Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bai 1:
1. Hãy tìm những chi tiết trong truyện thể hiện tính chất kì lạ, cao quý về nguồn gốc của Âu Cơ và Lạc Long Quân.
Trả lời:
Những chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ là:
* Kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng:
- Lạc Long Quân và Âu Cơ đều là thần Long Quân là thần nòi rồng, ở dưới nước, con thần Long Nữ. Âu Cơ dòng tiên, ở trên núi, thuộc dòng họ Thần Nông.
- Lạc Long Quân "sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ", còn Âu Cơ "xinh đẹp tuyệt trần".
* Sự nghiệp mở nước:
Lạc Long Quân "giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh" - những loài yêu quái làm hại dân lành. Thần còn "dạy dân cách trồng trọt chăn nuôỉ và cách ăn ở".
2. Việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh con có gì kì lạ? Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào và để làm gì? Theo truyện này thì người Việt là con cháu của ai?
Trả lời:
- Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng, cùng chung sống trên cạn ở cung điện Long Trang.
- Chuyện sinh nở của Âu Cơ thật kì lạ: nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng; trăm trứng nở ra trăm con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần.
- Âu Cơ và Lạc Long Quân chia các con: Năm mươi con xuống biển theo Lạc Long Quân, còn năm mươi con lên rừng theo Âu Cơ, khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau.
- Theo truyện này thì người Việt là con Rồng, cháu Tiên.
3. Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kì ảo? Hãy nói rõ vai trò của chi tiết này trong truyện?
Trả lời:
- Tưởng tượng, kì ảo là chi tiết không có thật, được tác giả dân gian sáng tạo nhằm mục đích nhất định.
- Trong truyền thuyết này các chi tiết tưởng tượng có vai trò:
+ Tô đậm tính thần kì, lớn lao, đẹp đẽ của nhân vật, sự kiện.
+ Thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc giống nòi, dân tộc dể chúng ta thêm tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên, dân tộc mình.
+ Làm tăng sức hấp dẫn của tác phẩm.
4. Thảo luận ý nghĩa của truyện Con Rồng, cháu Tiên.
Trả lời:
Truyện có ý nghĩa sau:
- Giải thích suy tôn nguồn gốc cao quý, thiêng liêng của cộng đồng người Việt.
- Đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân ta ở mọi miền đất nước. Người Việt Nam, dù miền xuôi hay miền ngược, dù ở đồng bằng, miền núi hay ven biển, trong nước hay ở nước ngoài đều cùng chung cội nguồn, đều là con của mẹ Âu Cơ, vì vậy, phải luôn thương yêu, đoàn kết.
Bai 2:
1. Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào, với ý định ra sao và bằng hình thức gì?
Trả lời:
- Hoàn cảnh vua Hùng chọn ngôi: Giặc ngoài đã yên, vua có thể tập trung chăm lo cho dân được no ấm; vua về già, muốn truyền ngôi.
- Ý định của vua: Người nối ngôi vua phải nối được chí vua, không nhất thiết phải là con trưởng.
- Hình thức: Điều vua đòi hỏi mang tính chất là một câu đố đặc biệt để thử tài: Nhân ngày lễ Tiên vương, các lang dâng lễ vật sao cho vừa ý vua cha.
2. Vì sao trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ?
Trả lời:
Trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ vì:
- Lang Liêu là người thiệt thòi nhất: nghèo, chỉ làm việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai. Lang Liêu là con vua nhưng rất gần gũi với dân thường.
- Quan trọng hơn, chàng là người duy nhất hiểu được ý thần ("Trong trời đất không gì có quý bằng hạt gạo [...] Các thứ khác đều ngon, nhưng hiếm, mà người không làm ra được") và thực hiện được ý thần: "Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương". Còn các lang khác chỉ biết mang cúng Tiên vương sơn hào hải vị - những món ăn ngon nhưng vật liệu để chế biến thành các món ăn ấy thì con người không làm ra được:
3. Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế Trời, Đất, Tiên vương và Lang Liêu được chọn nối ngôi vua?
Trả lời:
- Hai thứ bánh có ý nghĩa thực tế: quý trọng nghề nông, quý trọng hạt gạo nuôi sống con người và là sản phẩm do chính con người làm ra.
- Hai thứ bánh có ý tưởng sâu xa: tượng trưng cho trời, đất và muôn loài.
- Hai thứ bánh, do vậy hợp với ý vua, chứng tỏ dược tài đức của người con có thể nối chí vua. Đem cái quý nhất trong trời đất, của đồng ruộng, do chính tay mình làm ra mà tiến cúng Tiên vương, dâng lên cha thì đúng là người con tài năng, thông minh, hiếu thảo, trân trọng những người sinh thành ra mình.
4. Hãy nêu ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy?
Trả lời:
- Truyện giải thích nguồn gốc hai loại bánh cổ truyền của dân tộc: Bánh chưng bánh giầy.
- Truyện đề cao lao động, đề cao nghề nông.
- Giải thích phong tục làm bánh, chưng bánh giầy thờ cúng tổ tiên ngày Tết.
⟹ Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy có nhiều ý nghĩa, trong đó nổi bật nhất là: thông qua việc giải thích nguồn gốc sự vật (bánh chưng, bánh giầy – hai thứ bánh tiêu biểu cho truyền thống văn hoá ẩm thực của người Việt Nam trong dịp tết cổ truyền Việt Nam), truyện đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông. Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.
bn phải tự soạn bn chứ, ko đc chép bài đâu, đây là quy định chung của môn ngữ văn 6 bn ạ.
Bạn ko đọc thông báo hả hay sao mà cứ đăng linh tinh cảng trở việc hỏi của bạn khác thế
âu 1 (trang 42 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần:
+ Giặc Minh làm điều bạo ngược, tàn bạo với dân chúng
+ Nghĩa quân Lam Sơn làm điều nhân nghĩa, diệt quân bạo tàn là nhà Minh.
+ Long Quân muốn cho nghĩa quân Lam Sơn thắng giặc
Câu 2 (trang 42 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Lê Lợi không trực tiếp nhận được gươm thần:
+ Đầu tiên, người đánh cá Lê Thận kéo được lưỡi gươm.
+ Khi Lê Lợi đến nhà Lê Thận, lưỡi gươm phát sáng chữ “Thuận Thiên”
+ Lê Lợi tra chuôi gươm nạm ngọc bắt được trên cành cây tra vào lưỡi gươm của Lê Thận thì vừa như in
- Cách Long Quân cho mượn gươm thần có ý nghĩa:
+ Sức mạnh của thanh gươm là sức mạnh của cộng đồng, tập thể.
+ Mỗi bộ phận gươm ở một nơi, khi ghép lại vừa như in, chứng tỏ sự thống nhất ý chí chống giặc toàn dân tộc.
+ Chữ “Thuận Thiên” trên lưỡi gươm nhấn mạnh vai trò tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, ý trời của nghĩa quân.
Câu 3 (trang 42 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Sức mạnh của gươm thần đối với nghĩa quân Lam Sơn:
+ Khi có gươm thần, nhuệ khí của nghĩa quân tăng lên
+ Từ chỗ bị động, nay đã chủ động tìm đến giặc
+ Gươm thần tạo ra sức mạnh thống nhất và niềm tin vào sự đoàn kết cộng đồng trong đấu tranh ngoại xâm
Câu 4 (trang 42 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Long Quân đòi gươm khi đất nước thanh bình, Lê Lợi lên ngôi và ở kinh đô Thăng Long
- Cảnh trả gươm diễn ra ở hồ Tả Vọng:
+ Nhà vua ngự thuyền rồng dạo trên hồ, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi gươm
+ Khi Rùa Vàng nổi lên cất tiếng đòi gươm thì nhà vua dâng kiếm, Rùa ngậm kiếm và lặn xuống đáy hồ.
→ Cảnh đòi gươm diễn ra trang trọng, linh thiêng.
Câu 5 (trang 42 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Ý nghĩa truyện Sự tích hồ Gươm:
- Ca ngợi tính chính nghĩa, tính chất nhân dân
- Niềm tự hào về sức mạnh đoàn kết và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa
- Lý giải tên gọi của hồ Gươm và truyền thống chuộng hòa bình của nhân dân ta.
Câu 6 (trang 42 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Truyền thuyết khác của nước ta cũng có hình ảnh Rùa Vàng là An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thủy
Hình ảnh Rùa Vàng trong truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho vượng khí linh thiêng của trời đất, tình cảm và trí tuệ của nhân dân.
Rùa Vàng trong truyện Sự tích Hồ Gươm là sứ giả của Long Quân, thể hiện tình cảm, khát vọng hòa bình của dân tộc
* Truyện cổ tích của dân tộc Kinh
Kho tàng truyện cổ tích của người Kinh ở Thái Nguyên được sưu tầm sớm. Những truyện cổ tích như Sự tích chiếc nón được lưu truyền và sưu tầm ở vùng Phú Lương nói về nguồn gốc chiếc nón và bà Chúa Tre là một truyện hầu như chỉ thấy ở Thái Nguyên. Hoặc truyện Sự tích Thác Đao cũng là trường hợp tương tự. Ngoài ra, trên vùng đất Thái Nguyên còn có rất nhiều câu truyện cổ tích mang tính phổ biến của người Kinh vùng đồng bằng. Sống xen lẫn với đồng bào các dân tộc thiểu số anh em, người Kinh ở Thái Nguyên đã phát huy sự ảnh hưởng của mình sang các dân tộc khác, đồng thời, cũng tiếp nhận ảnh hưởng của họ. Sự giao lưu này thể hiện từ chữ viết đến tiếng nói, các phong tục tập quán… Sự giao hòa văn hóa, hay nói cách khác là sự ảnh hưởng lẫn nhau về văn hóa trong cộng đồng đã tạo nên sự phong phú cho kho tàng văn học dân gian ở mỗi dân tộc. Do vậy, truyện cổ tích dân tộc Kinh ở Thái Nguyên đã có rất nhiều truyện có nội dung gần gũi, tương tự với truyện các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Sán Chay… Ở một số truyện có thể nhận biết rõ là của dân tộc Kinh, còn ở một số truyện dấu vết để nhận biết đặc thù dân tộc đã trộn lẫn, hòa quyện vào nhau.
*Truyện cổ tích dân tộc Tày
Truyện cố tích dân tộc Tày Thái Nguyên có số lượng phong phú hơn cả. Phần lớn những câu chuyện này đã được lưu truyền và tồn tại ở vùng cư trú của đồng bào dân tộc Tày Bắc Kạn và Thái Nguyên. Các vùng của người Tày ở đây đều lưu truyền rất nhiều cổ tích với khoảng 185 mẫu kể. Nét tư tưởng phổ quát của cổ tích Tày là con người trong đấu tranh với thiên nhiên và trong đấu tranh xã hội. Các nhân vật cổ tích Tày in đậm bản sắc tộc người. Có lẽ đã có một bộ phận thần thoại và truyền thuyết Tày chuyển bóa thành cổ tích. Tiêu biểu cho nhóm này là truyện các chàng trai khỏe mạnh – các dũng sĩ tài ba trong lao động, diệt yêu tinh, cứu giúp người nghèo, mở núi, khai sông. Họ đều trở thành những vị quan, những ông hoàng, các vị vua tốt của người Tày. Đấy là những truyện như Chín anh em, Pú cấy, Pú té, Lệnh Trừ.
Các nhóm truyện cổ tích Tày được hình thành sớm, có nội dung phán ánh những loại người tiêu biểu trong xã hội có giai cấp:
Truyện về người mồ côi và con người mồ côi (Ý Pịa, Lục Pịa).
Truyện về người thần kỳ đội lốt (Nàng tiên trứng, Chàng rể rùa, Hoàng tử Nai vàng, Nàng tiên khỉ, Sự tích cây trúc).
Truyện người con gái riêng (Ca và Vít, Tua Tểnh – Tua Nhì, Tua Gia – Tua Nhì, Tua Cốc – Tua Nhì).
Truyện người em (Chỉ có một cái đinh, Một bát cơm rang hơn cả làng thổi cơm,…).
Một số truyền cổ tích Tày đặc sắc được nhân dân các vùng Võ Nhai, Định Hóa, Thái Nguyên lưu truyền và đã được sưu tầm, công bố:
- Dân tộc Tày vùng Định Hóa có truyện cổ Nhân Lăng, nội dung kể về hai vợ chồng ông Lý Quang hiếm hoi, về già mới sinh được con trai đặt tên là Nhân Lăng. Nhân Lăng lên trời tìm thần Quỷ Cốc đã gặp con cá thần, gặp nàng tiên Cam, nàng tiên Thọ và đã hỏi hộ thầy Quỷ Cốc ba câu hỏi khó của họ. Truyện cũng giống như truyện Ba điều ước, Ngọc hoàng và anh chàng nghèo khó của dân tộc Kinh vùng đồng bằng Bắc Bộ. Kết thúc câu chuyện, chàng trai mồ côi nghèo khó Nhân Lăng nhờ lao động cần cù, nhờ trí thông minh đã trở thành viên quan, được làm phò mã lấy công chúa, sống cuộc đời hạnh phúc, sung sướng.
- Người Tày vùng Võ Nhai có truyện cổ Chiếc cầu phúc đức kể về một anh chàng chuyên sống bằng nghề ăn trộm. Nghề này xưa kia cả ông và cha chàng đều theo những đến khi họ nhắm mắt xuôi tay đều không để lại được gì. Chàng trai đã quyết tâm bỏ nghề ăn trộm để đi làm nghề đốn củi và cố gắng làm nhiều việc phúc đức như bắc cầu để giúp dân qua sông khi lũ dâng. Việc làm của chàng đã làm động lòng một viên quan võ. Hai người kết làm anh em để cùng nhau làm việc thiện. Điều này đến tai Ngọc Hoàng, người bèn sai thần Gió đưa chàng trai tới hang vàng. Chàng trai từ đó trở nên giàu có. Cuối cùng, chàng trai và viên quan võ đều lấy vợ sinh con, sống sung sướng, hạnh phúc.
- Người Tày vùng Định Hóa có truyện con bò vàng lưu truyền ở vùng Định Hóa, nhân vật của truyện là một ông lão chăn bò nghèo khổ đi làm thuê cho tên nhà giàu. Vì đánh mất một con bò của hắn ta mà ông lão chăn bò suýt bị hắn giết chết. Nhờ có sự cứu giúp của tiên, ông lão đã thoát chết và trở nên giàu có, còn tên nhà giàu bị hổ ăn thịt.
Người Tày vùng Định Hóa có truyện Nàng Bjoóc Rồm (nàng Hoa Rồm) kể về nàng Bjoóc Rồm mồ côi mẹ phải sống với bố và mẹ kế. Trải qua bao nỗi khổ sở do dì ghẻ gây ra với sự giúp sức của hồn mẹ nàng và con chó vàng yêu quý, nàng đã được gặp và cứu sống được hoàng tử con vua. Cuối cùng nàng đã trở thành hoàng hậu, sống cuộc đời hạnh phúc, mụ dì ghẻ thì bị trừng trị thích đáng.
* Truyện cổ tích dân tộc Dao
Truyện cố tích của dân tộc Dao ở Thái Nguyên không phong phú như kho tàng truyện cổ tích của dân tộc Tày. Song họ cũng có những truyện khá đặc sắc như các truyện Nguồn gốc của các dòng họ dân tộc Dao kể về sự tích các dòng họ người Dao vùng Bắc Kạn. Hay như truyện người Dao anh em kể về tính cách, bản chất của người Dao. Truyện Ca La Thòng kể về nhận vật Ca La Thòng mồ côi với cô gái xinh đẹp là con gái út của Long Vương đã đấu tranh chống lại Thiên Vương ham mê sắc đẹp, mưu mô quỷ quyệt. Cuối cùng, nhờ người vợ đẹp và thông minh, chàng Ca La Thòng đã trừng phạt được tên Thiên Vương độc ác, hai vợ chồng sống hành phúc bên nhau đến đầu bạc răng long. Truyện nàng tiên thứ bảy của người Dao có nội dung tương tự như truyện Duyên tiên của người Kinh, song nội dung mang đậm tính dân tộc và là một câu chuyện được người Dao rất yêu thích.
* Truyện cổ tích bằng thơ của dân tộc Sán Chay
Người Sán Chay nói chung và một nhóm người Sán Chỉ ở Thái Nguyên nói riêng có một khi tàng văn họa dân gian rất phong phú dựa trên cơ sở lịch sử phát triển lâu dài của dân tộc này. Đó là một kho tàng dân ca, truyền thuyết, truyện cổ tích, câu đố, truyện cười. Đặc biệt, truyện cổ tích của người Sán Chay có một số truyện thơ rất hay, nội dung hấp dẫn. Đó là truyện Kos Lau Slam (truyện Lau Slam), Sắm Sừ (truyện chàng Cóc), truyện Chàng Út của ông trời, truyện Sáu Vênh, Truyện Cam Lò. Trong các truyện trên, có truyện là truyện thơ tình yêu, có truyện là truyện thơ huyền thoại mang tính chất thần bí có chủ đề đánh giặc hoặc đòi quyền lợi công bằng (như truyện chàng Út). Tất cả truyện trên sử dụng chủ yếu thể thơ 4 câu 7 chữ. Truyện Kó Lau Slam được lưu truyền ở rất nhiều vùng người Sán Chay nói về nữ thần ca hát, vừa kể chuyện theo lối nói (văn xuôi) vừa có thơ xen kẽ, minh họa. Các truyện này được truyền tụng và giữ gìn từ đời này sang đời khác khi thì bằng văn vần, kể chuyện, khi thì qua câu hát. Trong những ngày xuân về, Tết đến, người Sán Chay có truyền thống kể, hát cho nhau nghe những câu chuyện thơ kể trên suốt ngày đêm.
Câu 1. Vì sao đức Long Quân lại cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần.
- Lí do đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần:
- Vì giặc Minh quá tàn ác, sát hại dân lành làm bao điều bạo ngược.
- Vì lòng dân căm giận bọn giặc đến tận xương tuỷ.
- Vì lực lượng nghĩa quân trong những ngày đầu chưa mạnh.
- Ý nghĩa
- Thể hiện sự đồng tình và phù hộ của thần linh của tổ tiên đối với cuộc chiến tranh chính nghĩa của dân tộc
- Làm tăng thêm sự kì ảo và hấp dẫn của câu chuyện.
Câu 2. Lê Lợi đã nhận được gươm thần như thế nào cách Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi mượn gươm có ý nghĩa gì?
- Lê Thận gặp được lưỡi gươm khi kéo lưới. Lê Lợi ghi nhận điều là của gươm khi đến nhà Lê Thận: Lưỡi gươm phát sáng và có hai chữ “thuận thiên”. Khi chạy giặc Lê Lợi được chuôi gươm có ánh sáng lạ. Lấy chuôi và lưỡi tra vào thì vừa khớp.
- Cách Long Vương cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi mượn gươm như vậy có ý nghĩa nói về sức mạnh của toàn dân
- Lê Lợi chủ tướng được chuôi.
- Lê Thận là người đánh cá được lưỡi.
- Gươm tỏa sáng biểu hiện cho dân tộc trên dưới đồng lòng sẽ tạo thành sức mạnh cứu nước.
- Thuận Thiên thực ra là ý muốn muôn dân muốn Lê Lợi là minh chủ của họ trong cuộc kháng chiến.
Câu 3. Hãy chỉ ra sức mạnh của gươm thần đối với nghĩa quản Lam Sơn.
- Từ khi có gươm, nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng cao. Sức mạnh của gươm thần làm cho quân Minh bạt vía.
- Từ bị động và nhiều lần thua trận, nghĩa quân chủ động đi tìm giặc đánh và đã chiến thắng giòn giã, đuổi hẳn quân Minh về nước.
Câu 4. Khi nào Long Quân cho đòi gươm? Cảnh đòi gươm và trả gươm đã diễn ra như thế nào?
- Sau khi hòa bình, Long Vương cho đòi gươm.
- Cách trả gươm.
- Ở hồ Tả Vọng.
- Một năm sau khi đuổi giặc Minh.
- Nhân vật đòi: Rùa Vàng – sứ giả Long Vương.
- Vua nâng gươm trân trọng, Rùa đớp lấy rồi lặn xuống.
- Cách trả gươm.
Câu 5. Ý nghĩa của truyện Sự tích Hồ Gươm
- Ý nghĩa
- Ca ngợi tính chất ý nghĩa, tính nhân dân của khởi nghĩa Lam Sơn.
- Giải thích tên hồ Hoàn Kiếm.
- Thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc.
Câu 6. Em biết còn truyền thuyết nào của nước ta cũng có hình ảnh Rùa vàng? Theo em, hình tượng Rùa vàng trong truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho ai? Và cho cái gì?
- Ngoài truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm, hình ảnh Rùa Vàng còn xuất hiện trong truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ.
- Từ hai truyền thuyết này có thể thấy, trong truyền thuyết Việt Nam, Rùa Vàng thường tượng trưng cho Long Vương (thần cai trị biển), tượng trưng cho sự giúp đỡ của các thần dưới biển với con người.
Bn hc sách j vậy, lên mạng mà chép ấy. Nó dài quá nên ko mấy khi có ai rảnh để đánh lên đây đâu nha