K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 10 2018

cảm ơn mèo nhé! Meo...meo..

Đọc bài báo và quan sát ảnh sau rồi tóm tắt giới thiệu, miêu tả khu Di tích Lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thôn 4 xã Yên Kiện bằng một đoạn văn 5-7 câu. Nhằm giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau. Tháng 3/2017, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Bác Hồ về ở và làm việc tại xã Yên Kiện, huyện Đoan Hùng đã tổ chức...
Đọc tiếp

Đọc bài báo và quan sát ảnh sau rồi tóm tắt giới thiệu, miêu tả khu Di tích Lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thôn 4 xã Yên Kiện bằng một đoạn văn 5-7 câu. 

Nhằm giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau. Tháng 3/2017, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Bác Hồ về ở và làm việc tại xã Yên Kiện, huyện Đoan Hùng đã tổ chức khởi công xây dựng công trình bảo quản, phục hồi Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thôn 4 xã Yên Kiện.

Khu di tích Lưu niệm được xây dựng trên vị trí ngôi nhà cụ Nguyễn Hữu Đa lúc bấy giờ với diện tích 7.198 m2, bao gồm: nhà khôi phục, nhà lưu niệm, nhà quản lý và các công trình phụ trợ, tổng mức đầu tư trên 12 tỷ đồng bằng nguồn vốn xã hội hóa.

Sau hơn 1 năm tập trung xây dựng đến nay công trình đã được hoàn thành chuẩn bị đưa vào sử dụng phục vụ nhân dân và du khách đến thăm quan.

Cách đây đúng 71 năm về trước, huyện Đoan Hùng nói chung và xã Yên Kiện nói riêng vinh dự được Bác Hồ đến ở và làm việc trong thời gian lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Tại đây vào ngày 30/3/1947, Bác và đoàn công tác đến ở nhà cụ Nguyễn Hữu Đa - Chủ nhiệm xã bộ Việt Minh xã Yên Kiện; ngôi nhà thuộc xóm Đình Mụ, nhà có ba gian, vách đất, mái lợp lá cọ, nhà ở đỉnh đồi, xung quanh cây cối um tùm, kín đáo, phía trước nhìn ra cánh đồng, phía sau nhà là nương sắn, rừng vầu và tre nứa. Trong ba ngày ở và làm việc tại nhà cụ Đa xã Yên Kiện (từ 30/3 đến 1/4/1947), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho Chính phủ, Nghị viện, nhân dân Pháp và các nước dân chủ trên thế giới, tố cáo thực dân Pháp cố ý phá hoại hòa bình, đang thực hiện chính sách dùng vũ lực để đánh chiếm Việt Nam và bắt nhân dân Việt Nam trở thành nô lệ cho thực dân Pháp. Người nêu rõ: “Chúng tôi chỉ muốn độc lập và thống nhất. Chúng tôi chỉ muốn hòa bình. Chúng tôi không muốn chiến tranh, nhưng chúng tôi quyết tự vệ đến giọt máu cuối cùng. Chúng tôi quyết không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ một lần nữa…”; và cũng tại đây Người đã ký 2 sắc lệnh: Sắc lệnh số 39 hủy bỏ tất cả các kiểu tem chước bạ và giấy tín chỉ đã lưu hành trước ngày 19/2/1946, ấn hành cách thức thu thuế và tem chước bạ mới; Sắc lệnh số 40 cho phép một kiều dân Trung Hoa nhập Quốc tịch Việt Nam.

Khu di tích Lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại xã Yên Kiện sẽ là nơi lưu giữ hiện vật và tưởng niệm Bác Hồ về ở và làm việc, góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ về lịch sử cách mạng và tấm gương sống, làm việc của lãnh tụ Hồ Chí Minh.

Giúp mik nha m.n. Mik đag cần gấp. HELP MEeeeeeeeeeeeeeeee!!!  :( 

0
12 tháng 6 2019

Ngày 2/9/1945, khắp mọi nẻo đường, con phố trên Thủ đô Hà Nội đều tung bay cờ, hoa và khẩu hiệu chào đón sự kiện trọng đại có một không hai của dân tộc. Những ai có dịp chứng kiến giờ phút thiêng liêng của lịch sử sẽ không thể quên không khí, bối cảnh Quảng trường Ba Đình ngày lễ Độc lập năm ấy. Một biển người đứng chật Quảng trường rạng rỡ, hân hoan, náo nức, hồi hộp chờ đợi giây phút vị lãnh tụ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà.

Đúng 2 giờ chiều, Chủ tịch Hồ Chí Minh bước lên lễ đài với tư cách là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời. Trước toàn thể quốc dân đồng bào và nhân dân thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng tuyên bố: “Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập và sự thật đã trở thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”.

Đã 74 năm trôi qua kể từ lễ Độc lập 2/9/1945, Quảng trường Ba Đình vẫn còn giữ nguyên giá trị lịch sử, văn hóa. Quảng Trường Ba Đình vẫn là trung tâm chính trị - văn hóa, là nơi diễn ra những sự kiện trọng đại của đất nước. Và đây cũng là nơi có quy hoạch, cảnh quan và quần thể kiến trúc đẹp nhất ở Hà Nội.

17 tháng 4 2022

 Ngày hôm nay : cn

ngày khai trường đầu tiên của nc Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa : vn

17 tháng 4 2022

sai

Đôi chân BácĐôi chân của Bác là đôi chân ngàn ngàn dặm. Chẳng có ai trong thời đại Bác lại đi nhiều đến thế. Chỉ nói riêng trong thời gian chống Pháp, ở Việt Bắc, Bác đi rất nhiều. Anh em bảo vệ phục vụ Bác kể: “Bác đi “khiếp” lắm, toàn đi bộ, thỉnh thoảng mới đi ngựa. Thoát đã từ Tân trào sang Thái, thoát đã lên Tuyên Quang, thoát ngược Bắc Cạn... Vừa đi vừa làm việc,...
Đọc tiếp

Đôi chân Bác

Đôi chân của Bác là đôi chân ngàn ngàn dặm. Chẳng có ai trong thời đại Bác lại đi nhiều đến thế. Chỉ nói riêng trong thời gian chống Pháp, ở Việt Bắc, Bác đi rất nhiều. Anh em bảo vệ phục vụ Bác kể: “Bác đi “khiếp” lắm, toàn đi bộ, thỉnh thoảng mới đi ngựa. Thoát đã từ Tân trào sang Thái, thoát đã lên Tuyên Quang, thoát ngược Bắc Cạn... Vừa đi vừa làm việc, viết báo, viết sách...” Cánh thanh niên theo được Bác còn đến “Tết”.

Thời gian ở Xiêm có ngày Bác đã đi bộ hơn 70km đường rừng. Bác đi quen, sải chân đều, đúng giờ là nghỉ, hết giờ nghỉ lại đi, dù mưa bão, hễ đã định đến đâu là đến bằng được, ít khi lỡ bộ đường vì chủ quan. Ai đi theo Bác mệt mỏi, Bác mách cho cách xoa chân, bóp chân bằng nước tiểu, nấu canh lá lốt rừng ăn cho đỡ đói... Còn đôi chân của Bác thì cứ như là chân thép.

Nhưng Bác lại hay thương anh em phải đứng lâu, đi nhiêu.

Một lần, các chiến sĩ quân đội được vào thăm Bác, xin Bác được chụp ảnh chung. Bác đồng ý, Bác mời đồng chí nhiếp ảnh tới. Để bảo đảm “ăn chắc”, anh xin phép Bác lấy chân máy ảnh đặt máy lên chụp. Chờ mãi mới mang được chân máy ra. Bác nói:

- Chú tìm được chân máy thì chân Bác gãy rồi...

Ai nấy đều vui vẻ hẳn lên, quên cả thời gian chờ đợi.

Lần khác, nhân dịp Bộ Quốc phòng chiêu đãi Đoàn đại biểu quân sự Liên Xô do Đại tướng P.Batốp dẫn đầu, Bác tới dự. Đồng chí Tổng tham mưu Trưởng quân đội ta đọc diễn văn bằng tiếng Việt một đoạn rồi ngừng. Một cán bộ đối ngoại dịch ra tiếng Nga nên mất nhiều thời gian.

Bác quay sang đồng chí Bộ trưởng Quốc phòng:

- Bài dài quá, mình đứng rục cả chân.

Đồng chí Văn phân trần:

- Thưa Bác, hôm nay có các đại biểu quốc tế, có Ủy ban giám sát đình chiến nên xin phép Bác...

Sau đó đồng chí nói riêng với một cán bộ. Đồng chí này viết một tờ giấy nhỏ chuyển tới đồng chí Tổng tham mưu trưởng.

Từ đây, chỉ đọc bản tiếng Nga. Cuối cùng đồng chí Tổng tham mưu trưởng mới nói lại bằng tiếng Việt, cám ơn quan khách....

Tiếng vỗ tay chưa dứt, Bác đã cầm một cốc rượu nhanh nhẹn đi chúc những người đứng xunh quanh. Sau đó người cầm cái dĩa, giơ lên nói:

- Bắt đầu thôi! Không thì mỏi chân lắm...

Thật ra là Bác nói hộ mọi người.

Trích trong “120 chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

Câu hỏi ?

Em hãy tìm những chi tiết trong câu chuyện cho thấy Bác rất tích cực rèn luyện sức khỏe trong mọi hoàn cảnh ?

0
Ngày xửa ngày xưa, có đôi vợ chồng rất nghèo, lại hiếm muộn. Đến tuổi già, bệnh tật hành hạ, việc lao động trở nên quá sức. Hai ông bà đành vay thóc lúa của một gia đình giàu có trong làng để có cái mà ăn. Người trong làng biết ông bà sẽ không thể nào trả lại được số nợ đó, vì sức khỏe không còn thì làm sao làm lụng mà trả nợ. Ông bà lại không có con cháu, nên cũng không...
Đọc tiếp

Ngày xửa ngày xưa, có đôi vợ chồng rất nghèo, lại hiếm muộn. Đến tuổi già, bệnh tật hành hạ, việc lao động trở nên quá sức. Hai ông bà đành vay thóc lúa của một gia đình giàu có trong làng để có cái mà ăn. Người trong làng biết ông bà sẽ không thể nào trả lại được số nợ đó, vì sức khỏe không còn thì làm sao làm lụng mà trả nợ. Ông bà lại không có con cháu, nên cũng không có ai để thay ông bà trả nợ. Với người Tây Nguyên, nợ nần đã là một nỗi nhục, thêm việc tuyệt đường tôn tử lại càng xấu hổ hơn. Bởi dân làng quan niệm rằng, vợ chồng đã sống không tốt, hoặc kiếp trước đã giết người nên kiếp này bị các Yang trừng phạt, không cho sinh được con cái. Từ đó, dân làng cứ ngày càng xa lánh họ.Thấy mình oan ức, vì cả đời sống lương thiện, người chồng bèn đến bên sườn núi cắt cổ con gà, khui cái ché rượu tế các Yang, xin các Yang phù hộ cho được con cái. Ông tế liền 7 ngày 7 đêm. Các Yang thấy ông có lòng thành thì rủ lòng thương. Vì vậy, dù đã đến tuổi gần đất xa trời nhưng vẫn giúp cho ông bà có được một đứa con gái.

Ngày sinh con, ông bà mừng rỡ, tạ ơn các Yang. Hôm sau, ông bà làm lễ Pơ-răp Yun (lễ đặt tên con) và đặt tên đứa bé là K'Niê.
Nhưng buồn thay, đứa bé tuổi vừa được vài mùa rẫy thì ông bà qua đời. Gia đình nhà giàu kia đến bắt K'Niê về làm người ở để trừ nợ. Vì cha mẹ nợ thóc lúa, nên ngoài những việc dành cho con gái như lấy củi, hái rau, gánh nước, giã gạo... thì đến mùa làm rẫy, K'Niê bị bắt ra rẫy cày cấy như đàn ông. Cái rẫy của người chủ sau nhiều năm gieo trồng, nay đã cằn cỗi, đất cứng như đá, nắng rọi cháy da cháy thịt, cỏ dại mọc cũng không nổi. Một ngày nọ mệt quá, K'Niê nằm trên khoanh rẫy cằn cỗi ngủ thiếp đi, và không bao giờ thức dậy nữa.Cô gái đã chết.

Đêm hôm đó, K'Niê báo mộng đến chủ nhà, bảo rằng đừng chôn cất cô về nghĩa trang của làng. Hãy lập mộ cô ngay giữa khoanh rẫy, và cô sẽ trả nợ cho họ. Chủ nhà nghe theo.
Ít lâu sau, từ nấm mộ cô mọc lên một loại cây. Giữa rẫy hoang cằn cỗi, cây vẫn xanh tươi, lớn rất nhanh, thân cây thẳng đứng mạnh mẽ, cành lá xum xuê tỏa bóng mát, mặc trên trời nắng gắt, dưới đất khô cằn. Nhờ bóng mát che chở, những mùa rẫy sau cánh đồng trở lại tươi tốt, thóc lúa bội thu. Người chủ không những đã thu gom đủ thóc lúa cho vợ chồng nghèo kia vay trong nhiều năm, mà còn có dư để đem cho người nghèo khác trong làng.
Dân làng bèn đặt tên cho cây ấy là cây K'Niê. Người Ê Đê chúng tôi gọi là Kyao K'Niê.
Từ đó, người Tây Nguyên không bao giờ chặt phá cây K'Niê. Nếu cây mọc giữa rẫy, dân làng vẫn giữ nguyên đó, vì niềm tin rằng đó là nơi trú ngụ của thần linh, của linh hồn người đã khuất. Người ra rẫy cũng vì thế mà được nhờ bóng mát sau những giờ phơi mình ngoài nắng cháy.

Xưa kia, người đi làm rẫy nếu chẳng may bị no hơi, đầy bụng thì chỉ cần lấy lá K'Niê nấu nước, uồng vài ngụm là khỏi. Nặng hơn, nếu bị sốt rét rừng, thứ bệnh mà dân làng xưa kia tin rằng là do bị ma ám, ma nhập... thì cũng uống nước nấu cây K'Niê để chữa. Dân làng đã khỏi, và tin đó là sự linh thiêng của cô bé K'Niê. Ngày nay, các nhà khoa học đã biết chiết xuất thuốc chống sốt rét từ cây K'Niê.

1) Đọc tìm bố cục và tóm tắt văn bản trên

2) Hãy tìm các chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện Theo em những chi tiết đó có ý nghĩa gì?

0
   Đôi chân của Bác là đôi chân ngàn ngàn dặm. Chẳng có ai trong thời đại Bác lại đi nhiều đến thế. Chỉ nói riêng trong thời gian chống Pháp, ở Việt Bắc, Bác đi rất nhiều. Anh em bảo vệ phục vụ Bác kể " Bác đi "khiếp" lắm, toàn đi bộ, thỉnh thoảng mới đi ngựa. Thoắt đã từ Tân Trào sang Thái, thoắt đã lên Tuyên, thoắt ngược Bắc Kạn ... Vừa đi vừa làm việc, viết báo, viết...
Đọc tiếp

   Đôi chân của Bác là đôi chân ngàn ngàn dặm. Chẳng có ai trong thời đại Bác lại đi nhiều đến thế. Chỉ nói riêng trong thời gian chống Pháp, ở Việt Bắc, Bác đi rất nhiều. Anh em bảo vệ phục vụ Bác kể " Bác đi "khiếp" lắm, toàn đi bộ, thỉnh thoảng mới đi ngựa. Thoắt đã từ Tân Trào sang Thái, thoắt đã lên Tuyên, thoắt ngược Bắc Kạn ... Vừa đi vừa làm việc, viết báo, viết sách... Cánh thanh niên theo được Bác còn đến "Tết"".

 

        Thời gian ở Xiêm có ngày Bác đã đi bộ hơn 70 ki-lô-mét đường rừng. Bác đi quen, sải chân đều, đúng giờ là nghỉ, hết giờ nghỉ lại đi, dù mưa bão, hễ đã định đến đâu là đến bằng được, ít khi lỡ độ đường vì chủ quan. Ai đi theo Bác, mệt mỏi, Bác mách cho cách xoa chân, bóp chân bằng nước tiểu, nấu canh lá lốt rừng ăn cho đỡ...Còn đôi chân của Bác thì cứ như là chân thép.

        Nhưng Bác lại hay thương anh em phải đứng lâu, đi nhiều. 

        Một lần, các chiến sĩ quân đội được vào thăm Bác, xin Bác được chụp ảnh chung. Bác đồng ý. Bác mời đồng chí nhiếp ảnh tới. Để bảo đảm "ăn chắc", nhà nhiếp ảnh xin phép Bác lấy chân máy ảnh đặt máy lên chụp. Chờ mãi mới mang được chân máy ra. Bác nói:

       -Chú tìm được chân máy thì chân Bác gãy rồi...

     Ai nấy đều vui vẻ hẳn lên, quên cả thời gian chờ đợi.

        Lần khác, nhân dịp Bộ Quốc phòng chiêu đãi đoàn đại biểu quân sự Liên Xô do Đại tướng P.Ba-tốp dẫn đầu, Bác tới dự. Đồng chí Tổng Tham mưu trưởng quân đội ta đọc diễn văn bằng tiếng Việt một đoạn rồi ngừng. Một cán bộ đối ngoại dịch ra tiếng Nga nên mất nhiều thời gian.

       Bác quay sang đồng chí Bộ trưởng Quốc phòng:

       -Bài dài quá, mình đứng rục cả chân.

       Đồng chí Văn phân trần:

     -Thưa Bác, hôm nay có các đại biểu quốc tế, có ủy ban giám sát đình chiến nên xin phép Bác... Sau đó đồng chí nói riêng với một cán bộ. Đồng chí này viết một tờ giấy nhỏ chuyển tới đồng chí Tổng Tham mưu trưởng. Từ đây, chỉ đọc bản tiếng Nga. Cuối cùng, đồng chí Tổng Tham mưu trưởng mới nói lại bằng tiếng Việt, cám ơn quan khách...

       Tiếng vỗ tay chưa dứt, Bác đã cầm một cốc rượu nhanh nhẹn đi chúc những người đứng xung quanh. Sau đó Người cầm cái nĩa, giơ lên nói:

       -Bắt đầu thôi! Không thì mỏi chân lắm...

Thật ra là Bác nói hộ mọi người.

1. Em hãy tìm những chi tiết trong câu truyện trên cho thấy Bác rất tíc cực rèn luyện sức khỏe trong mọt hoàn cảnh?

 

2. Trong lúc đi bộ, Bác còn kết hợp làm những việc gì ?

 

3. Bác có bí quyết gì để đi bộ nhiều mà không mệt?

Đây là quyển BÁC HỒ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh Lớp 6 nha

Mình ghi đoạn trên mất nhiều thời gian lắm đó  mà mik cũng đang cần giải bài này gấp

1
6 tháng 10 2019

Please trả lời đi

VIẾT CHO MỘT THẾ HỆ CÚI ĐẦU     Đó là thế hệ chúng tôi, một thế hệ mà người ta gọi là “Thế hệ chỉ biết cúi đầu”, chúng tôi chỉ biết cúi đầu vào chiếc smartphone của mình, đến nỗi “Quang Trung là bạn chiến đấu với Nguyễn Huệ, tệ hơn là Bác Hồ sinh năm 1945 và thậm chí đến ngao ngán khi giờ đây những đứa trẻ tin vào câu truyện ngôn tình sử, những kẻ xét lại lịch...
Đọc tiếp

VIẾT CHO MỘT THẾ HỆ CÚI ĐẦU

     Đó là thế hệ chúng tôi, một thế hệ mà người ta gọi là “Thế hệ chỉ biết cúi đầu”, chúng tôi chỉ biết cúi đầu vào chiếc smartphone của mình, đến nỗi “Quang Trung là bạn chiến đấu với Nguyễn Huệ, tệ hơn là Bác Hồ sinh năm 1945 và thậm chí đến ngao ngán khi giờ đây những đứa trẻ tin vào câu truyện ngôn tình sử, những kẻ xét lại lịch sử hơn là tin vào những thứ đã được cả thế hệ cùng thời trên thế giới công nhận”. [...]

     Phố tôi có bác bán bánh mỳ bị điên. Hay nói một mình. Thỉnh thoảng lấy tay đấm vào đầu liên tục. Lúc khỏe, bác sẽ bán bánh mỳ, hiền lành, cười với hàm răng chiếc còn chiếc mất. Một bên mắt bị hỏng, hoặc có nhìn được hay không tôi không biết. Nó đục ngầu. Có lẽ chính vì vậy mà bác hay trả nhầm tiền. 15 nghìn cái bánh mỳ, có khi bác trả lại cả 20 nghìn. Có người cứ thế cầm mà đi.

     Lũ trẻ con cũng hay trêu bác, vì bác vừa đi vừa nói nhảm, lại hay đấm tay vào đầu. Chúng nó trêu, hò hét cái câu gì đó mất dạy, sau đó hò nhau chạy. Lần nào bác cũng dậm dậm chân dọa rồi lại thôi. Bởi vì… Bác có mảnh đạn còn găm trong đầu. Biên giới năm 1979. Nó không bao giờ được lấy ra?

     Câu chuyện chỉ được kể khi tôi ngồi đợi vợ bác tráng trứng cho vào bánh mỳ. Vợ bác nói: “Trở trời thế này là đầu đau lắm, nhà phải có người trông, không là đập phá đồ đạc. Đi lang thang, người ta đánh cho thì khổ.”

     Câu chuyện cắt đứt mạch ở đó. Mảnh đạn không lấy ra giống như câu chuyện không bao giờ được kể cho trọn vẹn. Và rồi nó sẽ bị lãng quên. Bác đã mất được 2 năm! Mảnh đạn vẫn nằm ở đó, nhưng giờ bác có lẽ đã “ngon giấc” không còn phải chiến đấu với “nó”.

Từ câu chuyện trên, em hãy viết một bài văn bàn về lòng biết ơn trong cuộc sống hôm nay.

0
3 tháng 12 2023

Trong những câu trên, cụm từ ngày hôm nay ở câu b) là trạng ngữ vì cụm từ này ngăn cách bằng dấu phẩy với các thành phần khác của câu.