Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hoạt động phỏng vấn khi cuộc trò chuyện ấy được thực hiện nhằm mục đích rõ ràng là để thu thập thông tin về một chủ đề quan trọng, có ý nghĩa
Chỉ có thể là pặn hỏi các câu linh tinh or trl linh tinh thì nó bị chặn thoai ._.
bn vào địa chỉ này nhé : http://www.soanbai.com/2013/09/huong-dan-soan-bai-tu-tinh-ho-xuan-huong.html và http://www.soanbai.com/2013/09/huong-dan-soan-bai-thu-dieu-nguyen-khuyen.html
- Phóng viên chuẩn bị kĩ lưỡng
- Câu hỏi phong phú, đa dạng, khai thác được thông tin
- Cách dẫn dắt tự nhiên, khéo léo, lối giao tiếp thân tình, nhã nhặn
Bạn Tham khảo nha!
I. NGÔN NGỮ – TÀI SẢN CHUNG CỦA XÃ HỘI:
1/ Những yếu tố chung trong ngôn ngữ của cộng đồng:
- Các âm thanh và các thanh (nguyên âm, phụ âm, thanh điệu...)
- Các tiếng (âm tiết) là sự kết hợp của các âm và thanh.
- Các từ (từ đơn, từ ghép)
- Các ngữ cố định (thành ngữ, quán ngữ...)
2/ Các quy tắc và phương thức chung:
- Quy tắc chung: Quy tắc cấu tạo từ, ngữ (cụm từ, câu, đoạn...
- Phương thức chuyển nghĩa từ (nghĩa gốc sang nghĩa phát sinh)
II. LỜI NÓI – SẢN PHẨM RIÊNG CỦA CÁ NHÂN:
1/ Giọng nói cá nhân: Khi nói chúng ta vẫn dùng các âm, các thanh chung của ngôn ngữ cộng đồng, nhưng mỗi người có một nét riêng, không ai giống ai.
2/ Vốn từ ngữ cá nhân:
- Từ vựng là tài sản chung của toàn dân.
- Vốn từ ngữ cá nhân: là sự ưa chuộng và quen dùng một số từ ngữ nhất định. Vốn từ cá nhân tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau: lứa tuổi, giới tính, cá tính nghề nghiệp, vốn sống, trình độ hiểu biết, quan hệ xã hội, địa phương sinh sống...
VD: “Bác nói, giọng nó khang khác thế nào ấy. Trời bác nói là giời. Sợ bác nói là hãi...” (Ma Văn Kháng)
3/ Sự chuyển đổi, sáng tạo khi sử dụng từ ngữ chung, quen thuộc:
- Từ ngữ là vốn từ chung của toàn xã hội.
- Lời nói cá nhân có sự chuyển đổi, sáng tạo trong việc sử dụng từ ngữ kết hợp từ, tách từ, chuyển loại từ hoặc mang sắc thái phong cách... tạo nên những biểu hiện mới.
VD: Tôi muốn buộc gió lại cho hương đừng bay đi.
4/ Việc tạo ra các từ mới: Cá nhân có thể tạo ra các từ mới từ kho vốn từ chung và các phương thức chung.
VD: SGK (Tr.12)
5/ Việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo quy tắc chung, phương thức chung: Khi nói hay viết, cá nhân có thể tạo ra các sản phẩm như từ mới, câu ngữ, đoạn, bài... có sự chuyển hóa linh hoạt so với những quy tắc và phương thức chung.
VD: SGK (Tr.12+13)
=> Ở VD Tr1.12, tác giả NT đã đảo trật tự cú pháp.
=> Tr.13, tác giả Tô Hoài lại sử dụng phương thức tính lược thành phần CN và VN của câu.
KẾT LUẬN:
Biểu hiện của nét riêng trong lời nói cá nhân là PHONG CÁCH CÁ NHÂN.
PHẦN LUYỆN TẬP:
: Trong hai câu thơ dưới đây, từ “thôi” in đậm đã được tác giả sử dụng với nghĩa như thế nào?
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.
(Nguyễn Khuyến - Khóc Dương Khê)
=> Từ “thôi” vốn có nghĩa chung là chấm dứt, kết thúc một hoạt động nào đó nhưng trong bài thơ này, NK đã sáng tạo, “thôi” có nghĩa: sự mất mát, sự đau đớn. “Thôi” là hư từ được NK dùng trong câu thơ để diễn tả nỗi đau của mình khi nghe tin bạn mất, đồng thời cũng là cách nói giảm để giảm bớt nỗi mất mát quá lớn không gì bù đắp nỗi.
2. Bài tập 2: Nhận xét về cách sắp đặt từ ngữ trong 2 câu thơ sau. Cách sắp đặt ấy tạo được hiệu quả giao tiếp như thế nào?
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn.
(Hồ Xuân Hương - “Tự tình” II)
- Hai câu thơ của HXH được sắp xếp theo lối đối : “xiên ngang - đâm toạc; mặt đất - chân mây; rêu từng đám - đá mấy hòn. Kết hợp với hình thức đảo ngữ.
- Thiên nhiên trong 2 câu thơ cũng mang nỗi niềm phẫn uất của con người. Rêu là một sinh vật nhỏ yếu nhưng không khuất phục mà phải “xiên ngang mặt đất”. Đá vốn rắn chắc nhưng giờ đây lại nhọn hoắt hơn để “đâm toạc chân mây”.
- Nhà thơ đã sử dụng biện pháp đảo ngữ để làm nổi bật sự phẫn uất của thiên nhiên mà cũng là sự phẫn uất của tâm trạng con người. Các động từ mạnh “xiên”, “đâm” kết hợp với các bổ ngữ “ngang”, “toạc” thể hiện sự bướng bỉnh, ngang ngạnh của thi sĩ.
=> Cách sử dụng các thủ pháp nghệ thuật như : đối lập, đảo ngữ, cách dùng từ ngữ tạo hình đã tạo nên ấn tượng mạnh mẽ, làm nên cá tính sáng tạo của HXH. Cách miêu tả thiên nhiên của bà bao giờ cũng cựa quậy, căng đầy sức sống ngay cả trong những tình huống bi đát nhất.
(Tiết 2)
- Ngôn ngữ chung là cơ sở để mỗi cá nhân sản sinh ra những lời nói cụ thể của mình, đồng thời lĩnh hội được lời nói của cá nhân khác.
- Lời nói cá nhân vừa có phần biểu hiện của ngôn ngữ chung, vừa có nét riêng. Hơn nữa, cá nhân có thể sáng tạo, góp phần làm biến đổi và phát triển ngôn ngữ chung.
LUYỆN TẬP:
1/ Bài tập 1:
- Nghĩa từ nách trong câu thơ: Phần giao nhau giữa hai bức tường tạo thành một góc.
- Nhận xét: Nguyễn du tạo nên nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.
2/ Bài tập 2: Ý nghĩa từ xuân trong lời thơ mỗi tác giả
- Xuân trong lời thơ Hồ Xuân Hương: vừa là mùa xuân; vừa là sức sống tuổi trẻ
- Xuân trong lời thơ Nguyễn Du: người con gái trẻ đẹp
- Xuân trong lời thơ Nguyễn Khuyến: vừa là rượu ngon; vừa là tình cảm bạn bè dạt dào
- Xuân trong lời thơ Hồ Chí Minh: vừa là mùa đầu tiên trong năm; vừa là sức sống mới, tươi đẹp
3/ Bài tập 3: Ý nghĩa từ mặt trời trong lời thơ mỗi tác giả
- Huy Cận mặt trời được dùng với nghĩa gốc
- Tố Hữu mặt trời là lý tưởng cộng sản (nghĩa ẩn dụ)
- Nguyễn Khoa Điềm mặt trời được dùng với nghĩa gốc; và mặt trời là đứa con (nghĩa ẩn dụ)
4/ Bài tập 4: Những từ mới và quy tắc cấu tạo:
a. - mọn mằn: nhỏ bé, tầm thường, không đáng kể.
- Được tạo ra từ tiếng mọn; theo phương thức láy phụ âm đầu.
b. - giỏi giắn: rất giỏi (mang sắc thái thiện cảm, ngợi khen)
- Được tạo ra từ giỏi; theo phương thức láy phụ âm đầu.
c. - nội soi: ở bên trong
- Được tạo ra hai từ nội, soi; theo phương thức từ ghép chính phụ.
"Cà phê thì đắng, hoa thì thơm". Việc xác định tôi là ai, tôi có nhiệm vụ gì, tôi nhận thức thế giới này ra sao?" là những câu hỏi căn bản để mỗi người sống tốt cuộc sống duy nhất của mình. Mỗi người chỉ có một cuộc đời, chỉ được sống có một lần, và mỗi ngày là một món quà mà tạo hóa ban tặng cho chúng ta, bạn là đóa hoa thơm giữa đời hay không là tùy thuộc vào chính bạn. Mỗi người một vẻ, chúng ta góp phần tạo nên cho cuộc sống một vẻ đẹp hoàn mỹ cho dù không phải ai cũng có một cuộc sống hoàn hảo để có một cái tôi hoàn hảo. Thế nhưng, như Eptusenko đã từng viết "Chẳng có ai tẻ nhạt ở trên đời, mỗi số phận chứa một phần lịch sử". Tôi có thể không phải là thứ nhất nhưng Tôi là duy nhất bởi Tôi nhìn nhận thế giới thưo góc nhìn của chính Tôi, Tôi sẵn sàng trả giá để khám phá và hoàn thiện bản thân, và Tôi chấp nhận sự khác biệt của mình và tạo cơ hội cho người khác thích nghi.
Thực ra, việc xác định được "Tôi là ai?" là một vấn đề rất quan trọng, bởi khi xác định được bản thân mình, được chỗ đứng của mình, biết được mình mong muốn điều gì và có mục đích rõ ràng, bạn mới có thể đạt được thành công. Cũng chính bởi vậy mà môn học Kỹ năng sống, xác định bản thân đang được áp dụng trong các trường đại học ngày càng nhiều.
Trong những lần lướt Net, tôi vô tình đọc được câu chuyện về một cô gái muốn xin vào làm trong một nhà hàng Nhật Bản. Cô gái cố gắng hết sức để có thể trau dồi vón tiếng Anh và tiếng Nhật dành cho nhà hàng, thậm chí cô ấy còn lên mạng tìm thông tin về các đầu bếp nổi tiếng của Nhật, các loại sushi nổi tiếng...Thế nhưng khi đến tuyển dụng, một câu hỏi duy nhất cô ấy nhận được, đó chính là "Em là ai?". Cô gái thật sự lúng túng trước câu hỏi này và đã không gây được ấn tượng với người tuyển dụng. Đó thực ra là một câu hỏi thật sự rất tuyệt và thông minh, nhưng không phải ai cũng có thể trả lời được.
Bạn thấy không, đôi khi chúng ta mải mê lo cóp nhặt tri thức và vốn sống mà quên mất ta là ai, và nhà tuyển dụng họ muốn ở chúng ta nhiều hơn những kiến thức chuyên môn và kỹ năng làm việc. Họ cần chúng ta biết chúng ta là ai, hay nói cách khác, phải nhận thức được giá trị của bản thân mình, từ đó mới biết được giá trị của sức lao động. Chính vì vậy, hãy tập xác định mình là ai, mình muốn gì trước khi muốn có được thành công, đơn giản chỉ là nếu bạn không biết mình muốn gì, bạn sẽ không bao giờ có cái đích để phấn đấu.
Mỗi chúng ta là một điều tuyệt vời nhất mà tạo hóa đã tạo ra. Hãy tạo ra một cái tôi hoàn hảo bằng cách tự trả lời những câu hỏi: mình đang ở đâu? Mình muốn gì? Mình cần gì? Mình mong muốn điều gì?... và chỉ có một con đường để ước mơ đó chính là làm việc hết mình, luôn luôn nghĩ đến những điều mình muốn và thật sự nỗ lực trong cuộc sống.
Tôi có đọc được một câu chuyện của một người đàn bà "28 năm gắn bó với dòng đời xuôi ngược", "Nhiều khi tôi tự hỏi rằng: Tôi là ai?. Cuộc đời của mỗi con người cũng giống như những trang tiểu thuyết, nhưng tiểu thuyết đời tôi nếu viết ra, trên Trái Đất này phải có hàng triệu con người rơi nước mắt. Khổ đau đến tột cùng và yêu thương đến đỉnh độ. Tôi tham lam lắm, thế nhưng tôi không thể làm gì giữa bộn bề cuộc sống này, tôi còn một đứa trẻ đang chờ mẹ về sau giờ tan sở, một tình yêu dang dở với người cha của con trai tôi, tôi chỉ là hạt cát nhỏ giữa sa mạc cát mênh mông, tôi như cơn gió lang thang giữa bầu trời, muốn xoa dịu nỗi đau cho mọi kiếp người nhưng lại không thể. Và vẫn luôn tự hỏi mình: Tôi là ai?". Vậy đấy bạn à, đôi khi người ta tự hỏi mình là ai khi còn những điều không thể làm được, khi bất lực trước mong muốn dữ dội và cháy bỏng.
Quả thật, để trả lời được câu hỏi "Tôi là ai?" là một điều thật sự khó, và không phải ai cũng có thể tìm ra câu trả lời trong một sớm một chiều. Trong cuộc sống không có nhiều bước ngoặt, mỗi vấp váp, mỗi trải nghiệm chính là cơ hội để ta có thể khám phá bản thân và xây dựng cuộc sống.
Một bài thơ khuyết danh nhưng cháy bỏng nhịp sống và thổn thức yêu thương, là những khát vọng được vươn lên, cống hiến cho đời, cho cuộc sống. "Tôi là ai?" - là niềm tin, là khát vọng, là cánh hoa, là ngọn gió, là tương lai...Và cho dù bạn là ai, bạn đang đứng ở đâu thì hãy luôn tự tin, tự hào vì chính bản thân mình... Bởi cho dù bạn không phải là thứ nhất nhưng bạn là duy nhất trên cuộc đời này.
Sinh ra từ cuộc sống
Tôi muốn là khát vọng
Đem niềm tin bay xa
Tôi muốn là bài ca
Ngân nga từ lòng mẹ
Tôi sẽ là tất cả
Trong một ngày không xa
Tôi sẽ là đóa hoa
Dâng cho đời mật ngọt
Tôi sẽ là ngọn gió
Nâng cánh diều bay xa
Bầu trời xanh bao la
Dòng sông chảy hiền hòa
Tôi là con thuyền nhỏ
Lướt gió ngoài đại dương
Tôi gọi về yêu thương
Trong tiếng ca trầm lắng
Gọi niềm tin chiến thắng
Trong giọt nắng ban mai
Tôi gọi về tương lai
Trong ngày mai hạnh phúc
Tôi muốn gọi cảm xúc
Cho ngày mới bình yên
Tôi muốn đến mọi miền
Để gọi mùa thu tới
Tôi đưa tay tôi với
Những hạt nắng lung linh
Ấm áp nụ cười xinh
Trên quê mình đất nước".
"Tôi là ai", câu hỏi này không đơn thuần là câu hỏi làm nát óc bao suy nghĩ của các nhà khoa học, nó cũng là điều bí ẩn cho tạo hóa này. "Tôi là ai" phụ thuộc vào nhiều yếu tố: "Tôi đã làm được những gì", "Tôi đã trở thành thứ gì trong cuộc sống", "Tôi đã giúp ích được gì cho đời chưa".... chính những thứ đó mang lại câu trả lời cho "Tôi là ai".
câu hỏi đâu?
Thế🐌với🤺ai thắng