Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Xung thần kinh lan truyền đến chùy synapse kích thích \(Ca^{2+}\) đi từ dịch ngoại bào vào trong chùy synapse.
- \(Ca^{2+}\) làm cho các bóng chứa chất trung gian hóa học gắn vào màng trước và vỡ ra, giải phóng chất truyền tin hóa học vào khe synapse theo con đường xuất bào.
- Chất truyền tin hóa học gắn vào thụ thể tương ứng ở màng sau synapse làm xuất hiện và lan truyền tiếp xung thần kinh ở màng sau synapse.
- Enzyme phân giải chất truyền tin hóa học thành các tiểu phần. Tiểu phần được vận chuyển trở lại màng trước, đi vào chùy synapse để làm nguyên liệu tổng hợp chất truyền tin hóa học chứa trong các bóng.
a, Cấu tạo synapse hóa học gồm 3 bộ phận:
- Chùy synapse: Ngoài có màng bao bọc gọi là màng trước synapse. Trong chùy synapse có chứa ty thể và các bóng chứa chất trung gian hóa học (axêtincôlin, norađrênalin, đôpamin, serôtônin,.....)
- Khe synapse: Là 1 khe nhỏ nằm giữa màng trước và màng sau synapse.
- Phần sau synapse: Trên màng có các thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học. Có các enzim đặc hiệu có tác dụng phân giải chất trung gian hóa học. Chất trung gian hóa học phổ biến nhất ở thú là axêtincôlin và norađrênalin.
b, Dựa vào bản chất truyền tin qua synapse.
a, Hình ảnh trên mô tả cấu trúc của xinap.
Vai trò của xinap: Dẫn truyền xung thần kinh
b, Chú thích:
(1) - Màng trước xinap
(2) - Màng sau xinap
(3) - Thụ thể
(4) - Bóng chứa chất trung gian hoá học
(5) - Ty thể
(6) - Khe xinap
Tham khảo!
- Thông tin dưới dạng xung thần kinh khi đến synapse được truyền qua synapse nhờ chất chuyển giao thần kinh. Sau khi điện thế hoạt động xuất hiện ở mang sau và lan truyền đi tiếp, enzyem acetylcholinesterase có ở màng sau sẽ phân hủy acetylcholine thành acetate và choline. Cholune quay trở lại màng trước, đi vào chùy synapse và tham gia vào quá trình tổng hợp acetylcholine chứa trong các túi.
Tham khảo!
- Tin được truyền qua xináp chỉ theo một chiều, từ màng trước qua màng sau mà không thể theo chiều ngược lại vì phía màng sau không có chất trung gian hóa học để đi về phía màng trước và ở màng trước không có thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học.
- Khi nồng độ glucose trong máu tăng quá mức bình thường (sau bữa ăn), tế bào β của tuyến tụy sẽ tăng tiết hormone insulin. Hormone insulin kích thích đưa glucose vào các tế bào cơ thể, đồng thời, kích thích gan tăng nhận và chuyển glucose thành dạng glycogen dự trữ. Kết quả là nồng độ glucose trong máu giảm về mức bình thường.
- Khi nồng độ glucose trong máu giảm quá mức bình thường (xa bữa ăn), tế bào α tuyến tụy sẽ tăng tiết hormone glucagon. Hormone glucagon kích thích gan chuyển hóa glycogen thành glucose đưa vào máu. Kết quả dẫn đến nồng độ glucose máu tăng lên về mức bình thường.
Tham khảo:
Dạ dày bò có 4 ngăn (dạ cỏ → dạ tổ ong → dạ lá sách → dạ múi khế) nên quá trình tiêu hóa diễn ra như sau:
- Thức ăn sau khi được bò ăn vào sẽ được chuyển vào dạ cỏ. Dạ cỏ là nơi chứa, làm mềm thức ăn, có các vi sinh vật cộng sinh tiết emzim xenlulaza giúp bò tiêu hóa xenlulozo và các chất khác.
- Thức ăn sau khi được lên men và làm mền sẽ được chuyển qua dạ tổ ong (cùng với một lượng lớn vi sinh vật). Sau khi bò ngừng ăn, thì thức ăn sẽ được ợ lên miệng để nhai kĩ lại.
- Thức ăn (sau khi được nhai kĩ) sẽ được chuyển xuống dạ lá sách để hấp thụ bớt nước
- Thức ăn sau khi đã hấp thụ bớt nước sẽ được chuyển qua dạ múi khế, dạ múi khế đóng vai trò như dạ dày thật sự, có chức năng tiết pepsin và HCl tiêu hóa protein ở cỏ và vi sinh vật.
Tham khảo:
- Xung thần kinh lan truyền đến chùy synapse và làm Ca2+ từ dịch ngoại bào đi vào trong chùy synapse.
- Ca2+ làm cho các bóng chứa chất trung gian hóa học gắn vào màng trước và vỡ ra. Chất trung gian hóa học đi qua khe synapse đến màng sau.
- Chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể ở màng sau gây xuất hiện điện thế họat động ở màng sau. Điện thế hoạt động (xung thần kinh) hình thành lan truyền đi tiếp