K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1 2024

- Những hình ảnh, hoạt động trong khổ 4:

+ Không một ánh lửa, không một mái lều thẫm đen / Rừng sâu và tuyết bao la

+ Những cột sọc chỉ đường / ngược chiều tôi

- Nhân vật trữ tình xuất hiện ở khổ thơ này vẫn đang chìm trong cảnh thiên nhiên cô quạnh, con người bị bao vây bởi “rừng sâu và tuyết lạnh”. Cạnh đó, chỉ thấy những cột cây số hữu hình mà vô cảm đang ngược chiều chạy tới, khiến không gian càng như rộng thêm ra. Con đường mùa đông đã dài lại lại được bao phủ bởi màu trắng của tuyết, màu đen sẫm của rừng khiến cho cảnh vật càng trở nên vô tận.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1 2024

- Không gian: bên lò lửa đỏ

- Thời gian: ngày mai, đêm đông

- Nhân vật trữ tình không tuyệt vọng, không bi lụy, nhưng tiếp tục đấu tranh với nỗi buồn bằng cách gọi tên người yêu. Trong tuyết lạnh mà bất giác nghĩ về lò lửa đỏ, về mái ấm hạnh phúc gia đình, hy vọng được trở về gặp lại người yêu và quây quần bên gia đình.

23 tháng 8 2023

- Cảm xúc của nhân vật trữ tình:

+ Khổ 1: những mâu thuẫn giằng xé trong tâm trạng nhà thơ trước mối tình tan vỡ, trước người con gái ông yêu sâu sắc mà không thể có được tình yêu của nàng.

+ Khổ 2: Pu-skin đã thoát khỏi mớ cảm xúc tiêu cực hỗn độn, để quay trở về với tình yêu đích thực, chân chính và cao thương nhất, mong người con gái ấy có được một tình yêu đẹp, được sống cuộc đời hạnh phúc.

- Cụm từ “tôi yêu em” trở thành điệp khúc trong bài thơ.

+ Điệp khúc “tôi yêu em” trong câu thơ “Tôi yêu em: đến nay chừng có thể” thể hiện cảm xúc bị kìm nén, dè dặt, bị lí trí chi phối.

+ Điệp khúc “tôi yêu em” trong câu thơ “Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng” thể hiện sự chuyển đổi đột ngột, tuôn trào của cảm xúc không còn nghe theo sự điều kiển của lí trí nữa.

+ Điệp khúc “tôi yêu em” trong hai dòng thơ cuối thể hiện sự tuôn trào của cảm xúc muốn bộc bạch cho hết sự chân thành, đằm thắm của tình yêu tôi dành cho em, tình yêu ấy không bao giờ lụi tắt mặc dù vì người yêu tác giả sẵn sàng rút lui.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1 2024

- Ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh người phụ nữ ở khổ thơ thứ hai, bến Tầm Dương ở khổ thơ thứ ba và sao Khuê ở khổ thơ cuối: Các hình ảnh đều tượng trưng cho những người nghệ sĩ tài hoa bạc mệnh trong lịch sử nghệ thuật, điểm chung giữa họ là sự tài hoa và cuộc đời cô đơn, lẻ loi, là số phận bị xã hội lãng quên. Qua đó, ý nghĩa tượng trưng là cái đẹp của nghệ thuật và nỗi đau, nỗi cô đơn ngàn đời của người nghệ sĩ trên hành trình sáng tạo nghệ thuật.

- Cấu tứ bài thơ là sự hoà nhập giữa tiếng đàn hiện tại và những kiếp nghệ sĩ tài hoa bạc mệnh trong quá khứ.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
27 tháng 8 2023

- Theo em, trong muôn vàn nỗi khốn khổ, tủi nhục mà Chí đã nếm trải, nỗi đau khổ lớn nhất có lẽ chính là cái bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người thật xót xa, nhức buốt, dẫn đến cái chết của Chí. Cái chết như là hành động minh chứng cho sự khủng hoảng và bế tắc, tuyệt vọng không lối thoát, nó là kết quả cho sự hồi sinh và thức tỉnh của Chí, đó cũng là con đường duy nhất để Chí được làm người lương thiện bởi chỉ có kết thúc được những tháng ngày của quỷ dữ mới có thể bắt đầu để sống đúng nghĩa cuộc đời mình.

- Qua nhân vật này, nhà văn đã chĩa thẳng ngòi bút của mình đến thế lực phong kiến độc ác đã lấy đi nhân tính của biết bao nhiêu người nông dân lương thiện. Đồng thời ông cũng bênh vực và cổ vũ mọi người hãy cùng nhau đứng lên giành lấy quyền sống, quyền tự do cho chính mình để không ai phải tìm đến cái chết một cách thương tâm giống như Chí Phèo.

23 tháng 8 2023

- Trạng thái cảm xúc của nhân vật trữ tình trong hai dòng đầu của khổ thơ thứ hai:

+ Nội tâm đầy mâu thuẫn giằng xé, cái sự tuyệt vọng đến đau lòng của tác giả. Yêu sâu sắc đến vậy, thế nhưng nói với người không đặng, chỉ sợ người lại càng lánh xa ta, yêu đến mức chỉ dám lặng lẽ, “âm thầm không hy vọng”.

+ Dẫu chỉ là tình đơn phương, nhưng có lẽ mọi cung bậc cảm xúc trong tình yêu, Puskin đều đã nếm trải: “rụt rè”, e ngại, sợ rằng chỉ một chút sơ sẩy thôi, thì sẽ chẳng còn gì nữa, nàng sẽ không còn dành cho ta sự nhân nhượng, cảm thông cuối cùng, “hậm hực lòng ghen”, vì người có tình mới, nhưng đớn đau thay, bất lực và tuyệt vọng thay, bởi tác giả thậm chí còn chẳng có quyền được ghen tức.

31 tháng 10 2024

Tôi nuốn hỏi cốt truyện của văn bản người thầy đầu tiên của ngữ văn lớp 7 kntt

23 tháng 8 2023

Tâm trạng phức tạp của nhân vật trữ tình được thể hiện qua khổ thơ đầu:

- Hai câu thơ đầu:

+ Puskin khẳng định tình yêu nồng nàn, mãnh liệt của mình bằng câu thổ lộ rất chân thành, tha thiết “Tôi yêu em: đến nay chừng có thể”.

+ Khẳng định thứ tình cảm sâu sắc vẫn tồn tại trong trái tim người nghệ sĩ chưa từng đổi thay, vẫn luôn sâu sắc, nồng nàn và đơn giản chỉ bằng ba chữ “Tôi yêu em”,

=> Không phải là thứ tình cảm nông nổi, bồng bột của tuổi trẻ vụng dại, mà là tình yêu chung thủy, vững bền dẫu qua bao năm tháng vẫn không hề đổi thay.

- Hai câu thơ sau:

+ Quyết tâm rời bỏ hồn “Nhưng không để em bận lòng thêm nữa/Hay hồn em phải gợn bóng u hoài”.

+ Vẻ cao thượng trong nhân cách của tác giả được thể hiện một cách rõ nét, Puskin yêu và tôn trọng người mình yêu tuyệt đối, ông thà hy sinh, chấp nhận bản thân chịu đau khổ giày vò, cũng không muốn cô gái mình chịu tổn thương một chút.

+ Ẩn hiện sự kìm nén, nỗi xót xa khi buộc phải từ bỏ thứ tình yêu mà ông hằng quý trọng, nâng niu suốt một quãng thời gian dài tưởng như đã in sâu vào thịt.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1 2024

- Sự tương phản giữa các hình ảnh trong khổ thơ thứ hai:

Vũ trụ thì bao la, vô tận > < con người thì quá nhỏ bé, đơn độc, lẻ loi.

⇒ Sự tương phản cho ta thấy được tâm trạng buồn bã, băn khoăn, ngơ ngác trước không gian rộng lớn cũng như ngã rẽ của cuộc đời. Tác giả cảm nhận rõ sự nhỏ bé, lẻ loi, cô độc của một kiếp người giữa dòng đời rộng lớn. Đây không phải là nỗi buồn của cá nhân ông mà là cảm xúc chung của cả một thế hệ, đặc biệt là giới văn nghệ sĩ đầu thế kỉ XX.

- Sự tương phản này tiếp tục được triển khai ở các khổ thơ tiếp theo:

+ Khổ thơ thứ ba gợi ảnh vật cô liêu nhưng không có sự gắn kết với nhau, thiếu đi dấu vết của sự sống, của bóng hình con người.

+ Khổ thơ thứ tư gợi cảnh thiên nhiên hùng vĩ nhưng lòng người thì buồn vời vợi bởi nỗi nhớ quê hương.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1 2024

- Theo em, bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người là nỗi khổ, tủi nhục lớn nhất của Chí Phèo. Vì chính bi kịch này đã khiến Chí mất đi tình yêu với Thị Nở, dẫn đến cái chết của Chí Phèo.

- Qua nhân vật này, Nam Cao đã thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc. Nam Cao bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc với những kiếp người bị đày đọa, bị cự tuyệt quyền làm người của người nông dân lương thiện. Nam Cao đã cất lên tiếng kêu cứu thảm thiết và đầy phẫn uất cho họ. Ông lên án gay gắt những thế lực tàn bạo đã gây nên tấn bi kịch đau thương cho người lao động. Nhà văn thái độ trân trọng, nâng niu những nét đẹp người nông dân.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1 2024

- Những hình ảnh “trăng” và “cột chỉ đường”: diễn tả không gian hun hút, quạnh quẽ.

- Âm thanh “tiếng lục lạc” và “kim đồng hồ kêu tích tắc” diễn tả âm thanh lục lạc đơn điệu buồn tẻ, tiếng đồng hồ kêu tích tắc như một kỉ vật nhắc nhở bao hoài niệm thương yêu.

⇒ Hình ảnh và âm thanh khiến cảnh vật hiện ra mơ màng và xúc động. Trong không gian như vậy, nhân vật trữ tình không chỉ buồn mà còn mệt mỏi mà còn nghĩ về mái ấm gia đình hạnh phúc, khát khao và hi vọng gặp người thương. Niềm khao khát ấy khiến cho nhân vật trữ tình không những xúc động mà càng tha thiết với thiên nhiên, cuộc sống và cái đẹp hơn.