Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a, Hình ảnh trên mô tả cấu trúc của xinap.
Vai trò của xinap: Dẫn truyền xung thần kinh
b, Chú thích:
(1) - Màng trước xinap
(2) - Màng sau xinap
(3) - Thụ thể
(4) - Bóng chứa chất trung gian hoá học
(5) - Ty thể
(6) - Khe xinap
- Các phương pháp nhân giống vô tính có và không có ở trên hình 43:
+ Có ở hình 43: Ghép cành, chép chồi.
+ Không có ở hình 43: giâm cành, giâm lá, triết cành, trồng củ, nhân giống vô tính trong ống nghiệm từ mô của cây.
- Ở cành ghép các mô mạch đang tổn thương nên quá trình vận chuyển nước bị ảnh hưởng do đó cần bỏ hết lá ở cành ghép để giảm quá trình thoát hơi nước qua lá đồng thời tập trung nước nuôi các tế bào ghép.
Tham khảo!
Hình thức | Cách thức | Ví dụ |
Phân đôi | Một cá thể mẹ phân đôi thành hai cá thể có kích thước gần bằng nhau. | Hải quỳ, trùng roi, trùng giày,… |
Nảy chồi | Chồi mọc ra từ cơ thể mẹ, lớn dần lên, sau đó tách ra thành cơ thể mới. | San hô, thủy tức,… |
Phân mảnh | Cơ thể mới phát triển từ mảnh tách ra từ cơ thể mẹ. | Giun dẹp, sao biển,… |
Trinh sản | Cơ thể mới phát triển từ trứng không được thụ tinh. | Ong, kiến, rệp,… |
Tham khảo!
Hình thức hướng động | Tác nhân gây ra | Đặc điểm | Vai trò |
Hướng sáng | Ánh sáng | Là phản ứng sinh trưởng của cây đối với ánh sáng: Ngọn thân hoặc cành của cây luôn sinh trưởng hướng đến nguồn ánh sáng (hướng sáng dương). | Đảm bảo cho cây nhận được nhiều ánh sáng cung cấp cho quang hợp. |
Hướng hoá | Chất hoá học như chất khoáng, chất hữu cơ, hormone thực vật, chất độc,... | Là phản ứng sinh trưởng của cây đối với các chất hóa học: Rễ cây luôn sinh trưởng hướng đến nguồn chất dinh dưỡng (hướng hóa dương) và sinh trưởng tránh xa kim loại nặng, chất độc trong đất (hướng hóa âm). | Đảm bảo cho cây lấy được các chất dinh dưỡng cần thiết cung cấp cho các hoạt động sống của cây. |
Hướng nước | Nước | Là một trường hợp đặc biệt của hướng hóa: Rễ cây sinh trưởng hướng đến nguồn nước (hướng nước dương). | Đảm bảo cho cây lấy được đủ lượng nước cần thiết cung cấp cho các hoạt động sống của cây. |
Hướng trọng lực | Trọng lực (lực hút của Trái Đất) | Là phản ứng sinh trưởng của cây đối với trọng lực: Đỉnh rễ sinh trưởng theo hướng của trọng lực (hướng trọng lượng dương), còn chồi đỉnh sinh trưởng ngược hướng của trọng lực (hướng trọng lượng âm). | Đảm bảo bộ rễ đâm sâu xuống đất giúp cây được cố định và tìm kiếm được nguồn nước, khoáng cho cây. |
Hướng tiếp xúc | Tác động cơ học (tiếp xúc) đến từ một phía. | Là phản ứng sinh trưởng của cây đối với tác động cơ học đến từ một phía; thường gặp ở thực vật thân leo và thân bò. | - Giúp cây leo vươn lên cao để có nhiều không gian và nguồn sáng cho sự sinh trưởng của cây. |
Tham khảo!
- Các giống cây trồng ở địa phương được nhân giống bằng hình thức vô tính: Cây cam, cây bưởi, sắn, mía, khoai lang, dâu tằm, ổi, rau ngót, …
- Các giống cây trồng được nhân giống bằng hình thức hữu tính: lúa, ngô, đậu tương, lạc, cây mai, đu đủ, …
Hình | Hình thức cảm ứng ở thực vật trong mỗi hình |
(a) | Hướng sáng: Thân cây có tính hướng sáng dương (hướng về phía có nguồn ánh sáng). |
(b) | Hướng nước: Rễ cây có tính hướng nước dương (hướng về phía có nguồn nước). |
(c) | Hướng trọng lực: Đỉnh thân hướng trọng lực âm (thân cây mọc hướng lên trên ngược chiều trọng lực). |
(d) | Hướng hóa: Rễ cây mọc hướng về phía có nguồn dinh dưỡng thích hợp và cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển của cây. |
(e) | Hướng tiếp xúc: Tua cuốn của cây bám vào giàn để leo lên. |
- Một số ví dụ khác về hướng động ở thực vật:
+ Rễ cây có tính hướng trọng lực dương.
+ Rễ cây mọc tránh xa nơi có hóa chất độc hại.
+ Ống phấn phát triển về phía các chất hóa học do bầu nhụy của hoa tiết ra.
Tham khảo:
Đặc điểm | ĐV chưa có tổ chức thần kinh | ĐV có hệ thần kinh dạng lưới | ĐV có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch | ĐV có hê thần kinh dạng ống |
Đại diện | Động vật đơn bào | Ruột khoang | Giun dẹp, giun tròn, chân khớp, côn trùng | Động vật có xương sống như cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú |
Cấu tạo tổ chức thần kinh | Chưa có cấu tạo | Các tế bào thần kinh phân bố khắp cơ thể thành dạng lưới | - Các tế bào thần kinh tập trung thành hạch thần kinh. - Các hạch thần kinh nối với nhau bằng dây thần kinh tạo thành chuỗi hạch thần kinh dọc theo cơ thể.
| - Hệ thần kinh dạng ống được cấu tạo từ 2 phần rõ rệt : thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên. + Hệ thần kinh trung ương gồm não và tủy sống + Hệ thần kinh ngoại biên gồm hạch thần kinh và dây thần kinh |
Hình thức phản ứng | chuyển động cơ thể hoặc co rút chất nguyên sinh. | Co rút toàn thân | Mỗi hạch chỉ đạo một phần cơ thể (chủ yếu là phản xạ không điều kiện). | - Hệ thần kinh dạng ống hoạt động theo nguyên tắc phản xạ, bao gồm: + Phản xạ đơn giản (phản xạ không điều kiện): Do một số tế bào thần kinh nhất định tham gia, không phải qua học tập. + Phản xạ phức tạp (phản xạ có điều kiện): Do một số lượng lớn tế bào thần kinh tham gia, đặc biệt là tế bào thần kinh võ não. |
Mức độ chính xác | Thấp | Cao hơn ĐV chưa có tổ chức thần kinh | Do mỗi hạch điều khiển một vùng xác định trên cơ thể nên động vật phản ứng chính xác hơn, tiết kiệm năng lượng hơn so với hệ thần kinh dạng lưới. | Cùng với sự tiến hóa của hệ thần kinh dạng ống, số lượng các phản xạ ngày càng nhiều, đặc biệt là các phản xạ có điều kiện ngày càng tăng →→ động vật ngày càng thích nghi tốt hơn với môi trường sống. |
Tham khảo: Có hai hình thức sinh sản vô tính: sinh sản bằng bào tử và sinh sản sinh dưỡng không phân bào. Sinh sản hữu tính là quá trình hợp nhất các giao tử đực và cái thành hợp tử (2n) để tạo ra một cá thể mới (hay còn gọi là sinh sản hữu tính là sự kết hợp của các giao tử đơn bội; thành tế bào lưỡng bội, hợp tử con).
Tham khảo!
Phân biệt một số hình thức nhân giống vô tính ở thực vật:
Giâm cành
Là kĩ thuật nhân giống sử dụng các đoạn cành bánh tẻ và các kĩ thuật nông học để tạo thành cây hoàn chỉnh.
Chiết cành
Là kĩ thuật nhân giống mà cây con tạo được bằng cách thúc đẩy hình thành rễ từ vết khoanh vỏ một cành bánh tẻ trên cây mẹ.
Ghép cành
Là phương pháp nhân giống sử dụng đoạn thân, cành hoặc chồi của cây này ghép lên thân hay gốc của cây khác cùng loài hoặc có quan hệ gần gũi.
Tách củ
Là kĩ thuật nhân giống bằng cách chia củ thành các phần mang các chồi.
Nuôi cấy mô
Là kĩ thuật nuôi cấy dựa trên cơ sở khoa học là tính toàn năng của tế bào.