K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1. Đọc đoạn văn sau đây“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ, thì ta chỉthấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.... toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn;không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương.... Vợ tôikhông ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đaucủa...
Đọc tiếp

Câu 1. Đọc đoạn văn sau đây
“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ, thì ta chỉ
thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.... toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn;
không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương.... Vợ tôi
không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đau
của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn
nghĩ tới ai được nữa. Cái bản tính tốt đẹp của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích
kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy nên chỉ buồn chứ không nỡ giận.”
Đoạn văn trên chủ yếu nói lên điều gì về nhân vật ông giáo?
A. Bênh vực, bao che đối với hành động từ chối giúp đỡ lão Hạc của vợ mình.
B. Có một thái độ sống, một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo đối với con người.
C. Thương hại đối với lão Hạc và những con người như lão Hạc.
D. Có cái nhìn hẹp hòi với con người và cuộc sống nói chung.
Câu 2. Câu văn: “Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ, thì ta chỉ
thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.... toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn;
không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương....” sử
dụng phép tu từ nào?
A. Liệt kê B. So sánh C. Ẩn dụ D. Nhân hóa
Câu 3. Những từ in đậm trong câu văn trên được xếp vào trường từ vựng nào?
A. Trí tuệ của con người
B. Tính cách của con người
C. Tình cảm của con người
D. Năng lực của con người
Câu 4. Nội dung chính của đoạn văn sau là gì?
“Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết.... Một con
người như thế ấy!.... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!.... Một người nhịn ăn để
tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng.... Con người đáng
kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một
thêm đáng buồn....”
A. Sự trách cứ lão Hạc của ông giáo khi nghe Binh Tư kể chuyện.
B. Sự mâu thuẫn trong việc làm và lời nói của lão Hạc.
C. Sự tha hóa trong nhân cách của lão Hạc.
D. Sự ngỡ ngàng và chua chát của ông giáo khi nghe Binh Tư kể chuyện.
Câu 5. Dấu chấm lửng được sử dụng nhiều lần trong đoạn văn trên có tác dụng gì?
A. Thể hiện sự ngập ngừng, ngỡ ngàng, đau đớn trong lòng ông giáo.
B. Ngụ ý rằng còn nhiều điều ông giáo biết về lão Hạc mà chưa kể hết.

C. Làm giãn nhịp điệu câu văn.
D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 6. Nhận định nào sau đây nói đầy đủ nhất dụng ý của tác giả khi viết về cái đói và
miếng ăn trong truyện “Lão Hạc”.
A. Cái đói và miếng ăn là một sự thật bi thảm, ám ảnh nhân dân ta suốt một thời gian
dài.
B. Cái đói và miếng ăn là một thử thách để phân hóa tính cách và phẩm giá của con
người.
C. Cái đói và miếng ăn có nguy cơ làm cho nhân tính của con người bị tha hóa và
biến chất.
D. Cả ba ý kiến trên đều đúng.
Câu 7. Ngoài chức năng chính là dùng để hỏi, câu nghi vấn còn dùng để làm gì?
A. Để cầu khiến
B. Để khẳng định hoặc phủ định
C. Để biểu lộ tình cảm, cảm xúc.
D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 8. Câu nghi vấn nào dưới đây không được dùng để hỏi?
A. Thế bây giờ làm thế nào? Mợ tôi biết thì chết.
B. Còn gì buồn hơn chính mình lại chán mình?
C.Tại sao anh ta lại không tiễn mình ra tận xe nhỉ?
D. Cậu muốn tụi mình chơi lại trò chơi ngày hôm qua hả?
Câu 9. Câu nghi vấn dưới đây được dùng để làm gì?
“Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một
cái gì khác đâu?”
A. Khẳng định
B. Đe dọa
C. Hỏi
D. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
Câu 10. Câu văn “Cái bản tính tốt đẹp của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ
che lấp mất” thuộc kiểu câu nào xét về cấu tạo
A. Câu đơn B. Câu ghép C. Câu mở rộng thành phần D. Câu rút gọn.

0
Đọc đoạn văn sau: "Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi...toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương...Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau:

"Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi...toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương...Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn không nỡ giận."

(Lão Hạc, Nam Cao)

Đoạn văn trên chủ yếu nói lên điều gì về con người ông giáo?

A. Có cái nhìn hẹp hòi đối với con người và cuộc sống nói chung.

B. Có một thái độ sống, một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo đối với con người.

C. Bênh vực, bao che đối với hành động từ chối giúp đỡ lão Hạc của vợ mình.

D. Thương hại đối với lão Hạc và những người như lão Hạc.

3
1 tháng 4 2018

Chọn đáp án: B

20 tháng 6 2021

Trả lời :

Chọn B

1 l i k e

~HT~

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:“Con người ta sinh ra và lớn lên, ai cũng có ước mơ, khát vọng, niềm tin và lý tưởng sống. Dù quan niệm sống và cách sống của mỗi người khác nhau nhưng sống sao cho đẹp, cho có ích vẫn là yêu cầu, đòi hỏi chung đối với mỗi người trong xã hội ngày nay.Sống đẹp không phải là một yêu cầu gì cao siêu mà nó rất gần gũi với chúng ta. Đó không...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Con người ta sinh ra và lớn lên, ai cũng có ước mơ, khát vọng, niềm tin và lý tưởng sống. Dù quan niệm sống và cách sống của mỗi người khác nhau nhưng sống sao cho đẹp, cho có ích vẫn là yêu cầu, đòi hỏi chung đối với mỗi người trong xã hội ngày nay.

Sống đẹp không phải là một yêu cầu gì cao siêu mà nó rất gần gũi với chúng ta. Đó không phải là những lý lẽ, những lời nói suông, những phương châm sống chỉ có trong sách vở mà đó là những việc làm, những biểu hiện cụ thể diễn ra trong đời sống hàng ngày.

“Sống đẹp” là nếp sống của một con người có phẩm chất đạo đức tốt, biết hy sinh và cống hiến, biết hòa mình và có trách nhiệm với cộng đồng, tập thể, biết yêu thương, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn, hoạn nạn.”

( “Sống đẹp” – Lê Thị Luận )

Câu 1. Theo tác giả, “Sống đẹp” là gì?

Câu 2. Tại sao tác giả cho rằng:“Sống đẹp không phải là một yêu cầu gì cao siêu mà nó rất gần gũi với chúng ta”?

Câu 3.Hãy cho biết xét về đặc điểm hình thức, câu sau đây thuộc kiểu câu gì: “Đó không phải là những lý lẽ, những lời nói suông, những phương châm sống chỉ có trong sách vở mà đó là những việc làm, những biểu hiện cụ thể diễn ra trong đời sống hàng ngày.” 

Câu 4. Học sinh có nên xây dựng cho mình một lối sông đẹp ngay từ trên ghế nhà trường hay không? Em hãy viết một đoạn văn ngắn (100 đến 120 chữ) nêu lên suy nghĩ của em về vấn đề này.

1
24 tháng 3 2022

1. Theo tác giả, sống đẹp là nếp sống của con người có phẩm chất đạo đức tốt, biết hi sinh và cống hiến, biết hòa mình và có trách nhiệm với cộng đồng, tập thể, biết yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn, hoạn nạn.

2. Tác giả cho rằng sống đẹp rất gần gũi với chúng ta vì đó là những việc làm cụ thể trong đời sống hằng ngày. Sống đẹp được thể hiện trong hành động thường ngày như chia sẻ, giúp đỡ người khác, đoàn kết...

3. Xét theo hình thức, câu trên thuộc kiểu câu ghép.

4. HS viết đoạn văn bàn luận về ý kiến. Gợi ý:

- HS cần xây dựng lối sống đẹp vì:

+ Giải thích: Lối sống đẹp là gì?

+ Bình luận: Vai trò, ý nghĩa của lối sống đẹp trong cuộc sống.

+ Chứng minh: đưa ra các dẫn chứng cụ thể.

+ Bài học: bản thân cần làm gì?

Đề bài:viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về môi truw9owngf sống của chúng ta hiện nay.Bài làm:Môi trường sống là vô cùng quan trọng đối với đời sống con người và sinh vật trên trái đất.Cuộc sống con người và sinh vật tốt đẹp hơn cũng nhờ một phần vào môi trường.Hiện nay tình trạng môi trường bị ô nhiễm đã báo động đỏ mạnh và khẩn cấp,cũng cho thấy rằng cuộc...
Đọc tiếp

Đề bài:viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về môi truw9owngf sống của chúng ta hiện nay.

Bài làm:

Môi trường sống là vô cùng quan trọng đối với đời sống con người và sinh vật trên trái đất.Cuộc sống con người và sinh vật tốt đẹp hơn cũng nhờ một phần vào môi trường.Hiện nay tình trạng môi trường bị ô nhiễm đã báo động đỏ mạnh và khẩn cấp,cũng cho thấy rằng cuộc sống của con người đang bị đe dọa.Vậy nguyên nhân nào đe dọa cuộc sóng của họ:Thực chất,mọi nguyên nhân đều do chính con người tạo ra.Trong xã hội chắc chắn luôn tồn tại một số bộ phận con người xấu,vì lợi ích của mình mà hãm hại cộng đồng.Vậy những việc làm của họ như thế nào?Chúng ta đang sống trên mảnh đất này,luôn cần sự đấu tranh để sinh tồn và họ cũng vậy.Họ muốn được sống ,được giàu sang,nhàn hạ và sung sướng.Có những người họ giúp ích cho đất nước,bằng chính sức mình tạo dựng nên tương lai rạng sáng và thành quả chính là cuộc sống hạnh phúc.Nhưng còn một số phần tử nào đó trong xã hội vì lợi ích cá nhân mà gây ra bao chuyên xấu,nhất là hủy hoại môi trường.Chặt phá cây xanh,săn bắt động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cao,thải rấc bừa bãi ở nhiều nơi công cộng:biển,sông ngòi ,ao,..và những hậu quả mà chúng gây ra lại rất lớn,chính là từng bước từng bước tự mình tàn phá tương lai của bản thân,những sinh vật nhỏ bé,những sinh linh bé bỏng chưa một lần nhìn thấy cuộc đời,tương lai rạng sáng đã phải ghánh chịu những dị tật bẩm sinh...vậy hỏi những sinh linh đó đã làm gì mà phải ghánh chịu những hậu quả mà con người gây ra,nó còn chưa đươc thấy thế giới bên ngoài rộng lớn đang chờ đón,vậy mà...có những đứa trẻ chưa hoàn thiện và chưa tốt về vấn đề sức khỏe chỉ biết mọi người coi nó như thực vật,một con người ngu ngốc chỉ biết cười mà không biết khóc.Không những thế,số người chết đi ngày càng một nhiều hơn vì ô nhiễm môi trường,ảnh hưởng đến sức khỏe,các sinh vật chết chất đống ,theo số liệu mà ban thời sự cung cấp:số cá chết ở các biển nước ta đang ngày một nhiều hơn.Tình trạng môi trường bị ô nhiễm rất nặng,kgoong ít người bị ngộ độc mà chết,ô nhiễm môi trường không khí.Và cũng không kém phần quan trọng,tình trạng ô nhiễm ko khí ngày càng cao số người ngộ độc,tử vong tăng nhanh đến chóng mặt nguyên nhân là thiếu cây xanh trầm trọng không đủ để thanh lọc không khí.Theo sự phát triển tiên tiến của đất nước,các phương tiện giao thông đang dần được đổi mới:xe máy,ô tô,tàu hỏa...ngoài những mặt lợi thì cũng có hại khói thải tha của các phương tiện rất độc hại.Cây xanh lại bị tàn phá nặng nề nên làm cho không khí bị nhiễm độc,cây xanh hút khí cacbonic thải ra khí oxi cho con người hô hấp,nhưng tình trạng đó đã dẫn đến việc con người thiếu oxi trầm trọng.Ngoài những hậu quả do con người gây ra trên,còn có nhiều nguyên nhân khác .Nhưng trên đó cũng là số liệu quan trọng mà mỗi người chúng ta cần phải biết,hậu quả do chính mk gây ra.Cũng chínhvì vậy,chúng ta cần đề ra ngiều biện pháp để bảo vệ môi trường:tuyên truyền mọi người chung tay bảo vệ môi trường;sống theo hướng tích cực;không vì chính mk mà hãm hại gây ảnh hưởng đến cộng đồng;lên án,tố cáo mọi hành động tàn phá môi trường;không vứt rác thải bừa bãi;tham gia lao đọng cùng mọi người;các nhà máy,xí nghiệp nên có biện pháp để lọc khói độc hại do nhà máy thải ra;...Vì mọi người vì chính bản thân mk hãy chung tay bảo vệ môi trường,xây dựng một môi trương sống tươi đep,khỏe mạnh.Trái đất là ngôi nhà chung của chúng ta,tất cả mọi người hãy quan tâm đến môi trường,đặc biệt là rác thải.Hãy cùng nhau bảo vệ cuộc sống của chính mk,vì tương lai ngày mai.Nếu ko muốn hủy hoại trái đất và cuộc sống của chúng ta hãy bảo vệ cuộc sống này vì mai sau.

bài này mk tự làm mong các bn nhận xét giúp mk,nhận xét thẳng lun nha.thanks nhìu

6
25 tháng 11 2016

uk

6 tháng 12 2016

Hay

Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta , nếu không cố tình mà tìm hiểu họ, thì ta chỉ thấy ho gàn dở , ngu ngốc, bần tiện, xấu xa , bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương...Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi.Một người đau chân có lúc nào quueen được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái...
Đọc tiếp

Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta , nếu không cố tình mà tìm hiểu họ, thì ta chỉ thấy ho gàn dở , ngu ngốc, bần tiện, xấu xa , bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương...Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi.Một người đau chân có lúc nào quueen được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì dến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, đau buồn , ích kỉ che lấp mất.Tôi biết vậy nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận. Tôi giấu giếm vợ tôi, thỉnh thoảng giúp ngấm ngầm lão Hạc. Nhưng lão vợ tôi không ưng giúp lão. Lão từ chối tất cả những gì tôi cho lão. Lão từ chối một cách gần như hách dịch. Và lão cứ xa tôi dần dần...

Em hiểu ý kiến trên ntn ? Bắng sự hiểu biết về truyện ngắn lão Hạc hãy chứng minh

0
28 tháng 10 2021

Phân tích để hiểu đúng quan niệm cách nhìn người và nhìn đời của nhân vật ông giáo trong truyện ngắn "Lão Hạc":
- "...cố tìm mà hiểu" chỉ cái nhìn người, nhìn đời một cách toàn diện, sâu sắc; cái nhìn thấu tư tưởng, tình cảm; cái nhìn phát hiện bản chất người, bản chất đời ẩn sau những "gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi,..."
- Nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, ta dễ trở thành tàn nhẫn, lạnh lùng trước nỗi đau khổ của người khác.
- Khi người ta đau khổ, "cái bản tính tốt của người ta" - sự quan tâm, cảm thông thường bị "che lấp" bởi những lo lắng, ích kỉ.
- Cách ứng xử "Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận" thể hiện lối ứng xử bao dung, độ lượng; một thái độ sống rất đáng trân trọng, ngợi ca.
=> Như vậy nhân vật ông giáo trong truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao đã đúc kết một tư tưởng thật đúng đắn. Trong cuộc sống chúng ta phải nhìn người, nhìn đời bằng đôi mắt bao dung, độ lượng, phải sống bằng tình thương, lòng nhân ái.
2. Phân tích, chứng minh:
Khẳng định đây là một quan niệm đúng đắn và có ý nghĩa sâu sắc đối với cuộc sống của chúng ta.
- Bao dung, độ lượng là một đạo lí tốt đẹp được nhân dân ta đúc kết, răn dạy nhau từ bao đời nay (Dẫn chứng).
- Ứng xử vị tha, đối đãi bằng tình thương sẽ giúp những người xung quanh ta sống tốt đẹp hơn; cảm hóa được con người từ bỏ cái xấu xa hướng tới cái thiên lương trong sáng (Dẫn chứng).
- Thấu hiểu, cảm thông với những người xung quanh, ta cũng sẽ nhận được sự trân trọng, biết ơn của người khác đối với mình. Đồng thời giúp ta thiết lập được nhiều mối quan hệ tốt đẹp. Đây là một cách giúp chúng ta tự hoàn thiện chính mình (Dẫn chứng).
- Sống thiếu bao dung, độ lượng, thiếu tình thương con người sẽ trở nên lạnh lùng, tàn nhẫn (Dẫn chứng).
3. Bàn luận, liên hệ thực tiễn:
- Thái độ sống của nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao là rất cần thiết trong cuộc sống hôm nay và mai sau của chúng ta.
- Tuy nhiên ngày nay trong cuộc sống vẫn còn những hiện tượng sống thờ ơ, lạnh lùng, tàn nhẫn với những người xung quanh (Dẫn chứng). => Những lối sống ấy cần đáng lên án, phải loại trừ ra khỏi đời sống.
- Mặt khác muốn nhìn đời, nhìn người bằng đôi mắt nhân ái, bản thân chúng ta cần không ngừng trau dồi, tích lũy vốn sống; phân biệt tốt xấu, đúng sai để đánh giá cuộc sống khách quan, đa chiều.
- Sống nhân đạo, đối xử vị tha độ lượng với những người xung quanh sẽ góp phần làm cho cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn.

20 tháng 3 2021

1, mục đích là muốn các đại thần nêu ra ý kiến của mình 

    chức năng là hỏi