cơ thể như vậy các hoạt động có thể xảy ra là: I,III (ADH là hormone chống bài niệu) ,IV ( làm cho lượng máu tới thận giảm)

24 tháng 5 2018

Đáp án A

Xét các phát biểu của đề bài:

I - Sai. Vì ánh sáng mới là nguyên nhân chủ yếu gây ra sự đóng mở khí khổng.

II - Đúng. Vì khi cây thiếu nước, khí khổng luôn đóng lại để tránh sự mất nước cho cây.

III - Sai. Vì ngoài sáng khí khổng mở ra theo diễn biến: Tế bào hạt đậu quang hợp, lượng CO2 trong tế bào giảm, độ chua của tế bào hạ, enzim biến đổi tinh bột thành đường, áp suất thẩm thấu tế bào hạt đậu tăng, tế bào hút và trương nước, khí khổng mở ra.

IV - Sai. Vì khí khổng đóng hoàn toàn vào ban ngày, chỉ mở khi mặt trời lặn. Hoạt động này xảy ra ở cây hạn sinh.

V - Sai. Vì đóng thủy chủ động là hiện tượng khí khổng chủ động đóng lại khi nắng gắt, cường độ thoát hơi nước cao.

1. Hiểu được hình thái, cấu tạo phù hợp với đời sống của lưỡng cư.2.Phân biệt được quá trình sinh sản và phát triển qua biến thái của ếch.3.Đặc điểm chung của bò sát.4.Mô tả được hoạt động của các hệ cơ quan của bò sát.5.Vai trò của bò sát.6.Trình bày được cấu tạo phù hợp với sự di chuyển trong không khí của chim.7.Phân tích đặc điểm cấu tạo của chim.8.Giải thích đặc...
Đọc tiếp

1. Hiểu được hình thái, cấu tạo phù hợp với đời sống của lưỡng cư.

2.Phân biệt được quá trình sinh sản và phát triển qua biến thái của ếch.

3.Đặc điểm chung của bò sát.

4.Mô tả được hoạt động của các hệ cơ quan của bò sát.

5.Vai trò của bò sát.

6.Trình bày được cấu tạo phù hợp với sự di chuyển trong không khí của chim.

7.Phân tích đặc điểm cấu tạo của chim.

8.Giải thích đặc điểm cấu tạo của chim phù hợp với chức năng bay lượn.

10.Phân biệt các bộ của lớp thú.

11.Phân biệt các hình thức sinh sản ở thú.

12.Chứng minh được thú là lớp động vật tiến hóa nhất.

13.Giải thích các hình thức sinh sản của thú.

14.Giải thích sự tiến hóa hình thức sinh sản hữu tính.

15.Nêu được khái niệm về đa dạng sinh học.?Ý nghĩa của bảo vệ đa dạng sinh học.?

16.Nêu được khái niệm về đấu tranh sinh học và các biện pháp đấu tranh sinh học.

17.Vai trò của động vật trong đời sống của con người.

18.Nhận thức được vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học đặc biệt là các động vật quý hiếm.

 P/s: Giúp mình nha! Được thì giải ngay và hết giùm mình trong hôm nay luôn nha! ^^ Cám ơn nhiều! <3

8
22 tháng 4 2016

Câu 8 

- Thân hình thoi-->giảm sức cản không khí khi bay.

- Chi trước biến thành cánh-->quạt gió (động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.

- Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau-->giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.

- Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng-->làm cho cánh chim khi dang ra tạo nên 1 diện tích rộng.

- Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp-->giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ.

- Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng-->làm đầu chim nhẹ.

- Cổ dài khớp đầu với thân-->phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lông.

22 tháng 4 2016

Câu 1 

* Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước:

- Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành 1 khối thuôn nhọn về phía trước-->giảm sức cản của nước khi bơi.

- Da trần phủ chất nhầy và ẩm, dễ thấm khí -->giúp hô hấp trong nước.

- Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón--.tạo thành chân bơi để đẩy nước.

- Mắt và lỗ mũi ở vị trí cao trên đầu (mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi vừa để thở) -->khi bơi vừa thở, vừa quan sát.

* Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở cạn:

- Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ -->bảo vệ mắt, giữ mắt khỏi bị khô, nhận biết âm thanh trên cạn.

- Da trần phủ chất nhầy và ẩm, dễ thấm khí -->giúp hô hấp

- Chi 5 phần có ngón chia đốt linh hoạt -->thuận lợi cho việc di chuyển.

28 tháng 1 2017

Đáp án A

8 tháng 5 2016

a. Theo bài ra bình thường hàm lượng Hb trong máu là 15 g/100 ml máu có khả năng liên kết với 20 ml ô xi. Vậy với người có 5000 ml máu thì Hb có khả năng liên kết được với ô xi: (0,5 điểm)

5000.20/100 = 1000 ml O2

b. Khi người ấy sống ở vùng núi cao, độ cao là 4000 m thì hàm lượng Hb tăng, vì càng lên cao không khí càng loãng, nồng độ ô xi trong không khí thấp, nên để có đủ ô xi cho cơ thể thì hồng cầu phải tăng dẫn đến hàm lượng Hb phải tăng. 

c. So với khi sống ở đồng bằng thì khi sống ở núi cao, nhịp tim, nhịp thở phải tăng Do nồng độ ô xi trong không khí thấp, tác động vào cơ quan thụ cảm, áp lực hoá học ở cung động mạch chủ, động mạch cảnh, kích thích gây tăng nhịp tim nhịp thở. Đó là cơ chế thích nghi để cơ thể có đủ ô xi cho hô hấp và trao đổi chất diễn ra bình thường.

29 tháng 3 2016

Chúng ta đều biết rằng, con người là động vật hằng nhiệt, chúng ta luôn cần duy trì thân nhiệt ở một nhiệt độ nhất định, khoảng 37oC.

Mỗi khi nhiệt độ cơ thể có dấu hiệu tăng lên, não phát tín hiệu cho các tuyến mồ hôi hoạt động, tiết ra mồ hôi, là hỗn hợp của nước và muối. Đồng thời các mạch máu dưới da giãn ra. Chính sự bốc hơi của mồ hôi sẽ mang đi nhiệt lượng và làm mát các mạch máu dưới da. Sau đó, hệ tuần hoàn sẽ mang dòng máu mát đi khắp cơ thể. Thân nhiệt sẽ dần dần giảm xuống

.Nếu để thân nhiệt quá cao, sẽ khiến choáng váng, bất tỉnh, thậm chỉ dẫn đến đột quỵ và tử vong.

Trong điều kiện nóng hoặc vận cơ mạnh, tuyến mồ hôi sẽ bài tiết nhiều mồ hôi. Mồ hôi sau khi được tiết ra phải được bay hơi thì mới có tác dụng chống nóng. Vì vậy, trong điều kiện khí hậu nóng, nếu độ ẩm cao sẽ rất khó chịu. Trong điều kiện cực kỳ nóng, mồ hôi có thể được bài tiết 1,5 lít/giờ. Sự bay hơi mồ hôi có lợi là làm thải nhiệt nhanh nhưng có thể làm cho cơ thể mất nước và muối.

7 tháng 5 2017

Đáp án C

I – Đúng. Vì trời lạnh làm độ nhớt chất nguyên sinh tăng, gây khó khăn cho sự chuyển dịch của nước, làm giảm khả năng hút nước của rễ.

II – Sai. Vì sức hút nước của cây mạnh hay yếu có phụ thuộc vào độ nhớt chất nguyên sinh. Độ nhớt chất nguyên sinh giảm làm tăng khả năng hút nước và ngược lại.

III – Đúng.

IV – Đúng. Vì khi trời lạnh, cây khó hút nước. Hiện tượng rụng lá làm giảm sự thoát hơi nước → tránh hiện tượng mất nước cho cây

1. Khi cường độ ánh sáng mạnh, lượng CO2 cạn kiệt, lượng O2 tăng cao, một số thực vật xảy ra hiện tượng:      A. Thực vật C4 diễn ra chuyên hô hấp kị khí sang hô hấp hiếu khí.      B. Thực vật C3 diễn ra chuyên hô hấp kị khí sang hô hấp hiếu khí.      C. Thực vật C4 có hô hấp sáng.      D. Thực vật C3 có hô hấp sáng. 2. Sự hấp thu chất khoáng chủ động của...
Đọc tiếp

1. Khi cường độ ánh sáng mạnh, lượng CO2 cạn kiệt, lượng O2 tăng cao, một số thực vật xảy ra hiện tượng:
      A. Thực vật C4 diễn ra chuyên hô hấp kị khí sang hô hấp hiếu khí.
      B. Thực vật C3 diễn ra chuyên hô hấp kị khí sang hô hấp hiếu khí.
      C. Thực vật C4 có hô hấp sáng.
      D. Thực vật C3 có hô hấp sáng.

 2. Sự hấp thu chất khoáng chủ động của cây phụ thuộc chủ yếu vào:
     A. Nhu cầu sử dụng các nguyên tố khoáng của cây
     B. Chênh lệch nồng độ các nguyên tố khoáng giữa môi trường và rễ
     C. Điều kiện ngoại cảnh
     D. Khả năng cung cấp ATP của tế bào

3. Ý nghĩa quan trọng nhất của quá trình đường phân là:
     A. Lấy được hầu hết năng lượng của phân tử glucose một cách nhanh chóng
     B. Thu được axit piruvic
     C. Chuyển cacbohidrat thâm nhập vào chu trình Crep
     D. Chia phân tử glucose thành các tiểu phần nhỏ

4. Nước và ion khoáng được vận chuyển tới từng tế bào trong lá nhờ cấu trúc nào của lá:
     A. Mạch rây của gân lá                              B. Mạch gỗ của gân lá
     C. Hệ gân lá                                                D. Bó mạch cuống lá

5. Chu trình Crep diễn ra ở:
        A. Nhân                 B. Lục lạp               C. Ti thể               D. Tế bào chất

6. Quá trình chuyển hóa nào sau đây của cây có ý nghĩa khử độc cho các nông sản, góp phần tạo độ an toàn cho nông sản:
        A. Khử nitrat                                            B. Hình thành nitrat
        C. Tạo amit                                               D. Tạo NH3

3
27 tháng 4 2016

1.D

2.D
3.D
4.C
5.C
6.C 
27 tháng 4 2016

1) D

2) D

3) D

4) C

5) C

6) C

2 tháng 4 2016

-Để tạo ra một con vật chuvển gen, người ta thường lấy trứng ra khỏi con vật rồi cho thụ tinh trong ống nghiệm (hoặc lấy trứng đã thụ tinh). Sau đó tiêm gen cần chuyển vào hợp tử. Tiếp đến, cấy hợp tử đã được chuyển gen vào trong tứ cung của con vật để nó mang thai và sinh để bình thường.

-Nếu gen được chuyển gắn thành công vào hệ gen của hợp tử và phôi phát triển bình thường thì sẽ cho ra đời một con vật biến đổi gen (chuyển gen).

Quy trình chuyển gen prôtêin huyết thanh người vào dê và chuột bạch chuyển gen có gen hoocmôn sinh trưởng của chuột cống nên có khối lượng gần gấp đôi so với con chuột cùng lứa bình thường. Đây là một trong những thử nghiệm chuyển gen thành công đầu tiên trên động vật.

2 tháng 10 2018

Đáp án A

I – Đúng.

II – Sai. Cây trong vườn thường có cường độ thoát hơi nước qua lớp cutin mạnh hơn so với cây trên đồi.

III – Sai. Độ mở của khí khổng tăng từ sáng đến trưa và nhỏ nhất lúc chiều tối, ban đêm khí khổng vẫn hé mở.

IV – Sai. Con đường thoát hơi nước qua cutin có vận tốc nhỏ và không được điều tiết