K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 2 2019

Yuri Gagarin, người đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất đã có lần tâm sự: "Sau khi bay vòng quanh Trái Đất trên tàu vũ trụ, tôi thấy hành tinh của chúng ta đẹp biết bao. Các bạn ơi, hãy cùng bảo vệ và làm cho vẻ đẹp này thêm tươi sắc, chứ đừng hủy hoại nó nhé!".

Thế nhưng, Trái Đất tươi đẹp với 3 phần 4 là biển và đại dương đang bị xâm hại nghiêm trọng. Thay vì cố gắng tìm một hành tinh khác có sự sống trong dải ngân hà tại sao chúng ta không cứu lấy Trái Đất và việc đầu tiên cần làm là lắng nghe tiếng gọi của biển xanh.

Biển như người mẹ cung cấp cho con người rất nhiều thứ, từ nguồn lợi du lịch, khoáng sản, hải sản, giao thông… nhưng biển chưa bao giờ đòi hỏi loài người phải trả lại cho biển điều gì cả. Ngược lại, con người đối xử bất công và thực sự vô ơn.

Phải mất hàng trăm năm con người mới nhận ra Trái Đất nóng lên, băng từ hai cực tan ra, mực nước biển ngày càng dâng lên. Phải mất hàng trăm năm con người mới nhận ra nguồn hải sản đang cạn kiệt, nhiều loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng. Và khi cá chết ở nhiều nơi, người ta mới giật mình tự hỏi hình như nước biển đang ô nhiễm.

Đại dương mênh mông cũng đáp trả con người bằng những hành động giận dữ. Không gì khác đó chính là sự biến đổi khí hậu. Khi chiến thắng trong một hạng mục của giải thưởng OSCAR, diễn viên Leonardo vẫn không quên truyền đi một thông điệp tới cả thế giới: “Chiến thắng này cũng là một cơ hội quan trọng để mọi người chú ý nhiều hơn đến tình trạng biến đổi khí hậu và thúc đẩy hành động của chính chúng ta”.

Những mùa đông băng giá hơn, mùa hè nắng nóng hơn khắc nghiệt hơn. Mực nước biển dâng lên làm xâm nhập mặn đất nhiễm phèn, ảnh hưởng cả một nền nông nghiệp. Những cơn bão hay sóng thần thường xuyên hơn dữ dội hơn bao giờ hết, nó cuốn trôi cả con người và mọi thứ trên đường đi của mình.

Nhiều người vẫn không thể quên được lời nói xúc động của cô bé 6 tuổi trước khi buông tay mẹ và bị cơn bão Haiyan cuốn đi: "Mẹ, mẹ hãy buông con ra. Mẹ hãy tự cứu lấy mình". Phải chăng đã đến lúc con người phải tự cứu lấy chính mình trước khi quá muộn.

Vì lợi nhuận kinh tế, con người sẵn sàng hủy hoại môi trường biển. Có người vì lợi nhuận nhỏ bán hàng ngay tại bãi biển các khu du lịch tiếp tay cho du khách xả rác vô điều kiện. Có người vì lợi nhuận lớn hơn thảm sát cá bằng các phương tiện hủy diệt. Có người vì lợi nhuận lớn hơn nữa sẵn sàng xả thải trực tiếp các chất hóa học độc hại xuống biển.

Thực chất, chúng ta đang vay nặng lãi để thế hệ con cháu phải gánh chịu món nợ của cha ông. Bạn thu được 1 đồng từ việc xâm hại biển bạn phải mất hàng nghìn lần như thế để cải thiện lại môi trường.

Bộ phim Mỹ nhân ngư lấy cảm hứng từ câu chuyện cổ tích nhưng lại đem đến một thông điệp rất sâu sắc: "Khi thế giới này chẳng còn đến một giọt nước sạch, một luồng không khí trong lành thì tiền còn nghĩa lý gì?".

Tôi có một niềm tin sâu sắc về hiệu ứng cánh bướm, rằng “Một con bướm có thể vỗ cánh trên một bông hoa Trung Quốc và gây ra một cơn bão ở biển Caribbean”.

Một hành động dù nhỏ cũng có thể tạo nên sức lan tỏa rộng lớn như những cơn bão. Thay vì kêu cứu, bức xúc hộ biển xanh, biển tự biết cách bức xúc theo cách của mình. Hãy bắt tay ngay vào hành động.

Một cây xanh bạn trồng ở đất liền cũng có thể khiến đại dương xa xôi bình yên hơn. Từ chối sử dụng túi nilon khi mua hàng cũng có thể khiến thế giới thoát khỏi thảm cảnh là một biển rác. Hay tiết kiệm một giọt nước ngọt cũng là cách để biển không phải rơi nước mắt, biển quá mặn rồi.

Bạn đừng xả rác, lãng phí năng lượng, chặt phá cây xanh rồi sau đó tự hào vì đã gửi vài trăm nghìn đồng hỗ trợ nạn nhân bão lụt. Các công ty đừng xả thải trực tiếp ra môi trường rồi sau đó dành tiền hỗ trợ những nông dân là nạn nhân do hành động của chính họ gây ra.

Biển sẽ mãi bao bọc chở che con người khi con người biết lỗi và sẵn sàng sửa lỗi. Sau ồn ào biển nhất định dịu êm. Văng vẳng đâu đây một viễn cảnh tươi sáng hơn trong giai điệu bài Biển hát chiều nay (nhạc sĩ Hồng Đăng):

Qua bao nhiêu thăng trầm mà chiều nay vẫn dịu dàng. 

Vùi sâu dưới đáy những gì đau thương. 

Biển lại hát tình ca biển kể chuyện quê hương. 

19 tháng 2 2019

bạn chép trên mạng zồi

30 tháng 3 2017

Soạn bài : Tìm hiểu chung về văn bản hành chính

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Thế nào là văn bản hành chính?
a) Đọc các văn bản sau và cho biết khi nào thì người ta viết các văn bản thông báo, đề nghị và báo cáo? Viết các văn bản này nhằm mục đích gì?
Văn bản 1
PHÒNG GD - ĐT QUẬN CẦU GIẤY
TRƯỜNG THCS DỊCH VỌNG
SỐ: ... / TB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC

Hà Nội, ngày 6 tháng 10 năm 2014

THÔNG BÁO

Về kế hoạch trồng cây

Để hưởng ứng phong trào Vì một môi trường xanh, sạch, đẹp, Ban Giám hiệu nhà trường phát động buổi trồng cây quanh sân trường. Kế hoạch trồng cây như sau:
1) Thời gian: 14 giờ, ngày 28 - 2 - 2003
2) Số lượng và chủng loại: Mỗi lớp trồng 5 cây, loại cây phượng vĩ, bàng hoặc xà cừ.
3) Phương thức chăm sóc: Các lớp có kế hoạch bảo vệ và chăm sóc cây do lớp mình trồng.
Ban Giám hiệu thông báo kế hoạch này để toàn trường được biết và chuẩn bị tốt cho ngày hội trồng cây của nhà trường.

Hiệu trưởng
(Kí và ghi rõ họ tên)
Nơi nhận:
- Các GV chủ nhiệm
- Các lớp
- Lưu Văn phòng
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 2014
GIẤY ĐỀ NGHỊ
Kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm lớp 7A, Trường THCS Kim Đồng
Tập thể lớp 7A chúng em xin trình bày với cô giáo một việc như sau: Theo thời khoá biểu của nhà trường, chiều nay (thứ năm, ngày 20 tháng 3 năm 2003), lớp 7A có giờ sinh hoạt tập thể. Nhưng vì bạn Nam bị ốm phải vào nằm viện, nên chúng em xin đề nghị với cô giáo cho chuyển buổi sinh hoạt này sang chiều mai (thứ sáu, ngày 21 tháng 3 năm 2003) để lớp có thể tới thăm và động viên bạn Nam được kịp thời.
Thay mặt lớp 7A
Lớp trưởng
(Kí và ghi rõ họ tên)
Văn bản 3:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thanh Hoá, ngày 5 tháng 12 năm 2015
BÁO CÁO
Về kết quả hoạt động hưởng ứng phong trào

Vì một môi trường xanh, sạch, đẹp

Kính gửi: Ban Giám hiệu Trường THCS Đông Thanh
Hưởng ứng đợt thi đua Vì một môi trường xanh, sạch, đẹp do nhà trường phát động, trong thời gian vừa qua, lớp 7B đã có nhiều hoạt động đạt kết quả tốt, cụ thể là:
1) Về vệ sinh: đã tổ chức mỗi tuần một buổi lao động tập thể để quét dọn khu vực quanh lớp và sân trường; thực hiện nghiêm túc việc thu gom các loại rác vào đúng nơi quy định.
2) Về việc trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh: đã tổ chức trồng được 100 cây các loại (bao gồm 50 cây bạch đàn, 40 cây xà cừ và 10 cây phượng vĩ) ở khu vực được Ban Giám hiệu nhà trường phân công; không bẻ cành, hái lá hoặc ngắt hoa nơi công cộng.
3) Về trang trí: đã tổ chức quét vôi lại các bức tường quanh lớp; kẻ lại các khẩu hiệu và bảng nội quy nhà trường.
Kết quả cuối đợt, lớp đã bầu được 5 bạn tiêu biểu đề nghị nhà trường biểu dương, khen thưởng.
Thay mặt lớp 7B
Lớp trưởng
(Kí và ghi rõ họ tên)
Gợi ý:
- Văn bản thông báo:
+ Được viết khi người ta cần truyền đạt một vấn đề quan trọng nào đó từ một cấp cao hơn xuống cấp thấp hơn hoặc cho nhiều người;
+ Nhằm phổ biến nội dung.
- Văn bản đề nghị:
+ Được viết khi cần đề đạt một vấn đề gì đó của cá nhân hay tập thể đối với cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết;
+ Nhằm đề xuất một ý kiến, nguyện vọng nào đó.
- Văn bản báo cáo:
+ Được viết khi cần trình bày một vấn đề gì đó từ cấp dưới lên cấp trên;
+ Nhằm tổng kết, nêu lên những gì đã đạt được, những gì còn chưa làm được) trong công việc để cấp trên biết.
b) Ba văn bản trên có gì giống và khác nhau? So sánh hình thức trình bày của ba văn bản này với các văn bản truyện, thơ mà em đã đọc.
Gợi ý:
- Về điểm giống nhau:
Các văn bản trên có những mục nào giống nhau?
Các văn bản trên đều được trình bày theo mẫu quy định và có một số mục tương tự nhau.
- Điểm khác nhau:
+ So sánh về mục đích sử dụng?
+ Những nội dung cụ thể của từng loại văn bản?
- Truyện và thơ là loại văn bản nghệ thuật, dùng để sáng tạo hình tượng, vì vậy có sử dụng hư cấu, tưởng tượng, ngôn ngữ theo phong cách nghệ thuật; văn bản hành chính thì không được sử dụng hư cấu, tưởng tượng, ngôn ngữ theo phong cách hành chính, công vụ.
c) Kể thêm một số loại văn bản tương tự như các văn bản trên.
Gợi ý: Giấy khai sinh, giấy chứng nhận, bằng tốt nghiệp, sơ yếu lí lịch,...
d) Các văn bản đã phân tích ở trên là văn bản hành chính. Vậy, thế nào là văn bản hành chính? Văn bản này có những đặc điểm gì?
Gợi ý: Văn bản hành chính là loại văn bản như thế nào về: mục đích sử dụng, nội dung, hình thức trình bày,...?
Lưu ý các mục nhất thiết phải có trong văn bản hành chính:
- Quốc hiệu và tiêu ngữ;
- Địa điểm và ngày, tháng, năm làm văn bản;
- Họ tên, chức vụ của người nhận hay tên cơ quan nhận văn bản;
- Nội dung thông báo, đề nghị, báo cáo;
- Chữ kí và họ tên người gửi văn bản.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Trong các tình huống dưới đây, với tình huống nào thì người ta phải viết văn bảnhành chính?
a) Có một sự kiện quan trọng sắp xảy ra, cần phải cho mọi người biết sự kiện ấy.
b) Thầy hiệu trưởng hoặc thầy, cô giáo chủ nhiệm cần biết tình hình của lớp em trong tháng qua.
c) Có một sự việc làm em hết sức xúc động, muốn ghi lại những cảm xúc đó.
d) Hôm qua đi học về chẳng may gặp mưa, hôm nay em bị sốt, không thể đến lớp được.
đ) Có một địa danh rất nổi tiếng ở gần trường, cả lớp đều muốn thầy, cô giáo chủ nhiệm tổ chức cho đi tham quan.
e) Bị ốm nên không đi thăm quan được, bạn em rất muốn biết về buổi tham quan ấy.
Gợi ý: Trong các tình huống (c), (e) không có nhu cầu sử dụng văn bản hành chính.
2. Hãy lựa chọn loại văn bản phù hợp với từng tình huống phải sử dụng văn bản hành chính đã xác định được ở trên.
Gợi ý: a - thông báo, b - báo cáo, d - đơn, đ- đề nghị.
30 tháng 3 2017

Soạn bài:TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH

THẾ NÀO LÀ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH?

1. Trả lời câu hỏi:

a) Đây chính là việc tìm hiểu và nêu lên các tình huống cần phải viết các bài văn bản.

- Khi cần truyền đạt từ cấp trên xuống cấp dưới hoặc cho nhiều người biết một vấn đề gì đó (thường là rất quan trọng) người ta dùng Thông báo.

- Khi cần đề đạt một nguyện vọng chính đáng nào đó của cá nhân hay tập thể đối với cơ quan hay cá nhân có thẩm quyền giải quyết thì người ta dùng văn bản Đề nghị (kiến nghị).

- Khi cần thông báo một vân đề gì đó từ câ'p dưới lên cấp trên thì người ta dùng văn bản Báo cáo.

b) Mục đích của các loại văn bản ưên.

- Thông báo nhằm phổ biến một nội dung.

- Đề nghị nhằm đề xuất một nguyện vọng, ý kiến.

- Báo cáo nhằm tổng kết nêu lên những gì đã thể hiện cho cấp trên biết,

c) Ba văn bản này.

- Giống nhau ở hình thức trình bày, theo mẫu qui định nhưng chúng khác nhau về mục đích và những nội dung cụ thể được trình bày trong mỗi văn bản.

- Chúng khác với các tác phẩm văn thơ vốn dùng hư cấu tưởng tượng để xây dựng hình tượng. Đây là những kiểu văn bản báo sự vụ, hành chính.

- Những văn bản viết theo mẫu có thể so sánh tương tự với ba loại văn bản trên là: Biên bản, Sơ yếu lí lịch, Giấy khai sinh, Hợp đồng...

2. Văn bản hành chính: Đọc Ghi nhớ trang 110 SGK.

LUYỆN TẬP

- Có hai trường hợp không dùng văn bản hành chính.

+ Trường hợp 3: dùng phương thức biểu cảm.

+ Trường hợp 6: Dùng phương thức kể chuyện và tả để tái hiện buổi tham quan.

- Các trường hợp còn lại dùns văn bản hành chính.

+ Tình huống 1: Dùng văn bàn Thông báo.

+ Tình huống 2: Dùng văn bản Báo cáo.

+ Tình huống 4: Phải viết Đơn xin nghỉ học.

+ Tình huống 5: Dùng văn bản Đề nghị.



7 tháng 4 2017
VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Đặc điểm của văn bản đề nghị
a) Các văn bản sau đây được viết để làm gì?
Văn bản 1:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TP. Hồ Chí Minh, ngày 3 tháng 11 năm 2014

GIẤY ĐỀ NGHỊ

Kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm lớp 7C, Trường THCS Hoàng Diệu
Tập thể lớp 7C chúng em xin trình bày với cô giáo một việc như sau: Tấm bảng đen của lớp em do sử dụng đã lâu, nay bị mờ, các bạn ngồi cuối lớp rất khó theo dõi nội dung bài giảng của các thầy, cô giáo ghi trên bảng. Chúng em kính đề nghị cô giáo cho sơn lại bảng kịp thời để việc học tập trên lớp được tốt hơn.
Thay mặt lớp 7C
Lớp trưởng
(Kí và ghi rõ họ tên)
Văn bản 2:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Huế, ngày 6, tháng 10 năm 2014

GIẤY ĐỀ NGHỊ

Kính gửi: Uỷ ban nhân dân phường (xã, quận, huyện,...) M.
Chúng tôi gồm các gia đình trong khu tập thể (khu phố, xóm, thôn,...) N. xin kiến nghị với UBND một việc như sau:
Do việc lấn chiếm trái phép, một số gia đình trong khi xây dựng đã làm tắc hết các đường cống, gây ngập úng cả khu tập thể trong những ngày mưa bão. Tình hình vệ sinh môi trường khu vực này không được đảm bảo, ảnh hưởng lớn đến đời sống của khu dân cư... Vì vậy chúng tôi viết giấy này đề nghị chính quyền địa phương có biện pháp giải quyết kịp thời để chấn chỉnh lại tình hình trên.
Thay mặt các gia đình
(Kí và ghi rõ họ tên)
Gợi ý:
- Văn bản 1: Đề nghị sơn lại bảng của lớp;
- Đề nghị giải quyết tình trạng xây dựng trái phép làm tắc cống, gây ngập úng.
b) Qua các văn bản trên, em thấy khi viết giấy đề nghị cần phải chú ý đến những yêu cầu gì về nội dung và hình thức?
Gợi ý: Xem lại những Gợi ý trong bài Tìm hiểu chung về văn bản hành chính.
c) Trong các tình huống sau đây, tình huống nào phải viết giấy đề nghị?
(1) Có một bộ phim truyện rất hay, liên quan tới tác phẩm đang học, cả lớp cần đi xem.
(2) Em đi học nhóm, do sơ ý nên bị kẻ gian lấy mất chiếc xe đạp.
(3) Sắp thi học kì, cả lớp cần sinh hoạt trao đổi thêm về môn Toán.
(4) Trong giờ học, em và bạn cãi nhau gây mất trật tự, thầy, cô giáo phải dừng lại giải quyết.
Gợi ý: (2) - Đơn, (4) - Bản kiểm điểm.
2. Cách làm văn bản đề nghị
a) - Trong hai văn bản đề nghị trên, các mục được trình bày theo thứ tự như thế nào?
Gợi ý: cả hai văn bản đều có những mục nào? Thứ tự của các mục ấy được sắp xếp ra sao?
- Điểm giống và khác nhau giữa hai văn bản đề nghị trên là gì?
Gợi ý: Các văn bản sẽ giống nhau ở cách trình bày các mục; khác nhau ở nội dung.
- Những phần nào là quan trọng trong cả hai văn bản đề nghị?
Gợi ý: Các phần quan trọng trong một văn bản đề nghị là:
+ Người được đề nghị (đề nghị ai?).
+ Người đề nghị.
+ Nội dung đề nghị.
+ Mục đích đề nghị.
b) Cách làm một văn bản đề nghị:
- Các văn bản đề nghị tuỳ theo từng tình huống cụ thể mà nội dung đề nghị có thể khác nhau nhưng đều phải tuân thủ nguyên tắc về khuôn mẫu dàn mục:
+ (1) Quốc hiệu và tiêu ngữ
+ (2) Địa điểm, ngày tháng làm giấy đề nghị
+ (3) Tên văn bản: Giấy đề nghị (hoặc kiến nghị)
+ (4) Nơi nhận đề nghị
+ (5) Người (tổ chức) đề nghị
+ (6) Nêu sự việc, lí do và ý kiến cần đề nghị
+ (7) Chữ kí và họ tên người đề nghị
- Một số yêu cầu về trình bày:
+ Tên văn bản cần viết chữ in hoa.
+ Các mục của văn bản phải được trình bày rõ ràng, cân đối.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Từ hai tình huống sau đây, hãy nhận xét sự giống và khác nhau về lí do viết đơn với lí do viết đề nghị.
a) Hôm nay bị ốm, không đi học được, em phải viết đơn xin phép thầy, cô giáo nghỉ học.
b) Có một vở chèo rất hay, liên quan đến tác phẩm đang học, cả lớp cần đi xem tập thể. Em thay mặt tập thể lớp để viết viết một văn bản đề nghị với thầy, cô giáo chủ nhiệm.
Gợi ý: Đơn và Đề nghị đều xuất phát từ một nhu cầu, nguyện vọng nào đó cần được người (cấp) có thẩm quyền giải quyết. Nhưng Đơn thì thường là nguyện vọng của cá nhân còn Đề nghị thường là nguyện vọng của tổ chức, tập thể.
2. Em đã từng viết văn bản đề nghị nào chưa? Hãy tự kiểm tra lại để rút ra những kinh nghiệm cần thiết về cách viết theo yêu cầu nội dung và hình thức của khuôn mẫu văn bản đề nghị.
7 tháng 4 2017

I. ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ 1. Văn bản đề nghị (t.124 - 125) 1 và 2. Giấy đề nghị a) Mục đích: Văn bản 1: Đề nghị cô giáo chủ nhiệm cho sơn lại bảng đen của lớp. Văn bản 2: Đề nghị giải quyết việc lấn chiếm trái phép của một số hộ gây hậu quả xấu vệ sinh môi trường trong khu tập thể. b) Nội dung và hình thức: Hai văn bản trên có nội dung cụ thể, hình thức rõ ràng (theo các mục: ai đề nghị, đề nghị ai hoặc nơi nào, đề nghị điều gì). c) Tình huống: Đề nghị thầy dạy thể dục giới thiệu em được theo học bồi dưỡng tại Câu lạc bộ bơi lặn của thành phố. 3. Tình huống phải viết giấy đề nghị - Tình huống a và tình huống c: cần viết văn bản đề nghị. - Tình huống b: cần viết tường trình hoặc tờ cớ mất xe đạp (gởi công an địa phương). - Tình huống d: Phải viết bản kiểm điểm cá nhân (vì đã phạm lỗi trong giờ học)... II. CÁCH LÀM VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ 1. Cách làm văn bản đề nghị a) Các mục trong hai văn bản đề nghị 1 và 2 (t.124 - 125) được trình bày theo thứ tự ai đề nghị, đề nghị ai (nơi nào), đề nghị điều gì, đề nghị để làm gì. - Hai văn bản 1 và 2 giống nhau ở cách trình bày các mục, khác nhau ở nội dung cụ thể. - Những phần quan trọng trong cả hai văn bản đề nghị gồm: đề nghị điều gì và đề nghị để làm gì. b) Văn bản đề nghị cần trình bày trang trọng, ngắn gọn và sáng sủa theo số mục quy định (câu 2 Dàn mục một văn bản đề nghị). Nội dung văn bản không nhất thiết phải trình bày đầy đủ tất cả nhưng cần chú ý các mục: ai đề nghị, đề nghị ai (nơi nào), đề nghị điều gì. 2. Dàn mục một văn bản đề nghị (t.126) III. LUYỆN TẬP Đơn và văn bản đề nghị (t.127) - Giống nhau: Lí do viết đơn (a) và lí do viết văn bản đề nghị (b) đều là những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng. - Khác nhau: (a) là nguyện vọng của một cá nhân, còn (b) là nhu cầu của một tập thể:

15 tháng 1 2018

Soạn bài: Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận
I. Tìm hiểu đề văn nghị luận

1. Nội dung và tính chất của đề văn nghị luận

a. Giống như đề bài của các loại văn khác, đề bài của một bài văn nghị luận cũng khái quát chủ đề, nội dung chính của bài văn. Vì vậy, có thể dùng các đề này làm đầu đề cho bài văn với nội dung tương ứng.



b. Đề bài của một bài văn nghị luận có vai trò nêu ra vấn đề để trao đổi, bàn bạc. Khi trao đổi, bàn bạc về vấn đề được nêu ra trong đề văn người làm văn nghị luận phải thể hiện được quan điểm, ý kiến của riêng mình về vấn đề đó. Căn cứ vào đặc điểm này, có thể khẳng định các đề văn trên đều là đề văn nghị luận. Chẳng hạn:

- (1) là đức tính giản dị của Bác Hồ; người viết phải bàn luận về đức giản dị và bày tỏ thái độ ngợi ca đức tính này ở vị lãnh tụ vĩ đại.

- (3) là có trải qua khó khăn, gian khổ thì mới đến được vinh quang, sung sướng; người viết phải phân tích để thấy được ý nghĩa khuyên nhủ đúng đắn của câu thành ngữ này.



- (10) là không nên sống ích kỉ, cơ hội; người viết phải tranh luận để thể hiện được thái độ phản bác, lật lại vấn đề mà câu thành ngữ Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau nêu ra.

c. Dựa vào tính chất nghị luận, có thể xếp các đề trên theo những nhóm sau:

- Đề có tính chất giải thích, ngợi ca: (1), (2);

- Đề có tính chất phân tích, khuyên nhủ: (3), (4), (5), (6), (7);

- Đề có tính chất suy xét, bàn luận: (8), (9);

- Đề có tính chất tranh luận, bác bỏ: (10), (11).

Cùng với định hướng về nội dung (vấn đề nêu ra), đề văn nghị luận còn có vai trò quan trọng trong việc định hướng thái độ của người viết khi nghị luận. Từ những định hướng này, người viết xác định được hướng triển khai bài văn, cách giải quyết vấn đề phù hợp.

2. Tìm hiểu đề văn nghị luận

a. Với đề văn Chớ nên tự phụ, cần xác định:

- Vấn đề cần nghị luận: tự phụ là tiêu cực, không nên tự phụ;

- Đối tượng, phạm vi nghị luận: tính tự phụ của con người, tác hại của tính tự phụ trong cuộc sống;

- Tính chất nghị luận (khuynh hướng tư tưởng cần thể hiện): phủ định, phê phán tính tự phụ.

- Hướng triển khai (lập luận): làm rõ thế nào là tính tự phụ, những biểu hiện của nó trong cuộc sống à phân tích tác hại của tính tự phụ à nhắc nhở mọi người chớ nên tự phụ.



b. Trước một đề văn, muốn làm tốt người viết phải xác định được vấn đề cần nghị luận; từ đó hình dung cụ thể về đối tượng cần bàn bạc, đánh giá và biết được nên tập trung vào những gì để bài viết có trọng tâm (tức là phạm vi nghị luận); xác định được tính chất nghị luận (cần bộc lộ thái độ khẳng định, ngợi ca hay phủ định, phê phán); và qua những điều đã xác định được này mà có thể dự tính cách làm cụ thể cho bài văn (hướng triển khai)

II. Lập ý cho bài văn nghị luận

1. Xác lập luận điểm

Chớ nên tự phụ vừa là đề bài, vừa là luận điểm chính của bài.

2. Tìm luận cứ

- Tự phụ là gì? (là tự cao tự đại, đề cao mình, coi thường người khác)

- Tác hại của tự phụ:

+ Làm cho mọi người xa lánh mình

+ Dễ thất bại trong công việc

+ Dẫn chứng minh họa

- Sự cần thiết phải từ bỏ tính tự phụ

3. Xây dựng lập luận

- Bắt đầu bằng cách định nghĩa tính tự phụ.

- Suy ra tác hại của tự phụ.

- Đề cao lối sống hoà đồng, khiêm tốn, phê phán thói tự phụ.

15 tháng 1 2018

. Tìm hiểu đề văn nghị luận

1. Nội dung và tính chất của đề văn nghị luận

a. Giống như đề bài của các loại văn khác, đề bài của một bài văn nghị luận cũng khái quát chủ đề, nội dung chính của bài văn. Vì vậy, có thể dùng các đề này làm đầu đề cho bài văn với nội dung tương ứng.

b. Đề bài của một bài văn nghị luận có vai trò nêu ra vấn đề để trao đổi, bàn bạc. Khi trao đổi, bàn bạc về vấn đề được nêu ra trong đề văn người làm văn nghị luận phải thể hiện được quan điểm, ý kiến của riêng mình về vấn đề đó. Căn cứ vào đặc điểm này, có thể khẳng định các đề văn trên đều là đề văn nghị luận. Chẳng hạn:

- (1) là đức tính giản dị của Bác Hồ; người viết phải bàn luận về đức giản dị và bày tỏ thái độ ngợi ca đức tính này ở vị lãnh tụ vĩ đại.

- (3) là có trải qua khó khăn, gian khổ thì mới đến được vinh quang, sung sướng; người viết phải phân tích để thấy được ý nghĩa khuyên nhủ đúng đắn của câu thành ngữ này.

- (10) là không nên sống ích kỉ, cơ hội; người viết phải tranh luận để thể hiện được thái độ phản bác, lật lại vấn đề mà câu thành ngữ Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau nêu ra.

c. Dựa vào tính chất nghị luận, có thể xếp các đề trên theo những nhóm sau:

- Đề có tính chất giải thích, ngợi ca: (1), (2);

- Đề có tính chất phân tích, khuyên nhủ: (3), (4), (5), (6), (7);

- Đề có tính chất suy xét, bàn luận: (8), (9);

- Đề có tính chất tranh luận, bác bỏ: (10), (11).

Cùng với định hướng về nội dung (vấn đề nêu ra), đề văn nghị luận còn có vai trò quan trọng trong việc định hướng thái độ của người viết khi nghị luận. Từ những định hướng này, người viết xác định được hướng triển khai bài văn, cách giải quyết vấn đề phù hợp.

2. Tìm hiểu đề văn nghị luận

a. Với đề văn Chớ nên tự phụ, cần xác định:

- Vấn đề cần nghị luận: tự phụ là tiêu cực, không nên tự phụ;

- Đối tượng, phạm vi nghị luận: tính tự phụ của con người, tác hại của tính tự phụ trong cuộc sống;

- Tính chất nghị luận (khuynh hướng tư tưởng cần thể hiện): phủ định, phê phán tính tự phụ.

- Hướng triển khai (lập luận): làm rõ thế nào là tính tự phụ, những biểu hiện của nó trong cuộc sống à phân tích tác hại của tính tự phụ à nhắc nhở mọi người chớ nên tự phụ.

b. Trước một đề văn, muốn làm tốt người viết phải xác định được vấn đề cần nghị luận; từ đó hình dung cụ thể về đối tượng cần bàn bạc, đánh giá và biết được nên tập trung vào những gì để bài viết có trọng tâm (tức là phạm vi nghị luận); xác định được tính chất nghị luận (cần bộc lộ thái độ khẳng định, ngợi ca hay phủ định, phê phán); và qua những điều đã xác định được này mà có thể dự tính cách làm cụ thể cho bài văn (hướng triển khai)

II. Lập ý cho bài văn nghị luận

1. Xác lập luận điểm

Chớ nên tự phụ vừa là đề bài, vừa là luận điểm chính của bài.

2. Tìm luận cứ

- Tự phụ là gì? (là tự cao tự đại, đề cao mình, coi thường người khác)

- Tác hại của tự phụ:

+ Làm cho mọi người xa lánh mình

+ Dễ thất bại trong công việc

+ Dẫn chứng minh họa

- Sự cần thiết phải từ bỏ tính tự phụ

3. Xây dựng lập luận

- Bắt đầu bằng cách định nghĩa tính tự phụ.

- Suy ra tác hại của tự phụ.

- Đề cao lối sống hoà đồng, khiêm tốn, phê phán thói tự phụ.

III. Luyện tập

Hãy tìm hiểu và lập dàn ý cho đề bài: Sách là người bạn lớn của con người.

- Tìm hiểu đề:

+ Vấn đề nghị luận: ý nghĩa to lớn của sách đối với đời sống con người;

+ Bàn luận về vấn đề nghị luận: vai trò của sách với đời sống của con người ;

+ Khuynh hướng nghị luận: khẳng định ý nghĩa to lớn của sách đối với đời sống con người;

+ Yêu cầu: Phải phân tích tác dụng của sách đối với nhận thức của con người về thế giới xung quanh, về các lĩnh vực tri thức, về quá khứ - hiện tại - tương lai, giúp cho ta chia sẻ với tình cảm của người khác, giúp ta có những phút giây giải trí, thưởng thức nghệ thuật ngôn từ,...; tiến tới khẳng định sách là người bạn không thể thiếu trong đời sống mỗi người.

- Lập ý:

+ Giới thiệu về sách

+ Vì sao lại nói "Sách là người bạn lớn của con người"? Vì sách rất có ích đối với con người.

++) Ích lợi của sách đối với đời sống con người thể hiện cụ thể ở những phương diện nào?

++) Trong thực tế, ích lợi của sách thể hiện ra sao? Những sự việc cụ thể nào cho thấy ích lợi của sách?

+ Nhận rõ ích lợi to lớn của sách như vậy, chúng ta sẽ làm gì?

19 tháng 1 2017

(1) Xác định câu chủ đề của đoạn.

- Câu chủ đề của đoạn : “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”.

(2) Câu chủ đề của phần mở đầu văn bản chính là câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận của cả bài văn. Từ việc xác định chủ đề của đoạn văn, hãy cho biết, văn bản trên nghị luận về vấn đề gì?

- Bài văn này nghị luận vấn đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

b) Tìm bố cục của bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài. Sử dụng sơ đồ để thể hiện dàn ý của bài văn.

Bài văn có bố cục ba phần:

- Mở bài (từ đầu đến "lũ bán nước và lũ cướp nước") nêu lên vấn đề nghị luận: Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta.

- Thân bài (tiếp theo đến "lòng nồng nàn yêu nước"): Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử và trong cuộc kháng chiến hiện tại.

- Kết bài (phần còn lại): Nhiệm vụ phát huy tinh thần yêu nước trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

10 tháng 2 2017

2. Tìm hiểu văn bản.

(1) Xác định câu chủ đề của đoạn.

(2) Câu chủ đề của phần mở đầu văn bản chính là câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận của cả bài văn. Từ việc xác định chủ đề của đoạn văn, hãy cho biết, văn bản trên nghị luận về vấn đề gì?

b) Tìm bố cục của bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài. Sử dụng