K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 11 2017

Giúp mk vs . Mk đang cần gấp

27 tháng 11 2017

Đề bài lần này khác với những đề bài khác là tự sáng tác một truyện ngắn theo chủ đề mình tự chọn. Các bạn có thể chọn đề tài tình bạn, học tập, thầy cô, gia đình... nhưng phản ánh được những những thói quen tốt hoặc xấu hiện tại. Các bạn có thể tham khảo những bài làm dưới đây để bài viết phong phú và hay hơn nhé.

NƠI BẮT ĐẦU CỦA TÌNH BẠN
Cha tôi vẫn luôn dạy rằng, mỗi người trên đời này, bằng cách nào mà gặp được nhau, làm quen và gần gũi với nhau là đều đã mang nợ nhau từ kiếp trước. Có lẽ đến tuổi 15, tôi mới thực sự thấu hiểu lời cha nói.
Tôi vốn là dân ở tỉnh lẻ, cuộc sống trải qua những ngày tháng vô cùng yên ả. Tuổi thơ của những đứa trẻ như tôi ở làng quê miền núi gắn liền với những chiều hè oi ả lội bờ tung tăng bên bờ sông, những ngày trời xanh ngắt và nắng óng chiếu xiên qua vòm lá bưởi và mùi hương đồng nội đặc trưng sau những mùa gặt thoang thoảng ngọt ngào. Tôi đã từng tâm niệm rằng, bất kì thời điểm nào của cuộc đời tôi cũng sẽ gắn liền với nơi này. Nhưng, một cơ duyên đưa đẩy dẫn con đường đời tôi đi theo một ngã rẽ mới. 15 tuổi tôi trở thành học sinh của trường Nguyễn Tất Thành, nghĩa là tôi phải dời đổi nơi ở từ xóm núi thanh bình xuống thủ đô Hà Nội náo nhiệt. Sự kiện này thực sự đem lại một bất ngờ lớn cho tôi. Tính cách tôi vốn mang nét ôn hòa của cha và sự khép mình của mẹ, nên việc phải rời xa gia đình không khỏi khiến tôi hoang mang, lo lắng.
- “Không! Đây sẽ là một cơ hội mới cho mình. Nơi đó chắc chắn sẽ cho mình một môi trường tốt hơn!”- tôi đã tự trấn an mình như vậy!
Cha tôi ngồi bên vỗ về tôi và khuyên rằng:
- Chẳng bao lâu là con sẽ có nhiều bạn mới. Phải cố gắng hòa nhập nhanh để học hành chứ con!
Mẹ tôi động viên thêm:
- Con ở đó được gần với bà ngoại nữa mà!
Tuy cũng nghĩ như vậy nhưng thực sự tâm trạng của tôi không khá lên được mấy. Tôi hằng hi vọng mỗi ngày có thể dài thêm một chút, tôi vẫn còn những nỗi tiếc nuối vẩn vơ với nơi này.
……….
……………..
…………………..
Đã đến ngày tôi nhập trường, tâm trạng thật khó diễn tả, tôi không biết phải làm cách nào để tự tin hơn, để bắt đầu các mối quan hệ mới mẻ ở phía trước.
“Tùy cơ ứng biến vậy, mong là mọi việc sẽ suôn sẻ”- tôi suy nghĩ mông lung khi bước tới bảng tin xếp lớp.
- Ồ! 10D2. Số 2 là số may mắn! Mong trời phù hộ cho, đây sẽ là một lớp học thú vị?!
Sáng ngày hôm sau, tôi đến nhận lớp, trong lòng có chút thư thái hơn những ngày trước, linh tính báo hiệu rằng điều tốt lành đến với tôi như chính thời tiết đẹp tuyệt của ngày cuối hè này.
“Tùng…… tùng……… tùng………” - tiếng trống trường vang lên gióng giả.
Tôi nhanh chóng bước nhanh lên bậc thang cuối cùng hướng đến lớp học mà chỉ trong vài giây nữa thôi tôi sẽ trở thành thành viên chính thức. Bước vào lớp, tôi nhận ra đã có khá nhiều bạn đã đến sớm hơn, tôi nhanh chóng tìm được chỗ ngồi cho mình ở bàn đầu tiên. Mọi người nói chuyện với nhau rất nhỏ, có lẽ vì các bạn cũng giống tôi, không quen biết nhiều bạn bè trong lớp.
- Cậu ơi! Tớ ngồi đây được không?- một bạn nữ tiến đến.
- Cậu ngồi đi! Chỗ ấy chưa có ai ngồi cả- tôi mời bạn ấy ngồi kèm theo nụ cười thân thiện nhất có thể, vì chắc đây sẽ là người đầu tiên tôi quen trong lớp. Tôi đang mừng thầm trong bụng thì một cô giáo bước vào, chắc hẳn đây là cô chủ nhiệm.
- Chào tất cả các bạn, cô sẽ là cô giáo chủ nhiệm lớp mình. Nhưng cô sẽ giới thiệu về cô sau, trước hết cô muốn xếp lại chỗ ngồi cho các em đã- cô giáo mới của tôi có vẻ rất nhiệt tình.
Tôi được chuyển xuống bàn cuối cùng, ngồi cạnh một bạn nam cao nhất lớp. Bạn này cao hơn tôi gần một cái đầu, thú thực đứng gần bạn ấy có phần hơi tự ti. Nhưng được một phần an ủi là bạn nữ vừa rồi ngồi ngay bàn phía trước tôi.
- Tớ với cậu lại được ngồi gần nhau này- tôi gọi bạn ấy.
Và tôi nhận lại từ bạn gái đáng yêu ấy một nụ cười thật tươi. Tôi thấy lòng nhẹ nhõm hẳn, tan biến cả những cảm giác căng thẳng trĩu nặng suốt những ngày qua. Hóa ra làm quen với một môi trường mới không khó khăn như tôi từng nghĩ.
Qua một vài buổi học, tôi với bạn nữ ấy dần trở nên thân thiết. Bạn ấy tên là Diệu Trinh, cũng đến từ một nơi rất xa, xa hơn tôi- là vùng biển Vũng Tàu xinh đẹp. Có một sự việc trùng hợp đã khiến chúng tôi xích lại gần nhau hơn. Đó là ngay buổi học thứ hai, cả hai đứa đều đi học muộn và bị phạt ở lại đóng cửa lớp- một hình phạt rất nhẹ nhàng, để nhắc nhở là chính. Khi ra về, không ngờ rằng hai đứa lại chung đường vì chỗ ở khá gần nhau. Tôi và Trinh nói chuyện khá hợp “cạ”, từ mấy vấn đề âm nhạc đến truyện tranh rồi kể về kỉ niệm quê nhà nữa… Những ngày sau, lớp học cũng trở nên vui vẻ hơn, vì các bạn đã dần hòa nhập và quen nhau dần.
Theo truyền thống của trường, học sinh khối 10 sẽ tham gia một khóa học quân sự trong một tuần để rèn luyện và để có cơ hội hòa đồng, gần gũi nhau hơn. Đây là một hoạt động rất có ý nghĩa đối với chúng tôi.
- Để xem nào, mình sẽ mang cái này…… này ……. này……
Trước ngày khởi hành, mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi. Giờ tôi chỉ mong học kì quân sự sẽ giúp tôi có thêm nhiều bạn bè hơn.
Hôm ấy trời mưa rất to, thời tiết có vẻ chưa ủng hộ chúng tôi cho lắm. Chờ đợi một lúc lâu, cuối cùng chiếc xe dán số của lớp D2 đã đến. Chúng tôi nhanh chóng mang đồ đạc ra sau xe rồi từng người tìm chỗ yên vị cho mình. Sau khoảng hơn một tiếng đồng hồ, chúng tôi đã đến nơi. Điều khiến tôi thích thú đó là những bộ quân phục và giường ngủ hai tầng, chúng thật sự rất ấn tượng. Nhưng điều thú vị hơn cả đối với tôi đó là việc mỗi buổi chiều đi tập về lại hối hả đi đến “phòng tắm dịch vụ”. Ở mỗi phòng tắm này chúng tôi có thể có đến 4 hay 5 người cùng ngồi đợi chờ xếp hàng. Chúng tôi có rất nhiều thời gian để chuyện trò, nên tôi nhanh chóng quen rồi thân với một cô bạn mới, có cái tên rất hay và lạ- Lan Nhi. Tôi, Nhi và Trinh trở thành bộ ba thân thiết. Vào những buổi tối nóng nực, ba đứa tôi trải chiếu nằm trên sàn cùng nhau, đi đâu cũng rủ nhau cùng đi. Cuộc sống sinh hoạt tập thể quả thực đã giúp chúng tôi gắn kết với nhau thật dễ dàng.
Thời gian trôi qua khá nhanh, mới ngày thứ 2 hôm nào chúng tôi xuất phát lên đường, mà hôm nay đã đến ngày thứ 7 chúng tôi phải nói lời tạm biệt với nơi này. Trên chuyến xe trở về, tôi vừa lưu luyến, bâng khuâng với mảnh đất đã níu giữ một phần tâm hồn mình, lại cũng vừa vui mừng vì mình đã tìm được những người bạn thân đồng hành trong chặng đường THPT sắp tới.
Bắt đầu từ đây, tình bạn giữa chúng tôi đơm hoa kết trái. Trở nên gần gũi lạ lùng bởi dường như duyên phận đã kết nối chúng tôi lại với nhau. Tôi đã từng đọc một câu như thế này: “ Tình bạn là tình yêu không có cánh”. Tôi rất thích sự so sánh này vì chúng tôi chẳng đứa nào có cánh cả nên nhất định chúng tôi sẽ mãi là bạn tốt của nhau. Tôi có cảm giác chúng tôi giống như con diều và cơn gió. Luôn nhẹ nhàng quấn quýt lấy nhau và tôn cao nhau lên. Một tình bạn mộc mạc giản dị nhưng bền vững và rất thấu hiểu nhau. Nhờ thế mà việc học tập của tôi ở môi trường mới mẻ này thuận lợi hơn rất nhiều. Chúng tôi được chia sẻ, động viên, giúp đỡ, và mỗi ngày lại thêm cứng cáp, trưởng thành…
Tôi nhớ lại mới ngày đầu tới lớp, sợ hãi vô cùng cái cảm giác lẻ loi xa lạ, còn bây giờ tôi không hề cô độc, tôi đã có một trong số những tài sản vô giá là “tình bạn đẹp tuổi học trò”. Một tình bạn đã được nuôi dưỡng không phải do năm tháng mà chính là do sự thấu hiểu và cảm thông với nhau khi cùng trải qua nhiều tình huống cả trong cuộc sống lẫn trong lớp học. Tôi lại nhớ câu nói mà cha tôi vẫn nói rằng: mỗi người trên đời này, bằng cách nào mà gặp được nhau làm quen và gần gũi với nhau đều đã mang nợ nhau từ kiếp trước. Tôi và các bạn phải chăng cũng mang nợ lẫn nhau- một mối duyên nợ tuyệt vời! Nếu hỏi tôi, ngay lúc này muốn nói gì với họ, chắc chắn tôi sẽ nói “ Mình luôn muốn được mắc nợ các bạn cho đến hết đời này để kiếp sau mình lại có cơ hội để gặp và trả nợ các bạn thêm lần nữa!”.
Một môi trường mới, sẽ là những tình bạn mới - thật tuyệt vời phải không các bạn?
Tác giả: Bùi Thị Hồng Ngọc - lớp 11D2

16 tháng 11 2017

-Vì là thầy bói (mù) nên các thầy không thể xem voi tận mắt mà chỉ có thể sờ bằng tay. Con voi lại quá to nên mỗi thầy chỉ sờ được một bộ phận của nó, thế nên cùng xem một con voi mà ý các thầy không giống nhau: thầy sờ vòi bảo nó sun sun như con đỉa, thầy sờ ngà bảo nó chần chẫn như cái đòn càn, thầy sờ tai bảo nó bè bè như cái quạt thóc, thầy sờ chân cãi nó như cái cột đình, thầy sờ đuôi lại nói nó tun tủn như cái chổi sể. Thái độ của các thầy ở đây không phải là tự tin mà chủ quan đến cực đoan: ai cũng cho là mình đúng nhất, người sau phản bác ý kiến của người trước để khẳng định ý của mình, không ai chịu ai, cho nên từ bàn tán các thầy chuyển sang xô xát, dẫn đến kết cục là đánh nhau toác đầu, chảy máu.

-Sai lầm của các thầy bói là ở chỗ: đáng lẽ phải xem cả con voi thì mỗi thầy lại chỉ sờđược một bộ phận của voi và bảo rằng đó là con voi. Vòi, chân, tai, ngà, đuôi đúng là của con voi thật, nhưng mới chỉ là những bộ phận riêng lẻ, chưa phải là cả con voi.

Nếu các thầy chịu khó lắng nghe ý kiến của nhau, hỏi quản tượng, kết hợp với việc miêu tả, nhận thức của mỗi người, các thầy sẽ biết con voi là như thế nào.
21 tháng 3 2018

  Trong thành phố đông người, nhiều ôtô, xe máy, thường đốt nhiều than dầu, thải ra nhiều khí cacbonic và nhiều loại khí độc hại vào không khí. Vì vậy, trồng nhiều cây xanh để lượng khí cacbonic và các khí độc hại khác không tăng lên quá cao.

-  Tại các thành phố thì những con đường nhựa, những khối nhà bê tông bị mặt trời hun nóng toả nhiệt ra làm nóng không khí xung quanh. Cây xanh trong các thành phố lớn sẽ giữ cho đất được ẩm và không bị mặt trời nung nóng.

-  Những khoảng cây xanh trong thành phố sẽ như những cái máy hút bụi, làm sạch môi trường. Cây cỏ tiết ra một số chất kháng sinh thực vật có khả năng tiêu diệt vi trùng gây bệnh. Ở đâu có cây xanh ở đó không khí sạch sẽ hơn.

-  Đồng thời những không gian như vậy cũng giúp cho nhiều trẻ em, chỉ sống trong các nhà cao tầng ở thành phố, có được khái niệm về môi trường tự nhiên, có được những hình tượng sống động cho các từ mới học, có được cảm hứng trong sáng tác văn học.

Mình cũng đồng tình với miku

21 tháng 12 2019

thì xạo ra

  Anh trai của em tên là Quang Hoà, 14 tuổi, học lớp tám. Anh có nước da ngăm đen, mái tóc cắt ngắn, cặp mắt to và sáng. Nhờ nỗ lực không ngừng trong học tập nên anh luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện. Đầu năm học, trong cuộc thi giải Toán trên máy tính ca-si-ô, anh vinh dự giành được giải Nhì toàn thành phố. Anh từng chia sẻ với em ước mơ trở thành một thuyền trưởng tàu viễn dương, được khám phá những chân trời mới. Anh Hòa rất ngăn nắp. Bàn học của anh lúc nào cũng gọn gàng. Sách vở, đồ dùng học tập,.. thứ nào cũng được sắp xếp thứ tự và giữ gìn cẩn thận. Em rất yêu quý anh, người anh trai gương mẫu và vô cùng thông minh.
 

14 tháng 12 2017

Danh Tu là : Ếch 

Cụm Danh Tu là : ếch ngồi đáy giếng

22 tháng 11 2017

Thảo luận 1

Truyện cười (còn gọi là truyện tiếu lâm) là một lĩnh vực truyện kể dân gian rộng lớn, đa dạng, phức tạp bao gồm những hình thức được gọi bằng những danh từ khác nhau như truyện tiếu lâm, truyện khôi hài, truyện trào phúng, truyện trạng, giai thoại hài hước ... Tiếng cười trong sinh học mang tính bản năng, vô thức phát ra do phản ứng của cơ thể một cách đơn thuần (tiếng cường của người bị gù, của bệnh nhân tâm thần...). Trong khi, tiếng cười tâm lý xã hội biểu thị thái độ, bộc lộ tư tưởng, tình cảm con người. Tiếng cười tâm lý xã hội có hai loại nhỏ: tiếng cười tán thưởng và tiếng cười phê phán. Tiếng cười tán thưởng biểu thị niềm vui, sự yêu mến. Tiếng cười phê phán biểu thị sự khinh ghét, sự phủ nhận. Tiếng cười phê phán là cái cười trong truyện cười. Cái cười phát ra từ cái đáng cười. Cái đáng cười chứa đựng cái hài hiểu theo nghĩa triết học, nghĩa là có mâu thuẫn bên trong. Ðó là mâu thuẫn giữa cái xấu và cái đẹp, giữa hình tượng và ý niệm, giữa sinh động và máy móc . Nội dung Nội dung của truyện cười có các mục đích: Mua vui giải trí: nhằm mục đích giải trí là chủ yếu, song nó cũng có tính chất phê phán nhẹ nhàng những thói xấu của người bình dân, những lầm lẫn, hớ hênh (Tay ải tay ai, Thấy dễ mà thèm, Ăn vụng gặp nhau...) Phê bình giáo dục: phê bình thói hư tật xấu trong nội bộ nhân dân: Hội sợ vợ, Áo mới lợn cưới, Sợ quá nói liều... Đả kích: vạch trần cái ác, cái xấu có tính bản chất của giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến. Truyện trào phúng đả kích từ vua chúa, quan lại đến địa chủ cường hào, thầy đồ, thầy chùa, thầy pháp, thầy lang ... (Quan huyện thanh liêm, Thần bia trả nghĩa, Nó phải bằng hai mày, Nam mô ... boong, Thầy đồ liếm mật, Chỉ có một con ma ...). Hệ thống truyện trạng (tiêu biểu là truyện Trạng Quỳnh, Truyện ông Ó). Phân loại Theo tiêu chí kết cấu thì truyện cười có 2 nhóm lớn: Truyện cười kết chuỗi: nhóm truyện cười về nhân vật trung tâm là đối tượng của tiếng cười phê phán (Trạng Lợn) nhóm truyện cười về nhân vật trung tâm là người được ca ngợi, thán phục, đã dũng cảm, mưu trí đấu tranh chống cái xấu, cái ác (Trạng Quỳnh). Truyện cười không kết chuỗi: truyện khôi hài (giải trí là chủ yếu), truyện trào phúng (phê phán là chủ yếu), và truyện tiếu lâm (có yếu tố tục). Truyện ngụ ngôn Truyện ngụ ngôn là truyện kể có tính chất thế sự, dùng cách ẩn dụ để thuyết minh cho một chủ đề luân lý, triết lý một quan niệm nhân sinh hay một nhận xét về thưc tế xã hội. Trong quá trình sống gần gũi với tự nhiên và chưa hoàn toàn tách mình ra khỏi tự nhiên, người cổ đại đã từng quan sát, tìm hiểu các con vật để dễ săn bắt và tự vệ. Khi con người có ý thức mượn truyện loài vật để nói về con người thì truyện ngụ ngôn xuất hiện. Nội dung truyện ngụ ngôn Việt Nam thường bao gồm các điểm sau: Đả kích giai cấp (thống trị): đó là thói ngang ngược, đạo đức giả của kẻ quyền thế (Khi chúa sơn lâm ngọa bệnh, Chèo bẻo và ác là, Mèo ăn chay...) Phê phán thói hư tật xấu của con người: thói huênh hoang đi kèm với bệnh chủ quan, tính tham lam, thói đoán mò (Ếch ngồi đáy giếng, Người nông dân và con lừa, Thả mồi bắt bóng, Cà cuống với người tịt mũi...) Nêu lên những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn cuộc sống: tuy chưa là ý niệm triết học đích thực nhưng là những bài học bổ ích, khuyên con người nên đứng đúng vị trí của mình, sống cần có lập trường, nêu lên sức mạnh của sự đoàn kết, tác hại của óc xa rời thực tế (Quạ mặc lông công, Đẽo cày giữa đường, Chị bán nồi đất, Chuyện bó đũa, Mèo lại hoàn mèo...)

Thảo luận 2

Truyện cười là những truyện chủ yếu gây cười cho người đọc nhưng cũng có loại truyện cười mang cả tính ngụ ngôn, giáo dục con người trong đó Truyện ngụ ngôn có cả yếu tố gây cười nhưng ít, truyện ngụ ngôn chứa đựng nhiều tính giáo dục, triết lý nhân sinh quan, giúp cho người đọc, người nge rút ra bài học cho bản thân qua các tình huống và nhân vạt trong truyện

Thảo luận 3

nếu chỉ phân biệt thì đơn giản thôi bạn .truyện cười là truyện nói về của đời sông hằng ngày của con người như đối thoại hiểu nhầm ý khác ... mục đích chinh là gây cười cho người đọc giả . Truyện ngụ ngôn là truyện có tính ẩn dụ của tác giả mượn hình ảnh nhân vật (có thật hoặc không có thật ) hoặc con vật để giáo dục hoặc đã phá những sự tiêu cực ,tính cách ,hủ lậu của con người ,xã hội .... như truyện con ve sầu và con kiến

Thảo luận 4

Truyện cười chỉ để mà cười thôi thì là truyện cười , truyện cười nhằm mục đích răn dạy cái xấu cái tốt của con người trong xã hội thì là truyện ngụ ngôn. Truyện ngụ ngôn là mượn cái này mà nói cái kia , ngụ ý khuyên răn người đời.

Thảo luận 5

Truyện cười chắc chắn là gây cười. Bạn đọc chúng đầu tiên sẽ thấy buồn cười. Có nhiều truyện cười có tính giáo dục. Nhưng cũng có truyện cười chỉ để cười không mang theo một thông điệp nào đặc biệt cả. Còn truyện ngụ ngôn đôi khi có gây cười. Đôi khi không gây cười nhưng có một đặc tính là chắc chắn phải có một thông điệp nào đó do người sáng tác cố ý gửi gắm vào. Mình phân biệt như vậy có đúng ko ạ? Nếu có gì chưa được chuẩn mong bạn chỉ giáo nhé.

22 tháng 11 2017

truyen ngu ngon ko co tinh chat gay cuoi

1 tháng 12 2017

Tôi tên là Ngữ Văn tập một, đã lâu lắm rồi không thấy ai tìm đến tôi nên tôi cứ mãi ở cái xó cặp thế này. Hàng ngày, tôi vẫn cùng cậu chủ đi đến lớp, nhưng cậu chủ chẳng bao giờ giở tôi ra cả mà cứ coi như tôi không có ở trong cặp vậy. Ngày nào đi học về, cậu chủ của tôi cũng vứt cặp sách ném lên giường xong đi chơi đá bóng cùng bạn. Tôi buồn lắm.

Có lúc tôi còn khóc nữa. Chẳng bù cho anh Toán, anh ấy được cậu chủ bọc cẩn thận, ngày nào cũng đem ra làm bài tập. Cũng chẳng bù cho anh Vật Lý, cậu chủ thích trò đu quay nên hay đọc Vật Lý lắm. Cậu chủ giỏi môn tự nhiên nên vậy mà. Có lần tôi tức vì bị bỏ xó tôi còn cãi nhau với anh bút bi, sao anh ấy ích kỷ không cho tôi chút mực, anh ấy cứ tô tô vẽ vẽ lên vở mà lại không viết lên tôi dòng nào, một dòng anh ấy cũng không cho, tôi lại hỏi sang anh bút chì, anh ấy bảo anh ấy chỉ để vẽ thôi chứ không dùng viết vào sách.

Thật may hôm nay có bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân tới thăm trường cậu chủ tôi học.  Mọi người cứ thắc mắc và chê cười môn văn là môn học thuộc chỉ dành cho con gái thôi. Tôi buồn lắm, đồng chí bộ trưởng ân cần bảo: Học ngữ văn là để hiểu về cuộc sống con người, hiểu về quê hương đất nước, từ đó tôn vinh các giá trị dân tộc, giá trị con người, học ngữ văn là để hiểu tiếng mẹ đẻ, giúp nhân dân đoàn kết bảo vệ đất nước suốt bề dầy bốn ngàn năm lịch sử... không những thế môn ngữ văn còn bồi dưỡng cho tình cảm con người, giúp con người yêu thương nhau không chỉ trong biên giới quốc gia mà còn là khắp năm châu bốn biển toàn nhân loại.

Có lẽ nhờ vậy mà cậu chủ đã lục cặp tìm tôi. Tôi thật vui vì cậu chủ đã bọc cho tôi bằng một tớ báo mới cứng, dán nhãn hẳn hoi, trên đó còn ghi tiên học lễ hậu học văn. Giờ đây tôi lúc nào cũng trong cặp cậu chủ, ngày nào cũng trên bàn cậu chủ, thật là vui!

cái này là quyển sách mà bn

11 tháng 8 2017

Tham khảo r viết bài nhé :((

Trên đường đi học về. xe cộ lúc này đông đúc, còi kéo inh ỏi; có một bà cụ đứng sát bên lề đường. Như có một điều gì đó như đang "bắt buộc" em phải dẫn cụ qua đường. Xe cộ càng lúc càng đông. Hình dáng bà gầy gò, ốm yếu; trên đôi mắt và vầng trán đã có nhiều nếp nhăn. tóc bà trắng như cước, miệng nhai trầu trông bà "đẹp lão" không bao giờ hết. Em nắm chặt tay bà rồi hai bà cháu cùng qua đường. Ôi !lòng bàn tay bà mới ấm áp làm sao. Gía như mà bà ngoại em còn sống nhỉ?-ý nghĩ ấy thoáng qua rồi lại vụt mất. trước mặt tôi giờ đây là một bà cụ với nụ cười thật tươi, không ngừng cảm ơn em. Em chào tạm biệt bà rồi đi về nhà. Ôi thật sung sướng hạnh phúc biết bao khi tìm lại được một chút cảm xúc, tình cảm yêu mến mãnh liệt nơi sâu thẳm trong trái tim, trong tình yêu thương của em dành cho cụ-bà ngoại trong kí ức em.

11 tháng 8 2017

Một hôm, trên đường tan học về nhà, lúc gần đến cổng bệnh viện trong xã em, em thấy một cô trạc tuổi ba mươi, tay bồng con, tay xách mấy túi đồ đạc lỉnh kỉnh, nét mặt lộ rõ vẻ lo âu. Chừng như cô ấy muốn qua đường mà không được vì dòng ôtô, xe máy cứ nườm nượp chạy không ngừng. Em vội đến bên cô và bảo:

- Cô ơi, cô có cần cháu giúp không ạ?

Cô mừng rỡ nói: " Ô may quá! Cháu giúp cô sang bên kia đường nhé ! Cô đưa em bé đi khám bệnh".

Rồi em xách đỡ túi quần áo của bé rồi dẫn cô qua đường lúc đèn đỏ vừa bật lên. Nhân thể, em theo chân cô vào tận phòng nộp sổ khám bệnh. Lúc hai mẹ con cô đã ngồi yên trên ghế, em mới ra về. Cô nắm chật tay và cảm ơn em mãi.

Về đến nhà, thấy em tủm tỉm cười, mẹ hỏi có gì mà vui thế. Em kể lại chuyện vừa rồi cho mẹ nghe, mẹ xoa đầu em khen:

- Con gái mẹ giỏi lắm! Giúp đỡ người khác là điều nên làm, con ạ!

Thật bất ngờ khi cô là hàng xóm của nhà em.Cô là con của bà Năm.Người đã cống hiến cho xã hội rất nhiều.Tối hôm đó bố mẹ em mời cô ở cùng ăn cơm.Bữa cơm đó thật là vui và hạnh phúc.

-Mình lm không đc hay.Tick cho mình nhé.Tiện thể kết bn với mình luôn nha

26 tháng 6 2018

               “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

                           Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”

Bác đã vĩnh viễn đi xa nhưng Viễn Phương vẫn viết “giấc ngủ bình yên” đế" làm dịu vợi đi nỗi đau mất Bác. Nhà thơ không dám nhìn vào và cũng không dám nhắc đến sự thật đau đớn ấy. Cụm từ “giấc ngủ bình yên” đồng thời thế hiện được vẻ đẹp yên bình, thánh thiện của hình hài Bác nằm trong lăng. Đó là cơ sở để nhà thơ tiếp tục thể hiện tấm lòng thương yêu của mình đối với Bác: “Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”. Hình ảnh thơ vừa thể hiện sự êm đềm, thanh thản trong “giấc ngủ” của Bác vừa khẳng định một chân lí: Bác thật gần chúng ta, như vầng trăng hiền hoà, dịu mát vậy. Cùng với việc ngầm so sánh Bác với hình ảnh mặt trời trong khổ thơ trước đó (trong câu thơ “Thấy môt măt trời trong lăng rất đỏ”) hai câu thơ trên còn khẳng định một điều Bác thật thiêng liêng: Bác vĩ đại như mặt trời nhưng cũng gần gũi và giản dị biết bao nhiêu, “Người là Cha, là Bác, là Anh” của lớp lớp các thế hệ người Việt. Nhưng hình ảnh Bác càng lớn lao, càng “dịu hiền” bao nhiêu, nhà thơ càng không nén nổi cảm xúc bấy nhiêu:

                          “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

                          Mà sao nghe nhói ở trong tim”.

Trời xanh và cũng là Bác Hồ vô vàn yêu kính, vẫn biết Người bất tử cùng non nước nhưng có một sự thật là Bác đã mãi mãi đi xa, dân tộc Việt Nam không thế có Bác lần thứ hai trong đời... Khổ thơ tuy ngắn ngủi nhưng đã thay lời tác giả diễn tả cảm động tình yêu mến Bác chân thành, sự nghẹn ngào đau xót trước sự ra đi mãi mãi của Người.

26 tháng 6 2018

là câu chuyện cổ tích nha bn