Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
- Hóa học nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của chất cũng như ứng dụng của chúng.
- Vai trò của hóa học trong đời sống và sản xuất
+ Là nhiên liệu dùng cho động cơ đốt trong
+ Làm vật liệu xây dựng
+ Ngành y tế: thuốc phòng, chữa bệnh cho người, chỉ khâu tự tiêu dùng trong y khoa
+ Làm mĩ phẩm, phân bón cho cây trồng
+ Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
- Phương pháp học tập và nghiên cứu hóa học một cách hiệu quả
+ Phương pháp học tập: (1) Phương pháp tìm hiểu lí thuyết, (2) Phương pháp học tập thông qua thực hành thí nghiệm, (3) Phương pháp luyện tập, ôn tập, (4) Phương pháp học tập trải nghiệm
+ Phương pháp nghiên cứu hóa học: (1) Xác định vấn đề nghiên cứu, (2) Nêu giả thuyết khoa học, (3) Thực hiện nghiên cứu (lí thuyết, thực nghiệm, ứng dụng), (4) Viết báo cáo: thảo luận kết quả và kết luận vấn đề
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Mình nghĩ cái này thuộc kiến thức cơ bản, bạn nên tự học trong SGK thì hơn là đi đăng câu hỏi ở Hoc24
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Có 3 yếu tố làm ảnh hưởng đến cân bằng hóa học
- Ảnh hưởng của nhiệt độ đến cân bằng hóa học
VD: N2(k) + 3H2(k) ⇔ 2NH3(k) ∆Ho = -92,6kJ.
Vì ∆H0 < 0, khi nhiệt độ tăng, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch (chiều thu nhiệt), nếu nhiệt độ của hệ giảm xuống thì cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận (chiều tỏa nhiệt).
- Ảnh hưởng của áp suất đến cân bằng hóa học
VD : N2(k) + 3H2(k) ⇔ 2NH3(k)
Có ∆n = 2 – (3 + 1) = -2
+ Nếu P tăng ⇒ cân bằng dịch chuyển theo chiều P giảm (giảm số mol khí ∆n < 0). => Cân bằng chuyển theo chiều thuận
+ Nếu P giảm ⇒cân bằng dịch chuyển theo chiều P tăng (tăng số mol khí ∆n > 0). => Cân bằng chuyển theo chiều nghịch
-Ảnh hưởng của nồng độ đến cân bằng hóa học
C(r)+CO2(k)⇌2CO(k)
- Khi tăng CO2 thì cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận (chiều làm giảm CO2).
- Khi giảm CO2 thì cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch (chiều làm tăng CO2).
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
- Hóa học có ứng dụng trong những lĩnh vực:
+ Công nghiệp năng lượng: Nhiên liệu cho động cơ đốt trong
+ Xây dựng: Cung cấp vật liệu xây dựng
+ Y khoa: Dược phẩm, mĩ phẩm, chỉ khâu tự tiêu
+ Nông nghiệp: Phân bón cho cây trồng
+ Nghiên cứu khoa học: nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Clorua natri, còn gọi là natri clorua, muối ăn, muối, muối mỏ, hay halua, là hợp chất hóa học với công thức hóa học NaCl. Clorua natri là muối chủ yếu tạo ra độ mặn trong các đại dương và của chất lỏng ngoại bào của nhiều cơ thể đa bào. Là thành phần chính trong muối ăn, nó được sử dụng phổ biến như là đồ gia vị và chất bảo quản thực phẩm.
Công thức hoá học : NaCl gồm 1 nguyên tử Na và một nguyên tử Cl
Chỉ nên ăn dưới 6g muối mỗi ngày
Đối vs người bị cao huyết áp thì chỉ nên ăn 2 - 4 g mỗi ngày
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
- Vai trò của hóa học trong mỗi ứng dụng là
+ Hình 1.4: tách các tạp chất ra khỏi nhiên liệu
+ Hình 1.5: Từ những nguyên liệu ban đầu, sản xuất ra vật liệu xây dựng
+ Hình 1.6: Nghiên cứu ứng dụng của chất => Điều chế ra thuốc, vacxin chữa bệnh
+ Hình 1.7: Nghiên cứu các thành phần của chỉ khâu tự tiêu
+ Hình 1.8: Nghiên cứu các thành phần của mĩ phẩm
+ Hình 1.9: Điều chế, sản xuất phân bón
+ Hình 1.10: Nghiên cứu tính chất của các chất
Học sinh tự thực hiện.