K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 5 2021

Theo mình thì

-Quyền khiếu nại là đề nghị các cơ quan hay tổ chức xem xét lại các quyết định, làm việc của cán bộ công chức khi thấy chưa đúng, người khiếu nại có thể khiếu nại trực tiếp

Còn

-Tố cáo là báo cho cơ quan tổ chức những việc làm mà vi phạm đến pháp luật, người tố cáo có thể gửi qua đơn

*Quyền khiếu nại và tố cáo đều là quyền của công dân

8 tháng 5 2021

xin in4

10 tháng 5 2021

Giống nhau:

- Đều là những quyền chính trị cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp.

- Là công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước.

- Là phương tiện để công dân tham gia quản lý nhà nước, xã hội

Khác nhau,.

Quyền tố cáo:

- Là mọi công dân.

- Đối tượng: Hành vi vi phạm pháp luật

- Mục đích: nhằm phát giác, ngăn chặn mọi hành vi vi phạm pháp luật

Quyền khiếu nại:

- Người khiếu nại là nười trực tiếp bị hại.

- Đối tượng: quyết định hành chính, hành vi hành chính.

- Mục đích: Để khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại

3 tháng 4 2017

* Giống nhau:

+ Đều là những quyền chính trị cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp 1992.

+ Là công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của tập thể và của cá nhân.

+ Là phương tiện để công dân tham gia quản lí nhà nước, xã hội.

* Khác nhau:

- Đối tượng:

+ Đối tượng của khiếu nại là các quyết định hành chính, hành vi hành chính.

+ Đối tượng của tố cáo là hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

- Cơ sở:

+ Cơ sở của khiếu nại là quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân người khiếu nại khi bị xâm phạm.

+ Cơ sở của tô cáo là tất cả các hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

- Mục đích:

+ Mục đích của khiếu nại là để khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người đã bị xâm phạm hoặc bị thiệt hại.

+ Mục đích của tố cáo là nhằm phát giác, ngăn chặn, hạn chế kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.


6 tháng 4 2017

Câu 4 (SGK trang 52)

+Sự giống nhau:
Quyền khiếu nại và quyền tố cáo là những quyền chính trị cơ bản của công dân, là phương tiện bảo đảm cho việc thực hiện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, lợi ích của Nhà nước, lợi ích của xã hội. Đồng thời đó cũng là nguồn thông tin quan trọng về tình trạng pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước, nó góp phần củng cố mối liên hệ giữa nhà nước và công dân.
+Sự khác nhau:
- Trước hết, về chủ thể: chủ thể của hành vi khiếu nại phải là người bị tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc. Trong khi đó, chủ thể của hành vi tố cáo chỉ có thể là cá nhân, tức là chỉ bao gồm công dân và người nước ngoài. Cá nhân thực hiện hành vi tố cáo có thể chịu tác động trực tiếp hoặc không chịu tác động của hành vi vi phạm pháp luật. Bởi vậy, khi tham gia vào quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo thì pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của chủ thể khiếu nại, tố cáo cũng khác nhau. Nếu chủ thể khiếu nại thực hiện không đúng pháp luật quyền khiếu nại của mình thì họ sẽ mất cơ hội được yêu cầu Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Còn nếu chủ thể tố cáo thực hiện quyền của mình không đúng quy định của pháp luật như tố cáo nặc danh, mạo danh thì tố cáo của họ không được giải quyết.

- Thứ hai, về đối tượng: Trong khi đối tượng của khiếu nại là quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức từ Vụ trưởng và tương đương trở xuống, những quyết định và hành vi này phải có tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại. Thì đối tượng của tố cáo rộng hơn rất nhiều, công dân có quyền tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Có nghĩa là hành vi vi phạm pháp luật là đối tượng của tố cáo có thể tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo có thể không. Chính sự khác nhau này đã dẫn đến sự khác nhau về thẩm quyền, thủ tục giải quyết, về quyền và nghĩa vụ của chủ thể thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo…Cụ thể:

+ Về thẩm quyền

+ Về trình tự giải quyết.

- Thứ ba, về mục đích: Nếu như mục đích của khiếu nại là nhằm bảo vệ và khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại bị xâm hại bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hoặc người có thẩm quyền. Thì mục đích của tố cáo không chỉ dừng ở việc bảo vệ và khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo mà cao hơn thế nữa là nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước.

19 tháng 4 2023

*giống:

+ Đều là những quyền chính trị cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp 1992.

+ Là công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của tập thể và của cá nhân.

+ Là phương tiện để công dân tham gia quản lí nhà nước, xã hội.

*khác: 

+quyền kiếu nại:

- Người có quyền khiếu nại: là người trực tiếp bị hại.

- Cơ sở của khiếu nại là quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân người khiếu nại khi bị xâm phạm.

-mục đính quyền khiếu nại: khôi phục lại những quyền và lợi ích bị xâm hại

+quyền tố cáo: 

- Người có quyền tố cáo là: mọi công dân.

- Cơ sở của tố cáo là tất cả các hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

-mục đích quyền tố cáo:ngăn chặn, phát hiện mọi hành vi vi phạm pháp luật.

21 tháng 11 2017

* Giống nhau:

     + Đều là những quyền chính trị cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp 1992.

     + Là công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của tập thể và của cá nhân.

     + Là phương tiện để công dân tham gia quản lí nhà nước, xã hội.

* Khác nhau:

- Đối tượng:

     + Đối tượng của khiếu nại là các quyết định hành chính, hành vi hành chính.

     + Đối tượng của tố cáo là hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

- Cơ sở:

     + Cơ sở của khiếu nại là quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân người khiếu nại khi bị xâm phạm.

     + Cơ sở của tô cáo là tất cả các hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

- Mục đích:

     + Mục đích của khiếu nại là để khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người đã bị xâm phạm hoặc bị thiệt hại.

     + Mục đích của tố cáo là nhằm phát giác, ngăn chặn, hạn chế kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

Tham khảo#:

 

* Giống nhau:

Là quyền của công dân được quy định trong hiến phápLà công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dânLà phương tiện công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

* Khác nhau:

Đối tượng:Đối tượng của khiếu nại là các quyết định hành chính, hành vi hành chính.Đối tượng của tố cáo là hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

Cơ sở:Cơ sở của khiếu nại là quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân người khiếu nại khi bị xâm phạm.Cơ sở của tô cáo là tất cả các hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

Mục đích:Mục đích của khiếu nại là để khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người đã bị xâm phạm hoặc bị thiệt hại.Mục đích của tố cáo là nhằm phát giác, ngăn chặn, hạn chế kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. 

1.Trong quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, Pháp luật không nghiêm cấm hành vi nào sau đây? A. Cản trở việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo. B. Đe doạ, trả thù, trù dập người khiếu nại, tố cáo. C. Tiết lộ họ tên, địa chỉ, bút tích người khiếu nại, tố cáo. D. Rút đơn khiếu nại trong bất kì giai đoạn nào của quá trình giải quyết. Câu 2. Quyền tự do ngôn luận có quan hệ chặt...
Đọc tiếp

1.Trong quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, Pháp luật không nghiêm cấm hành vi nào sau đây? A. Cản trở việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo. B. Đe doạ, trả thù, trù dập người khiếu nại, tố cáo. C. Tiết lộ họ tên, địa chỉ, bút tích người khiếu nại, tố cáo. D. Rút đơn khiếu nại trong bất kì giai đoạn nào của quá trình giải quyết. Câu 2. Quyền tự do ngôn luận có quan hệ chặt chẽ và thường thể hiện thông qua quyền A. tự do lập hội. B. tự do báo chí. C. tự do biểu tình. D. tự do hội họp. Câu 3. Tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại thường dẫn đến hậu quả nào sau đây? A. Tệ nạn xã hội. B. Bị mọi người xa lánh. C. Thất nghiệp. D.Gây tổn thất về tài sản cho cá nhân, gia đình và xã hội. Câu 4. Quyền tự do ngôn luận được quy định chủ yếu trong A. Hiến pháp và bộ luật Hình sự. B. Hiến pháp và Luật Báo chí. C. Hiến pháp và bộ luật Dân sự. D. Hiến pháp và Luật truyền thông. Câu 5. Hành vi nào sau đây, là không vi phạm pháp luật về phòng, ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại? A. Đốt lò sưởi ấm vào mùa đông. B. Cản trở các hoạt động phòng cháy chữa cháy. C. Báo cháy giả. D. Làm hư hỏng phương tiện, thiết bị phòng cháy chữa cháy. Câu 6. Quyền sở hữu tài sản bao gồm A. quyền chiếm hữu, sử dụng, tự do ngôn luận. B. quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt. C. quyền chiếm hữu, định đoạt, tự do ngôn luận. D. quyền chiếm hữu, định đoạt, quyền khiếu nại. Câu 7. Mục đích khiếu nại là A. khôi phục lại quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân người bị xâm hại. B. khôi phục lại quyền và lợi ích hợp pháp của người khác đã bị xâm hại. C. ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho xã hội. D. loại bỏ các hành vi vi phạm pháp luật. Câu 8. Hành vi nào sau đây, thể hiện quyền tự do ngôn luận? A. Đại biểu Quốc hội chất vấn các bộ trưởng trong các kỳ họp Quốc hội. B. Phát ngôn thoải mái không cần nghĩ đến hậu quả. C. Hai người cãi lộn, chửi bới, xúc phạm nhau. D. Không tham gia thảo luận trong các cuộc họp ở lớp, chi đoàn. Câu 9. Quyền đối với tài sản như: bán, tặng, cho, phá huỷ, để lại thừa kế,… được gọi là quyền A. chiếm hữu B. sử dụng C. định đoạt D. chuyển nhượng Câu 10. Khi thấy một người lạ vào nhà xe của nhà trường ăn cắp xe đạp của bạn mình, em sẽ thực hiện quyền nào? A. Khiếu nại. B. Tố cáo. C. Học tập. D. Sở hữu tài sản. Câu 11.Tài sản nào dưới đây không phải là tài sản thuộc quyền sở hữu của công dân? A. Tiền lương, tiền công lao động. B. Xe máy, ti vi cá nhân trúng thưởng. C. Tiền tiết kiệm của người dân gửi trong ngân hàng Nhà nước. D. Tiền bạc, của cải do cá nhân vô tình nhặt được. Câu 12. Trong những trường hợp sau, trường hợp nào được sử dụng quyền tố cáo? A. Sau khi nghỉ sinh con, chị Bình nhận được giấy báo của giám đốc công ty cho nghỉ việc. B.Gia đình Lan nhận được giấy thông báo mức đền bù đất giải phóng mặt bằng thấp hơn những gia đình cùng diện đền bù. C.Hoàng tình cờ phát hiện một ổ đánh bạc. D.Thành đi xe máy vào đường ngược chiều và bị cảnh sát giao thông viết giấy phạt quá mức quy định.

2

bạn tách ra đi ạ ,chứ nhiều quá ko có ai giúp bạn đou

9 tháng 3 2023

này sao help đc cha

 

1 tháng 5 2022

Tham khảo

- Hiến pháp quy định công dân có quyền khiếu nại , tố cáo là vì  tạo sự công bằng cho người dân 

- Khiếu nại giúp cơ quan hành chính nhà nước kịp thời phát hiện, xử lý những hành vi  phạm pháp luật

Căn cứ theo các quy định tại Luật Khiếu nại, thủ tục khiếu nại được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Người khiếu nại đến trực tiếp khiếu nại hoặc nộp đơn khiếu nại

.Bước 2: Thụ lý đơn khiếu nại.

Bước 3: Xác minh nội dung trong đơn khiếu nại.

Bước 4: Thông báo giải quyết khiếu nại và tổ chức đối thoại.

1 tháng 5 2022

- Hiến pháp quy định công dân có quyền khiếu nại , tố cáo là vì  tạo sự công bằng cho người dân 

- Khiếu nại giúp cơ quan hành chính nhà nước kịp thời phát hiện, xử lý những hành vi  phạm pháp luật

Căn cứ theo các quy định tại Luật Khiếu nại, thủ tục khiếu nại được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Người khiếu nại đến trực tiếp khiếu nại hoặc nộp đơn khiếu nại

.Bước 2: Thụ lý đơn khiếu nại.

Bước 3: Xác minh nội dung trong đơn khiếu nại.

Bước 4: Thông báo giải quyết khiếu nại và tổ chức đối thoại.

* Giống nhau:

     + Đều là những quyền chính trị cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp 1992.

     + Là công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của tập thể và của cá nhân.

     + Là phương tiện để công dân tham gia quản lí nhà nước, xã hội.

* Khác nhau:

- Đối tượng:

     + Đối tượng của khiếu nại là các quyết định hành chính, hành vi hành chính.

     + Đối tượng của tố cáo là hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

- Cơ sở:

     + Cơ sở của khiếu nại là quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân người khiếu nại khi bị xâm phạm.

     + Cơ sở của tô cáo là tất cả các hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

- Mục đích:

     + Mục đích của khiếu nại là để khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người đã bị xâm phạm hoặc bị thiệt hại.

     + Mục đích của tố cáo là nhằm phát giác, ngăn chặn, hạn chế kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.