K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 3 2018

Soạn bài: Hoán dụ

I. Hoán dụ là gì?

Câu 1 (trang 82 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Áo nâu: chỉ người nông dân

- Áo xanh: chỉ người công nhân

- Nông thôn: chỉ những người sống ở nông thôn

- Thị thành: chỉ những người sống ở thị thành

Câu 2 (trang 82 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Các từ này có mối quan hệ gần gũi với nhau:

- Áo nâu gợi liên tưởng tới những người nông dân sống ở nông thôn

- Áo xanh là nét đặc trưng gợi liên tưởng tới những người công nhân sống ở thị thành ( trong thời kì Đổi mới của nước ta)

Câu 3 (trang 82 sgk ngữ văn tập 6 tập 2):

Cách diễn đạt trên ngắn gọn, gợi được sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

II. Các kiểu hoán dụ

Câu 1 (trang 83 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Bàn tay: chỉ bộ phận con người dùng để lao động, cầm nắm, nó tượng trưng cho sức lao động, người lao động chân chính

- Một, ba: Biểu thị số lượng cụ thể, xác định, ở đây chỉ sự hợp lại của các cá thể, tập thể tạo ra sức mạnh chung

- Đổ máu: là thương tích, mất mát, hi sinh, ở đây biểu thị chiến tranh bắt đầu xảy ra.

Câu 2 (trang 83 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Câu a biểu thị mối quan hệ giữa bộ phận với cái toàn thể

- Câu b biểu thị mối quan hệ giữa cái cụ thể với cái trừu tượng

- Câu c biểu thị quan hệ dấu hiệu của sự vật với sự vật

Câu 3 (trang 83 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Một số kiểu quan hệ thường được sử dụng để tạo ra phép hoán dụ:

- Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng

- Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng

- Lấy bộ phận để chỉ toàn thể

LUYỆN TẬP

Bài 1 (Trang 84 skg ngữ văn 6 tập 2):

a, Phép hoán dụ mối quan hệ giữa vật chứa đựng và vật bị chứa đựng:

- Làng xóm ta: tên của vật chứa đựng

- Những người sống trong xóm làng đó: vật bị chứa đựng

b, Phép hoán dụ dùng mối quan hệ giữa cụ thể và trừu tượng

- Cái cụ thể: mười năm, trăm năm

- Cái trừu tượng: con số không xác định rõ

c, Phép hoán dụ: mối quan hệ một bộ phận với cái toàn thể

- Áo chàm: dấu hiệu của sự vật

- Thay cho sự vật: người Việt Bắc

d, Phép hoán dụ: mối quan hệ giữa vật chứa đựng và vật bị chứa đựng

- Trái đất: Vật chứa đựng

- Nhân loại: Vật bị chứa đựng

Bài 2 (trang 83 sgk ngữ văn 6 tập 2):

- Giống: đều là những biện pháp tu từ xây dựng trên cơ sở các mối quan hệ giữa sự vật, hiện tượng

- Khác:

    + Ẩn dụ: Mối quan hệ giữa các sự vật tương đồng với nhau (so sánh ngầm)

    + Hoán dụ: Mối quan hệ giữa các sự vật có mối quan hệ tượng cận, gần gũi với nhau.

18 tháng 3 2018

Câu 1 + 2 (trang 82 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   - Áo nâu và nông thôn: chỉ người nông dân vì màu nâu gắn với màu đất, người nông dân trước kia thường mặc quần áo màu nâu, họ sống ở nông thôn.

   - Áo xanh và thị thành: chỉ người công nhân vì màu xanh là đặc trưng của người công nhân, họ thường sống ở nơi thành thị nhiều nhà máy, khu công nghiệp.

Câu 3 (trang 82 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   Tác dụng : tăng sức gợi hình, gợi cảm, đồng thời tạo sự hàm súc cho câu.

Các kiểu hoán dụ

Câu 1 + 2 (trang 83 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

a. Bàn tay ta: một bộ phận của con người dùng để lao động, chỉ sức lao động → Bộ phận – toàn thể.

b. Một, ba: biểu thị số lượng cụ thể, về số lượng ít (một) với nghĩa đơn lẻ thiếu đoàn kết, số lượng nhiều (ba) chỉ sự đoàn kết → Cụ thể – trừu tượng.

c. Đổ máu: biểu thị thời điểm xảy ra chiến tranh → Dấu hiệu – sự vật.

Câu 3 (trang 83 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Một số kiểu quan hệ tạo ra phép hoán dụ :

   - Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.

   - Lấy một bộ phận để gọi toàn thể.

   - Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

   - Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.

Luyện tập

Câu 1 (trang 84 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

a. Làng xóm ta (chỉ người nông dân): quan hệ giữa cái chứa đựng và cái bị chứa đựng;

b. Mười năm (chỉ thời gian trước mắt), trăm năm (chỉ thời gian lâu dài): quan hệ giữa cái cụ thể và cái trừu tượng;

c. Áo chàm (chỉ người Việt Bắc): quan hệ giữa dấu hiệu của sự vật và sự vật;

d. Trái Đất (chỉ những người sống trên trái đất – nhân loại nói chung): quan hệ giữa cái chứa đựng và cái bị chứa đựng.

Câu 2 (trang 84 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   - Giống : Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác.

   - Khác :

       + Ẩn dụ : dựa trên sự tương đồng không phải hiển nhiên.

   Ví dụ : Người Cha mái tóc bạc.

       + Hoán dụ : dựa trên mối quan hệ gần gũi.

   Ví dụ : Những cây bút tài năng → Ý nói các nhà văn tài năng.

6 tháng 3 2018

Bài làm

Giờ ra chơi, trường ồn như vỡ chợ. Vài nhóm nữ sinh tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn  nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;...  Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng tôi thấy tinh thần sáng khoái hơn, tràn trề sức lực để học tập tốt hơn. 

*lại: phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự. 
*ồn như vỡ chợ: so sánh 
*cụ bàng: nhân hóa kiểu dùng những từ vốn dùng để gọi người để gọi sự vật. 
*ướt đẫm ánh nắng: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. (thị->xúc) 
*trường: hoán dụ kiểu lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.

6 tháng 3 2018

Giờ ra chơi, trường ồn như vỡ chợ. Vài nhóm nữ sinh tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;... Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng tôi thấy tinh thần sáng khoái hơn, tràn trề sức lực để có thể học tập tốt hơn.  
+ ướt đẫm ánh nắng: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. (thị giác -> xúc giác) 
+ trường: hoán dụ kiểu lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng. 

1. So sánh

– Khái niệm: so sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng

– Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật được nhắc tới, khiến cho câu văn thêm phần sinh động, gây hứng thú với người đọc

– Dấu hiệu nhận biết: Có các từ ngữ so sánh: “là”, “như”, “bao nhiêu…bấy nhiêu”. Tuy nhiên, các em nên lưu ý một số trường hợp, từ ngữ so sánh bị ẩn đi.

Ví dụ:

+ Trẻ em như búp trên cành

+ Người ta  hoa đất

+ “Trường Sơn: chí lớn ông cha

    Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào”

2. Nhân hóa

– Khái niệm: Là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ,… vốn dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật,…

– Tác dụng: Làm cho sự vật, đồ vật, cây cối trở nên gần gũi, sinh động, thân thiết với con người hơn

– Dấu hiệu nhận biết: Các từ chỉ hoạt động, tên gọi của con người: ngửi, chơi, sà, anh, chị,…

Ví dụ:

+ “ Chị ong nâu nâu nâu nâu/ chị bay đi đâu đi đâu”

+ Heo hút cồn mây súng ngửi trời

3. Ẩn dụ

– Khái niệm: Ẩn dụ là phương thức biểu đạt gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó

– Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

– Dấu hiệu nhận biết: Các sự vật dùng để ẩn dụ có nét tương đồng với nhau

Ví dụ: Người cha mái tóc bạc/ đốt lửa cho anh nằm/ rồi Bác đi dém chăn/ từng người từng người một”

⇒ Người cha, Bác chính là: Hồ Chí Minh

4. Hoán dụ

– Khái niệm: Là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi

– Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt

– Dấu hiệu nhận biết: Đọc kĩ khái niệm

Ví dụ: “Áo nâu cùng với áo xanhNông thôn cùng với thành thị đứng lên”

⇒ Áo nâu đại diện cho người nông dân của vùng nông thôn, áo xanh đại diện cho giai cấp công nhân của thành thị

6 tháng 3 2020

thank you

17 tháng 3 2016

ẩn dụ: nắng chiều ngoài hè vàng ròn (ẩn dụ chuyển đổi cảm giác)
hoán dụ: những tà áo dài thướt tha đang miệt mài đạp xe đến trường(hoán dụ lấy đặc điểm của sự vật để gọi sự vật. ở đây những tà áo dài là những cô học trò mặc áo dài đạp xe đên trường)

13 tháng 7 2018

Giờ ra chơi, trường ồn như vỡ chợ. Vài nhóm nữ sinh tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;... Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng tôi thấy tinh thần sáng khoái hơn, tràn trề sức lực để học tập tốt hơn..
*ướt đẫm ánh nắng: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. (thị->xúc)
*trường: hoán dụ kiểu lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng

hok tốt ~~

13 tháng 7 2018

Gia đình em có 4 người: ba, mẹ, em và em Kiến(1). Mỗi buổi sáng khi ông Mặt trời thức dậy, bố và mẹ đi làm, còn em và em Kiến đến trường đi học(2). Buổi trưa ba mẹ em ăn cơm tại chỗ làm để chiều tiếp tục làm việc, em và em Kiến thì ăn cơm tại trường, nghỉ ngơi để chiều học tiếp(3). Đến buổi tối, cả nhà em mới quây quần bên nhau ăn cơm và xem ti vi(4). Em học bài và đi ngủ lúc 9 giờ 30(5).
- Hoán dụ: Từ “nhà”.

10 tháng 6 2018

Giờ ra chơi, trường ồn như vỡ chợ. Vài nhóm nữ sinh tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;... Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng tôi thấy tinh thần sáng khoái hơn, tràn trề sức lực để học tập tốt hơn.
*lại: phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự.
*ồn như vỡ chợ: so sánh
*cụ bàng: nhân hóa kiểu dùng những từ vốn dùng để gọi người để gọi sự vật.
*ướt đẫm ánh nắng: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. (thị->xúc)
*trường: hoán dụ kiểu lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.

20 tháng 3 2018

+ Ẩn dụ : so sánh ngầm 

" Người Cha mái tóc bạc " 

Ở đây , "Người Cha" là " Bác Hồ . Qua cách sử dụng phép tu từ ẩn dụ trên , tác giả đã nói lên Bác cũng rất yêu thương , chăm lo cho các anh đội viên như người cha yêu thương , chăm lo cho các con . 

1 tháng 8 2016
1/ Bàn tay ta làm nên tất cả
    Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
 Bàn tay: vốn là một bộ phận mà con người dùng nó để lao động, ở đây dùng để chỉ những người lao động, sức lao động;
2/ 
Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về
Tình cờ chú cháu
Gặp nhau Hàng Bè.
Đổ máu: dấu hiệu của sự xô xát dẫn đến thương tích, hi sinh, mất mát; ở đây được dùng để biểu thị thời điểm xảy ra chiến sự, chiến tranh.
1 tháng 8 2016
Áo nâu cùng với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.
 Áo nâu: chỉ người nông dân; áo xanh: chỉ người công nhân;
Nông thôn: chỉ những người ở nông thôn; thành thị: chỉ những người sống ở thành