Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

            G...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 12 2021

Câu 1: Ý chí chiến đấu ra đi bảo vệ quê hương cùng tình cảm thương mến, gắn bó, biểu hiện cao đpẹ của tình đồng chí trong những năm tháng chiến tranh gian khổ.

Câu 2:

Hoán dụ "Giếng nước, gốc đa"

Nhân hóa "giếng nước gốc đa nhớ người ra lính"

Tác dụng: tạo hình dung sinh động, cụ thể, tạo nhịp điệu cho câu thơ, tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Nhấn mạnh tình cảm gắn bó của con người với quê hương

Bộc lộ sự trân trọng, yêu quý của tác giả với từng hình ảnh, con người quê hương thân thuộc.

Câu 3:

Thái độ dứt khoát, sự quyết tâm lên đường chứ không phải sự thờ ơ, bỏ mặc mà là trách nhiệm, là tinh thần sẵn sàng.

Câu 4: Hình ảnh hoán dụ:

Tác dụng: 

ạo nhịp điệu cho câu thơ, tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Nhấn mạnh tình cảm gắn bó của con người với quê hương

Bộc lộ sự trân trọng, yêu quý của tác giả với từng hình ảnh, con người quê hương thân thuộc.

8 tháng 12 2021

:v sai hoan toan voi lai lam gi ma co cau 4

5 tháng 9 2018

- Những người lính không chỉ chia sẻ nỗi nhớ nhà nói chung, nỗi nhớ quê hương mà còn là sự chia sẻ những thiếu thốn của cuộc đời người lính.

       + Họ thấu hiểu, chia sẻ cùng đối mặt, cùng chịu bệnh tật, những cơn sốt rét ghê gớm, cái lạnh nơi rừng thiêng nước độc mà hầu như người lính nào cũng phải trải qua.

       + Những người lính phải vượt qua cả sự khó khăn, thiếu thốn về vật chất thông qua cặp câu sóng đôi, đối ứng nhau trong từng cặp câu và từng cặp câu.

    - Người lính bao giờ cũng nhìn và nói về bạn trước khi nói về mình, cách nói ấy thể hiện nét đẹp trong tình cảm thương người như thể thương thân, trọng người hơn trọng mình.

→ Chính tình đồng đội, đồng chí làm ấm lòng những người lính để họ vẫn cười trong buốt giá nhưng vượt lên trên buốt giá, thiếu thốn.

30 tháng 4

Ngôn ngữ là linh hồn của dân tộc, phản ánh rõ nét bản sắc văn hóa và truyền thống của mỗi quốc gia. Giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc không chỉ là bảo vệ sự phong phú, đa dạng của từ vựng mà còn là một cách duy trì bản sắc và truyền thống dân tộc. Khi xã hội phát triển, ngôn ngữ không thể tránh khỏi những ảnh hưởng từ ngoại lai, đặc biệt là tiếng Anh. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều từ ngữ nước ngoài, chúng ta dễ dàng làm suy yếu ngôn ngữ mẹ đẻ, khiến cho thế hệ trẻ không hiểu rõ nguồn gốc, ý nghĩa của từ ngữ trong tiếng Việt. Vì vậy, mỗi người, đặc biệt là thế hệ trẻ, cần ý thức được tầm quan trọng của việc sử dụng tiếng Việt trong sáng, đúng đắn trong giao tiếp hằng ngày. Các cơ quan, trường học cũng cần có những hoạt động khuyến khích học và sử dụng tiếng Việt, đồng thời bảo vệ những giá trị tinh hoa của ngôn ngữ, tránh tình trạng lai tạp, làm nghèo ngôn ngữ. Khi chúng ta giữ gìn tiếng Việt, chính là bảo vệ một phần không thể thiếu của di sản văn hóa dân tộc.


Câu 2: Phân tích nội dung và nghệ thuật của bài thơ "Tiếng Việt của chúng mình trẻ lại trước mùa xuân"

Bài thơ "Tiếng Việt của chúng mình trẻ lại trước mùa xuân" của Phạm Văn Tình là một tác phẩm thể hiện tình yêu sâu sắc đối với tiếng Việt, đồng thời cũng là lời nhắc nhở về việc bảo vệ và phát huy vẻ đẹp của ngôn ngữ dân tộc. Nội dung bài thơ được thể hiện qua hình ảnh tiếng Việt từ quá khứ đến hiện tại, luôn gắn liền với những giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc.

Bài thơ mở đầu bằng cách khắc họa sự trường tồn của tiếng Việt từ những ngày đầu dựng nước, qua những hình ảnh mang đậm dấu ấn lịch sử như "mang gươm mở cõi dựng kinh thành", "vó ngựa hãm Cổ Loa". Tiếng Việt đã đồng hành cùng dân tộc qua bao thế hệ, từ những trận chiến oai hùng đến những giai thoại văn học như bài Hịch, hay những tác phẩm bất hủ như "Truyện Kiều". Tác giả không chỉ nhắc lại những hình ảnh của quá khứ mà còn gợi nhớ về những giá trị văn hóa lâu dài, xuyên suốt của tiếng Việt trong việc truyền bá những lời dạy của Bác Hồ.

Đến phần giữa bài, tiếng Việt được miêu tả như là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân, là "tiếng mẹ", "tiếng em thơ", là âm thanh của những lời ru, câu hát dân ca thân thuộc. Tiếng Việt trở thành biểu tượng của sự gắn bó, tình yêu thương giữa các thế hệ. Tác giả cũng nhấn mạnh rằng tiếng Việt không chỉ mang trong mình một quá khứ vĩ đại mà còn có thể “trẻ lại” trong những dịp Tết, qua lời chúc mừng, thiệp thăm thầy mẹ, như một sự tái sinh, tiếp nối qua thời gian.

Phần cuối bài thơ, Phạm Văn Tình sử dụng hình ảnh thiên nhiên rất sinh động: "Bánh chưng xanh, xanh đến tận bây giờ", "Bóng chim Lạc bay ngang trời". Đây là những biểu tượng mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam, đồng thời cũng là hình ảnh ẩn dụ cho sự sống mãnh liệt của tiếng Việt qua từng giai đoạn lịch sử, dù có biến đổi nhưng vẫn giữ nguyên được những giá trị cốt lõi, đậm đà bản sắc.

Về mặt nghệ thuật, bài thơ sử dụng nhiều biện pháp tu từ, đặc biệt là phép nhân hóa và ẩn dụ. Tiếng Việt được tác giả ví như một sinh thể sống, luôn thay đổi và phát triển nhưng không bao giờ mất đi bản chất. Các hình ảnh thơ phong phú, từ những chi tiết lịch sử đến những hình ảnh thiên nhiên, đều góp phần làm nổi bật chủ đề bài thơ, làm cho người đọc cảm nhận sâu sắc tình yêu và niềm tự hào đối với tiếng Việt.

Tóm lại, bài thơ "Tiếng Việt của chúng mình trẻ lại trước mùa xuân" không chỉ là một lời ca ngợi vẻ đẹp của ngôn ngữ mà còn là lời kêu gọi mọi người gìn giữ và phát huy tiếng Việt trong cuộc sống hiện đại, để tiếng Việt mãi vững vàng và trẻ trung trước mọi thử thách thời gian.

11 tháng 11 2018

Câu thơ “thương nhau tay nắm lấy bàn tay” thể hiện sức mạnh gắn bó sâu nặng của tình đồng chí.

       + Cử chỉ cảm động chứa chan tình cảm chân thành, sự cảm thông giữa những người lính.

       + Cái bắt tay không phải thông thường mà là những bàn tay tự tìm đến với nhau truyền cho nhau hơi ấm để cùng vượt qua giá lạnh, buốt giá.

    - Phản ánh tình đồng chí sâu đậm, có chiều sâu, để đi tới chiều cao cùng sống chết cho lí tưởng.

→ Tình thương, sự đoàn kết, chia sẻ thông qua “tay nắm bàn tay”.

17 tháng 5 2021

1) Nội dung của 8 câu thơ trên: Tâm trạng buồn lo của Kiều

2) Để diễn tả thành công nội dung đó, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình

3) Phân tích: Tâm trạng buồn lo của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích

- Điệp từ “buồn trông” khởi đầu cho 4 cặp lục bát đã tái hiện nỗi buồn triền miên man bao trùm tâm hồn nhân vật, thấm sâu vào cảnh vật.

-  Đó là nỗi buồn cho thân phận lênh đênh, nổi chìm giữa dòng đời của Thúy Kiều:

+ Tạo dựng sự tương phản:

Không gian cửa biển lúc triều dâng >< Cánh buồm thấp thoáng, nhạt nhòa; cánh hoa tàn lụi man mác trôi trên dòng nước.

-> Tô đậm cái nhỏ bé, bơ vơ của cánh buồm, bông hoa.

+ Hình ảnh ẩn dụ: “thuyền ai”, “hoa” -> ẩn dụ cho thân phận của Thúy Kiều đang trôi dạt giữa dòng đời.

+ Câu hỏi “về đâu” -> sự lạc lõng, mất phương hướng, không biết sẽ đi đâu về đâu của nàng.

+ Thời gian “chiều hôm” lại càng làm cho nỗi buồn thân phận thêm sâu sắc.

- Là cảm giác cô đơn, lẻ loi khi đối diện với không gian mặt đất quanh lầu Ngưng Bích.

+ Hình ảnh: “nội cỏ”, “chân mây”, “mặt đất” -> cái vô cùng, vô tận của đất trời.

+ Từ láy “rầu rầu”: nhân hóa nội cỏ, vẽ lên một vùng cỏ cây vẻ ủ rũ, héo tàn -> gợi sự tàn úa, u buồn của lòng người.

+ Từ láy “xanh xanh”: gợi sắc xanh nhạt nhòa của nội cỏ, mặt đất chân mây; sắc xanh như che phủ, chia cắt tất cả.

=> Từ ngữ, hình ảnh cho thấy dẫu có kiếm tìm nhưng dường như trong vũ trụ bao la này Thúy Kiều không thể tìm được một dấu hiệu thân quen nào, một hơi ấm nào.

=> Đối diện với một không gian như vậy Thúy Kiều càng thấm thía hơn bao giờ hết sự nhỏ nhoi, đơn độc của mình.

- Nỗi trơ trọi, hãi hùng:

+ Thiên nhiên dữ dội và đầy biến động: gió giận dữ cuốn mặt duềnh, sóng ầm ầm vỗ ào ạt khi thủy triều lên.

+ Thậm chí, Kiều cảm giác những đợt sóng dữ dội kia đang bủa vây, kêu réo ngay bên mình.

+ Thiên nhiên là ẩn dụ cho dự cảm về những biến cố kinh hoàng sắp sửa ập xuống cuộc đời nàng. Những con sóng của số phận đang bủa vây, đe dọa người con gái lẻ loi, đơn độc nơi đất khách này.

-> Linh cảm trước tương lai khiến Thúy Kiều càng lo sợ, hãi hùng.

= > 8 câu cuối cảnh được miêu tả theo trình tự: xa -> gần, màu sắc: nhạt -> đậm, âm thanh: tĩnh -> động.

Tổng kết:

- Nỗi buồn đau, lo âu, kinh sợ chồng chất trong lòng Thúy Kiều.

- Sự mong manh, lẻ loi, trôi dạt, bế tắc trong thân phận nàng.

- Sự tuyệt vọng, yếu đuối nhất.

 

18 tháng 5 2021

. - Nội dung của tám câu thơ:  Diễn tả tâm trạng buồn lo của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích trước thực tại phũ phàng của số phận.

b.- Bút pháp nghệ thuật đặc sắc trong tám câu thơ là bút pháp tả cảnh ngụ tình.

c. Phân tích: Tâm trạng buồn lo của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích

- Điệp từ “buồn trông” khởi đầu cho 4 cặp lục bát đã tái hiện nỗi buồn triền miên man bao trùm tâm hồn nhân vật, thấm sâu vào cảnh vật.

-  Đó là nỗi buồn cho thân phận lênh đênh, nổi chìm giữa dòng đời của Thúy Kiều:

+ Tạo dựng sự tương phản:

Không gian cửa biển lúc triều dâng >< Cánh buồm thấp thoáng, nhạt nhòa; cánh hoa tàn lụi man mác trôi trên dòng nước.

-> Tô đậm cái nhỏ bé, bơ vơ của cánh buồm, bông hoa.

+ Hình ảnh ẩn dụ: “thuyền ai”, “hoa” -> ẩn dụ cho thân phận của Thúy Kiều đang trôi dạt giữa dòng đời.

+ Câu hỏi “về đâu” -> sự lạc lõng, mất phương hướng, không biết sẽ đi đâu về đâu của nàng.

+ Thời gian “chiều hôm” lại càng làm cho nỗi buồn thân phận thêm sâu sắc.

- Là cảm giác cô đơn, lẻ loi khi đối diện với không gian mặt đất quanh lầu Ngưng Bích.

+ Hình ảnh: “nội cỏ”, “chân mây”, “mặt đất” -> cái vô cùng, vô tận của đất trời.

+ Từ láy “rầu rầu”: nhân hóa nội cỏ, vẽ lên một vùng cỏ cây vẻ ủ rũ, héo tàn -> gợi sự tàn úa, u buồn của lòng người.

+ Từ láy “xanh xanh”: gợi sắc xanh nhạt nhòa của nội cỏ, mặt đất chân mây; sắc xanh như che phủ, chia cắt tất cả.

=> Từ ngữ, hình ảnh cho thấy dẫu có kiếm tìm nhưng dường như trong vũ trụ bao la này Thúy Kiều không thể tìm được một dấu hiệu thân quen nào, một hơi ấm nào.

=> Đối diện với một không gian như vậy Thúy Kiều càng thấm thía hơn bao giờ hết sự nhỏ nhoi, đơn độc của mình.

- Nỗi trơ trọi, hãi hùng:

+ Thiên nhiên dữ dội và đầy biến động: gió giận dữ cuốn mặt duềnh, sóng ầm ầm vỗ ào ạt khi thủy triều lên.

+ Thậm chí, Kiều cảm giác những đợt sóng dữ dội kia đang bủa vây, kêu réo ngay bên mình.

+ Thiên nhiên là ẩn dụ cho dự cảm về những biến cố kinh hoàng sắp sửa ập xuống cuộc đời nàng. Những con sóng của số phận đang bủa vây, đe dọa người con gái lẻ loi, đơn độc nơi đất khách này.

-> Linh cảm trước tương lai khiến Thúy Kiều càng lo sợ, hãi hùng.

= > 8 câu cuối cảnh được miêu tả theo trình tự: xa -> gần, màu sắc: nhạt -> đậm, âm thanh: tĩnh -> động.

Tổng kết:

- Nỗi buồn đau, lo âu, kinh sợ chồng chất trong lòng Thúy Kiều.

- Sự mong manh, lẻ loi, trôi dạt, bế tắc trong thân phận nàng.

- Sự tuyệt vọng, yếu đuối nhất.

13 tháng 11 2017

  - “Giếng nước gốc đa” là hình ảnh hoán dụ về quê hương cũng như người thân nơi hậu phương của người lính.

    - Câu thơ có nỗi nhớ hai chiều da diết: quê hương nhớ người lính và người lính nhớ gia đình, quê nhà.

→ Những người lính chia sẻ nỗi nhớ quê hương, nỗi nhớ nhà cùng với nhau. Họ sống với nhau trong tình thương nỗi nhớ, và cùng nhau vượt qua nỗi nhớ để tiếp tục chiến đấu.

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh, Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi. Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay! CÂU HỎI1. Từ “mặc kệ” trong câu thơ Gian nhà không mặc kệ gió lung lay có nghĩa là gì? Qua đó em...
Đọc tiếp

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh, Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi. Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay! 

CÂU HỎI

1. Từ “mặc kệ” trong câu thơ Gian nhà không mặc kệ gió lung lay có nghĩa là gì? Qua đó em hiểu gì về những người lính?

2. Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

3. Thông qua hình ảnh “miệng cười buốt giá”, “ sốt run người”, “áo rách vai” và cho em hiểu điều gì về cuộc sống của những người lính?

4. Trong đoạn thơ trên, Chính Hữu viết: Áo anh rách vai ……….Chân không giày. Ở bài thơ “Nhớ” (sáng tác cùng thời kì với bài Đồng chí), Hồng Nguyên viết: Áo vải chân không – Đi lùng giặc đánh”. Hãy cho biết những câu thơ ấy phản ánh hiện thực nào của cuộc chiến?

5. Nêu cảm nhận của em về câu thơ “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!”?

6. Đoạn thơ trên cho thấy vẻ đẹp nào của những người lính trong thời kì đầu kháng chiến chống Pháp?

7. Theo em, vì sao tác giả đặt tên cho bài thơ về tình đồng đội của những người lính là “Đồng chí”?

8. Viết đoạn văn ngắn theo phương pháp diễn dịch phân tích biểu tượng cao đẹp nhất của tình đồng chí thông qua 3 câu thơ cuối bài.

0
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:Trở về với mẹ ta thôiGiữa bao la một khoảng trời đắng cayMẹ không còn nữa để gầyGió không còn nữa để say tóc buồnNgười không còn dại để khônNhớ thương rồi cũng vùi chôn đất mềm.Tôi còn nhớ hay đã quênÁo nâu mẹ vẫn bạc bên nắng chờNhuộm tôi hồng những câu thơTháng năm tạc giữa vết nhơ của trời.     (Trở về...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Trở về với mẹ ta thôi

Giữa bao la một khoảng trời đắng cay

Mẹ không còn nữa để gầy

Gió không còn nữa để say tóc buồn

Người không còn dại để khôn

Nhớ thương rồi cũng vùi chôn đất mềm.

Tôi còn nhớ hay đã quên

Áo nâu mẹ vẫn bạc bên nắng chờ

Nhuộm tôi hồng những câu thơ

Tháng năm tạc giữa vết nhơ của trời.

     (Trở về với mẹ ta thôi- Đồng Đức Bốn)

Câu 1 (1 điểm): Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu 2 (1 điểm): Trong đoạn trích trên, người con trở về với mẹ trong hoàn cảnh nào?

Câu 3 (1 điểm): Xác định biện pháp tu từ và tác dụng của nó trong 2 câu thơ đầu của đoạn trích trên.

Câu 4 (1 điểm): Nêu cảm nhận của em về đoạn trích trên bằng một đoạn văn (2 đến 3 câu).

1
16 tháng 8 2021

1, Biểu cảm

2 Theo em, người con trở về với mẹ trong câu thơ "Giữa bao la một khoảng trời đắng cay" trong hoàn cảnh khi người con đã trưởng thành và gặp phải những đắng cay, vất vả trong cuộc đời và nay muốn trở về bên vòng tay ấm áp của người mẹ.

3. Biện pháp tu từ điệp ngữ "không còn nữa". Tác dụng: nhấn mạnh sự đau thương và mất mát của người con trước sự ra đi của mẹ. 

4.    .... 

16 tháng 3 2022

- Chỉ ra các sự vật, hiện tượng… không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân

+  Nhút (món ăn làm bằng xơ mít muối trộn với một vài thức khác, được dùng phổ biến ở một số vùng Nghệ - Tĩnh)

+ Bồn bồn (một loại thân mềm, số ở nước, có thể làm dưa hoặc xào nấu, phổ biến ở một số vùng Tây nam Bộ)

 - Đồng nghĩa nhưng khác về âm

Phương ngữ Bắc

Phương ngữ Trung

Phương ngữ Nam

Cá quả

Lợn

Ngã

Mẹ

Bố

Cá tràu

Heo

Bổ

Mạ

Bọ

Cá lóc

Heo

Tía, ba

 - Đồng âm khác về nghĩa

Phương ngữ Bắc

Phương ngữ Trung

Phương ngữ Nam

ốm: bị bệnh

hòm: chỉ thứ đồ đựng, hình hộp, thường bằng gỗ hay kim loại mỏng, có nắp đậy.

 

ốm: gầy

hòm: chỉ áo quan (dùng khâm niệm người chết)

ốm: gầy

hòm: chỉ áo quan (dùng khâm niệm người chết)

16 tháng 3 2022

 Chỉ ra các sự vật, hiện tượng… không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân

+  Nhút (món ăn làm bằng xơ mít muối trộn với một vài thức khác, được dùng phổ biến ở một số vùng Nghệ - Tĩnh)

+ Bồn bồn (một loại thân mềm, số ở nước, có thể làm dưa hoặc xào nấu, phổ biến ở một số vùng Tây nam Bộ)

 - Đồng nghĩa nhưng khác về âm

Phương ngữ Bắc

Phương ngữ Trung

Phương ngữ Nam

Cá quả

Lợn

Ngã

Mẹ

Bố

Cá tràu

Heo

Bổ

Mạ

Bọ

Cá lóc

Heo

Tía, ba

 - Đồng âm khác về nghĩa

Phương ngữ Bắc

Phương ngữ Trung

Phương ngữ Nam

ốm: bị bệnh

hòm: chỉ thứ đồ đựng, hình hộp, thường bằng gỗ hay kim loại mỏng, có nắp đậy.

 

ốm: gầy

hòm: chỉ áo quan (dùng khâm niệm người chết)

ốm: gầy

hòm: chỉ áo quan (dùng khâm niệm người chết)