Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhận xét của em:
1. Giúp đỡ bạn trong học tập thể hiện sự quan tâm đến bạn.
2. Phá đám khi bạn đang chơi thể hiện thái độ vô duyên, nghịch ngợm không nghĩ cho bạn bè.
3. Cho bạn mượn đồ dùng học tập khi bạn thiếu thể hiện sự thân thiện, quan tâm tới bạn.
4. Không cho bạn chơi cùng thể hiện sự tầy chay, ích kỷ không hoà đồng với tất cả bạn bè.
5. Đỡ bạn khi bạn ngã thể hiện sự quan tâm tới bạn của mình.
6. Trêu chọc bạn thể hiện sự nghịch ngợm, vô duyên không quan tâm tới bạn bè.
Các bạn trong hình đã kiềm chế cảm xúc tiêu cực của mình bằng nhiều cách khác nhau
Hình 1:
Bạn nam hít thở đều kết hợp một vài động tác thể dục để điều hòa lại cảm xúc.
Hình 2:
Bạn nữ trong hình nói chuyện, chia sẻ với bạn của mình đầy niềm hạnh phúc, say mê.
Hình 3:
Bạn nam chơi bộ môn bóng rổ, đây là môn thể thao đòi hỏi vận động nhiều nâng cao sức khỏe.
Hình 4:
Bạn nam nghe nhạc vui vẻ, sôi động và nhảy theo nhịp nhạc.
Hình 5:
Bạn nữ chơi cùng các bạn khác
Hình 6:
Bạn nữ viết nhật kí: viết ra những dòng tâm trạng, cảm xúc của bản thân lên trang giấy.
- Tranh 1: Bạn nữ trong tranh thể hiện cảm xúc vui mừng khi thấy mẹ vừa đi chợ mới về. Đây là cảm xúc tích cực
- Tranh 2: Bạn nam trong tranh thể hiện cảm xúc sợ hãi khi thấy con sâu. Đây là cảm xúc tiêu cực
- Tranh 3: Bạn nam trong tranh thể hiện cảm xúc tức giận khi bị bạn nữ đẩy. Đây là cảm xúc tiêu cực
- Tranh 4: Bạn nam trong tranh thể hiện cảm xúc ngạc nhiên khi thấy một bức tranh đẹp. Đây là cảm xúc tích cực
- Tranh 5: Bạn nữ trong tranh thể hiện cảm xúc lo lắng, sợ mình sẽ không hát được. Đây là cảm xúc tiêu cực
- Tranh 6: Bạn nam trong tranh thể hiện cảm xúc xấu hổ khi bị bạn nữ trêu trên mặt dính mực. Đây là cảm xúc tiêu cực
- Những cảm xúc mà em biết: lo lắng, sợ hãi, buồn, vui vẻ, tức giận,...
- Cảm xúc giận dữ.
+) Cách kiềm chế: hít thở sâu, nắm chặt tay.
- Tâm lí căng thẳng.
+) Cách kiềm chế: nghe nhạc thiền, ngồi thiền, chơi thể thao, nghe nhạc.
- Tâm trạng buồn bã.
+) Cách kiềm chế: nghe những bài nhạc có giai điệu, tiết tấu vui nhộn
Hình 1:
Có thể nghe nhạc để thư giãn, kiềm chế và quên đi những suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực.
Hình 2:
Ghi nhật kí, ghi cảm xúc của mình ra để giải tỏa căng thẳng, kiềm chế cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực.
Hình 3:
Chơi các môn thể thao, tập thể dục thường xuyên để tinh thần được thoải mái, giải tỏa căng thẳng trong tâm lí, kiềm chế cảm xúc tiêu cực.
Hình 4:
Tâm sự với những người mình tin tưởng như bố mẹ, bạn thân về những cảm xúc tiêu cực để nhẹ lòng và thoải mái hơn, giúp kiềm chế cảm xúc tiêu cực.
Chú ý:
Ngoài ra, tùy vào từng hoàn cảnh, trường hợp, có thể kiềm chế cảm xúc tiêu cực qua những cách khác như: hít thở sâu, luôn suy nghĩ tích cực, ngồi thiền, uống một cốc nước lạnh.
Những cách kiểm chế cảm xúc tiêu cực mà em biết là:
- Nghe nhạc thiền để tĩnh tâm.
- Chạy bộ, nâng cao sức khỏe để có tinh thần thoải mái
- Tâm sự với người thân trong gia đình.
Thưa thầy/cô và các bạn, em xin chia sẻ về một lần em đã có cảm xúc tiêu cực.
Hôm đó vào cuối tuần, bố mẹ hứa cho em đi công viên chơi. Nhưng do hôm đó bố mẹ có công việc đột xuất nên đã lỡ hẹn với em.
- Khi đó, em đã rất tức giận, khóc ầm lên và bỏ lên phòng.
- Nếu gặp lại tình huống như vậy, em sẽ bình tĩnh hơn, hít thở thật sâu, nắm chặt tay, uống một cốc nước lạnh để kiềm chế cảm xúc tiêu cực đó. Suy nghĩ tích cực hơn và suy nghĩ cho công việc của bố mẹ.
* Những cảm xúc tiêu cực mà em đã gặp và cách em kiềm chế những cảm xúc đó:
- Cảm xúc giận dữ.
+) Cách kiềm chế: hít thở sâu, nắm chặt tay.
- Tâm lí căng thẳng.
+) Cách kiềm chế: nghe nhạc thiền, ngồi thiền, chơi thể thao, nghe nhạc.
- Tâm trạng buồn bã.
+) Cách kiềm chế: nghe những bài nhạc có giai điệu, tiết tấu vui nhộn.
* Mỗi học sinh sẽ tự thực hành các hành động khi có cảm xúc tiêu cực như lo lắng, giận dữ, căng thẳng,… để tâm trạng được thoải mái, tránh những điều đáng tiếc xảy ra.
- Khi em buồn vì không đạt được kết quả học tập như mong muốn, em sẽ tâm sự với bạn bè, bố mẹ hoặc thầy cô, nhờ họ giúp đỡ em học tập tiến bộ hơn.
- Khi em lo sợ một điều gì đó, em thường tâm sự với bố mẹ, bố mẹ sẽ cho em lời khuyên để vượt qua nỗi sợ hãi đó.
- Khi em thất vọng với chính mình, em thường viết nhật kí để xem mình đã làm gì chưa đúng và đề ra cách để tiến bộ hơn; hoặc tâm sự với bố mẹ, thầy cô để xin họ lời khuyên bổ ích.
Hình 1:
Đọc truyện hoặc nghe nhạc giúp tâm trạng của mình thoải mái hơn, vui vẻ hơn, xoa dịu những cảm xúc tiêu cực.
Hình 2:
Hít thở thật sâu, đệm chậm rãi từ 1 đến 10 sẽ giúp bản thân bình tĩnh hơn, giảm cảm xúc tiêu cực để tránh xảy ra nhưng hành động đáng tiếc.
Hình 3:
Viết ra những điều khiến bản thân lo lắng, sợ hãi để giải tỏa căng thẳng, kiềm chế cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực.
Hình 4:
Chia sẻ với bạn về những cảm xúc tiêu cực để nhẹ lòng và thoải mái hơn, giúp kiềm chế cảm xúc tiêu cực.
Hình 5:
Kể với người thân nghe về những cảm xúc tiêu cực để nhẹ lòng và thoải mái hơn, giúp kiềm chế cảm xúc tiêu cực.
Ngoài ra, còn một số cách kiềm chế cảm xúc tiêu cực như: uống một cốc nước lạnh, ăn chiếc kẹo ngọt, luôn nghĩ đến những điều vui vẻ.