Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo !
Mỗi chúng ta, ai sinh ra và lớn lên cũng có một người mẹ. Mẹ là người có công cưu mang chín tháng mười ngày. Mẹ là người chở che, bảo vệ, dưỡng dục và nuôi ta khôn lớn. Tình yêu thương của mẹ là tình cảm cao đẹp nhất mang tên : tình mẫu tử.Tình yêu thương của mẹ là sức mạnh nuôi ta khôn lớn. Ngay từ khi còn chưa rõ hình hài, chỉ là một sinh linh bé nhỏ mới bắt đầu sự sống con người đã được đón nhận một thứ tình yêu vị tha và vô hạn: tình mẹ. Rồi từng ngày từng ngày trôi, chúng ta lớn dần lớn dần trong bụng mẹ. Chúng ta ngày càng lớn, cơ thể mẹ ngày càng nặng nề. Những tháng đầu của thai kỳ mẹ đã trải qua biết bao những khó khăn, chỉ mong bảo vệ được sinh linh bé nhỏ đang lớn dần trong bụng mẹ. Đứa con càng lớn thì mẹ càng mệt mỏi hơn, nhưng mẹ vẫn luôn vui và chờ mong đến ngày được gặp thiên thần bé nhỏ của mẹ. Con người gọi mẹ là người phụ nữ, là phái yếu, nhưng mẹ không yếu mềm, sẵn sàng trải qua cuộc vượt cạn một mình để được gặp đứa con thân yêu. Tình yêu thương của mẹ sẽ gửi vào những lời ru, những câu hát, đong đầy nơi ánh mắt mỗi khi ngắm nhìn bé con xinh đẹp của mình. Khi con ốm, mẹ sẽ thức trắng đêm trông con, săn sóc. Mỗi ngày nhìn con dần lớn khôn là hạnh phúc của những người mẹ. Đó là sức mạnh vô biên của tình mẫu tử.Mỗi một ngày con lớn hơn một chút, là mỗi một ngày mẹ lại già thêm. Từ khi có con, con đã trở thành mối quan tâm hàng đầu trong cuộc đời của mẹ. Có những người mẹ quên mình, không quản nắng mưa nhọc nhằn, làm tất thảy để cho con cái không thua bạn kém bè. Tình yêu ấy trao đi không một chút tính toan . Tình yêu ấy là cả một đức hi sinh cao cả. Có những lúc, đứa con còn ngây dại chưa hiểu được điều đó. Chúng không biết rằng mẹ chúng làm tất cả để chúng có cuộc sống tốt đẹp nhất có thể. Thậm chí có những đứa trẻ căm ghét mẹ vì mẹ chúng không đáp ứng được những điều mà chúng mong muốn. Có những đứa con lầm đường lạc lối, bị cả xã hội ruồng bỏ, nhưng đối với những người mẹ, dù có đau đớn, xót xa, nhưng chúng vẫn là những đứa con đáng thương cần được chở che và bảo vệ. Trong cuộc sống này, không có gì là miễn phí ngoài tình yêu của mẹ cha.Tình yêu thương của mẹ là thứ tình cảm thiêng liêng nhất trên đời.
Bài thơ " Mây và Sóng " của Tago quả thực đã mang đến cho bạn đọc bài học sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Tình mẫu tử là tình cảm vô cùng cao đẹp trong cuộc sống con người. Mẹ - một tiếng đơn sơ ấy thôi nhưng ý nghĩa vô cùng. Mẹ đã sinh con ra, cho con sự sống, và hơn hết , mẹ còn nuôi dạy con lớn khôn lên người bằng tình cảm yêu thương sâu đậm nhất . Thử hỏi, trên thế gian này,có sự hi sinh nào cao quý bằng sự hi si nh mẹ dành cho con ? 9 tháng mang nặng đẻ đau, ấm ủ từng ngày chờ con trào đời và mở mắt ngắm nhìn thế giới , mẹ thực sự đã mang cả trái tim mình hòa quyện và cảm nhận nhịp thở của con.Thế rồi, khi đã sinh con ra , trách nhiệm của người mẹ không những không vơi đi mà nó càng nặng nề hơn khi mẹ phải gánh thêm trên lưng mình một mối lo cơm áo gạo tiền để lo cho con một cuộc sống đầy đủ nhất . Năm tháng trôi đi, nỗi vất vả của mẹ cứ lớn dần , cùng với đó là một tình yêu thương ngày càng lớn lao và không bao giờ vơi cạn . Mẹ là người luôn quan tâm, yêu thương và lo lắng cho đứa con của mình. Với mẹ con chưa bao giờ là lớn cả . Trong mắt mẹ, con luôn là đứa trẻ bé bỏng cần được vỗ về và yêu thương. Chính vì thế, cả cuộc đời của mẹ luôn hi sinh cho con mà không hề một lời oán tránh. Một đời người, mẹ đã hi sinh hết tất cả cho con, dành cho con những điều tuyệt vời nhất .Với mẹ con là tất cả, là nguồn sống , là động lực cho cuộc đời đầy vất vả, chông gai của mẹ. Bởi vậy, làm được gì cho con, mẹ sẵn sàng làm hết, miễn sao con luôn vui vẻ và hạnh phúc là mẹ đã yên lòng rồi.Cảm nhận được tình yêu thương và quan tâm của mẹ, mỗi chúng ta phải có bổn phận và trách nhiệm hiếu thảo với cha mẹ. Ngay từ bây giờ, chúng ta cần cố gắng học tập thật tốt để trở thành những người con ngoan biết vâng lời . Không những vậy, ta cần phải phấn đấu hơn nữa để sau này trở thành những người thành công, có đủ khả năng để chăm sóc và phụng dưỡng thật tốt cho mẹ già. Đó cũng chính là đạo làm con mà mỗi người phải luôn ghi nhớ.
Bài làm
Nhắc đến Sa Pa, ta nghĩ ngay đến một khu du lịch nghỉ mát lớn của cả nước. Và vì thế, nhắc đến Sa Pa là nhắc đến sự nghỉ ngơi, hưởng thụ. Nhưng với “Lặng lẽ Sa Pa”, Nguyễn Thành Long đã cho ta biết đến một Sa Pa hoàn toàn ngược lại: Sa Pa với những con người đang miệt mài lao động ngày đêm cống hiến cho đất nước. Nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm là một người tiêu biểu trong số đó. Anh đã để lại trong lòng người đọc một niềm yêu mến và cảm phục sâu sắc.
Không yêu mến, cảm phục sao được một con người cởi mở, thân thiện, ngăn nắp... và đặc biệt là say mê, yêu quý và có trách nhiệm với công việc của mình như thế!
Mở đầu tác phẩm, anh hiện lên qua câu chuyện của bác lái xe với người họa sĩ già và cô kĩ sư trẻ. Đó là một thanh niên hai mươi bảy tuổi, một mình làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao hơn hai ngàn mét. Nhưng trước hết, điều gây ấn tượng mạnh cho độc giả là chuyện "thèm người" của anh chàng "cô độc nhất thế gian" kia. Không phải anh ta "sợ người" mà lên làm việc ở đây, trái lại, anh ta từng chặt cây ngáng đường ngăn xe dừng lại để được gặp người "nhìn trông và nói chuyện một lát".
Lên đỉnh Yên Sơn, người họa sĩ và cô kĩ sư được gặp một con người "tầm vóc nhỏ bé, nét mặt rạng rỡ". Anh ta sống trong "một căn nhà ba gian, sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách, biểu đồ, thống kê, máy bộ đàm. Cuộc đời riêng của anh thanh niên thu gọn lại một góc trái gian với chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá sách". Sự cô độc không làm anh trở nên cộc cằn, cẩu thả. Trái lại, nó càng làm nổi bật những đức tính hiếm có ở chàng trai trẻ này. Một cuộc sống giản dị, ngăn nắp của một người yêu đời, say mê công việc và không có vẻ gì của sự buồn chán. Anh nồng nhiệt chào đón những người khách bất ngờ của mình; cởi mở giới thiệu về công việc, ngợi ca những người bạn cũng đang say mê miệt mài với công việc ở Sa Pa. Lòng yêu người của anh đã được thể hiện phần nào ở những chi tiết trước đó: đào củ tam thất biếu vợ bác lái xe, “thèm người” đến mức hạ cây ngang đường để xe dừng lại mà nói chuyện với mọi người dăm ba phút... nhưng những người khách mới vẫn không khỏi xúc động về những gì anh mang tới cho họ. Khi hai người khách trở về, ngoài những quả trứng “của nhà có được” anh còn tặng họ cả những bông hoa rực rỡ. Hoá ra anh cũng vô cùng mộng mơ và lãng mạn!
Nhưng không dừng lại ở đó, anh tiếp tục khiến người đọc cảm động, ngạc nhiên và khâm phục về những gì anh nghĩ về công việc và những gì anh đã làm đã hiến dâng cho cuộc sống.
Anh là một chàng thanh niên, đã hai mươi bảy tuổi nhưng chưa có người yêu. Anh chấp nhận rời xa cuộc sống đô thị ồn ào, rời xa gia đình để gắn bỏ với công việc. Một công việc phức tạp, vất vả: "đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu". Qua những lời tâm sự của anh về công việc ta đã phần nào hình dung được sự khó khăn, nguy hiểm của công việc. Chẳng những phải dậy đúng giờ “ốp” - vốn vẫn rất thất thường - mà phải đối mặt với những khắc nghiệt của thời tiết của thiên nhiên: gió, bão, tuyết, hoang thú,... Và đáng sợ hơn nữa là sự cô độc. Cùng với áp lực công việc, cái đó có thể giết chết con người bằng bệnh trầm cảm, tự kỉ nhưng anh thanh niên đã chiến thắng tất cả để giữ được một trái tim ấm áp, một tinh thần lạc quan, yêu đời. Anh triết lí về công việc của mình: "khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?". Được làm việc có ích đối với anh thế là niềm vui. Hơn nữa công việc của anh gắn liền với công việc của bao anh em đồng chí khác ở những điểm cao hơn hoặc thấp hơn. Người hoạ sĩ đã thấy bối rối khi bất ngờ được chiêm ngưỡng một chân dung đẹp đẽ đến thế: "bắt gặp một con người như anh là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài". Còn cô kĩ sư, với cô cuộc sống của người thanh niên là "cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp", anh mang lại cho cô "bó hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên". Và người đọc, chắc hẳn cũng có những cảm nhận như thế về nhân vật đặc biệt này.
Cùng với những người kĩ sư trồng rau, nhà khoa học nghiên cứu sét,... anh thanh niên đã trở thành biểu tượng cho những con người đang hăng say lao động cống hiến sức mình cho Tổ quốc. Ra đời năm 1970, giữa lúc miền Bắc đang hăng say sản xuất để chi viện cho miền Nam đánh Mĩ, nhân vật anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” đã thực sự trở thành biểu tượng cho những anh hùng lao động đồng thời động viên, cổ vũ tinh thần lao động, sản xuất của nhân dân miền Bắc.
Nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn của Nguyễn Thành Long đã để lại trong lòng người đọc những tình cảm thật tốt đẹp. Hình ảnh của anh đã và đang động viên thế hệ trẻ hôm nay tiếp tục noi gương để đi theo bước chân dũng cảm, cao đẹp của cha anh ngày trước.
# Chúc bạn học tốt #
Để đứng vững và phát triển xuyên suốt quá trình dựng nước và giữ nước, bên cạnh việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, mỗi một quốc gia đều phải coi trọng việc gìn giữ bản sắc văn hóa. Vai trò, ý nghĩa to lớn của bản sắc văn hóa đối với sức sống mạnh mẽ và bền bỉ của mỗi một dân tộc đã đặt ra vấn đề về vai trò của giới trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước đối với việc gìn giữ bản sắc văn hóa.
Như chúng ta đã biết, bản sắc văn hóa là điều cốt lõi mang tính đặc trưng, màu sắc riêng của mỗi một quốc gia, dân tộc; được hình thành và được vun đắp song song với quá trình dựng nước và giữ nước theo cả chiều đồng đại và lịch đại. Đó có thể là những giá trị về vật chất, cũng có thể là những giá trị văn hóa về tinh thần như phong tục tập quán, truyền thống văn hóa,.... Đối với dân tộc Việt Nam, những giá trị đó luôn bền vững, trường tồn theo thời gian như nền văn minh lúa nước, trống đồng Đông Sơn, tinh thần yêu nước mạnh mẽ, bền bỉ như sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử dân tộc, tinh thần "tương thân tương ái" giàu giá trị nhân văn, hay truyền thống đạo lí "uống nước nhớ nguồn", "ân nghĩa thủy chung",....
Bản sắc văn hóa có ý nghĩa vô cùng sâu sắc đối với mỗi một quốc gia, dân tộc. Trước hết, bản sắc chính là cái gốc, cái hồn cốt lõi khẳng định sự tồn tại của mỗi một quốc gia, dân tộc. Điều này đã được Nguyễn Trãi - tác giả của áng thiên cổ hùng văn "Bình Ngô đại cáo" sớm khẳng định trong giai đoạn lịch sử trung đại. Trong tác phẩm của mình, để nêu ra một khái niệm hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc, Nguyễn Trãi đã nêu ra năm yếu tố, trong đó có hai yếu tố về nền văn hiến và phong tục tập quán, thể hiện rõ sự ý thức sâu sắc về vai trò của bản sắc văn hóa. Không chỉ dừng lại ở đó, bản sắc còn là cái nôi nuôi dưỡng ý thức về quyền độc lập và ý thức gìn giữ non sông, đất nước đối với mỗi một con người. Trong vô vàn những quốc gia tồn tại bình đẳng với bức tranh đa dạng và muôn màu sắc, bản sắc chính là một trong những yếu tố làm nên đặc trưng riêng, không thể hòa lẫn, hợp nhất giữa các đất nước.
Trong bối cảnh hòa nhập vào nền kinh tế thị trường và mở cửa hội nhập quốc tế hiện nay, vai trò vị trí của bản sắc văn hóa dân tộc càng được khẳng định hơn nữa và gắn bó mật thiết với trách nhiệm của thế hệ trẻ. Là những chủ nhân tương lai của đất nước, thế hệ thanh thiếu niên học sinh Việt Nam đã và đang phát huy bản sắc dân tộc bằng những việc làm tích cực. Mặc dù có sự du nhập và tác động từ văn hóa nước ngoài nhưng không ít bạn trẻ vẫn tìm về với những giá trị truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc như những trò chơi dân gian, những loại hình văn hóa dân gian như ca trù, nhã nhạc cung đình,..., đặc biệt là không ngần ngại quảng bá hình ảnh của Việt Nam ra thế giới. Trong phần thi về Trang phục dân tộc, Hoa hậu H'Hen Niê đã tỏa sáng với bộ quốc phục được lấy cảm hứng từ những chiếc bánh mì, mang theo niềm tự hào về thành tựu nông nghiệp của nước ta trên đấu trường nhan sắc quốc tế.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, trong xã hội hiện nay, chúng ta vẫn dễ dàng bắt gặp những thanh niên với lối sống xa rời bản sắc dân tộc. Họ thờ ơ với những giá trị truyền thống ở cả vật chất cũng như tinh thần; và đề cao những giá trị văn hóa du nhập ở nước ngoài qua sự thần tượng, sính ngoại vượt ngưỡng cho phép. Chẳng hạn như việc các bạn trẻ vô tư sử dụng những ngôn từ nước ngoài xen kẽ vào tiếng Việt, tạo nên những cách diễn đạt khó hiểu và ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt. Những hành động đó đã vô tình tác động xấu đến việc duy trì, phát huy nền văn hóa dân tộc.
Thế hệ trẻ cần ý thức được vai trò, ý nghĩa của bản sắc dân tộc để nâng cao tinh thần gìn giữ những giá trị tốt đẹp này. Đồng thời, cần rèn luyện lối sống, những hành động tích cực phù hợp với những truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc, bảo lưu, phát huy những giá trị riêng đậm đà bản sắc dân tộc. Chúng ta còn cần lên án, phê phán những hành vi làm mai một bản sắc dân tộc, và có thái độ đấu tranh mạnh mẽ để bài trừ và tẩy chay những hoạt động văn hóa không lành mạnh đang lan truyền với tốc độ chóng mặt trong xã hội hiện nay.
http://thuthuat.taimienphi.vn/suy-nghi-ve-viec-giu-gin-ban-sac-dan-toc-cua-gioi-tre-46271n.aspx
Như vậy, thế hệ trẻ là tầng lớp có vai trò, ý nghĩa to lớn trong việc gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Là những học sinh được sinh ra và lớn lên trong cái nôi của bản sắc dân tộc, chúng ta cần nỗ lực, cố gắng trong học tập, lao động để trở thành những công dân tốt, góp phần xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước.
Ngày nay, khi giới trẻ được làm quen và tiếp cận với những nền văn minh mới hiện đại và tiên tiến hơn thì vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trở nên cần thiết và cấp bách hơn bất cứ khi nào hết.
Xã hội hiện nay đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người hòa nhập. Nhiều bản sắc bị mai một, giới trẻ ngày càng ít quan tâm, tìm hiểu về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Thay vào đó, giới trẻ có xu hướng theo đuổi những và ưa chuộng những văn hóa của các nước khác.
Hậu quả của việc chạy theo những nền văn hóa khác nhau là những giá trị truyền thống tốt đẹp ngày càng bị mai một dần đi, nhiều bản sắc đã và đang dần mất đi. Nhiều đứa trẻ hiện nay không hiểu nền văn hóa truyền thống của đất nước mình bằng sự tân tiến của thế giới. Những điều này sớm muộn gì cũng khiến cho con người đánh mất đi giá trị cốt lõi của đất nước mình.
Để khắc phục tình trạng trên, trước hết mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm châu. Bên cạnh đó, nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động để tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc. Học sinh cần phải đặt trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lên hàng đầu và tích cực trau dồi hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nước nhà.
Mỗi con người một hành động nhỏ sẽ đem lại những giá trị to lớn cho đất nước. Chính vì thế chúng ta cần có ý thức đúng đắn và bắt tay vào hành động để giữ gìn những truyền thống văn hóa đẹp đẽ của đất nước Việt Nam này, khiến đất nước ngày càng tươi đẹp hơn.
Ai cũng biết hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ. Tuy nhiên, tỷ lệ người hút thuốc lá đang có xu hướng tăng lên, đặc biệt ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này, nhưng đa số là do sự hiểu biết một cách cụ thể về tác hại của khói thuốc lá còn hạn chế, kiến thức chưa đầy đủ. Điều đó xuất phát từ việc thiếu các biện pháp tuyên truyền giáo dục về thuốc lá và tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ con người. Khi hút thuốc lá, hoặc sống chung với người hút thuốc, khói thuốc hít qua phổi ngấm vào máu, tích luỹ lâu ngày trở thành điều kiện và nguyên nhân gây nên các bệnh tim mạch, viêm nhiễm đường hô hấp gây tổn thương trong lòng mạch máu. Vì vậy người hút thuốc lá dễ bị các bệnh như: rụng tóc, đục thủy tinh thể, da nhăn, giảm thính lực, sâu răng, ung thư da, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, loãng xương, bệnh tim mạch, vàng móng tay, ung thư cổ tử cung, tinh trùng biến dạng, bệnh vảy nến, viêm tắc mạch máu, ung thư phổi và các cơ quan khác như: mũi, miệng, lưỡi, tuyến nước bọt, họng, thanh quản, thực quản, thận, dương vật, tụy v.v. Ngoài ra hút thuốc lá còn làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, dễ dẫn đến vô sinh ở nam giới; tăng nguy cơ ung thư tử cung, rối loạn kinh nguyệt, ung thư vú, đối với phụ nữ; dễ bị còi xương, trí tuệ chậm phát triển, suy dinh dưỡng đối với trẻ em.
Bài thơ " Mây và Sóng " cuar Tago quả thực đã mang đến cho bạn đọc bài học sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Tình mẫu tử là tình cảm vô cùng cao đẹp trong cuộc sống con người. Mẹ - một tiếng đơn sơ ấy thôi nhưng ý nghĩa vô cùng. Mẹ đã sinh con ra, cho con sự sống, và hơn hết , mẹ còn nuôi dạy con lớn khôn lên người bằng tình cảm yêu thương sâu đậm nhất . Thử hỏi, trên thế gian này,có sự hi sinh nào cao quý bằng sự hi si nh mẹ dành cho con ?. 9 tháng mang nặng đẻ đau, ấm ủ từng ngày chờ con trào đời và mở mắt ngắm nhìn thế giới , mẹ thực sự đã mang cả trái tim mình hòa quyện và cảm nhận nhịp thở của con.Thế rồi, khi đã sinh con ra , trách nhiệm của người mẹ không những không vơi đi mà nó càng nặng nề hơn khi mẹ phải gánh thêm trên lưng mình một mối lo cơm áo gạo tiền để lo cho con một cuộc sống đầy đủ nhất . Năm tháng trôi đi, nỗi vất vả của mẹ cứ lớn dần , cùng với đó là một tình yêu thương ngày càng lớn lao và không bao giờ vơi cạn . Mẹ là người luôn quan tâm, yêu thương và lo lắng cho đứa con của mình. Với mẹ con chưa bao giờ là lớn cả . Trong mắt mẹ, con luôn là đứa trẻ bé bỏng cần được vỗ về và yêu thương. Chính vì thế, cả cuộc đời của mẹ luôn hi sinh cho con mà không hề một lời oán tránh. Một đời người, mẹ đã hi sinh hết tất cả cho con, dành cho con những điều tuyệt vời nhất .Với mẹ con là tất cả, là nguồn sống , là động lực cho cuộc đời đầy vất vả, chông gai của mẹ. Bởi vậy, làm được gì cho con, mẹ sẵn sàng làm hết, miễn sao con luôn vui vẻ và hạnh phúc là mẹ đã yên lòng rồi.Cảm nhận được tình yêu thương và quan tâm của mẹ, mỗi chúng ta phải có bổn phận và trách nhiệm hiếu thảo với cha mẹ. Ngay từ bây giờ, chúng ta cần cố gắng học tập thật tốt để trở thành những người con ngoan biết vâng lời . Không những vậy, ta cần phải phấn đấu hơn nữa để sau này trở thành những người thành công, có đủ khả năng để chăm sóc và phụng dưỡng thật tốt cho mẹ già. Đó cũng chính là đạo làm con mà mỗi người phải luôn ghi nhớ.
Có chép mạng ko ạ