Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sông Hồng chảy qua khu vực trước kia là thành Tống Bình - Đại La – Thăng Long và nay là Hà Nội – đã nhiều lần đổi dòng. Có thể là cách đây vài nghìn năm, hồ Tây chỉ là một khúc uốn của sông Hồng, sau một trận lụt lớn, chỗ uốn khúc bị cát lấp hai đầu, sông chảy theo dòng khác và chỗ uốn khúc thành hồ lớn. Hồ Gươm – di tích còn sót lại của hồ Thuỷ Quân trong chuỗi hồ Tả Vọng - Hữu Vọng - trước kia là những lạch nước cạnh đê sông Hồng, rồi cát bồi đẩy lòng sông ra quá xa về phía đông, lại thêm có đê mới đắp bao quanh, lạch nước cũ đã thành hồ. Hệ thống hồ ở phía nam thành Thăng Long - hồ Văn Chương, hồ Trung Phụng, hồ Bảy Mẫu, hồ Thanh Nhàn – cũng do cùng một nguồn gốc đó. Những không gian mây nước cây cỏ tô điểm cho thành phố Hà Nội đều là sản phẩm của sông Hồng.
Sông Hồng, sông Tô Lịch là hai con sông chính của Hà Nội đã đi vào lịch sử Việt Nam cùng với sự hình thành của thành phố Hà Nội. Mới khởi thuỷ khi nước nhà còn dưới ách đô hộ của bọn phong kiến Trung Hoa, lũ quan lại Tuỳ - Đường (về thế kỷ VIII, thứ IX) đắp thành Tống Bình - Đại La, lúc đầu là để chống quân Nam Chiếu từ tây bắc đánh xuống, và sau là để đối phó với những phong trào chống quân xâm lược giành độc lập của dân tộc. Bọn chúng nơm nớp lo sợ, khi thì cho sông Tô là “nghịch thuỷ”, khi thì cho là khí thiêng Long Đỗ chống lại chúng nên chúng dùng phép bùa chú để yểm đi.
Khi nước nhà độc lập và thống nhất rồi, Lý Thái Tổ quyết định định đô ở địa điểm thành Đại La cũ, thì lại có những hiện tượng đặc biệt - sử cũ ghi việc “Rồng vàng hiện ra bay lượn quanh đoàn thuyền vua Lý” từ Hoa Lư trẩy ra. “Rồng bay”, “Thăng Long” chỉ là tượng trưng cho tinh thần độc lập tự cường của dân tộc kết tinh trong bốn câu thơ bất hủ của danh tướng Lý Thường Kiệt (“Nam quốc sơn hà Nam đế cư…”), người có công củng cố nền độc lập tự cường phôi thai từ thời Ngô Quyền – Đinh Bộ Lĩnh – Lê Hoàn.
Về phòng thủ đất nước nói chung và Hà Nội ngày xưa nói riêng, mặt tây nam ít nguy hiểm vì giáp với Lào, có nhiều núi non hiểm trở, mấy lần quân Xiêm có ý định xâm phạm song chúng không qua được Trấn Ninh. Nhưng mặt đông nam châu thổ thì lại là nơi dễ sơ hở của ta khi có địch hành quân từ bờ bể Thanh Nghệ đánh vào, như trường hợp ở thế kỷ XIII và XIV, quân Nguyên của Toa Đô đánh vòng từ phía nam lên, hoặc quân Chiêm Thành của Chế Bồng Nga ba lần ngược sông Hoàng Giang tiến đến tận Thăng Long đốt phá. Tuy nhiên nói chung thì kẻ thù truyền kiếp và nguy hiểm nhất suốt trong các thời kỳ lịch sử vẫn là bọn xâm lược phương Bắc xuống qua Chi Lăng và Bạch Đằng, cho nên sông Hồng luôn luôn là con hào thiên nhiên phòng thủ cho Hà Nội.
Hà Nội trên bờ sông Hồng, lịch sử còn ghi chiến công của nghĩa quân Lam Sơn tấn công bao vây thành Đông Quan, đại bản doanh của Lê Lợi - Nguyễn Trãi đóng ở bến Bồ Đề; quân của Trịnh Tùng (1492) và quân của Nguyễn Huệ (1786) từ nam ra bắc hạ thành Thăng Long đã ngược sông Hồng, từ phía đông nam tiến đánh vào thành.
Đến thời kỳ cận đại (thế kỷ XIX) trước nguy cơ xâm lược của bọn tư bản Pháp, chúng có tàu đồng súng lớn, con sông Hồng là đường hành quân duy nhất và thuận lợi của chúng để hạ thành Hà Nội. Ta không giữ được thành Hà Nội nên phải cắt cho Pháp một phần đất Hà Nội làm nhượng địa.
Đối với kinh tế của Hà Nội
Sông Hồng vốn đã là đường giao thông thuỷ quan trọng, là một con sông lớn nhất miền Bắc, thế địa hình miền Việt Bắc xoè hình nan quạt, những đường giao thông đã theo thung lũng các con sông chảy từ bắc xuống nam hướng về đồng bằng, qua điểm trung tâm, đầu mối giao thông thuỷ bộ, là Hà Nội. Phía tây bắc (Lai Châu – Sơn La – Lào Cai - Hà Tuyên) theo sông Đà, sông Thao, sông Lô đổ vào sông Nhị ở gần Việt Trì, thuyền bè vận tải nguyên liệu quặng mỏ thổ sản cho đồng bằng. Phía đông bắc (Cao Bằng - Lạng Sơn – Thái Nguyên - Bắc Giang) xuôi theo sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, hợp lưu ở Lục Đầu Giang, vào sông Đuống nối với sông Hồng ở mé trên Hà Nội, mang sản vật ở vùng đó về xuôi. Cảng xuất nhập khẩu của miền Bắc là Hải Phòng, khu than Hồng Gai chuyển hàng hoá và than lên Hà Nội qua sông Chanh, sông Kinh Thày, sông Đuống. Thuyền chở hành khách đi lại, vận chuyển nguyên liệu lương thực cho Hà Nội, hàng tiêu dùng sản xuất ở Hà Nội về địa phương, chức năng của sông Hồng về mặt kinh tế thật quan trọng.
Sông Hồng chảy qua địa phận thành phố Hà Nội không phải chỉ có đem lại lợi ích về giao thông, tác dụng của nó về nông nghiệp trong địa bàn thành phố chưa lớn nhưng cũng có hàng vạn người của Hà Nội sống ở trên bãi dọc bờ sông đã sinh sống về nghề trồng màu ngô khoai, trồng dâu tằm và có cả cấy lúa; gần sông nước họ sinh sống về chài lưới, về vớt củi trôi mùa nước lũ, khai thác cát ven sông.
Quan trọng hơn vẫn là giao thông tứ phương đổ về, Hà Nội là một thị trường lớn của cả nước, môi trường nuôi dưỡng và phát triển các nghề thủ công, cho nên ta thấy cảnh tượng phố phường sầm uất trải qua hàng chục thế kỷ, không một thành phố nào ở trong nước có thể cạnh tranh được với nó, tuy bao phen đã có những bước thăng trầm lịch sử.
Sông Hồng góp phần quan trọng trong sinh hoạt đời sống cũng như trong sản xuất. Sông Hồng trên đất Việt Nam có hai phần chính: đoạn sông Thao và đoạn sông Nhị, hai đoạn đó đánh dấu cho hai giai đoạn phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam là thời dựng nước trước Công Nguyên và thời kỳ mở mang và bảo vệ đất nước trước thế kỷ XIX. Vì thế sông Hồng có vai trò quan trọng đối với chính trị, quân sự và kinh tế của Hà Nội.
Đối với chính trị, quân sự của Hà Nội
Sông Hồng chảy qua khu vực trước kia là thành Tống Bình - Đại La – Thăng Long và nay là Hà Nội – đã nhiều lần đổi dòng. Có thể là cách đây vài nghìn năm, hồ Tây chỉ là một khúc uốn của sông Hồng, sau một trận lụt lớn, chỗ uốn khúc bị cát lấp hai đầu, sông chảy theo dòng khác và chỗ uốn khúc thành hồ lớn. Hồ Gươm – di tích còn sót lại của hồ Thuỷ Quân trong chuỗi hồ Tả Vọng - Hữu Vọng - trước kia là những lạch nước cạnh đê sông Hồng, rồi cát bồi đẩy lòng sông ra quá xa về phía đông, lại thêm có đê mới đắp bao quanh, lạch nước cũ đã thành hồ. Hệ thống hồ ở phía nam thành Thăng Long - hồ Văn Chương, hồ Trung Phụng, hồ Bảy Mẫu, hồ Thanh Nhàn – cũng do cùng một nguồn gốc đó. Những không gian mây nước cây cỏ tô điểm cho thành phố Hà Nội đều là sản phẩm của sông Hồng.
Sông Hồng, sông Tô Lịch là hai con sông chính của Hà Nội đã đi vào lịch sử Việt Nam cùng với sự hình thành của thành phố Hà Nội. Mới khởi thuỷ khi nước nhà còn dưới ách đô hộ của bọn phong kiến Trung Hoa, lũ quan lại Tuỳ - Đường (về thế kỷ VIII, thứ IX) đắp thành Tống Bình - Đại La, lúc đầu là để chống quân Nam Chiếu từ tây bắc đánh xuống, và sau là để đối phó với những phong trào chống quân xâm lược giành độc lập của dân tộc. Bọn chúng nơm nớp lo sợ, khi thì cho sông Tô là “nghịch thuỷ”, khi thì cho là khí thiêng Long Đỗ chống lại chúng nên chúng dùng phép bùa chú để yểm đi.
Khi nước nhà độc lập và thống nhất rồi, Lý Thái Tổ quyết định định đô ở địa điểm thành Đại La cũ, thì lại có những hiện tượng đặc biệt - sử cũ ghi việc “Rồng vàng hiện ra bay lượn quanh đoàn thuyền vua Lý” từ Hoa Lư trẩy ra. “Rồng bay”, “Thăng Long” chỉ là tượng trưng cho tinh thần độc lập tự cường của dân tộc kết tinh trong bốn câu thơ bất hủ của danh tướng Lý Thường Kiệt (“Nam quốc sơn hà Nam đế cư…”), người có công củng cố nền độc lập tự cường phôi thai từ thời Ngô Quyền – Đinh Bộ Lĩnh – Lê Hoàn.
Về phòng thủ đất nước nói chung và Hà Nội ngày xưa nói riêng, mặt tây nam ít nguy hiểm vì giáp với Lào, có nhiều núi non hiểm trở, mấy lần quân Xiêm có ý định xâm phạm song chúng không qua được Trấn Ninh. Nhưng mặt đông nam châu thổ thì lại là nơi dễ sơ hở của ta khi có địch hành quân từ bờ bể Thanh Nghệ đánh vào, như trường hợp ở thế kỷ XIII và XIV, quân Nguyên của Toa Đô đánh vòng từ phía nam lên, hoặc quân Chiêm Thành của Chế Bồng Nga ba lần ngược sông Hoàng Giang tiến đến tận Thăng Long đốt phá. Tuy nhiên nói chung thì kẻ thù truyền kiếp và nguy hiểm nhất suốt trong các thời kỳ lịch sử vẫn là bọn xâm lược phương Bắc xuống qua Chi Lăng và Bạch Đằng, cho nên sông Hồng luôn luôn là con hào thiên nhiên phòng thủ cho Hà Nội.
Hà Nội trên bờ sông Hồng, lịch sử còn ghi chiến công của nghĩa quân Lam Sơn tấn công bao vây thành Đông Quan, đại bản doanh của Lê Lợi - Nguyễn Trãi đóng ở bến Bồ Đề; quân của Trịnh Tùng (1492) và quân của Nguyễn Huệ (1786) từ nam ra bắc hạ thành Thăng Long đã ngược sông Hồng, từ phía đông nam tiến đánh vào thành.
Đến thời kỳ cận đại (thế kỷ XIX) trước nguy cơ xâm lược của bọn tư bản Pháp, chúng có tàu đồng súng lớn, con sông Hồng là đường hành quân duy nhất và thuận lợi của chúng để hạ thành Hà Nội. Ta không giữ được thành Hà Nội nên phải cắt cho Pháp một phần đất Hà Nội làm nhượng địa.
Đối với kinh tế của Hà Nội
Sông Hồng vốn đã là đường giao thông thuỷ quan trọng, là một con sông lớn nhất miền Bắc, thế địa hình miền Việt Bắc xoè hình nan quạt, những đường giao thông đã theo thung lũng các con sông chảy từ bắc xuống nam hướng về đồng bằng, qua điểm trung tâm, đầu mối giao thông thuỷ bộ, là Hà Nội. Phía tây bắc (Lai Châu – Sơn La – Lào Cai - Hà Tuyên) theo sông Đà, sông Thao, sông Lô đổ vào sông Nhị ở gần Việt Trì, thuyền bè vận tải nguyên liệu quặng mỏ thổ sản cho đồng bằng. Phía đông bắc (Cao Bằng - Lạng Sơn – Thái Nguyên - Bắc Giang) xuôi theo sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, hợp lưu ở Lục Đầu Giang, vào sông Đuống nối với sông Hồng ở mé trên Hà Nội, mang sản vật ở vùng đó về xuôi. Cảng xuất nhập khẩu của miền Bắc là Hải Phòng, khu than Hồng Gai chuyển hàng hoá và than lên Hà Nội qua sông Chanh, sông Kinh Thày, sông Đuống. Thuyền chở hành khách đi lại, vận chuyển nguyên liệu lương thực cho Hà Nội, hàng tiêu dùng sản xuất ở Hà Nội về địa phương, chức năng của sông Hồng về mặt kinh tế thật quan trọng.
Sông Hồng chảy qua địa phận thành phố Hà Nội không phải chỉ có đem lại lợi ích về giao thông, tác dụng của nó về nông nghiệp trong địa bàn thành phố chưa lớn nhưng cũng có hàng vạn người của Hà Nội sống ở trên bãi dọc bờ sông đã sinh sống về nghề trồng màu ngô khoai, trồng dâu tằm và có cả cấy lúa; gần sông nước họ sinh sống về chài lưới, về vớt củi trôi mùa nước lũ, khai thác cát ven sông.
Quan trọng hơn vẫn là giao thông tứ phương đổ về, Hà Nội là một thị trường lớn của cả nước, môi trường nuôi dưỡng và phát triển các nghề thủ công, cho nên ta thấy cảnh tượng phố phường sầm uất trải qua hàng chục thế kỷ, không một thành phố nào ở trong nước có thể cạnh tranh được với nó, tuy bao phen đã có những bước thăng trầm lịch sử.
Trong các loại quả, em thích nhất là quả xoài. Quả xoài chín thật hấp dẫn. Hình dáng bầu bĩnh thật đẹp. Vỏ ngoài vàng óng. Hương thơm nức. Vị ngọt thanh.
Ngoài cầu Long Biên còn có cầu Chương Dương,cầu Nhật Tân và cầu Thăng Long
CN: gạch chân
VN: in đậm
1: Mùa thu , gió thổi mây bay về phía cửa sông (ai làm gì), mặt nước phía dưới cầu Tràng Tiền đen sẫm lại (ai thế nào) , trong khi phía phía trên này lên mãi gần Kim Long , mặt sông sáng một màu ngọc lam in những vệt mây hồng rực rỡ của trời chiều . (ai thế nào)
2: Và khi dãy đèn bên đường bắt đầu thắp lên những quả đèn tím nhạt , chuyển dần sang màu xanh lá cây và cuối cùng nở bung ra trong màu trắng soi rõ mặt người qua lại thì khoảnh khắc yên tĩnh của buổi chiều cũng chấm dứt . ( ai làm gì)
Không nơi đâu đẹp bằng quê hương của em. Nơi mà em đã sống và lớn lên từ khi còn nhỏ và được ngủ trong vòng tay của mè.
Nhà em ở cạnh những bụi tre ngà cao vút như lên tận mây xanh. Xung quanh nó có hàng trâm bầu. Nhà của em nối từ một con đường nhỏ đến trường làng núp sau những rặng me tây già đang thay chiếc áo mới. Me tây xòe những cánh tay che mát cho em và mấy đứa trong xóm cùng đi học. Có khi em đang học bài, nhìn ra xa bỗng thấy những hàng dừa sum sê cành lá che lấy một khoảng trời. Dưới đó là những ngôi nhà trệt mọc thấp mọc cao. Em nhớ những buổi trưa đi học, bỗng bầu trời tối sầm lại bắt đầu mưa. Đúng vậy, một cơn mưa rượt đuổi rồi xối xả trên đầu. Chúng em thi nhau chạy bộ, quần áo ướt sũng, da mặt tái xanh. Cô giáo đã cho chúng em nghỉ học một buổi. Quê em còn có những mẫu ruộng và một con sông. Bề ngang khoảng sáu mét và nó trôi ngoằn ngoèo bên những hàng dừa cao ngăn ngắt bên những ruộng lúa vàng nặng trĩu… Chiều nào cũng vậy, chúng em cùng ra đó tắm, giỡn đùa một hồi lâu dưới nước lại lên bờ móc đất sình để chọi nhau. Tắm xong, bọn em ra ruộng chơi. Có những cậu bé ngồi trên lưng trâu đang thổi sáo hoặc thả diều, còn con trâu vẫn cứ vừa đi vừa gặm cỏ. Có những buổi trưa hè được nghỉ học, chúng em bày trò chơi trựớc sân nhà, chọn những chỗ mát dựng một túp lều để làm đám cưới nho nhỏ có cô dâu và chú rể. Cô dâu mặc áo màu hồng, trên đầu có gắn những chùm bông giấy màu vàng kết thành một vòng tròn. Chú rể mặc nguyền bộ đồ màu xanh. Tiệc đãi bằng những viên kẹo đủ màu mà chúng em dành dụm từ lâu. Nhờ con sông dài, chúng em thường đi ra giữa sông bằng chiếc ghe khi mỗi buổi chiều nước dâng lên cao. Trên mặt nước là những cụm lục bình trôi dập dềnh với những hoa tím lắc lư… càng ra xa càng thấy lóa mắt vì ánh mặt trời đã gần lặn. Hai bên sông là những hàng dừa nước dầm những bàn chân nâu bóng tròn vo xuống phù sa và soi những chiếc lá xanh thẫm chập chờn trên mặt sông. Trái dừa nước kết thành chùm như những trái bóng lớn, rất sai nên quằn cuống chấm nước.
Quê em có những ngôi nhà mái lá đơn sơ, những đồng ruộng ở hai bên bờ trĩu hạt quằn bông, so với thành phố thì nó nhiều thua thiệt, nhưng không phải vậy mà ở quê em không có những điều thú vị. Dù sau này có đi đâu thì một mảnh tâm hồn em vẫn dành đấy cho quê hương. Ôi! Em không muốn xa những hàng dừa nước, những vòm me xanh đầy tiếng chim hót líu lo và ngay cả cơn mưa tinh nghịch đã hù dọa bọn em và đã bao lần làm bọn em phải lấm lem, ướt nhẹp. Cơn mưa ấy nó cũng là của riêng quê hương… em sẽ nhớ nó mãi đến suốt đời.
“Quê hương tôi có dòng sông xanh biếc
Nước gương trong soi bóng những hàng tre”
Mỗi lần đọc lại hai câu thơ này, lòng tôi lại không khỏi bồi hồi xúc động nhớ về dòng sông quê hương. Dòng sông được nhắc tới trong hai câu thơ của Tế Hanh dường như không phải là dòng sông của riêng quê ông nữa mà đã trở thành dòng sông của bất kì ai, dòng sông gần gũi chảy qua những xóm làng yên bình trên mảnh đất Việt Nam.
Dòng sông chảy qua làng tôi là một nhánh nhỏ của dòng sông Hồng. Nó chảy qua biết bao xóm làng, những đồng ruộng bao la, núi đồi xanh mướt rồi khi tới làng tôi, dòng sông như lặng đi trước vẻ đẹp của một miền quê thanh bình, hạnh phúc. Hai bên bờ là những rặng tre tươi tốt, ngọn tre như vươn cao mãi tới tận mây xanh. Tôi tưởng như tre là một người con gái điệu đà, đang soi bóng xuống mặt nước để chiêm ngưỡng nhan sắc của chính mình. Phía xa xa là những cánh đồng lúa rộng mênh mông bát ngát nhìn mãi không thấy điểm kết thúc. Chính dòng sông đã mang phù sa cùng dòng nước ngọt ngào như dòng sữa mẹ cung cấp cho những cánh đồng, để cây lúa lớn lên tươi tốt. Bờ sông cũng là một nơi lí tưởng để cho những chú trâu nghỉ ngơi, nhẩn nha gặm cỏ và uống nước. Những thảm cỏ xanh mềm mại là chỗ bọn trẻ con vẫn hay nô đùa, tổ chức những trò chơi nghịch ngợm như: rồng rắn lên mây, mèo đuổi chuột. Nô đùa chán chê, chúng lại nắm dài trên bãi cỏ, lặng ngắm mây trời và dòng sông lững lờ trôi. Mỗi mùa dòng sông lại mang một dáng vẻ khác nhau. Mùa xuân nước sông trong vắt như có thể nhìn thấy đáy, tưởng như nó là một bà mẹ hiền ấm áp đang dang tay che chở, ôm ấp cho cả xóm làng. Mùa hè mưa nhiều, nước sông dâng cao, đỏ ngầu như màu gạch non và cũng chảy xiết hơn thường lệ. Dòng sông ấy cũng gắn liền với bao kỉ niệm tươi đẹp của tuổi thơ tôi. Đó là những buổi chiều cùng bạn bè ra sông tắm mát, tiếng nói cười làm vang cả một khúc sông. Đó là niềm vui tuổi thơ khi dòng sông dành tặng cho chúng tôi những chiến lợi phẩm là một giỏ đầy cá, tôm. Đó là những buổi trưa ngồi ở bờ bên này ngóng mẹ đi chợ ở bờ bên kia trở về, hay đúng hơn là mong đợi được mẹ mua cho ít quà bánh, dù chỉ là chiếc bánh đa có rắc vừng hay vài quả cam, quả bưởi.
Dòng sông quê hương luôn sống mãi trong tâm trí tôi, trở thành nỗi khắc khoải khôn nguôi của những người con xa xứ. Dòng sông gắn liền với tuổi thơ cũng chính là hiện thân của quê hương biết bao thân thương, yêu dấu.
Mỗi lần đi học về em đều đi ngang dòng sông nên mỗi ngày em đều có thể ngắm sông. Chưa về đến nhà em đã thấy một dãi lụa trắng vắt ngang, đó chính là dòng sông nhìn từ xa. Đến gần hơn dòng sông lại giống như mái tóc bạc của bà lúc bà phơi tóc vào buổi sớm. Khi ánh mặt trời chiếu xuống, dòng sông bỗng xanh biếc xinh đẹp như chiếc áo dài xanh tha thước của cô giáo. Đó là những ngày nắng, còn ngày mưa, con nước dâng cao, dòng sông trắng đục như dòng sữa. Mẹ em bảo đó là sông mang phù sa vun đắp đôi bờ. Dòng sông quê em không rộng lắm, nó chỉ đủ để một người lớn bơi qua mà không mệt nhưng lại dài típ tắp. Cha em bảo sông lấy nguồn nước từ dòng sông lớn lúc nào cũng cuồn cuộn chảy. Vậy mà khi trở về quê em, nó như một cô tiên hiền lành. Dòng sông chưa bao giờ nổi giận nên sóng lúc nào cũng êm ả thả nhẹ vào bờ như mẹ vỗ về em ngủ.
Nhờ có phù sa của sông mà cây cối hai bên bờ lúc nào cũng tươi tốt. Hàng dừa cao cao nghiêng mình soi xuống nước. Những chiếc lá dừa phủ bóng xuống dòng sông mát rượi. Phù sa của dòng sông làm trái dừa to hơn và nước ngọt hơn. Phía trước nhà em còn có hàng tre xành rì, em rất thích ngắm nhìn dòng sông qua những kẻ lá tre. Lúc ấy sông lúc ẩn lúc hiện trước mắt thật bí ẩn. Mỗi ngày sông đều đặn chảy qua hai con nước ròng và nước lớn. Khi nước ròng, dòng sông thu nhỏ lại, hai bên bờ đất hiện ra. Em thích thú bắt những chú còng màu sắc trong hang hoặc đuổi theo những chú cá thòi lòi trên bãi bồi. Buổi chiều nước lớn lại về, nước tràn ngập cả bờ, tụi bạn chúng em rủ nhau bơi xuồng đi vớt lục bình, hái những bông lục bình tím biếc đem về cho mẹ. Mùa nước nổi, dòng sông quê em dâng nước lên cao, ngập cả khoảng sân rộng và ngập cả ruộng lúa. Các chú, các cô cùng nhau bắt cá, chài lưới để kiếm thêm thu nhập. Sông đem lại cho quê em bao nhiêu nguồn lợi nên người dân quê em ai cũng yêu sông. Kết bài: Mặc dù quê em không có thắng cảnh nổi tiếng nào nhưng em rất tự hào để nói với mọi người rằng có một dòng sông xinh đẹp mà em gắn bó mỗi ngày. Em tự nhủ với lòng chẳng bao giờ làm gì khiến sông ô nhiễm để sông mãi là người bạn tốt của em.
Tuổi thơ của em gắn liền với những cảnh đẹp của quê hương. Đó là những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay hay con đường quen thuộc in dấu chân quen.... nhưng gần gũi và thân thiết nhất vẫn là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng em mỗi buổi chiều hè.
Con sông là một nhánh của sông Hồng. Nó chảy qua bao nhiêu xóm làng, qua những cánh đồng xanh mướt lúa khoai rồi chảy qua làng em. Con sông như lặng đi trước vẻ đẹp của xóm làng. Nó trầm ngâm phản chiếu những hàng tre đỏ bóng mát rượi xuống đôi bờ.
Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.
Em yêu dòng sông như yêu người mẹ hiền. Sau này dù thời gian có làm phai mờ những kỉ niệm thời thơ ấu nhưng hình ảnh dòng sông quê hương mãi mãi in sâu trong tâm trí em.
Câu hỏi:
Sau khi Quang Trung qua đời,
Khóc người ai viết những lời xót thương - Là ai?
Đáp án: Lê Ngọc Hân.
Các từ ko là tính từ:
A.xanh lè; ối đỏ; vàng xuộm; đen kịt; ngủ khì; thấp tè; cao vút; nằm co; thơm phức;mỏng dính
B.thông minh; ngoan ngoãn; nghỉ ngơi; xấu xa; giỏi giang; nghĩ ngợi; đần độn; đẹp đẽ
C.cao; thấp; nông sâu; dài; nhắn; thức; ngủ; nặng; nhẹ; yêu; ghét; to; nhỏ
Các từ ko có nghĩa "nhân"cùng nghĩa với các từ còn lại:
A.nhân loại; nhân tài; nhân đức; nhân dân
B.nhân ái; nhân vật; nhân nghĩa; nhân hậu
C.nhân quả; nhân tố; nhân chứng; nguyên nhân
Mk ko có được giỏi tiếng việt cho lắm nên nếu sai thì đừng chửi mk nha !!!!!!! mong bạn thông cảm cho mk !^^!
Những từ láy có trong bài là :xót xa, rủi ro, xôn xao, sẵn sàng, may mắn, khủng khiếp
..Nam Trung., ngày .9.. tháng ..6. năm .2018..
Thanh xa nhớ!
Thanh ơi, đã lâu lắm rồi, mình chưa có dịp viết thư cho bạn. Hôm nay, mình nhớ đến bạn quá. Mình tranh thủ viết mấy dòng ngắn ngủi để hỏi thăm sức khỏe và kể cho bạn nghe về tình hình học tập của mình trong thời gian vừa qua. Thanh ơi, bạn dạo này thế nào? Bạn học vẫn tốt chứ? Bố mẹ bạn bây giờ có bận việc không? Bé Linh chắc đã học lớp 1 rồi nhỉ? Khi trái gió giở giời, bà bạn còn đau lưng nữa không?
Trường bạn năm nay có gì thay đổi không ? Lớp bạn chắc nhiều bạn học giỏi lắm nhỉ ? Bạn có tham dự thi Violympic tuổi thơ Cấp Trường và Cấp Huyện không ? Năm nay mình đạt giải Nhất đó bạn à !
Thanh ơi, bây giờ mình xin kể về tình hình học tập của mình vừa qua. Năm nay, chữ mình viết tiến bộ hơn rồi đấy. Từ đầu đến giờ, mình nhiều điểm tốt rồi. Mình thích học môn Toán nhất vì môn học này giúp mình có suy luận sáng tạo. Lớp mình được học máy chiếu thích lắm Thanh ạ.
Buổi học nào, chúng mình cũng được chơi trò chơi, có những tiết học lí thú. À, mình quên, trường mình có cô hiệu trưởng mới. Cô ấy còn trẻ và hiền lắm. Cô còn cho xây rất nhiều phòng học đẹp. Cả lớp mình được tham dự thi Violympic nữa đấy. Mình đã qua vòng 4 rồi Thanh ạ. Thanh ơi, mình và bạn hứa với nhau xem ai đứng đầu lớp nhé. Thanh có kinh nghiệm gì về viết văn hay không, Thanh giúp cho mình với vì môn học này mình học chưa tốt lắm.
Thôi, thư mình viết đã dài, mình xin dừng bút tại đây. Cuối thư mình chúc bạn chăm ngoan học giỏi. Mình tin rằng cuối năm Thanh sẽ có được thành tích học tập tốt nhất. Mình rất tự hào vì có người bạn như Thanh. À, Thanh nhớ viết thư cho mình nhé. Mình chờ thư Thanh.
Bạn thân của Thanh.
\(Anh\)
Hà Đức Anh
Hà Nội, ngày 9 tháng 6 năm 2018
Nhật Linh thân mến!
Tớ đã rất mừng khi nhận được thư của cậu và biết cậu vẫn ổn. Nhưng vì bận quá nên hôm nay tớ mới viết thư hồi âm cậu được. Tớ sẽ kể cho cậu nghe tình hình học tập của tớ nhé.
Lớp tớ đang ôn thi học kì II nên tớ phải làm khá nhiều bài tập. Mấy bài toán rút về đơn vị khó quá cậu nhỉ? Tớ hay bị nhầm dạng bài ngược lắm. Tớ lại rất thích học môn Tiếng Việt nhé. Nhất là mấy câu chuyện ở bài tập đọc hay quá. À, tháng ba vừa rồi, trường tớ thi viết chữ đẹp. Tớ đã đoạt giải Nhì đấy. Lên lớp 4, tớ nhất định phải giành giải Nhất mới được.
Bây giờ, trời đã xuất hiện những cơn mưa rào. Tớ hi vọng mùa mưa này không còn nhiều trận lũ như năm ngoái để miền Trung của cậu sẽ an vui làm ăn và học tập. Chúng mình cùng cố gắng học tập để thực hiện ước mơ nhé. Tớ xin dừng bút tại đây. Tớ luôn mong nhận được hồi âm của cậu và mong sẽ có ngày được gặp cậu.
Bạn phương xa,
Kiều Hoa
Sông nào chia cắt sơn hà
Dưới thời Trịnh Nguyễn thật là xót xa .
A.Sông Giang B.Sông Lô C.Sông Hồng D.Sông Hương
k cho milk nhé