Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
A. Câu chuyện đề cao tình bạn giữa Ben và La - la. Cô bé đã giúp Ben vượt qua nỗi đau của bản thân để tiếp tục hành trình chinh phục âm nhạc của mình. Tình bạn có sức mạnh thật kì diệu
B. Tình bạn là một trong những thứ cảm súc quý giá nhất của con người. Ai cũng cần phải có bạn bè, đặc biệt là những người bạn tốt, để có thể cùng nhau học hành , cùng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống
Hok tốt!
a
Câu chuyện đề cao tình bạn giữa Ben và La-la. Cô bé đã giúp Ben vượt qua nỗi đau của bản thân để tiếp tục hành trình chinh phục âm nhạc của mình. Tình bạn có sức mạnh thật kì diệu.
bTình bạn là một trong những thứ tình cảm quý giá nhất của con người. Ai cũng cần phải có bạn bè, đặc biệt là những người bạn tốt, để có thể cùng nhau học hành, cùng nhau chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống.
*Ryeo*
Gợi ý:
a) Cần điền cặp từ biểu thị quan hệ tăng tiến giữa hai vế câu ghép: Chẳng những … mà; Không những … mà
b) Cần điền cặp từ biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả giữa hai vế câu ghép: Nhờ … mà
Từ câu chuyện nhỏ về cậu bé và “sự giúp đỡ sai lệch” đối với con bướm, mỗi người nên tự rút ra bài học cho mình về mối quan hộ giữa khó khăn và giúp đỡ. Khi gặp khó khăn, chớ vội đánh mất ý chí và chỉ biết trông chờ, mong đợi vào người khác, hãy hiểu rõ rằng khó khăn chính là lò luyện thành công và cố gắng vượt qua nó. Và đối với những tấm lòng chân thành muốn giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn, hãy nhận thức đúng về sự giúp đỡ và đặt lòng tốt đúng lúc, đúng chỗ. Có vậy thì lòng tốt mới được gửi tới những người xung quanh một cách có ích.
câu 1:
- Là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ CỘng hòa, ngày khai trường ở nước Việt Nam độc lập sau nhiều năm bị thực dân Pháp đô hộ.
- Từ giờ phút này trở đi, các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam.
Câu 2 (trang 5 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Sau Cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì?
Trả lời:
Toàn dân xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên ta đã để lại, làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên toàn cầu.
Câu 3 (trang 5 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Học sinh có trách nhiệm như thế nào trong cuộc kiến thiết đất nước?
Trả lời:
Học sinh phải cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn để mai sau khôn lớn xây dựng đất nước, làm cho dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang, sánh vai với các cường quốc năm châu.
Ê-đi-xơn từ nhỏ đã có tính tò mò.Vì tính tò mò của cậu mà lm mn phiền toái bởi những câu hỏi hóc búa,suýt gây chuyện lớn vs ng bạn.Nhờ sự dạy dỗ của mẹ và tính ham tìm hiểu của mik cậu tìm mọi cách để theo đuổi giấc mơ hoài bão của mik.Ông đã phát minh ra nhiều thứ và cx thất bại nhiều lần nhưng ông không nản chí.Nhưnmgx phát minh của ông vô cùng quý giá cho chúng ta
#Châu's ngốc
Trong cuộc sống, ai cũng có những lần gặp phải khó khăn, gian khổ. Mỗi lần như vậy chúng ta đều cần đến sự giúp đỡ của những người xung quanh. Nhưng giúp đỡ thế nào cho đúng, để ta vẫn có thể đứng bằng đôi chân của chính mình mà không ỷ lại, lại là một vấn đề mà không phải ai cũng biết. Điều này xảy ra rất thường xuyên trong cuộc sống và được đề cập trong nhiều câu chuyện. Câu chuyện này cũng vậy, cũng chứa đựng bài học về sự giúp đỡ.
Mỗi con bướm đều cần tự thoát ra khỏi kén để chất lưu trong cơ thể nó chuyển vào cánh, để nó có thể bay được. Đó là quy luật tự nhiên. Nhưng vì không biết đến điều kiện tự nhiên ấy, cậu bé đã vô tình làm hại con bướm bằng cách cắt khe hở ở cái kén cho to hẳn ra. Con bướm chui ra được ngay nhưng cả cuộc đời nó không thể bay được. Một con bướm mà lại không thể bay thì chắc nó cũng chẳng được gọi là bướm nữa. Tuy cậu bé không cố tình, trái lại, có thành ý muốn giúp đỡ con bướm nhưng sự giúp đỡ của cậu thành ra là hại con bướm.
Từ câu chuyện trên, tác giả chắc hẳn muốn người đọc liên hệ đến thực tế. Cuộc sống xung quanh ta đầy rẫy những khó khăn, vất vả và mỗi người đều phải vượt qua. Mỗi lần tự vượt qua khó khăn là một lần ta trưởng thành hơn, là một lần làm ta thêm cứng cáp, hoàn thiện. Nói cách khác, khó khăn chính là điều kiện để con người tôi luyện, rèn giũa bản thân. “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, phải tự mình đối mặt với gian nan mới có thể thành công được. Nếu không tự vượt qua, mỗi người sẽ tự hình thành cho mình thói quen ỷ lại, “há miệng chờ sung”, không biết làm gì ngoài chờ đợi, chờ có người đến làm thay mình. Một lần, hai lần khó khăn, có thể có người giải quyết cho ta nhưng họ có thể giúp mình, giải quyết khó khăn hộ ta mãi được không? Chỉ có chính bản thân ta mới có thể giúp đỡ ta mãi mãi.
Tuy đúng là bản thân phải tự vượt qua khó khăn, gian khổ nhưng mỗi người vẫn cần đến sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè, xã hội. Giúp là tốt. Nhưng giúp thế nào cho đúng lại là một điều vô cùng quan trọng. Trong cuộc sống hằng ngày, có rất nhiều trường hợp như cậu bé trong câu chuyện xảy ra. Ví dụ gần gũi và quen thuộc nhất với học sinh chúng ta chính là khi không làm được bài, hầu như đều có bạn khác làm hộ hoặc cho chép bài. Học sinh luôn nghĩ đó là tốt ? Như vậy sẽ đủ bài tập? Nhưng có mấy ai hiểu được tại sao giáo viên luôn cấm hành vi cho bạn chép bài và chép bài bạn, thậm chí người cho bạn chép bài còn bị phạt nặng hơn. Đó là vì cho bạn chép bài không phải là giúp bạn, mà chính là hại bạn. Nếu ta cứ để bạn chép mà không cho bạn có cơ hội nào để suy nghĩ, kiến thức trong đầu bạn sẽ không được vận dụng, từ sau bạn sẽ ỷ lại và không làm được bài. Cứ cho rằng khi ở trên lớp sẽ có người cho chép bài, nhưng đến khi đi thi thì chép của ai, những lúc phải tự mình làm bài thì lấy đâu ra kiến thức để làm. Nhưng đó chỉ là một hiện tượng xảy ra trong học đường – một mảng của cuộc sống. Hằng ngày, liên tục có những trường hợp lòng tốt thể hiện không đúng chỗ như vậy, thậm chí còn dẫn đến hậu quả tai hại hơn. Mặc dù bắt nguồn từ lòng nhiệt thành muốn giúp đỡ những người xung quanh, nhưng do sự thiếu hiểu biết và thiếu ý thức, vô tình ta đã làm hại họ. Có người nói: “Cho người ta một chiếc cần câu hơn là cho một con cá”. Nếu ta cho một con cá, thì người nhận cũng chỉ nhận được duy nhất một con cá đó thôi, nhưng nếụ ta cho họ một chiếc cần cầu, thì bằng chính khả năng của họ, họ có thể câu thêm nhiều con cá khác. Giúp đỡ để cho người ta còn phần để tự cố gắng mới là đúng nghĩa và sự giúp đỡ khi ấy mới có hiệu quả cao.
Từ câu chuyện nhỏ về cậu bé và “sự giúp đỡ sai lệch” đối với con bướm, mỗi người nên tự rút ra bài học cho mình về mối quan hộ giữa khó khăn và giúp đỡ. Khi gặp khó khăn, chớ vội đánh mất ý chí và chỉ biết trông chờ, mong đợi vào người khác, hãy hiểu rõ rằng khó khăn chính là lò luyện thành công và cố gắng vượt qua nó. Và đối với những tấm lòng chân thành muốn giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn, hãy nhận thức đúng về sự giúp đỡ và đặt lòng tốt đúng lúc, đúng chỗ. Có vậy thì lòng tốt mới được gửi tới những người xung quanh một cách có ích.
- GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ:
Câu chuyện trên đã để lại trong em một bài học ấn tượng sâu sắc khó quên. Đó chính là bài học về sự tự nỗ lực trong cuộc sống và sự đương đầu với những thử thách, khó khăn và gian nan ở đời.
- GIẢI THÍCH VẤN ĐỀ
Trong câu chuyện trên, chú bướm ban đầu vô cùng khó khăn để có thể chui ra được khỏi chiếc kén đó. Vì thế cậu bé ấy đã cắt chiếc kén đó để giúp chú bướm chui ra. Nhưng điều không thể ngờ tới đó chính là, chính vì con bướm không còn tốn một chút sức lực nào để chui ra khỏi chiếc vỏ ấy nữa mà nó mãi mãi phải bò trườn suốt cuộc đời còn lại, không thể trở thành một chú bướm xinh đẹp có thể bay lượn tự do.
- BIểu hiện
Và đối với con người thì bài học này cũng có nguyên giá trị như thế. Chính những khó khăn, thử thách mà ta gặp phải trong cuộc sống chính là thứ tôi luyện và rèn giũa chúng ta. Chỉ có bằng cách chấp nhận chúng như một phần tất yếu của cuộc sống, tìm cách đương đầu và vượt qua chúng thì chúng ta mới có thể trở thành phiên bản tốt đẹp hơn của chính mình, dần dần hoàn thiện bản thân mình. Chính những khó khăn ấy rèn giũa chúng ta trưởng thành và tôi luyện chúng ta hoàn thiện hơn. Chỉ có bằng việc tự nỗ lực vượt qua những thử thách ấy, ta mới có thể biết rằng mình là ai trong cuộc đời này, ta mới khẳng định được chính bản thân mình và ít nhất là chiến thắng bản thân mình. Một cuộc sống thoải mái sẽ phải trả giá bằng việc sống một cuộc đời vô dụng, thụ động và ỷ lại. Khi ta cố gắng nỗ lực và làm chủ cuộc sống của chính mình cũng như vượt qua những thử thách thì ta sẽ nhận lại những thành quả tương xứng.
Đối với gia đình và nhà trường, ta cần luôn cố gắng trở thành những đứa con ngoan, trò giỏi, chủ động trong công việc mình làm, chăm chỉ, gương mẫu. Còn đối với xã hội, ta cần luôn cố gắng trở thành công dân tốt, có đầy đủ phẩm chất đạo đức tốt đẹp.
- Bàn luận
Trên thực tế, chúng ta có thể thấy có muôn vàn những bạn trẻ chưa làm nên công danh sự nghiệp mà đã muốn an nhàn hưởng thụ. Cái giá của sự an nhàn hưởng thụ lười nhác trong những năm tháng tuổi trẻ đó chính là cái giá của cả tương lai chẳng có gì trong tay.
- Liên hệ:
+ Nhân thức: Em tự ý thức mình phải luôn chủ động và tự nỗ lực trong mọi việc mình làm
+ Hành động: em sẽ luôn cố gắng trở thành con ngoan, trò giỏi, chăm chỉ và gương mẫu. Cũng như em luôn dũng cảm bản lĩnh đương đầu với mọi thử thách khó khăn trong cuộc sống. Các bạn học sinh cũng luôn cần kiên trì, dũng cảm và nỗ lực đến cùng với mọi mục tiêu phấn đấu trong hành trình sự nghiệp của mình.
Chúng ta phải biết đỡ, quan tâm, trân trọng tình bạn.