K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 11 2019

Chọn đáp án: E

12 tháng 10 2023

minhf ko bt

 

26 tháng 10 2023

- Luận điểm: Tinh thần yêu nước của n.dân ta.

+Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước=>mãnh liệt, sôi nổi, chân thành.

+Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm=>cụ thể lòng yêu nước mạnh mẽ, to lớn của nhân dân.

+Động từ: lướt, nhấn chìm=>linh hoạt, mạnh mẽ của tinh thần yêu nước.

==>> Nhận định chung về lòng yêu nước=>ngắn gọn,dễ hiểu,làm rõ luận điểm đc nêu ra.

2 tháng 4 2021

tham khảo

lòng yêu nước đó là tinh thần tốt đẹp và quý báu của dân tộc ta qua bao đời . Mỗi khi thấy nơi nào bị khó khăn hoạn nạn thì mọi người đều đoàn kết lại , mỗi người giúp một ít như tiền bạc , lương thực ,................... Vậy lòng yêu nước là  là gì  ?  lòng yêu nước là sự kết hợp các cá thể trong một khối chung, tập hợp những người có chung một mục đích thành một khối thống nhất khăng khít với nhau. ... Đoàn kết chung với nhau không có nghĩa là nhất thiết phải trọn được người toàn diện.. giúp người khó khăn lúc hoạn nạn cũng là một sự đoàn kết nho nhỏ giữa người với người . Nhất là trong thời buổi dịch bệch như như này . Cũng nhờ có sự đoàn kết chung tay giúp đỡ lẫn nhau mà tình người trao cho nhau được ấm lên giúp mọi người có ý thức hơn để đẩy lùi dịch bệch corona . Nhưng cũng phải phê phán một số người không có tinh thần ấy, cứ làm theo ý mình muốn , họ có thể bỏ ra cả chục triệu để sắm những món đồ vô bổ nhưng tới lúc người khác gặp khó khắn thì họ không chịu quyên góp với lí do là không có tiền . Em mong những hành động ấy không xảy ra nữa

16 tháng 10 2020

Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Đất nước ta vốn là nơi có nhiều tài nguyên thiên nhiên quý giá, bởi vậy luôn bị kẻ thù nhòm ngó rắp tâm xâm lược. Nhưng chưa khi nào dân ta cam chịu cảnh nô lệ lầm than, chưa khi nào bó tay nhìn giặc tràn sang xâm lấn. Từ những năm 40, Hai Bà Trưng với nỗi hận nợ nước thù nhà đã phất cờ nổi dậy đánh tuổi tên Thái thú Tô Định nhà Hán. Trong lời hịch xuất quân của Hai Bà có những lời thật hùng tráng:

“Một xin rửa sạch nước thù

Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng

Ba kẻo oan ức lòng chồng

Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này”.

      Sau Hai Bà Trưng còn có Bà Triệu, Phùng Hưng, Mai Thúc Loan,... liên tục nổi dậy chông ách đô hộ của phong kiến Trung Quốc. Và đến năm 938, với chiến thắng Bạch Đằng lịch sử, Ngô Quyền đã khẳng định quyền tự chủ của đất nước, đưa giang san vào kỉ nguyên mới. Sau Ngô Quyền, tinh thần yêu nước của cha ông tiếp tục thể hiện đậm nét trong nhiểu chiến thắng lớn. Đó là ba lần đánh đuổi giặc Nguyên - Mông của vua tôi nhà Trần. Đó là đại chiến mùa xuân 1789 đánh quân xâm lược nhà Thanh của Nguyễn Huệ... Và gần thời đại chúng ta nhất là chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, là đại thắng mùa xuân 1975 đầy hào sảng...

Trong số những truyền thống vô cùng quý giá như tinh thần yêu nước, truyền thống cộng đồng, truyền thống dân chủ làng xã, quý trọng gia đình, truyền thống dung dị, chất phác, tiết kiệm, ghét thói phù phiếm xa hoa, truyền thống cần cù chịu đựng gian khổ, yêu trẻ, kính già, vi tha, bao dung, truyền thống hiếu học, ứng xử linh hoạt, thích nghi nhanh và dễ dàng hội nhập để tồn tại… thì nổi trội hơn cả là truyền thống yêu nước, tinh thần dân tộc, ý chí tự lập tự cường. 
Tinh thần yêu nước là giá trị cơ bản trong hệ giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam ta. Và theo Giáo sư Trần Văn Giàu: tình cảm và tư tưởng yêu nước là tình cảm và tư tưởng lớn nhất của nhân dân, của dân tộc Việt Nam và chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại. Ở đây, bản chất Việt Nam biểu lộ đầy đủ và tập trung nhất, hơn bất cứ chỗ nào khác. Yêu nước trở thành một triết lý xã hội và nhân sinh của người Việt Nam. 
Thực ra, trên thế giới, mỗi quốc gia, dân tộc đều có tình yêu đất nước, nhưng bản sắc, sự hình thành cũng như biểu hiện của nó lại có sự khác nhau. Ở Việt Nam, chúng ta có thể thấy rằng, chủ nghĩa yêu nước là giá trị đạo đức cao quý nhất của dân tộc Việt Nam, là chuẩn mực đạo đức cao nhất, đứng đầu trong thang bậc giá trị truyền thống, và là hằng số trong mỗi người Việt Nam, là tiêu điểm của mọi tiêu điểm. Yêu nước là đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân, luôn chăm lo xây dựng và bảo vệ đất nước, có ý thức giữ gìn và phát triển bản sắc dân tộc, luôn tự hào về dân tộc… 
Tinh thần yêu nước Việt Nam được bắt nguồn từ những tình cảm bình dị, đơn sơ của mỗi người dân. Tình cảm đó, mới đầu, chỉ là sự quan tâm đến những người thân yêu ruột. thịt, rồi đến xóm làng, sau đó phát triển cao thành tình yêu Tổ quốc. Tình yêu đất nước không phải là tình cảm bẩm sinh, mà là sản phẩm của sự phát triển lịch sử, gắn liền với một đất nước nhất định. 
Tình yêu đất nước không chỉ gắn liền với quá trình xây dựng đất nước, nó còn được thể hiện rõ hơn trong quá trình bảo vệ đất nước. Trên thế giới, hầu như dân tộc nào cũng phải trải qua quá trình bảo vệ đất nước, chống xâm lăng. Nhưng có lẽ không dân tộc nào lại phải trải qua quá trình giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc nhiều và đặc biệt như ở Việt Nam. Trong khoảng thời gian từ thế kỷ III TCN đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, dân tộc ta đã dành hơn nửa thời gian cho các cuộc kháng chiến giữ nước và đấu tranh chống ngoại xâm, các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc. Chính tinh thần yêu nước nồng nàn đã giúp dân tộc ta vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi thế lực xâm lược. 
Đối với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước không chỉ là một tình cảm tự nhiên, mà nó còn là sản phẩm của lịch sử được hun đúc từ chính lịch sử đau thương mà hào hùng của dân tộc Việt Nam. Lịch sứ mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nan là lịch sử đất tranh giành lại và bảo vệ nền độc lập tử tay kẻ thù xâm lược (thời gian chống giặc ngoại xâm cộng lại lên tới trên 12 thế kỷ). Chính vì vậy mà tinh thần yêu nước đã ngầm sâu vào tình cảm, vào tư tưởng của mỗi người dân Việt Nam qua tất cả các thời đại, làm nên một sức mạnh kỳ diệu, giúp cho dân tộc ta đánh thắng hết kẻ thù này đến kẻ thù khác cho dù chúng có hùng mạnh đến đây. 
Lịch sử là một minh chứng hùng hồn nhất cho những khẳng định trên. Từ thế kỷ thứ III TCN, dân tộc ta đã đánh tan cuộc xâm lược đầu tiên của bọn phong kiến phương Bắc do nhà Tần tiến hành. Từ năm 179 TCN đến năm 938, nước ta tiếp tục nằm dưới sự đô hộ của phương Bắc (tổng cộng 1117 năm). Đây là thời kỳ đầy máu và nước mắt, nhưng cũng là thời kỳ biểu hiện sức mạnh quật cường, sự vươn lên thần kỳ của dân tộc ta và kết thúc với chiến thắng Bạch Đằng oanh liệt. Tiếp sau thời kỳ này là hàng loạt các chiến thắng vang dội khác: Lê Hoàn đánh tan quân Tống, nhà Trần ba lần đánh bại quân Nguyên – Mông, Lê Lợi đánh bại quân Minh, Nguyễn Huệ đánh bại quân Thanh… Rồi đến những thắng lợi vang dội của các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Trong những cuộc chiến tranh tàn khốc đó, nếu không có tinh thần yêu nước, lòng tự hào tự tôn dân tộc, làm sao một dân tộc nhỏ yếu như chúng ta có thể làm nên những chiến trắng vang dội, đánh thắng được những kẻ thù mạnh nhất thế giới. Lòng yêu nước ở mỗi người dân Việt nam đã được thể hiện ở tinh thần dám xả thân vì nước, sẵn sàng đặt lợi ích cúa quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích riêng tư của bản thân mình, đấu tranh không biết mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng đất nước, giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc. Biết bao người con của dân tộc đã tự nguyện hiến dâng tuổi thanh xuân của mình cho đất nước và đã anh dũng hy sinh nơi chiến trường. Biết bao nhiêu người mẹ, người vợ đã tiễn chồng, tiễn con ra mặt trận mà không bao giờ còn được đón họ trở về. Đó là sự hy sinh to lớn được thúc đẩy bởi tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta.

17 tháng 6 2021

Trong số những truyền thống vô cùng quý giá như tinh thần yêu nước, truyền thống cộng đồng, truyền thống dân chủ làng xã, quý trọng gia đình, truyền thống dung dị, chất phác, tiết kiệm, ghét thói phù phiếm xa hoa, truyền thống cần cù chịu đựng gian khổ, yêu trẻ, kính già, vi tha, bao dung, truyền thống hiếu học, ứng xử linh hoạt, thích nghi nhanh và dễ dàng hội nhập để tồn tại… thì nổi trội hơn cả là truyền thống yêu nước, tinh thần dân tộc, ý chí tự lập tự cường. 
Tinh thần yêu nước là giá trị cơ bản trong hệ giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam ta. Và theo Giáo sư Trần Văn Giàu: tình cảm và tư tưởng yêu nước là tình cảm và tư tưởng lớn nhất của nhân dân, của dân tộc Việt Nam và chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại. Ở đây, bản chất Việt Nam biểu lộ đầy đủ và tập trung nhất, hơn bất cứ chỗ nào khác. Yêu nước trở thành một triết lý xã hội và nhân sinh của người Việt Nam. 
Thực ra, trên thế giới, mỗi quốc gia, dân tộc đều có tình yêu đất nước, nhưng bản sắc, sự hình thành cũng như biểu hiện của nó lại có sự khác nhau. Ở Việt Nam, chúng ta có thể thấy rằng, chủ nghĩa yêu nước là giá trị đạo đức cao quý nhất của dân tộc Việt Nam, là chuẩn mực đạo đức cao nhất, đứng đầu trong thang bậc giá trị truyền thống, và là hằng số trong mỗi người Việt Nam, là tiêu điểm của mọi tiêu điểm. Yêu nước là đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân, luôn chăm lo xây dựng và bảo vệ đất nước, có ý thức giữ gìn và phát triển bản sắc dân tộc, luôn tự hào về dân tộc… 
Tinh thần yêu nước Việt Nam được bắt nguồn từ những tình cảm bình dị, đơn sơ của mỗi người dân. Tình cảm đó, mới đầu, chỉ là sự quan tâm đến những người thân yêu ruột. thịt, rồi đến xóm làng, sau đó phát triển cao thành tình yêu Tổ quốc. Tình yêu đất nước không phải là tình cảm bẩm sinh, mà là sản phẩm của sự phát triển lịch sử, gắn liền với một đất nước nhất định. 
Tình yêu đất nước không chỉ gắn liền với quá trình xây dựng đất nước, nó còn được thể hiện rõ hơn trong quá trình bảo vệ đất nước. Trên thế giới, hầu như dân tộc nào cũng phải trải qua quá trình bảo vệ đất nước, chống xâm lăng. Nhưng có lẽ không dân tộc nào lại phải trải qua quá trình giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc nhiều và đặc biệt như ở Việt Nam. Trong khoảng thời gian từ thế kỷ III TCN đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, dân tộc ta đã dành hơn nửa thời gian cho các cuộc kháng chiến giữ nước và đấu tranh chống ngoại xâm, các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc. Chính tinh thần yêu nước nồng nàn đã giúp dân tộc ta vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi thế lực xâm lược. 
Đối với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước không chỉ là một tình cảm tự nhiên, mà nó còn là sản phẩm của lịch sử được hun đúc từ chính lịch sử đau thương mà hào hùng của dân tộc Việt Nam. Lịch sứ mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nan là lịch sử đất tranh giành lại và bảo vệ nền độc lập tử tay kẻ thù xâm lược (thời gian chống giặc ngoại xâm cộng lại lên tới trên 12 thế kỷ). Chính vì vậy mà tinh thần yêu nước đã ngầm sâu vào tình cảm, vào tư tưởng của mỗi người dân Việt Nam qua tất cả các thời đại, làm nên một sức mạnh kỳ diệu, giúp cho dân tộc ta đánh thắng hết kẻ thù này đến kẻ thù khác cho dù chúng có hùng mạnh đến đây. 
Lịch sử là một minh chứng hùng hồn nhất cho những khẳng định trên. Từ thế kỷ thứ III TCN, dân tộc ta đã đánh tan cuộc xâm lược đầu tiên của bọn phong kiến phương Bắc do nhà Tần tiến hành. Từ năm 179 TCN đến năm 938, nước ta tiếp tục nằm dưới sự đô hộ của phương Bắc (tổng cộng 1117 năm). Đây là thời kỳ đầy máu và nước mắt, nhưng cũng là thời kỳ biểu hiện sức mạnh quật cường, sự vươn lên thần kỳ của dân tộc ta và kết thúc với chiến thắng Bạch Đằng oanh liệt. Tiếp sau thời kỳ này là hàng loạt các chiến thắng vang dội khác: Lê Hoàn đánh tan quân Tống, nhà Trần ba lần đánh bại quân Nguyên – Mông, Lê Lợi đánh bại quân Minh, Nguyễn Huệ đánh bại quân Thanh… Rồi đến những thắng lợi vang dội của các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Trong những cuộc chiến tranh tàn khốc đó, nếu không có tinh thần yêu nước, lòng tự hào tự tôn dân tộc, làm sao một dân tộc nhỏ yếu như chúng ta có thể làm nên những chiến trắng vang dội, đánh thắng được những kẻ thù mạnh nhất thế giới. Lòng yêu nước ở mỗi người dân Việt nam đã được thể hiện ở tinh thần dám xả thân vì nước, sẵn sàng đặt lợi ích cúa quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích riêng tư của bản thân mình, đấu tranh không biết mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng đất nước, giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc. Biết bao người con của dân tộc đã tự nguyện hiến dâng tuổi thanh xuân của mình cho đất nước và đã anh dũng hy sinh nơi chiến trường. Biết bao nhiêu người mẹ, người vợ đã tiễn chồng, tiễn con ra mặt trận mà không bao giờ còn được đón họ trở về. Đó là sự hy sinh to lớn được thúc đẩy bởi tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta.

20 tháng 2 2018

Chọn đáp án: A

10 tháng 5 2021

Tham khảo nha em:

"Bình ngô đại cáo" là một áng văn lưu danh thiên cổ của một bậc toàn tài hiếm có Nguyễn Trãi, được mệnh danh là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc. Bài cáo là tình yêu nước sâu sắc cùng lòng căm thù ngoại xâm tột độ mà đoạn trích "Nước Đại Việt ta" là đỉnh cao của tinh thần yêu nước.

Từng nghe:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

Nguyễn Trãi đã chỉ ra yếu tố đầu tiên của lòng yêu nước đó là nhân nghĩa. Yêu nước tức là yêu tổ quốc, thương đồng bào và yêu cái truyền thống quý bảu mà cha ông để lại. Truyền thống ấy ở đây chính là nhân nghĩa, là lòng nhân trong cách đôi xử giữa người với người. Mà theo Nguyễn Trãi thì cốt lõi của lòng mọi việc nhân nghĩa trên đời ấy chính là "yên dân" làm sao cho dân ấm no, yên ổn. Mà trong hoàn cảnh đất nước bị xâm lăng thì muốn yên dân cần điếu phạt, trước hết là trừ đi quân bạo tàn hà hiếp nhân dân. Tức là lấy dân làm gốc. Nguyễn Trãi đã từng quan niệm "Đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân". Nhân dân chính là lực lượng quyết định cốt lõi trong vận mệnh quốc gia dân tộc, có nhân dân chính là có nguồn sức mạnh to lớn, quốc gia có mất thì cũng sẽ lấy lại được, tức là không mất gì hết nhưng mất đi nhân dân, quốc gia còn thì cũng chỉ là mảnh đất vô hồn, vô chủ. Vậy nên yêu nước chính là yêu dân, chứ không còn là chỉ yêu vua như trước nữa. Việc Nguyễn Trãi nói hai câu này ngay đầu bài cáo Bình Ngô chính là để khẳng định một tư tưởng về việc nhân nghĩa vững bền, đó là cơ sở cho tình yêu nước.

Tiếp theo sau đó, những chứng cớ về một quốc gia có độc lập chủ quyền lần lượt được đưa ra hết sức có cơ sở:

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,

Núi sông bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Từ Triều, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương,

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,

Song hào kiệt đời nào cũng có.

Không còn là sự khẳng định mông lung về bờ cõi trong "thiên thư" như cách nói của Lý Thường Kiệt nữa mà dẫn chứng được đưa ra rõ ràng để khẳng định nước ta là một nước có nền độc lập tự chủ từ lâu đời. Nước ta có tên "Đại Việt" có nền văn hóa, văn hiến lâu đời, có phong tục, tập quán, có lịch sử các thời đại có thể sánh ngang hàng với những thời đại lớn trong lịch sử Trung Hoa đồng thời còn có nhân tài. Một vùng lãnh thổ có đầy đủ những yếu tố như vậy thì hoàn toàn xứng đáng là một quốc gia có độc lập chủ quyền và là một quốc gia có quyền tự hào về độc lập chủ quyền của dân tộc mình. Tình yêu nước thể hiện ở đoạn này chính là những chứng cớ rõ ràng về lòng tư tôn dân tộc, chính vì lòng tự tôn ấy, ông chỉ ra hệ quả tất yếu của những tên xâm lược:

Vậy nên:

Lưu Cung tham công nên thất bại

Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong

Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô

Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã

Việc xưa xem xét

Chứng cứ còn ghi.

Chứng cớ về những thất bại nhiều lần của tướng giặc cho thấy chúng đã phạm sai lầm khi cố tình giày xéo dân ta dưới gót giày bạo tàn, chúng đã phải trả giá cho những điều ấy bởi tinh thần yêu nước, sự đoàn kết của nhân dân cả nước cùng sự tài ba chính nghĩa của những vị anh hùng nước Nam.

Đoạn trích "Nước Đại Việt ta" cho ta nhiều suy nghĩ về tình yêu nước mà quan trọng nhất đó là yêu tổ quốc chính là yêu đồng bào, yêu dân, làm sao lo cho dân được yên ổn, no ấm.



 

tham khao nha bạn 

Bình ngô đại cáo" là một áng văn lưu danh thiên cổ của một bậc toàn tài hiếm có Nguyễn Trãi, được mệnh danh là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc. Bài cáo là tình yêu nước sâu sắc cùng lòng căm thù ngoại xâm tột độ mà đoạn trích "Nước Đại Việt ta" là đỉnh cao của tinh thần yêu nước.

Từng nghe:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

Nguyễn Trãi đã chỉ ra yếu tố đầu tiên của lòng yêu nước đó là nhân nghĩa. Yêu nước tức là yêu tổ quốc, thương đồng bào và yêu cái truyền thống quý bảu mà cha ông để lại. Truyền thống ấy ở đây chính là nhân nghĩa, là lòng nhân trong cách đôi xử giữa người với người. Mà theo Nguyễn Trãi thì cốt lõi của lòng mọi việc nhân nghĩa trên đời ấy chính là "yên dân" làm sao cho dân ấm no, yên ổn. Mà trong hoàn cảnh đất nước bị xâm lăng thì muốn yên dân cần điếu phạt, trước hết là trừ đi quân bạo tàn hà hiếp nhân dân. Tức là lấy dân làm gốc. Nguyễn Trãi đã từng quan niệm "Đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân". Nhân dân chính là lực lượng quyết định cốt lõi trong vận mệnh quốc gia dân tộc, có nhân dân chính là có nguồn sức mạnh to lớn, quốc gia có mất thì cũng sẽ lấy lại được, tức là không mất gì hết nhưng mất đi nhân dân, quốc gia còn thì cũng chỉ là mảnh đất vô hồn, vô chủ. Vậy nên yêu nước chính là yêu dân, chứ không còn là chỉ yêu vua như trước nữa. Việc Nguyễn Trãi nói hai câu này ngay đầu bài cáo Bình Ngô chính là để khẳng định một tư tưởng về việc nhân nghĩa vững bền, đó là cơ sở cho tình yêu nước.

Tiếp theo sau đó, những chứng cớ về một quốc gia có độc lập chủ quyền lần lượt được đưa ra hết sức có cơ sở:

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,

Núi sông bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Từ Triều, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương,

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,

Song hào kiệt đời nào cũng có.

Không còn là sự khẳng định mông lung về bờ cõi trong "thiên thư" như cách nói của Lý Thường Kiệt nữa mà dẫn chứng được đưa ra rõ ràng để khẳng định nước ta là một nước có nền độc lập tự chủ từ lâu đời. Nước ta có tên "Đại Việt" có nền văn hóa, văn hiến lâu đời, có phong tục, tập quán, có lịch sử các thời đại có thể sánh ngang hàng với những thời đại lớn trong lịch sử Trung Hoa đồng thời còn có nhân tài. Một vùng lãnh thổ có đầy đủ những yếu tố như vậy thì hoàn toàn xứng đáng là một quốc gia có độc lập chủ quyền và là một quốc gia có quyền tự hào về độc lập chủ quyền của dân tộc mình. Tình yêu nước thể hiện ở đoạn này chính là những chứng cớ rõ ràng về lòng tư tôn dân tộc, chính vì lòng tự tôn ấy, ông chỉ ra hệ quả tất yếu của những tên xâm lược:

Vậy nên:

Lưu Cung tham công nên thất bại

Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong

Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô

Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã

Việc xưa xem xét

Chứng cứ còn ghi.

Chứng cớ về những thất bại nhiều lần của tướng giặc cho thấy chúng đã phạm sai lầm khi cố tình giày xéo dân ta dưới gót giày bạo tàn, chúng đã phải trả giá cho những điều ấy bởi tinh thần yêu nước, sự đoàn kết của nhân dân cả nước cùng sự tài ba chính nghĩa của những vị anh hùng nước Nam.

Đoạn trích "Nước Đại Việt ta" cho ta nhiều suy nghĩ về tình yêu nước mà quan trọng nhất đó là yêu tổ quốc chính là yêu đồng bào, yêu dân, làm sao lo cho dân được yên ổn, no ấm.