K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 3 2018

Đáp án: C

Giải thích:

Trong chiến lược Đông-Xuân 1953-1954 ta tấn công vào những hướng quan trọng mà địch tương đối yếu, làm phân tán lực lượng của địch. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, ta đánh vào nơi tập trung binh lực lớn nhất của thực dân Pháp ở Đông Dương để kết thúc chiến tranh.

1 tháng 9 2018

Đáp án A

Kế hoạch Nava là cố gắng cao nhất của Pháp có Mĩ giúp sức với hy vọng trong 18 tháng “kết thúc chiến tranh trong danh dự”. Tuy nhiên thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ đã giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava, xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi (buộc Pháp phái kí Hiệp định Giơnevơ)

29 tháng 9 2018

Đáp án D

14 tháng 4 2017

Vì chiến thắng điện biên phủ đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Na-va và mọi mưu đồ chiến lược của Pháp-Mĩ, xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo thuận lợi cơ bản cho cuộc đấu tranh ngoại giao của nước ta, buộc Pháp-Mĩ phải kí hiệp định Giơ-ne-vơ lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.

15 tháng 4 2017

Tại vì:

– Pháp, Mỹ đưa ra kế hoạch Na Va nhằm xoay chuyển cục diện chiến tranh trong vòng 18 tháng giành thắng lợi quyết định kết thúc chiến tranh. Để thực hiện kế hoạch Na Va Mỹ đã tăng viện trợ cho Pháp, Pháp điều quân từ Đồng bằng Bắc bộ lên 12 tiểu đoàn, thúc ngụy quân bắt thêm binh lính.

– Cuộc tấn công chiến lược đông xuân 1953 – 1954 của ta buộc địch phải phân tán lực lượng để đối phó. Kế họạch NaVa bước đầu bị phá sản. Buộc Pháp, Mỹ tập trung xây dựng ĐBP thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông dương. – “Một pháo đại bất khả xâm phạm” chấp nhận cuộc chiến đấu với ta ở đây.

– Ta quyết định mở chiến dịch ĐBP nhằm tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng Tây Bắc, tạo điều kiện cho Lào giải phóng Lào. Sau 56 ngày đêm chiến đấu quân ta đã tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
– Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đập tan kế hoạch NaVa của Pháp, Mỹ tạo điệu kiện cho cuộc đấu tranh ngoại giao giành thắng lợi.
– Chiến thắng Điện Biên Phủ đã góp phần làm tan dã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, tác động mạnh mẽ đến tình hình chính trị thế giới, cổ vũ các dân tộc thuộc địa đấu tranh tự giải phóng. Chiến thắng Điện Biên Phủ góp phần quyết định việc ký hiệp định GiơNevơ năm 1954 về việc lập lại hòa bình ở Đông dương.

Các nước tham dự hội nghị công nhận độc lập chủ quyền của ba nước Đông dương, Pháp buộc phải rút quân về nước, Mỹ bị thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng, quốc tế hóa chiến tranh ở Đông dương. Miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa.

8 tháng 9 2017

Vì chiến thắng điện biên phủ đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Na-va và mọi mưu đồ chiến lược của Pháp-Mĩ, xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo thuận lợi cơ bản cho cuộc đấu tranh ngoại giao của nước ta, buộc Pháp-Mĩ phải kí hiệp định Giơ-ne-vơ lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.

1 tháng 4 2022

C. Đánh vào nơi tập trung binh lực lớn nhất của Pháp ở Đông Dương để kết thúc chiến tranh.

20 tháng 6 2020

1. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt" của Mĩ ở miền Nam (1961-1965)

-Chiến tranh đặc biệt: là một chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ, được tiến hành bằng quân đội tay sai do ‘‘cố vấn’’ Mỹ chỉ huy, cùng với vũ khí, trang bị kỹ thuật, phương tiện chiến tranh của Mỹ => nhằm chống lại nhân dân ta, phục vụ lợi ích của Mỹ.
*Âm mưu: dùng người Việt đánh người Việt, Chống lại phong trào cách mạng của nhân dân ta, biến Miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới

Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ

* Chủ trương của ta:

- Kết hợp giữa đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang,

- Kết hợp giữa tiến công và nổi dậy trên 3 vùng chiến lược (rừng núi, đồng bằng, đô thị) với 3 mũi giáp công (chính trị, quân sự, binh vận).
* Thắng lợi của ta:

- Quân sự: 1962, quân giải phóng đánh bại nhiều cuộc càn quét của địch vào chiến khu D, căn cứ U Minh, Tây Ninh... 2/1/1963, thắng lợi vang dội ở Ấp Bắc => dấy lên phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công” liên tiếp lập nên những chiến thắng lớn.

- Chính trị: Từ 8/5/1963, phong trào ở các đô thị lớn phát triển. 1/11/1963, đảo chính lật đổ chính quyền Diệm - Nhu. 1964 - 1965 tiến công chiến lược trên các chiến trường MN. Quân ta làm phá sản chiến lược “ Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ. Phá “Ấp chiến lược” khiêng nhà về làng cũ.

2."Chiến tranh cục bộ" của Mĩ ở Miền Nam (1965-1968)

Nhằm thay cho chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" đã bị phá sản ở miền Nam, đế quốc Mĩ tiến hành "Chiến tranh cục bộ". * Thủ đoạn của Mỹ: Chiến lược "Chiến tranh cục bộ" là hình thức chiến tranh xâm lược của Mĩ ở miền Nam được tiến hành bằng: - Lực lượng quân Mỹ, quân đồng minh,quân Sài gòn. Quân Mỹ giữ vai trò quan trọng. - Quân Mỹ hành quân “tìm diệt” đánh vào căn cứ quân giải phóng . - Mở 2 cuộc phản công vào mùa khô 1965-1966; 1966-1967 bằng các cuộc hành quân “tìm diệt “ và “bình định”. - Mở ngay cuộc hành quân vào căn cứ của quân giải phóng Vạn Tường (Quảng Ngãi). Chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mĩ * Chiến thắng Vạn Tường ở Quảng Ngãi (8-1965), đã mở đầu cao trào : “Tìm Mỹ mà đánh, tìm ngụy mà diệt”. Mở đầu cho chiến thắng chiến lược “Chiến tranh cục bộ” Quân dân miền Nam chiến thắng ở Mùa khô thứ nhất 1965-1966:
+ Mỹ mở 5 cuộc hành quân “tìm diệt” vào Khu V và miền Đông Nam Bộ để đánh bại quân giải phóng .
+ Quân dân ta đánh địch trên mọi hướng, tiến công chúng trên khắp mọi nơi. * Quân dân miền Nam chiến thắng ở Mùa khô thứ hai 1966-1967 :

+ Mỹ , quân đội Sài gòn và đồng minh: mở 3 cuộc hành quân lớn “tìm diệt” và “bình định “nhắm vào miền Đông Nam Bộ, lớn nhất là cuộc hành quân Gian Xơn Xi ti, nhằm tiêu diệt chủ lực và cơ quan đầu não của ta
+ Quân dân ta phản công đánh bại ba cuộc hành quân lớn “tìm diệt “ và “bình định” của Mỹ, lớn nhất là cuộc hành quân Gian Xơn Xi ti
Kết quả : Sau hai mùa khô, ta loại 24 vạn tên địch, bắn rơi và phá hủy hơn 2.700 máy bay, phá hủy hơn 2.200 xe tăng và xe bọc thép, hơn 3.400 ô tô.

*Tại nông thôn và thành thị :
+ Diệt bọn ác ôn, phá “ấp chiến lược”, đòi Mỹ rút về nước , đòi tự do dân chủ . + Vùng giải phóng được mở rộng, uy tín Mặt Trận Dân Tộc Giải phóng Miền Nam được nâng cao trên trường quốc tế.

3.Chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” và “Đông Dương hoá chiến tranh”:

- Từ 1969, Mỹ thực hiện chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” ở miền Nam và mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương, thực hiện “Đông Dương hoá chiến tranh”.

- Lực lượng chính là quân đội Sài Gòn kết hợp với hoả lực Mỹ, do cố vấn Mỹ chỉ huy.

- Quân đội Sài Gòn được sử dụng trong các cuộc hành quân xâm lược Cam- pu- chia (năm 1970), Lào (năm 1971), nhằm thực hiện âm mưu “Dùng người Đông Dương đánh người Đong Dương” của Mỹ.

Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” và “Đông Dương hoá chiến tranh” của Mỹ:

- Ngày 6-6-1969 Chính phủ Cách Mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam thành lập,được 23 nước công nhận .

-Từ 1969 ,thực hiện di chúc của Chủ Tịch Hồ Chí Minh cả nước đẩy mạnh kháng chiến chống Mỹ cứu nước .

- Ngày 24 và 25-4-1970 , Hội nghị cấp cao của nhân dân ba nước đoàn kết chống Mỹ họp .

- Ta và Cam-pu-chia đã đập tan cuộc hành quân xâm lược Cam pu chia của Mỹ và quân đội Sài gòn, giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn .

- 3-1971 Việt Nam và Lào , đập tan cuộc hành quân”Lam Sơn -719” chiếm giữ đường 9 –Nam Lào của Mỹ và quân đội Sai gòn .

- Phong trào của nhân dân nổ ra liên tục , rầm rộ ở Sài gòn , Huế ,Đà Nẵng .

- Tại các vùng nông thôn , đồng bằng quần chúng phá “ấp chiến lược”, chống “Bình định” của địch .

18 tháng 10 2019

Đáp án A

Hạn chế cơ bản của kế hoạch Nava là mâu thuẫn giữa tập trung lực lượng để đánh và phân tán lực lượng để giữ. Cuộc tiến công chiến lược Đông - xuân 1953-1954 đã làm phân tán cao độ khối cơ động chiến lược của địch, khoét sâu vào điểm yếu của kế hoạch Nava. Từ kế hoạch ban đầu là tập trung quân đông ở Đồng bằng Bắc Bộ, Nava đã phải điều quân thành 5 nơi tập trung quân khác nhau => bước đầu kế hoạch Nava bị phá sản.

18 tháng 2 2021

Tham khảo

- Tháng 12-1953, quân ta tiến lên Tây Bắc, giải phóng toàn tỉnh Lai Châu (trừ Điện Biên Phủ), Pháp phải điều quân từ đồng bằng Bắc Bộ lên tăng cường. Điện Biên Phủ trở thành nơi tập trung quân thứ 2 của Pháp sau đồng bằng Bắc Bộ.

- Đầu 12-1953, liên quân Việt - Lào tấn công Trung Lào, giải phóng Thà Khẹt, uy hiếp Xê-nô buộc Pháp tăng viện cho Xê-nô (nơi tập trung quân thứ 3).

- Tháng 1-1954, liên quân Việt - Lào đánh lên thượng Lào, giải phóng Phong Xa-lì, buộc Pháp tăng viện cho Luông Pha-bang (nơi tập trung quân thứ 4).

- Tháng 2-1954, quân ta tiến công Tây Nguyên, giải phóng Kon Tum, uy hiếp Plây-ku buộc Pháp tăng viện cho Plây-cu (nơi tập trung quân thứ 5).

Ở vùng sau lưng địch, phong trào chiến tranh du kích phát triển mạnh (Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Bình Trị Thiên,…)

⟹ Như vậy ta chủ động mở hàng loạt các chiến dịch, buộc địch phải phân tán lực lượng để đối phó với ta, làm cho Kế hoạch Na-va bước đầu bị phá sản.

- Tháng 12-1953, quân ta tiến lên Tây Bắc, giải phóng toàn tỉnh Lai Châu (trừ Điện Biên Phủ), Pháp phải điều quân từ đồng bằng Bắc Bộ lên tăng cường. Điện Biên Phủ trở thành nơi tập trung quân thứ 2 của Pháp sau đồng bằng Bắc Bộ.

- Đầu 12-1953, liên quân Việt - Lào tấn công Trung Lào, giải phóng Thà Khẹt, uy hiếp Xê-nô buộc Pháp tăng viện cho Xê-nô (nơi tập trung quân thứ 3).

- Tháng 1-1954, liên quân Việt - Lào đánh lên thượng Lào, giải phóng Phong Xa-lì, buộc Pháp tăng viện cho Luông Pha-bang (nơi tập trung quân thứ 4).

- Tháng 2-1954, quân ta tiến công Tây Nguyên, giải phóng Kon Tum, uy hiếp Plây-ku buộc Pháp tăng viện cho Plây-cu (nơi tập trung quân thứ 5).

Ở vùng sau lưng địch, phong trào chiến tranh du kích phát triển mạnh (Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Bình Trị Thiên,…)

⟹ Như vậy ta chủ động mở hàng loạt các chiến dịch, buộc địch phải phân tán lực lượng để đối phó với ta, làm cho Kế hoạch Na-va bước đầu bị phá sản.

7 tháng 8 2019

- Thực hiện phương hướng chiến lược đã đưa ra, tháng 12-1953, bộ đội ta tiến công và giải phóng tỉnh Lai Châu (trừ Điện Biên Phủ), Pháp buộc phải điều quân tăng cường cho Điện Biên Phủ, biến nơi đây trở thành nơi tập trung quân thứ hai của Pháp.

- Đầu tháng 12-1953, liên quân Lào - Việt mở cuộc tiến công Trung Lào, giải phóng Thà Khẹt, buộc địch phải tăng cường lực lượng cho Xê-nô, biến nơi đây trở thành nơi tập trung binh lực thứ ba của Pháp.

- Tháng 1-1954. liên quân Lào - Việt tiến công địch ở Thượng Lào, giải phóng toàn tỉnh Phong Xa-lì, buộc Pháp tăng quân cho Luông Pha-bang, biến nơi đây trở thành nơi tập trung quân thứ tư của Pháp.

- Tháng 2-1954, quân ta giải phóng thị xã Kon Tum, uy hiếp Plây-cu, địch phải tăng cường lực lượng cho Plây-cu, nơi đây trở thành nơi tập trung quân thứ năm của Pháp.

- Những cuộc tiến công chiến lược trong Đông - Xuân đã buộc lực lượng cơ động của địch tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ phải phân tán thành 5 nơi ở các chiến trường rừng núi. Trong đó, bộ phận tinh nhuệ nhất bị giam chân tại Điện Biên Phủ. Kế hoạch Na-va đã bước đầu bị phá sản.