Qua bài luyện nói em rút ra được kinh nghiệm , bài học gì về cách làm văn miêu tả,...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

     Một trong những đức tính cần thiết để tạo nên sự thành công trong cuộc sống đó là chăm chỉ. Và đức tính này đã được người xưa lồng vào câu tục ngữ : Có công mài sắt có ngày nên kim” như để nhắc nhở thế hệ ngày nay về sự quan trọng của sự chăm chỉ.     Chăm chỉ là một đức tính quý báu của con người. Người có tính chăm chỉ luôn đạt được những gì mình mong...
Đọc tiếp

     Một trong những đức tính cần thiết để tạo nên sự thành công trong cuộc sống đó là chăm chỉ. Và đức tính này đã được người xưa lồng vào câu tục ngữ : Có công mài sắt có ngày nên kim” như để nhắc nhở thế hệ ngày nay về sự quan trọng của sự chăm chỉ.
     Chăm chỉ là một đức tính quý báu của con người. Người có tính chăm chỉ luôn đạt được những gì mình mong muốn trong cuộc sống. Ví dụ như trong học tập, học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường cái đích cuối cùng là tốt nghiệp được các cấp học và ra trường để có ngành nghề, tạo lập cuộc sống cho mình, họ phải vượt qua được những khó khăn, thử thách, chăm chỉ lao động, học tập, nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo để đạt được mục đích đó. Trong công việc, nếu ta muốn hoàn thành tốt cộng việc được giao, ta phải tập trung, cố gắng hoàn tất công việc một cách cẩn thận, thì hiệu quả công việc mới cao được. Trong lao động, nếu ta chịu khó, chăm chỉ thì năng suất lao động sẽ được nang cao. Một ví dụ điển hình như nhà khoa học Thomas Edison đã tiến hành hơn 1000 thí nghiệm để tìm ra dây tóc cho bóng đèn ngày nay. Ngay cả thiên tài cũng phải lao động miệt mài, cật lực, chăm chỉ mới có thể thành công và đem thành quả cùa mình để góp phần cho sự phát triển của thế giới.
-Trong khi mọi người cố gắng chăm chỉ học tập, cố gắng phấn đấu để đạt được thành công trong cuộc sống thì còn có những người lười biếng, ỷ lại, không phấn đấu trong học tập. Nhiều người cho rằng mình thông minh, là tài năng không cần học chăm chỉ mà chỉ cần học lướt qua, không rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo trong học tập. Đến khi vào công việc, bài học cụ thể thì không giải quyết được đúng quy trình dẫn đến sai kết quả. Cũng có không ít người vì quá ham chơi mà sa ngã vào các tệ nạn xã hội, nhiều người đã phải trả giá rất đắt cho sự lười biếng, không chăm chỉ học tập, lao động,.. của mình.

Là một người học sinh, em sẽ cố gắng phát huy hơn nữa tính chăm chỉ của bản thân thông qua những việc dù là nhỏ nhoi như : học bài, làm bài tập, ghi chép bài học thật đầy đủ và cẩn thận…ngoài ra, tham khảo thêm trong sách cũng có thể phát huy được đức tính này. Có như thế, việc học hành của em mới ngày càng tiến bộ hơn và mong muốn vào Đại Học dù có khó khăn như việc mài sắt thành kim thì cũng sẽ thành công.

Câu tục ngữ có công mài sắt có ngày nên kim” là một lời khuyên dạy của ông cha ta về tính quan trọng của sự chăm chỉ, cần cù cho con cháu đời sau. Để chúng ta biết được rằng, muốn đạt được kết quả hoàn mỹ nhất thì phải có tính chăm chỉ và chỉ có tính chăm chỉ mà thôi.

 

                       Chỉnh lại bài văn  Nghị luận xã hội : Đức tính chăm chỉ của học sinh này thành một đoạn văn nói lên sự chăm chỉ chịu khó của người học sinh.

                                          Ai làm nhanh sẽ được 10 tick !

1
23 tháng 10 2018

Chúng ta thường nói: thiên tài chỉ là 1%, còn 99% là mồ hôi và nước mắt. Đúng vậy, để có được thành công trong bất kì lĩnh vực nào trong cuộc sống, trong nghiên cứu khoa học,… con người cần có sự cố gắng, nỗ lực lao động rất nhiều. Không có sự thành công nào lại đến với chúng ta một cách dễ dàng. Vì thế ông cha ta ngày xua có câu: “Kiến tha lâu đầy tổ” để đề cao đức tính chăm chỉ của con người.

Trước hết ta hãy tim hiểu ý nghĩ của câu: ”Kiến tha lâu đầy tổ”. “Kiến” là một loài vật tuy nhỏ bé nhưng rất chăm chỉ, chịu khó. Ở đây có ý chỉ những người cần cù, siêng năng. “Tổ” ở đây muốn chỉ thành quả mà ta đạt được. Ý nghĩa của cả câu muốn nói: Trên con đường đi đến những thành công, đến với đỉnh cao vinh quang, thắng lợi,… thì không thể có những kẻ lười biếng đi được đến đích; mà chỉ có những con người luôn chăm chỉ học tập, lao động để vượt qua mọi khó khăn thử thách, những chông gai trên đường đi,… mới đạt được những gì mình mong muốn. Câu nói rất đúng đắn, sâu sắc khuyên răn con người,ở bất kì lứa tuổi nào, thời đại nào phải nỗ lực lao động, cố gắng hết sức mình để đạ được thành công, niềm vui và hạnh phúc trong công việc cũng như cuộc sống.

Chăm chỉ là một đức tính quý báu của con người. Người có tính chăm chỉ luôn đạt được những gì mình mong muốn trong cuộc sống. Ví dụ như trong học tập, học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường cái đích cuối cùng là tốt nghiệp được các cấp học và ra trường để có ngành nghề, tạo lập cuộc sống cho mình, họ phải vượt qua được những khó khăn, thử thách, chăm chỉ lao động, học tập, nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo để đạt được mục đích đó. Trong công việc, nếu ta muốn hoàn thành tốt cộng việc được giao, ta phải tập trung, cố gắng hoàn tất công việc một cách cẩn thận, thì hiệu quả công việc mới cao được. Trong lao động, nếu ta chịu khó, chăm chỉ thì năng suất lao động sẽ được nang cao. Một ví dụ điển hình như nhà khoa học Thomas Edison đã tiến hành hơn 1000 thí nghiệm để tìm ra dây tóc cho bóng đèn ngày nay. Ngay cả thiên tài cũng phải lao động miệt mài, cật lực, chăm chỉ mới có thể thành công và đem thành quả cùa mình để góp phần cho sự phát triển cùa thế giới.

Trong khi mọi người cố gắng chăm chỉ học tập, cố gắng phấn đấu để đạt được thành công trong cuộc sống thì còn có những người lười biếng, ỷ lại, không phấn đấu trong học tập. Nhiều người cho rằng mình thông minh, là tài năng không cần học chăm chỉ mà chỉ cần học lướt qua, không rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo trong học tập. Đến khi vào công việc, bài học cụ thể thì không giải quyết được đúng quy trình dẫn đến sai kết quả. Cũng có không ít người vì quá ham chơi mà sa ngã vào các tệ nạn xã hội, nhiều người đã phải trả giá rất đắt cho sự lười biếng, không chăm chỉ học tập, lao động,.. của mình.

Để thành công trong cuộc sống, ta phải chăm chỉ học tập, làm việc,.. thì mới có kết quả được như mong muốn. Trong xã hội, thế hệ trẻ có rất nhiều người đã thành công trong học tập, lao động, công tác trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội là nhờ quá trình chăm chỉ học tập, lao động, nghiên cứu,… Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần phải không ngừng  học tập, trau dồi kiến thức, đạo đức để tự thân lập nghiệp, đạt được thành công trong cuộc sống.

Đức tính chăm chỉ là một đức tính quý báu của con người. Vì vậy ta phải siêng năng, chăm chỉ, nỗ lực hết sức để đạt được mục đích sống, niềm vui, hạnh phúc của cuộc đời mình, để thành đạt trong xã hội, làm đất nước thêm phồn vinh, phát triển, sánh ngang với các nước trên thế giới.

k mk nhé

1.Bài văn tả và kể về các loài chim ở làng quê có theo một trình tự nào không hay hoàn toàn tự do? Để trả lời các câu này, em hãy: a/ Thống kê theo trình tự tên của các loài chim được nói đến. b/ Tìm xem các loài chim có được sắp xếp theo từng nhóm loài gần nhau hay không? c/ Tìm hiểu cách dẫn dắt lời kể, cách tả, cách xâu chuỗi hình ảnh, chi tiết. 2. Nhận xét về nghệ thuật miêu...
Đọc tiếp

1.Bài văn tả và kể về các loài chim ở làng quê có theo một trình tự nào không hay hoàn toàn tự do?

Để trả lời các câu này, em hãy:

a/ Thống kê theo trình tự tên của các loài chim được nói đến.

b/ Tìm xem các loài chim có được sắp xếp theo từng nhóm loài gần nhau hay không?

c/ Tìm hiểu cách dẫn dắt lời kể, cách tả, cách xâu chuỗi hình ảnh, chi tiết.

2. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả các loài chim. Cụ thể là:

a/ Chúng được miêu tả về những phương diện nào và mỗi loài được miêu tả kỹ điểm gì? ( hình dạng, màu sắc, tiếng kêu hoặc hót, hoạt động và đặc tính)

b/ Kết hợp tả và kể như nào? Tìm những dẫn chứng cho thấy các loài chim được tả trong môi trường sinh sống, hoạt động của chúng và trong mối quan hệ giữa các loài.

c/ Nhận xét về tài quan sát và tình cảm của tác giả với thiên nhiên, làng quê qua việc miêu tả các loài chim.

3. Trong bài có sử dụng nhiều chất liệu văn hóa dân gian như thành ngữ, đồng dao, truyện cổ tích. Hãy tìm các dẫn chứng.

Cách cảm nhận đậm chất dân gian về các loài chim trong bài tạo nên nét đặc sắc gì và có điều gì chưa xác đáng?

4. Bài văn đã cho em những hiểu biết gì mới và những tình cảm như thế nào về thiên nhiên, làng quê qua các hình ảnh loài chim?

1
25 tháng 4 2017

Câu 1:

a. Trong khi tả số rất nhiều loại chim, tác giả lựa chọn để sắp xếp theo trình tự từng nhóm loài gần nhau.

b. Đầu tiên là nhóm những loài chim "đều có họ với nhau. Họ của chúng đều hiền cả" (bồ các, chim ri, sáo sậu, sáo đen, tu hú), tiếp đó đến bước trung gian là các loài chim nhạn, bìm bịp, chim ngói…, sau cùng là nhóm những loài chim ác (diều hâu, chèo bẻo, quạ đen, quạ khoang, cắt,…).

c. Lời kể rất tự nhiên

- Cách tả mỗi con vật đều độc đáo, rất đặc trưng cho hoạt động của mỗi loài. Nhờ nhân hóa mà thế giới chim như thế giới con người rất sinh động.

- Cách xâu chuỗi các hình ảnh chi tiết rất hợp lí và bất ngờ. Thí dụ: Ai nghe tiếng bìm bịp kêu

– Nghĩ tới ông sư hổ mang lừa bịp chết mà hóa nen loài chim này.

--> Ông ta tự nhận mình là bịp nên tiếng chim là "bìm bịp". --> Ông khoác áo nâu bởi nhà sư mặc đồ nâu --> Chim rúc trong các bụi cây vì là kẻ ác --> Chim kêu thì chim ác, chim xấu mới ra mặt.

Câu 2:

a. Về các loài chim, tác giả sử dụng cách kể như không phải bằng văn mà là lời nói thường, cũng không phải do ai gợi ra mà bắt đầu từ tiếng kêu của loài bồ các để dẫn dắt lời kể; tiếp sau đó vận dụng cấu trúc của đồng dao dân gian để phát triển mạch kể. Mạch kể giữa các loài chim hiền với các loài chim ác được tiếp nối bởi sự xuất hiện của các loài chim ngói, chim nhạn và chim bìm bịp. Đặc biệt, sự xuất hiện của chim bìm bịp như là "cầu nối" (khi nó kêu thì một loạt chim ác, chim xấu mới ra mặt). Đồng thời, trong từng nhóm loài, tác giả dùng các hình ảnh sinh hoạt, tập tính của chúng để xâu chuỗi thành mạch văn phát triển hợp lí và sinh động.

b. Kết hợp tả và kể: Ví dụ: Chim bìm bịp.

- Giời khoác cho nó bộ cánh nâu (tả).

- Những câu còn lại là kể.

c. Trong từng loài chim tác giả đã quan sát và nhấn mạnh các đặc điểm riêng biệt. Thế giới chim liên kết thành một xã hội như loài người: có hiền, có dữ, có mâu thuẫn giải quyết bằng bạo lực… Cũng như vậy, kết hợp tả và kể về các loài chim, tác giả vừa thể hiện khả năng quan sát rất tinh tế, vừa thay đổi được giọng văn làm cho mạch văn uyển chuyển, sinh động; đồng thời qua đó cũng thể hiện tình cảm gắn bó thân thiết giữa tác giả và thiên nhiên.

Câu 3: Chất liệu văn hóa dân gian.

- Thành ngữ: Kẻ cắp gặp bà già (xem chú thích (7) trang 113).

- Đồng dao: Bồ các là bác chim ri - Chim ri là dì sáo sậu ...

- Kể chuyện: Câu chuyện ông sư lừa bịp chết thành chim bìm bịp. Cách cảm nhận này tạo cho chúng ta hình dung thế giới loài chim như loài người, tính cách ứng xử giống người nhưng nó có thể làm ta ác cảm với những con chim theo tác giả là "ác" mà thực tế không như vậy.

Câu 4:

Bài văn đã đem đến những hiểu biết thú vị về đặc điểm, tập tính, hình dáng của một số loài chim, điều đó giúp chúng ta yêu mến hơn và có tinh thần trân trọng giữ gìn vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh sắc quê hương Việt Nam.

 I. PHẦN VĂN BẢN 1. Nội dung:  Các văn bản: Buổi học cuối cùng; Đêm nay Bác không ngủ; Lượm. 2. Yêu cầu:  - Nhận biết được văn bản, phương thức biểu đạt, ngôi kể và thể loại của các văn bản. - Đọc - hiểu được nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật của các văn bản. - Học thuộc lòng các bài thơ Đêm nay Bác không ngủ; Lượm và tóm tắt văn bản Buổi học cuối cùng. 3. Vận dụng:  -...
Đọc tiếp

 I. PHẦN VĂN BẢN 1. Nội dung:  Các văn bản: Buổi học cuối cùng; Đêm nay Bác không ngủ; Lượm. 2. Yêu cầu:  - Nhận biết được văn bản, phương thức biểu đạt, ngôi kể và thể loại của các văn bản. - Đọc - hiểu được nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật của các văn bản. - Học thuộc lòng các bài thơ Đêm nay Bác không ngủ; Lượm và tóm tắt văn bản Buổi học cuối cùng. 3. Vận dụng:  - Trả lời hệ thống câu hỏi ở phần Đọc – hiểu văn bản SGK trang 55, 67, 76. - Nhận biết được các câu hỏi dạng đọc hiểu đơn giản trong văn bản. - Rút ra bài học về nội dung và nghệ thuật ở mỗi văn bản. II. PHẦN TIẾNG VIỆT 1. Nội dung: Các biện pháp tu từ: Nhân hóa; Ẩn dụ; Hoán dụ. 2. Yêu cầu: Đọc kĩ, hiểu và nhận diện được các biện pháp tu từ trên, soạn bài và vận dụng vào trong cách nói/ viết có ý nghĩa. 3. Bài tập vận dụng: - Học sinh trả lời các câu hỏi ở trang 56, 57; 68, 69; 82, 83. - Học sinh hoàn thành các bài tập ở phần luyện tập và học thuộc ghi nhớ trong sách giáo khoa của các bài học trên. III. PHẦN LÀM VĂN 1. Thể loại: Văn miêu tả người. 2. Yêu cầu: - Đọc kĩ, trả lời câu hỏi và học thuộc ghi nhớ SGK các bài: Phương pháp tả người; Luyện nói về văn miêu tả. 
- Hiểu đặc điểm của văn miêu tả, đề văn và cách làm văn miêu tả để vận dụng vào làm một bài văn tả người. - Nắm vững các bước của quá trình tạo lập văn bản và các yếu tố quan trọng để tạo lập một văn bản thống nhất, hoàn chỉnh về nội dung và hình thức. 3. Vận dụng Các dạng đề kham khảo: Đề 1: Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em…) Đề 2: Hãy miêu tả hình ảnh mẹ hoặc cha trong lúc em ốm. Đề 3: Hãy viết một bài văn miêu tả về một người bạn mà em yêu quý.

1
27 tháng 3 2020

sông nước cà mau : miêu tả+ kể

vượt thác : tự sự+ miêu tả

buổi học cuối cùng:tự sự+ miêu tả

Lượm: tự sự+ miêu tả+biểu cảm

Đêm nay Bác không ngủ: giữa tự sự+ biểu cảm + trữ tình

28 tháng 1 2018

Chỉ ra đặc điểm của văn miêu tả

=>  Văn miêu tả là loại văn giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh…. làm cho đối tượng miêu tả như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe.

Chỉ ra kinh nghiệm làm văn miêu tả

=> 

  • Xác định được đối tượng miêu tả;
  • Quan sát, lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu;
  • Trình bày những điểm quan sát được theo một thứ tự.

Chỉ ra bố cục của bài văn miêu tả

=> 

1. Tả cảnh

  • Tả cảnh là gợi tả những bức tranh về thiên nhiên hay cảnh sinh hoạt gợi ra trước mắt người đọc về đặc điểm từng nét riêng của cảnh.
  • Yêu cầu tả cảnh:
    • Xác định đối tượng miêu tả: cảnh nào? ở đâu? Vào thời điểm nào?
    • Quan sát lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu.
    • Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự.
  • Bố cục bài văn tả cảnh:
    • Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả.
    • Thân bài: Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự nhất định, có thể ở một số trường hợp sau:
      • Từ khái quát đến cụ thể (hoặc ngược lại)
      • Không gian từ trong tới ngoài. (hoặc ngược lại)
      • Không gian từ trên xuống dưới. (hoặc ngược lại)
    • Kết bài: phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó.

2. Tả người

  • Tả người là gợi tả về các nét ngoại hình, tư thế, tính cách, hành động, lời nói…. của nhân vật được miêu tả.
  • Phân biệt đối tượng miêu tả theo yêu cầu:
    • Tả chân dung nhân vật (cần tả nhiều về ngoại hình, tính nết…)
    • Tả người trong tư thế làm việc (tả người trong hành động: chú ý các chi tiết thể hiện cử chỉ, trạng thái cảm xúc)
  • Cách miêu tả:
    • Mở bài: Giới thiệu người được tả (chú ý đến mối quan hệ của người viết với nhân vật được tả, tên, giới tính và ấn tượng chung về người đó)
    • Thân bài:
      • Miêu tả khái quát hình dáng, tuổi tác, nghề nghiệp..
      • tả chi tiết: ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói… (chú ý tả người trong công việc cần quan sát tinh tế vào các động tác của từng bộ: khuôn mặt thay đổi, trạng thái cảm xúc, ánh mắt…).
        Ví dụ:
        Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

        (Võ Quảng)

      • Thông qua tả để khơi gợi tính cách nhân vật: qua tả các chi tiết người đọc có thể cảm nhận được tính cách của đối tượng và thái độ của người miêu tả đối với đối tượng đó.
    • Kết bài: Nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ của người viết về người được miêu tả.

3. Miêu tả sáng tạo

  • Đối tượng miêu tả thường xuất hiện trong hình dung tưởng tượng có bắt nguồn từ một cơ sở thực tế nào đó.
  • Đối tượng: Người hay cảnh vật.
  • Yêu cầu khi miêu tả:
    • Tả cảnh phải bám vào một số nét thực của đời sống. Ví dụ khi tả một phiên chợ trong tưởng tượng của em cần dựa trên những đặc điểm thường xảy ra của cảnh đó làm cơ sở tưởng tượng như: không khí của cảnh, số lượng người với những lứa tuổi tầng lớp nào? chợ diễn ra ở địa điểm nào? Thời tiết khí hậu ra sao?….Những cơ sở đó là thực tế để tưởng tượng theo ý định của mình.
    • Tả người trong tưởng tưởng: nhân vật thường là những người có đặc điểm khác biệt với người thường như các nhân vật ông Tiên, ông Bụt trong cổ tích hay một người anh hùng trong truyền thuyết….Cần dựa vào đặc điểm có tính bản chất để tưởng tượng những nét ngoại hình cho phù hợp, tạo sự hấp dẫn

Chỉ ra kĩ năng cần có khi làm văn miêu tả

=> 

  • Quan sát: nhìn nhận, xem xét sự vật.
  • Nhận xét liên tưởng hình dung về sự vật đặt trong tương quan các sự vật xung quanh.
  • Ví von so sánh: Thể hiện sự liên tưởng độc đáo riêng của người viết hình dung, cảm nhận về sự vật, hiện tượng miêu tả.
Soạn bài em bé thông minh(Truyện cổ tích)I. Đọc – hiểu văn bảnCâu 1. Xem ghi nhớ (SGK trang 74).Câu 2 & 3. Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua 4 lần.(1) - Quan đố : Trâu cày một ngày được mấy đường ?- Cậu bé giải câu đố bằng cách đố lại : Ngựa một ngày đi mấy bước.- Quan bí.(2) - Vua ban ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực ra lệnh nuôi đẻ thành 9 con.- Cậu bé giải câu...
Đọc tiếp

Soạn bài em bé thông minh

(Truyện cổ tích)

I. Đọc – hiểu văn bản

Câu 1. Xem ghi nhớ (SGK trang 74).

Câu 2 & 3. Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua 4 lần.

(1)

- Quan đố : Trâu cày một ngày được mấy đường ?

- Cậu bé giải câu đố bằng cách đố lại : Ngựa một ngày đi mấy bước.

- Quan bí.

(2)

- Vua ban ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực ra lệnh nuôi đẻ thành 9 con.

- Cậu bé giải câu đố bằng đóng kịch, trách cha không đẻ em bé để cho vua tự nói điều phi lý. Cậu bé dùng lý lẽ của vua (giống đực không đẻ) để bác ý vua (cần lưu ý trước đó cậu bé đã hiểu ý vua. Khi cho trâu kèm với thúng nếp, trâu ăn cỏ chứ không ăn lúa nếp).

(3) Cậu bé giải thích câu đố bằng cách đố lại : yêu cầu vua rèn cái kim may thành dao để làm thịt con chim sẻ dọn thành ba cỗ thức ăn.

(4) Lần thứ tư, cậu bé giải bằng kinh nghiệm dân gian khiến mọi người bất ngờ thú vị vì nó giản dị và hồn nhiên.

Câu 4. Qua 4 lần thử thách tài năng, trí thông minh của em bé càng sáng ngời. Lúc đầu là tên quan bị thua trí, hai lần sau nhà vua cũng bị thua, lần cuối cùng với sứ thần ngoại quốc, em bé đã dùng trí khôn ngoan học được của dân gian, dân tộc mình đối lại. Quả là thông minh hoàn hảo.

Câu 5. Ý nghĩa.

- Đề cao tài trí của người lao động trong cuộc sống.

 

- Trí thông minh nhờ tiếp xúc với thực tế cuộc sống mới linh hoạt và nhạy bén.

cái này chỉ mang tính chất tham khảo nên m.n dựa vào bài này để soạn nha

 

0
18 tháng 4 2017

có ai trả lời giùm mik và Miyaki Vũ ko?

11 tháng 8 2017

1)_____DÀN Ý
1 MB
giới thiệu quang cảnh đầm sen vào mùa hoa nở
2 TB
* tả thiên nhiên
- trời
- mây
- gió ...
* tả bao quát: mùa hè đã đến, hoa sen bắt đầu nở. Đầm sen quê em không rộng lắm , nhưng nhìn từ xa nó như 1 tấm thảm hoa thật đẹp
* tả chi tiết
- lá sen : che kín mặt đầm, có cái lá xoè rộnh như cái mâm nằm trên mạt nước , có những chiếc lá vươn cao như chiếc dù màu xanh
- búp sen: vươn cao khỏi tầm lá xanh thẫm như 2 bàn tay úp vào nhau
- hoa : xoè những cánh hồng tao nhã thấp thoáng trong đám lá xanh mượt còn đọng long lanh những giọt sương đêm. cánh hoa sen rất mềm và mịn. từng lớp cánh được khéo léo sắp sen kẽ , chụm lại với nhau như ánh lửa bập bùng. hoa sen đẹp, một vẻ đẹp giản dị mà đằm thắm.
- tả 1 vài bông hoa sen đã tàn, để lộ đài sen màu xanh ngọc bích và nhị sen vàng óng
* hoạt đọng con người
- hái sen
* giá trị của sen
-lá sen gói xôi ,....làm vị thuốc
-tâm sen dùng làm thuốc chữa bệnh mất ngủ.
- với người dân quê em thì đầm sen còn góp phần tăng thu nhập cho gia đình.
-hoa sen tượng trưng cho sự cao quý , thanh khiết của con người vn.
* kỉ niệm với đầm sen
-đi hái sen cùng mẹ
- đi ăn trộm sen
Kb : cảm nghĩ của em và nhân xét về đầm sen

SÔNG NƯỚC CÀ MAUBài 1: Bài văn miêu tả cảnh gì? Theo trình tự như thế nào? Dựa vào trình tự miêu tả, emhãy tìm bố cục của bài văn.Bài 2: Vị trí quan sát của người miêu tả là ở đâu? Vị trí ấy có thuận lợi gì trong việcquan sát và miêu tả?Bài 3: Ấn tượng ban đầu của tác giả về vùng Cà Mau là gì? Ấn tượng ấy được cảm nhậnqua những giác quan nào?Bài 4: Đọc kĩ đoạn văn...
Đọc tiếp

SÔNG NƯỚC CÀ MAU

Bài 1: Bài văn miêu tả cảnh gì? Theo trình tự như thế nào? Dựa vào trình tự miêu tả, em
hãy tìm bố cục của bài văn.
Bài 2: Vị trí quan sát của người miêu tả là ở đâu? Vị trí ấy có thuận lợi gì trong việc
quan sát và miêu tả?
Bài 3: Ấn tượng ban đầu của tác giả về vùng Cà Mau là gì? Ấn tượng ấy được cảm nhận
qua những giác quan nào?
Bài 4: Đọc kĩ đoạn văn “Thuyền chúng tôi chèo thoát qua… sương mù và khói sóng ban
mai.”
a) Tìm chi tiết nói về sự rộng lớn, hùng vĩ của dòng sông và rừng đước.
b) Trong câu “Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa
Lớn, xuôi về Năm Căn.” có những động từ nào chỉ cùng một hoạt động của con
thuyền? Nhận xét về sự chính xác và tinh tế của tác giả trong cách dùng từ ở câu
văn này.
c) Tìm trong đoạn văn những từ miêu tả màu sắc của rừng đước và nhận xét cách
miêu tả màu sắc của tác giả.
Bài 5: Tìm chi tiết nói về sự tấp nập, đông vui, trù phú của chợ Năm Căn.
Bài 6: Qua bài văn này, em cảm nhận được gì về vùng Cà Mau cực nam của Tổ quốc?
Bài 7: Chọn và phân tích tác dụng của một hình ảnh so sánh mà em cho là đặc sắc trong
văn bản.

0
1.Đọc kỹ bài văn và phần Chú thích, từ đó cố gắng hình dung ra vẻ đẹp kì ảo của Động Phong Nha, nơi được coi là “Đệ nhất kì quan” 2.Bài văn có thể chia thành mấy đoạn (hai hay ba)?Nếu là hai thì cách chia nội dung cụ thể của từng đoạn là gì? Nếu là ba thì cách chia nội dung cụ thể của từng đoạn là gì? 3. Cảnh sắc của Động Phong Nha đã được tác giả miêu tả theo trình tự...
Đọc tiếp

1.Đọc kỹ bài văn và phần Chú thích, từ đó cố gắng hình dung ra vẻ đẹp kì ảo của Động Phong Nha, nơi được coi là “Đệ nhất kì quan”

2.Bài văn có thể chia thành mấy đoạn (hai hay ba)?Nếu là hai thì cách chia nội dung cụ thể của từng đoạn là gì? Nếu là ba thì cách chia nội dung cụ thể của từng đoạn là gì?

3. Cảnh sắc của Động Phong Nha đã được tác giả miêu tả theo trình tự nào?Vẻ đẹp của Động khô và Động nước đã được miêu tả bằng những chi tiết nào?(Để trả lời câu hỏi này, em hãy liệt kê đầy đủ các chi tiết được miêu tả, các từ ngữ được dùng để nói về vẻ đẹp của động Phong Nha).

4. Hãy đọc lời phát biểu của ông trưởng đoạn thám hiểm Hội địa lý Hoàng gia Anh và trả lời các câu hỏi sau:

a/ Nhà thám  hiểm đó nhận xét và đánh giá động Phong Nha như thế nào?

b/ Em có cảm nghĩ gì trước lời đánh giá đó?

5. Động Phong Nha đã và đang mở ra những triển vọng gì? (Đặc biệt là về phương diện kinh tế du lịch).

 

 

2
25 tháng 4 2017

Câu 1: Đọc kĩ bài văn Động Phong Nha và cho biết bài văn có thể chia thành mấy n? Nếu là hai thì cách chia và nội dung cụ thể của từng đoạn là gì? Nếu ià ba thì h chia và nội dung cụ thể của từng đoạn là gì?

Trá lời:

* Cách chia: chia làm hai đoạn:

- Đoạn 1: Từ đầu đến “ nơi cảnh chùa, đất Bụt Giới thiệu Động Phong Nha.

- Đoạn 2: Phần còn lại: Xác định giá trị của Động Phong Nha, sức thu hút của động đối với khách tham quan và việc đầu tư khai thác để sớm biến động thành một địa điểm du lịch, thám hiểm, nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh.

* Cách hai: chia ba đoạn:

- Đoạn 1: Từ đầu đến “bãi mía nằm rải rác”: Giới thiệu vị trí địa lí và hai đường (thuỷ bộ) vào Động Phong Nha.

- Đoạn 2: Từ “Phong Nha gồm hai bộ phận” đến “nơi cảnh chùa, đất Bụt”: Cảnh tượng Động Phong Nha.

- Đoạn 3: Phần còn lại: Xác định giá trị của Động Phong Nha, sức thu hút cùa động đối với khách tham quan, và việc đầu tư khai thác để sớm biến động thành một địa điểm du lịch, thám hiểm, nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh.

Câu 2: Cảnh sắc Động Phong Nha đã được tác giả miêu tả theo trình tự nào? Vẻ đẹp của Động khô và Động nước đã được miêu tả bằng những chi tiết nào?

Trả lời;

Trình tự miêu tả của người viết- tuân theo trật tự không gian, từ khái quát đến đến cụ thể, từ ngoài vào trong:

- Giới thiệu vị trí của quần thể Động Phong Nha

- Hai đường thuỷ, bộ vào động cùng gặp nhau ở bến sông Son

- Hai bô phận chính của hang: Động khô và Động nước

- Động chính với 14 buồng nối đuôi nhau bởi một hành lang chính và nhiều hành lang phụ.

- Vào sâu nữa là các dòng sông ngầm dưới khối núi đá vôi và khu rừng nguyên sinh.

- Đặc tả vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo của Động Phong Nha.

* Vẻ đẹp của Động khô và Động nước:

- Động khô ở độ cao 200 m, có vòm đá trắng vân nhũ và vô số cột đá màu xanh ngọc bích óng ánh.

- Động nước: có một con sông dài chảy suốt ngày đêm. Sông khá sâu và nước rất trong.

- Động Phong Nha mang vẻ dẹp lộng lẫy, kì ảo, hiếm có. Từ các khối thạch nho hiộn lên đủ hình khối (có khối hình gà, con cóc, có khối mang hình mâm xôi; có khối là hình các tiên ông đang ngồi đánh cờ) và huyền ảo về sắc màu lóng lánh như kim cương không bút nào lột tá hểt\ cho đến những âm thanh nơi đây cũng khác lạ: một tiếng nước gõ long tong, một tiếng nói trong hang động đều có âm vang riêng, khác nào tiếng đàn, tiếng chuông nơi cảnh chùa, đất Bụt. và đây dó, trên vách động còn rủ xuống những nhánh phong lan xanh biếc Du khách như lạc vào một thế giới khác lạ - thế giới của tiên cảnh: vừa có nét hoang sơ, bí hiềm; lại vừa rất thanh thoát và giàu chất thơ. Thật đúng là “ kì quan đệ nhất động ” của Việt Nam.

Câu 3: Hãy đọc lại lời phát biểu của ông trưởng đoàn thám hiểm Hội địa lí Hoàng gia Anh và Trả lời các câu hỏi sau:

a) Nhà thám hiểm đó nhận xét và đánh giá Động Phong Nha như thế nào?

b) Em có cảm nghĩ gì trước lời đánh giá đó?

Trả lời:

a) Ông trưởng đoàn khẳng định Phong Nha là một hang động dài nhất và đẹp nhất ế giới. Điều khẳng định của ông đã được báo cáo khoa học của đoàn thám hiểm ân tích rõ trong bảy cái nhất của Động Phong Nha. Thật là kì diệu và cũng thật tự o! Phong Nha không chỉ là danh lam thắng cảnh đẹp và tráng lệ nhất nước ta mà òn vào loại nhất trên thế giới.

b) Là người Việt Nam chúng ta tự hào vì có nhưng thắng cảnh như Động Phong Nha.

Câu 4: Động Phong Nha đã và đang mở ra những triển vọng gì?

Trả lời:

- Động Phong Nha đã và đang trở thành một địa điểm du lịch, thám hiểm và ghiên cứu khoa học thu hút sự quan tâm của rnhiều nhà khoa học, nhà thám hiểm à khách du lịch trong, ngoài nước

Phong Nha có một tương lại đầy hứa hẹn về nhiều mặt: khoa học, kinh tế và văn hoá.

25 tháng 4 2017

Câu 1: Đọc kĩ bài văn Động Phong Nha và cho biết bài văn có thể chia thành mấy n? Nếu là hai thì cách chia và nội dung cụ thể của từng đoạn là gì? Nếu là ba thì chia và nội dung cụ thể của từng đoạn là gì?

Trá lời:

* Cách chia: chia làm hai đoạn:

- Đoạn 1: Từ đầu đến “ nơi cảnh chùa, đất Bụt Giới thiệu Động Phong Nha.

- Đoạn 2: Phần còn lại: Xác định giá trị của Động Phong Nha, sức thu hút của động đối với khách tham quan và việc đầu tư khai thác để sớm biến động thành một địa điểm du lịch, thám hiểm, nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh.

* Cách hai: chia ba đoạn:

- Đoạn 1: Từ đầu đến “bãi mía nằm rải rác”: Giới thiệu vị trí địa lí và hai đường (thuỷ bộ) vào Động Phong Nha.

- Đoạn 2: Từ “Phong Nha gồm hai bộ phận” đến “nơi cảnh chùa, đất Bụt”: Cảnh tượng Động Phong Nha.

- Đoạn 3: Phần còn lại: Xác định giá trị của Động Phong Nha, sức thu hút cùa động đối với khách tham quan, và việc đầu tư khai thác để sớm biến động thành một địa điểm du lịch, thám hiểm, nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh.

Câu 2: Cảnh sắc Động Phong Nha đã được tác giả miêu tả theo trình tự nào? Vẻ đẹp của Động khô và Động nước đã được miêu tả bằng những chi tiết nào?

Trả lời;

Trình tự miêu tả của người viết- tuân theo trật tự không gian, từ khái quát đến đến cụ thể, từ ngoài vào trong:

- Giới thiệu vị trí của quần thể Động Phong Nha

- Hai đường thuỷ, bộ vào động cùng gặp nhau ở bến sông Son

- Hai bô phận chính của hang: Động khô và Động nước

- Động chính với 14 buồng nối đuôi nhau bởi một hành lang chính và nhiều hành lang phụ.

- Vào sâu nữa là các dòng sông ngầm dưới khối núi đá vôi và khu rừng nguyên sinh.

- Đặc tả vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo của Động Phong Nha.

* Vẻ đẹp của Động khô và Động nước:

- Động khô ở độ cao 200 m, có vòm đá trắng vân nhũ và vô số cột đá màu xanh ngọc bích óng ánh.

- Động nước: có một con sông dài chảy suốt ngày đêm. Sông khá sâu và nước rất trong.

- Động Phong Nha mang vẻ dẹp lộng lẫy, kì ảo, hiếm có. Từ các khối thạch nho hiộn lên đủ hình khối (có khối hình gà, con cóc, có khối mang hình mâm xôi; có khối là hình các tiên ông đang ngồi đánh cờ) và huyền ảo về sắc màu lóng lánh như kim cương không bút nào lột tá hểt\ cho đến những âm thanh nơi đây cũng khác lạ: một tiếng nước gõ long tong, một tiếng nói trong hang động đều có âm vang riêng, khác nào tiếng đàn, tiếng chuông nơi cảnh chùa, đất Bụt. và đây dó, trên vách động còn rủ xuống những nhánh phong lan xanh biếc Du khách như lạc vào một thế giới khác lạ - thế giới của tiên cảnh: vừa có nét hoang sơ, bí hiềm; lại vừa rất thanh thoát và giàu chất thơ. Thật đúng là “ kì quan đệ nhất động ” của Việt Nam.

Câu 3: Hãy đọc lại lời phát biểu của ông trưởng đoàn thám hiểm Hội địa lí Hoàng gia Anh và Trả lời các câu hỏi sau:

a) Nhà thám hiểm đó nhận xét và đánh giá Động Phong Nha như thế nào?

b) Em có cảm nghĩ gì trước lời đánh giá đó?

Trả lời:

a) Ông trưởng đoàn khẳng định Phong Nha là một hang động dài nhất và đẹp nhất ế giới. Điều khẳng định của ông đã được báo cáo khoa học của đoàn thám hiểm ân tích rõ trong bảy cái nhất của Động Phong Nha. Thật là kì diệu và cũng thật tự o! Phong Nha không chỉ là danh lam thắng cảnh đẹp và tráng lệ nhất nước ta mà òn vào loại nhất trên thế giới.

b) Là người Việt Nam chúng ta tự hào vì có nhưng thắng cảnh như Động Phong Nha.

Câu 4: Động Phong Nha đã và đang mở ra những triển vọng gì?

Trả lời:

- Động Phong Nha đã và đang trở thành một địa điểm du lịch, thám hiểm và ghiên cứu khoa học thu hút sự quan tâm của rnhiều nhà khoa học, nhà thám hiểm à khách du lịch trong, ngoài nước