Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Giải toán trên mạng
19 tháng 2 lúc 18:31
1. xác định các bộ phận chủ ngữ,vị ngữ trong mỗi câu sau
b, đêm ấy, bên bếp lửa hồng ba người ngồi ăn với thịt gà rừng
c, sau những cơn mưa xuân, một màu xanh non ngọt thêm mát trải ra mênh mông trên khắp các sườn đồi
d, đêm ấy, bên bếp lửa hồng, cả nhà ngồi luộc bánh trưng , trò chuyện đến sáng
e, trẻ em là tương lai của đất nước
1, Ngày tết trên quê hương em mới thật đẹp làm sao. Tất cả mọi người đều hối hả, khẩn trương chuẩn bị cho một năm mới sắp đến. Người thì quét dọn, trang hoàng lại nhà cửa sao cho tinh tươm, đẹp đẽ, người thì nô nức đi chợ Tết để sắm cho mình những bộ quần áo mới, những vật dụng cần thiết. Em thích nhất là được đi chợ hoa ngày Tết cùng bố bởi đến nơi đây người ta mới thật sự cảm nhận ngày Tết đến gần như thế nào. Đến những ngày Tết, nhà nào nhà nấy đèu sum họp bên nhau, cùng chúc nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. Ngày Tết quê em luôn là kỉ niệm mà em nhớ nhất.
câu kể: Tất cả mọi người đều hối hả, khẩn trương chuẩn bị cho một năm mới sắp đến
2, Ai ai trong gia đình em cũng mong chờ đến buổi tối giao thừa của năm cũ. Mẹ em thì dọn dẹp nốt nhà cửa, sau đó chuẩn bị cho mâm cúng giao thừa. Bố em thì xem xét lại mọi thứ, xem đã đủ chưa hay còn thiếu gì đó. Em thì phụ mẹ bày bánh kẹo, ấm chén ra bàn để tiếp khách. Sau cùng, cả nhà em quây quần bên nhau xem chương trình Gặp nhau cuối năm, chương trình mà cả nhà em đều yêu thích. Cùng với đó, chia sẻ những câu chuyện của mình trong năm qua và chuccs nhau những lời đẹp nhất.
1. Từ láy:lủng củng;thơ thẩn;lao xao;lung linh
Từ ghép:giản dị;ngọn cỏ;tốt tươi;non nước
2. Chủ ngữ: mẹ
Vị ngữ:lại biếu bà một gói trà...
3. Danh từ: con,chuồn chuồn,cây,quả ớt
Động từ: đậu
Tính từ : đỏ chót,chín
Quê hương là gì hả mẹ?
Mà thầy cô dạy phải yêu nhiều
Quê hương là gì hả mẹ?
Mà ai đi xa cũng nhớ nhiều
Những câu thơ trên chứa đựng một tình cảm lớn lao đối với quê hương của mỗi người. Đó chính là nơi ta được sinh ra và lớn lên. Nó chở che ta những ngày ta còn thơ bé và luôn là chỗ dừng chân cho những người con xa quê đi làm ăn trở về sau những năm tháng bôn ba khắp mọi nơi.
Như một lẽ tất nhiên, các bạn ai cũng có quê hương và em cũng vậy. Trong trái tim em, quê em thật đẹp và em luôn tự hào về hai tiếng thiêng liêng ấy.
Quê em cũng như bao làng quê khác, có gốc đa, giếng nước, sân đình, có con sông quê hương chảy dài mang nước đến cho xóm làng, có cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, có những đàn trâu tung tăng gặm cỏ và đặc biệt nơi đây có những con người chất phác, sống với nhau bằng tình cảm rất chân thành. Em yêu quê hương không phải vì nó giàu sang, trù phú mà chính vì nó gắn bó với cuộc sống của dân làng và với tuổi thơ của những đứa trẻ như em. Nhớ đến mùa thu hoạch lúa, trời nắng gay gắt, các bác nông dân trên người lấm tấm mồ hôi vì mệt nhọc nhưng trên mặt vẫn hiện lên nụ cười rạng rỡ mừng vì một vụ lúa bội thu, em lại nhớ đến câu ca dao:
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”
Nhớ cả những quán nước chè dưới những gốc cây cổ thụ phục vụ những cô bác nông dân đi làm đồng về, nhớ hình ảnh quen thuộc của những đứa trẻ đi mò cua, bắt ốc. Quê hương còn gắn với tuổi thơ của chúng em bằng những buổi chiều chạy theo những anh chị lớn hơn đi thả diều trên cánh đồng lúa đã được thu hoạch xong chỉ còn trơ gốc rạ, rồi đến món khoai nướng, ngô nướng quen thuộc của bọn trẻ chăn trâu. Yêu quê hương là yêu luôn cả những điều bình dị, mộc mạc, đơn sơ đó bởi vì chính những hình ảnh này làm nên quê hương của mỗi người.
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
Quê hương luôn là niềm tự hào trong tâm trí em, sau này dù có đi đến nơi đâu đi chăng nữa, thì hình ảnh quê hương luôn khắc sâu trong trái tim em vì ở nơi đó có những người thân và kỉ niệm gắn với một thời thơ ấu không thể nào quên
Bài 1: ~ Mặt sông lấp / lánh ánh vàng .
CN VN
~ Núi trùm cát / đứng sừng sững bên dòng sông thành một khối tím thẫm uy nghi trầm mặc.
CN VN
~ Bóng các chiến sĩ / đổ dài trên bãi cát .
CN VN
~ Tiếng cười nói / ồn ã .
CN VN
~ GIÓ thổi / mát lộng .
CN VN
Bài 2:
a, trạng ngữ : ngoài kia
b, trạng ngữ : nhằm giáo dục ý thức tôn trọng luật lệ giao thông
Bài 3:
từ láy : săn bắn , đu đủ, chôm chôm, tươi tinh, tươi tắn, đẹp đẽ, xinh xẻo, phẳng lặng, nhanh nhạy, nhỏ nhẹ .
từ ghép : muông thú, mưa gió, tốt đẹp, đền đáp, tròn xoe .
Bài 4:
a: ~ Thương người như thể thương thân.
~ Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy cùng khác giốn nhưng chung một giàn.
~ Tay đứt ruột xót.
~ Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
b: ~ Đói cho sạch rách cho thơm
~Thẳng như ruột ngựa
~ Cây ngay ko sợ chết đứng
~ Đói cho sạch rách cho thơm
~ Giay rách phải giữ lấy lề
Bài 5: Mình ko biết
Bài 6:
a, chủ ngữ: những con chim bông biển trong suốt như thủy tinh
vị ngữ: lăn tròn trên những con sóng
b, chủ ngữ: bạn ấy
vị ngữ: đã tiến bộ trong học tập
học tốt nhé!
a.Sông có khúc người có lúc ; Cuộc sống con người có khi này có khi khác .Đừng thấy khổ mà chán nản bi quan , phải tin tưởng lạc quan vào ngày mai .
b.Kiến tha lâu cũng đầy tổ ; Trong cuộc sống phải biết chịu khó , chịu khổ , siêng năng , biết tích lũy dần dần rồi đây cuộc sống sẽ ấm no hạnh phúc .
c.Góp gió thành bão , góp cây nên rừng ; Lời khích lệ , động viên chúng ta sẽ đạt được thành quả tốt đẹp nếu biết cần cù chịu khó . Với ý chí và tinh thần của mk có thể cố gắng vượt qua mọi thử thách , nhiều lần cố gắng sẽ có ngày vươn tới thành công
Chúc bạn học tốt nhé , nhớ kb với mk
1.Chim Khôn đạu nóc nhà quan,
Trai khôn tìm vợ,gái ngoan tìm chồng
2.Chồng như đó,vợ như hom
3.Chồng đẹp,vợ đẹp những nhìn mà no
1. Lên non mới biết non cao,
Nuôi con mới biết công lao mẹ, thầy.
2. Con người có cố, có ông
Như cây có cội, như sông có nguồn.
3. Anh em như chân với tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
4. Con có cha như nhà có nóc.
Lá lành đùm lá rách.
Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
Có công mài sắt có ngày nên kim.
Thương người như thể thương thân.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
chúc bạn học tốt !
Lá lành đùm lá rách.
Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
Có công mài sắt có ngày nên kim.
Thương người như thể thương thân.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
học tốt
1/Tiên học lắc.Hậu học bay.Đập đá quay tay.Tu hành chính quả.
2/Giết gà,dọa khỉ.
3/Chó ăn đá.Gà ăn mắm tôm.
4/Lá lành đùm lá rách.Lá rách đùm lá nát.Lá nát nó đùm cái lá tả tơi.
5/Cứu một mạng người bằng xây bảy tháp phù đồ.
6/Vui lòng khách đến,vừa lòng khách đi.
7/Con sáo sang sông bắc cầu ngọn gió.
8/Trước lạ sau quen.
9/Với tôi tất cả là hư vô.Chỉ có cá khô là...ăn suốt.
1 . Ông chẳng bà chuộc:
Sự tích xưa, có người đánh rơi viên ngọc, vợ chồng Chẫu Chàng bắt được. Người ấy xin chuộc lại. Vợ đồng ý “chuộc thì chuộc”, chồng thì dứt khoát “chẳng chuộc”. Sự bất hòa của vợ chồng Chẫu Chàng, do nhân dân tưởng tượng ra, đã tạo nên thành ngữ này để diễn đạt ý không thống nhất, không ăn khớp giữa người này với người khác. Nhiều thành ngữ như “Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, “Ông nói gà bà nói vịt” cũng diễn đạt ý này.
2. Quan xa nha gần: (Quan thì xa, bản nha thì gần)
Nha là phòng giấy của các quan. Nha môn là cửa quan. Nha lại là những người làm việc ở phòng giấy các quan. Ngày trước, khi người dân có việc kêu kiện, bọn nha lại thường làm khó dễ để vòi tiền. Vì vậy mới có câu thành ngữ này.
3. Ra môn ra khoai:
Thành ngữ này có nghĩa là rành mạch, rõ ràng. Sở dĩ có thành ngữ này là vì cây khoai môn và cây khoai sọ rất dễ bị nhầm lẫn. Khoai môn là khoai có thân và lá dùng làm thức ăn cho lợn, củ ăn bị ngứa lưỡi, thân hình rất giống khoai sọ. Thành ngữ này thường bị nói lầm “ra ngô ra khoai”. Cây ngô và cây khoai không thể lầm được.
4. Rách như tổ đỉa:
Có người tưởng tổ đỉa là tổ con đỉa. Cũng chưa ai biết con đỉa có tổ hay không. Tổ đỉa ở thành ngữ này là cây tổ đỉa, một loại cây thường mọc ở ven bờ ao. Cây tổ đỉa có lá như lá cây đinh lăng, trông lởm chởm và rách như xé ra từng mảnh nhỏ. Vì vậy, ai mặc rách rưới quá, người ta thường nói “rách như tổ đỉa.”
5. Rối như bòng bong:
Nếu quan sát một người ngồi vót nan để đan rổ rá, ta thấy những xơ tre nứa mỏng cuộn xoắn vào nhau thành một mớ, khó gỡ ra được. Đó là mớ bong bong. Thành ngữ ta còn có câu: rối như tơ vò, rối như canh hẹ, rối như gà mắc tóc, rối tinh rối mù. Thành ngữ “rối như bong bong” dùng để chỉ tâm trạng hoặc sự việc khó gỡ ra được vì không tìm thấy đầu mối.
6. Sáng tai họ, điếc tai cày:
Thành ngữ này có nghĩa lười biếng, không chăm chỉ làm việc. Khi cày ruộng, người đi cày hô “họ”thì trâu đứng lại ngay, vì nó được nghỉ. Nếu hô “vắt” thì phải kéo cày.
Nguyễn Khuyến, trong bài “Anh giả điếc” có câu:
Trong thiên hạ có anh giả điếc
Khéo ngơ ngơ, ngác ngác, ngỡ là ngây
Chẳng ai ngờ: sáng tai họ điếc tai cày
Lối điếc ấy sau này em muốn học.
7. Sẩy đàn tai nghé:
Thành ngữ này dùng để chỉ sự chia lìa, tan nát của một gia đình hoặc một tập thể nào đó khi mất người đứng đầu. Thành ngữ này bắt nguồn từ đời sống của bầy trâu rừng. Bầy trâu bao giờ cũng có những con trâu đực đầu đàn để chống chọi với thú dữ, bảo vệ cả đàn (thường có trâu cái và bầy nghé con). Nếu mất trâu đầu đàn thì cả đàn sẽ tan tác vì bị thú dữ ăn thịt dần. Sẩy là từ cổ, có nghĩa là mất, chết. Tục ngữ có câu: “Sẩy cha còn chú, sẩy mẹ bú dì”.
8. Sơn cùng thủy tận:
Đây là thành ngữ gốc Hán (cùng là cuối, tận là hết), nơi cuối dãy núi, hết nguồn nước, dùng để chỉ những nơi hẻo lánh, hoang vu. Một thành ngữ khác thâm sơn cùng cốc cũng để diễn đạt ý này. (Thâm sơn là núi sâu, cùng cốc là cuối hang núi)
9. Sơn hào hải vị:
Sơn hào là món ăn quý lấy từ động vật rừng như bàn chân gấu, lộc nhung. Hải vị là món ăn quý lấy từ biển như bào ngư, hải sâm…
Thành ngữ này dùng để chỉ các món ăn sang trọng. Câu này gần nghĩa với câu “Cao lương mĩ vị” (cao là thịt béo, lương là gạo trắng, mĩ vị là ngon miệng)
10. Sư tử Hà Đông:
Các thành ngữ này đều dùng để chỉ những người phụ nữ hay ghen.
– Hà Đông là một địa danh Trung Quốc, tục truyền có nhiều sư tử và sư tử cái thường bắt nạt sư tử đực. Ông Trần Quý Thường, bạn thân của Tô Đông Pha, có bà vợ hay ghen. Tô Đông Pha liền làm bài thơ đùa bạn, trong đó có câu:
Hốt kiến Hà Đông sư tử hống
Trụ trượng lạc phủ tâm mang nhiên.
(Chợt nghe tiếng sư tử Hà Đông rống lên. Đang chống gậy lòng hoảng hốt đánh rơi cả gậy).
11. Sửa mũ vườn đào, sửa dép vườn dưa:
Khi đi qua vườn đào, dù mũ đội đầu có bị lệch cũng không nên giơ tay lên sửa mũ, sẽ bị nghi là hái chộm đào. Khi đi qua ruộng dưa, dù dép có bị đứt quai cũng đừng cúi xuống sửa, sẽ bị nghi là hái trộm dưa.
Câu này ý nói tình ngay lí gian, khuyên ta nên đề phòng để tránh bị ngờ oan :
Qua: Dưa, trái dưa, như dưa hấu, dưa leo. Điền: ruộng. Lý: cây lý, cây mận. Hạ: dưới. Qua điền: ruộng dưa. Lý hạ: dưới cây lý. Thành ngữ trên nói đầy đủ là: Qua điền bất nạp lý, lý hạ bất chỉnh quan. Nghĩa là: Nơi ruộng dưa thì không nên xỏ giày, dưới cây lý thì không nên sửa nón.
12. Nằm gai nếm mật:
Câu này nói lên sự chịu đựng vất vả gian khổ để mưu việc lớn. Thời Xuân Thu ở Trung Quốc, Câu Tiễn là vua nước Việt bị Phù Sai là vua nước Ngô bắt làm tù binh, phải chịu mọi điều khổ nhục. Khi được thả về, Câu Tiễn thường nằm trên đệm gai, không ăn cao lương mĩ vị mà thường lấy tăm nhúng vào mật đắng để luôn nhắc nhở mình không quên mối thù xưa. Sau hai mươi năm chuẩn bị lực lượng, Câu Tiễn đã phục thù, đánh bại được Ngô Phù Sai.
13. Năm thì mười họa:
Trong tiếng Việt, thì còn đọc là thời (có nghĩa là lúc, thủa). Ví dụ: thời son trẻ, đương thì con gái, tứ thời, thời gian, thời tiết. Còn họa là từ thuần Việt có nghĩa là ít có, có chăng.
Ví dụ:
– Sắc đành đòi một, tài đành họa hai (Truyện Kiều)
– Vào sinh ra tử họa là thấy nhau (Truyện Kiều).
(Đừng lầm với họa từ Hán. Họa là vẽ (họa sĩ), họa là đáp lại (họa vần thơ), họa là tai vạ rủi ro (họa vô đơn chí)).
Thành ngữ năm thì mười họa có nghĩa là thỉnh thoảng, họa hoằn mới có.
14. Ngựa quen đường cũ:
Thành ngữ này vốn gốc ở thành ngữ Hán “Lõa mã thức đồ”. Do đâu có thành ngữ này? Chuyện xưa kể rằng: Tề Hoàn Công đi đánh nước Cô Trúc. Lúc cất quân đi là mùa xuân, lúc trở về đã là mùa đông, băng tuyết phủ đầy nên lạc đường. Quản trọng bèn tâu:
– Thưa bệ hạ, trí nhớ của ngựa già rất tốt. Xin để con ngựa già đi trước dẫn đường. Quả nhiên, ngựa đã tìm được đường về.
Trước kia, thành ngữ này được hiểu theo nghĩa: người có kinh nghiệm thường rất thành thuộc sự việc.
Ngày nay, thành ngữ này mang nghĩa xấu dùng để chỉ những người không chịu rời bỏ thói hư tật xấu.
15. Nguồn đục thì dòng không trong, gốc cong thì cây không thẳng:
Câu này vừa mang nghĩa đen, vừa mang nghĩa bóng. Nghĩa đen thì ai cũng hiểu. Nguồn nước có trong thì dòng nước mới trong, gốc cây có thẳng thì cây mới vươn thẳng lên được.
Nhưng nghĩa bóng mới là nghĩa có tác dụng giáo dục mọi người. Trong một gia đình, bố mẹ phải làm gương tốt cho con cái. Nếu bố mẹ làm điều bậy (nguồn đục, gốc cong) thì con sẽ bị nhiễm thói xấu. Có một câu ca dao đầy chất châm biếm:
Con ơi nghe lấy lời cha
Một đêm ăn trộm bằng ba năm làm.
Bố xấu như vậy thì con cũng sẽ thành trộm cắp. Trong gia đình, bố mẹ cần sống tốt để làm gương cho con cái.
16. Nhất xương, nhì da, thứ ba dạc lò:
Đây là thành ngữ chỉ nghề làm gốm sứ. Muốn có sản phẩm tốt phải chú ý ba yếu tố: xương, da, dạc lò. Xương là chất đất để nặn ra sản phẩm, da là chất men dùng tráng mặt ngoài của sản phẩm (có vài chục chất men để tạo màu sắc khác nhau), dạc lò là độ nóng của lửa nung. Cũng có người giải thích dạc lò là hình dáng lò nung. Lò nung phải xây đúng cách để khi nung, độ nóng tỏa đều khắp thì sản phẩm mới đẹp.
Không ai đổ rượu mới vào bầu da cũ, nếu vậy rượu mới làm nứt bầu ra; rượu chảy mất và bầu cũng phải hư đi. Song rượu mới phải đổ vào bầu mới. Lại cũng không ai uống rượu cũ lại đòi rượu mới; vì người nói rằng: Rượu cũ ngon hơn.
học tốt!!!
CTV ơi trang nt của mik bị lỗi rồi nên ko nt được sorry nha