K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 10 2023

Viết thêm câu chủ đề vào các đoạn văn sau:

a) Yết Kiêu là người có tài bơi lặn và có trí thông minh cao.

b) Sơn Tinh và Thủy Tinh là những người có phép có thể làm thay đổi đất trời.

5 tháng 10 2023

Trạng ngữ là: Thuở xưa, Bấy giờ, Trong buổi đầu, Để giúp Lê Lợi đánh đuổi ngoại xâm, Từ khi có gươm thần, Sau khi đuổi giặc Minh về nước, Một năm sau, Từ đó.

Chọn 1 trong 3 đề dưới đây:Đề 1: Đóng vai Sơn Tinh kể lại cuộc chiến đấu với Thuỷ Tinh hoặc đóng vai Thuỷ Tinh nói chuyện với Sơn Tinh khi mình thua trận (câu chuyện “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”).Đề 2: Đóng vai Mi-lô thuyết phục cha cho mình tham gia lớp học chơi trống (câu chuyện “Nghệ sĩ trống”).Đề 3: Đóng vai ông nhạc sĩ nói lên suy nghĩ khi nghe thấy lời thì thầm của bé Mai (câu chuyện...
Đọc tiếp

Chọn 1 trong 3 đề dưới đây:

Đề 1: Đóng vai Sơn Tinh kể lại cuộc chiến đấu với Thuỷ Tinh hoặc đóng vai Thuỷ Tinh nói chuyện với Sơn Tinh khi mình thua trận (câu chuyện “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”).

Đề 2: Đóng vai Mi-lô thuyết phục cha cho mình tham gia lớp học chơi trống (câu chuyện “Nghệ sĩ trống”).

Đề 3: Đóng vai ông nhạc sĩ nói lên suy nghĩ khi nghe thấy lời thì thầm của bé Mai (câu chuyện “Ông Bụt đã đến”).

1. Chuẩn bị.

- Chọn câu chuyện và nhân vật để đóng vai.

- Đọc lại hoặc nhớ lại câu chuyện. Lưu ý các nhân vật và chi tiết quan trọng.

2. Viết.

- Lựa chọn cách xưng hô phù hợp (ví dụ: xưng “ta” khi đóng vai Sơn Tinh để nói chuyện với Thuỷ Tinh; xưng “con” khi đóng vai Mi-lô nói chuyện với cha; xưng “tôi” khi đóng vai ông nhạc sĩ;...).

- Bổ sung những chi tiết mới (vừa phù hợp với câu chuyện và sự phát triển tính cách của nhân vật, vừa mang yếu tố bất ngờ).

3. Chỉnh sửa.

Đọc lại đoạn văn, tự sửa các lỗi về nội dung (như gợi ý ở mục 2) và các lỗi về câu, từ,...

1
30 tháng 9 2023

1. 

Bài tham khảo:

Đề 1:

1. Mở bài

Giới thiệu về bản thân, nơi ở và những khả năng đặc biệt:

+ Tên: Sơn Tinh

+ Là thần Núi, sống ở Tản Viên

+ Khả năng: Dời non lấp bể

2. Thân bài

- Kể lại việc kén rể của Vua Hùng thứ 18:

+ Hùng Vương có người con gái tên Mị Nương vừa đẹp người đẹp nết.

+ Nghe tin vua kén rể ta liền đến cầu hôn.

+ Vua sai chuẩn bị lễ vật, ta chuẩn bị đầy đủ mang tới trước được rước Mị Nương về.

- Kể lại trận chiến với Thủy Tinh:

+ Thủy Tinh đến sau không cưới được Mị Nương đem quân đánh đuổi.

+ Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, làm sấm chớp, nước dâng trôi nhà cửa, ngập hết làng mạc.

+ Ta dựng lên thành lũy, bốc cao núi đồi, bảo vệ dân chúng.

+ Hai bên đánh nhau ròng rã nhưng ta vẫn vững vàng.

3. Kết bài

- Kết quả trận chiến và sự trả thù hàng năm của Thủy Tinh:

+ Ta chiến thắng, Thủy Tinh thua trận rút quân.

+ Hàng năm Thủy Tinh làm mưa làm gió, dâng nước đánh ta nhưng đều thua.
2. 

Bài tham khảo:

Sống và cai quản vùng núi Tản Viên đã lâu, ta vẫn mong muốn có người cùng ta xây dựng một mái ấm gia đình, cùng giúp đỡ nhân dân trong vùng. May thay lúc bấy giờ trong thành Phong Châu, Hùng Vương đời thứ 18 đã tổ chức lễ kén rể cho người con gái tên Mị Nương.

Ta vì ái mộ Mị Nương, người con gái vừa đẹp người lại đẹp nết nên đã đến để cầu hôn nàng. Tưởng rằng bản thân ta vốn là Thần Núi được nhân dân tôn thờ sẽ dễ dàng đón được Mị Nương nhưng ai ngờ lại xuất hiện một đối thủ cân tài cân sức, đó chính là Thủy Tinh, là Thần Biển. Nếu như ta có phép thần thông có thể tạo núi, dựng thành lũy và di chuyển đồi núi một cách dễ dàng thì Thủy Tinh lại có thể hô mưa, gọi gió. Hùng Vương vô cùng ngạc nhiên trước thần thông và tài lạ của ta và Thủy Tinh, tuy nhiên chính vì thế nên lại có một điều kiện khác để quyết định ai được cưới Mị Nương. Hùng Vương ra yêu cầu:

- Sính lễ phải đầy đủ: trăm ván cơm nếp, trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi. Ngay trong ngày mai ai mang sính lễ đến trước thì được rước con gái ta về làm vợ.

Những sính lễ vua yêu cầu thật may là trong rừng của ta đủ cả, ta nhanh chóng chuẩn bị, ngay sáng sớm hôm sau đã mang đầy đủ đến và thành công rước Mị Nương về núi. Đoàn người của ta đang đi bỗng thấy có người báo Thủy Tinh mang quân đuổi theo nhằm cướp Mị Nương. Trong phút chốc hắn đã hô mưa, gọi gió đến làm thành dông bão, nước dâng cuốn trôi nhà cửa, làng mạc, cả thành Phong Châu nổi lềnh bềnh. Ta lo cho an nguy dân chúng lên nâng cao những ngọn núi, quả đồi, dựng lên thành lũy ngăn chặn dòng nước. Hai bên đánh nhau nhưng ta chẳng tốn sức lực là bao, bởi Thủy Tinh cố gắng dâng nước bao nhiêu thì ta lại cho núi đồi cao lên bấy nhiêu. Cuối cùng hắn đành phải chịu thua không rút quân về.

Ai ngờ rằng, từ đó trở đi năm nào Thủy Tinh cũng kéo quân đến trả thù ta, ta vẫn mặc cho hắn làm mưa làm gió, có mưa ngập đến đâu cũng không làm ta nao núng. Ta trăm trận trăm thắng còn Thủy Tinh trăm trận trăm thua rút quân trở về biển.
3. 

Em đọc lại đoạn văn, tự sửa các lỗi về nội dung (như gợi ý ở mục 2) và các lỗi về câu, từ,... 

Vua Búc và con nhệnNgày xưa, có một vị vua tên là Búc. Dạo nọ, vua nước láng giềng dẫn quân sang xâm lược. Búc đã lãnh đạo nhân dân chiến đấu sáu lần nhưng thất bại. Ông bị thương và được đưa vào rừng sâu để chữa trị. Nằm dưới tán cây, đau đớn và mệt mỏi, vua chán nản và mất hết nhuệ khí chiến đấu. Bất chợt, ông thấy trên cành cây có một con nhện đang giăng tơ. Nó cố...
Đọc tiếp

Vua Búc và con nhện

Ngày xưa, có một vị vua tên là Búc. Dạo nọ, vua nước láng giềng dẫn quân sang xâm lược. Búc đã lãnh đạo nhân dân chiến đấu sáu lần nhưng thất bại. Ông bị thương và được đưa vào rừng sâu để chữa trị. Nằm dưới tán cây, đau đớn và mệt mỏi, vua chán nản và mất hết nhuệ khí chiến đấu. Bất chợt, ông thấy trên cành cây có một con nhện đang giăng tơ. Nó cố tìm cách giăng sợi tơ mỏng từ cành cây này sang cành cây khác ở cách đó khá xa. Nó đã giăng sáu lần nhưng thất bại. Ấy vậy mà con nhện ngoan cường vẫn không bỏ cuộc mà chuẩn bị cho lần giăng thứ bảy. Cuối cùng, nó đã thành công. Búc cảm kích kêu lên: “Có lẽ ta phải chiến đấu một lần nữa.”

Sau đó, ông dần khỏe lại và dẫn đội quân thêm một lần quyết chiến. Trong lần chiến đấu thứ bảy này, Búc cùng các binh sĩ hùng dũng xông lên, quyết chiến quyết thắng. Kẻ địch tưởng họ đã huy động thêm binh lính nên mất tinh thần và tháo chạy tán loạn. Cuối cùng, đội quân của Búc đã giành thắng lợi, đuổi hết quân xâm lược ra khỏi vương quốc.

(Theo “Những câu chuyện về tấm gương danh nhân”)

    Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

1. Sau 6 lần thất bại, vua Búc cảm thấy thế nào?

a. Mệt mỏi                                                                                                             b. b. Đau đớn  

c. Chán nản, mất tinh thần                                                                 

d. Cả 3 ý trên đều đúng

2. Điều gì khiến ông lấy lại dũng khí và sự quyết tâm chiến đấu?

a. Được mọi người động viên và chữa trị  

b. Ông đã bình phục và khỏe lại  

c. Từ hành động giăng tơ của con nhện   

d. Ông thấy địch đã mất tinh thần

3. Ý nghĩa của bài tập đọc này là gì?

a. Ca ngợi vua Búc thông minh                                                   

b. Ca ngợi con nhện giăng tơ giỏi

c. Ca ngợi đội quân anh dũng   

d. Ca ngợi sự kiên trì, nỗ lực không ngừng

4. Vì sao bọn giặc bỏ chạy tán loạn?

A. Vì tưởng vua Búc đã huy động thêm binh lính

B. Vì thấy con nhện đã giăng được tơ.

C. Vì chúng có âm mưu khác.

D. Vì chúng không muốn đánh nhau.

5. “Chúng cháu cảm ơn bác Hoa” thuộc kiểu câu gì

A.   Câu kể Ai làm gì

B.    Câu kể Ai thế nào

C.    Câu kể Ai là gì

D.   Câu khiến

6. Điền các từ thích hợp vào chỗ còn trống để nói về ý chí nghị lực của con người (nhẫn nại, chí, nản, ngã, nan)

a. Mưu cao chẳng bằng … dày                                                                    

b. Vạn sự khởi đầu …

c. Thắng không kiêu bại không …         

e. Dẫu rằng chí thiển tài hèn,

Chịu khó ………… làm nên cơ đồ.

d. Chớ vì ……. một lần mà thôi chân không bước . 

7.Trong câu: Đúng một tuần, Trung hồi hộp kiểm tra kết quả, và “nhà nghiên cứu” rất vui mừng với kết quả thu được. Dấu ngoặc kép có tác dụng:

a. Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.

b. Dẫn lời nói gián tiếp của nhân vật.

c. Đánh dấu từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.

d. Gây sự hứng thú cho người đọc.

8. Chuyển câu kể sau thành một câu hỏi và một câu khiến: “Nam học bài.”

- Câu hỏi:

- Câu khiến:

9. Giả sử vua Búc không nhìn thấy con nhện. Em gặp vua Búc trong rừng khi ông vừa thất bại sáu lần và ông đang rất nản lòng. Em sẽ nói gì để ông lấy lại  tinh thầnvà dũng khí chiến đấu?

 

 

 

 

 

10. Qua câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì trong cuộc sống? Nếu gặp khó khăn, em phải làm như thế nào?

 

 

 

 

 

2
4 tháng 1 2022

dài qué

4 tháng 1 2022

đương nhiên là dài rùi

vì dài thì mới hỏi

29 tháng 9 2023

26 tháng 11 2023

Các danh từ chỉ người làm việc trên biển: thủy thủ, thuyền trưởng, thuyền phó, hải tặc. 

Đọc đoạn văn sau và tìm các câu mở đoạn, kết đoạn:“Chiếc ví" là câu chuyện mà em rất thích, vì nội dung thú vị và có ý nghĩa sâu sắc. Câu chuyện kể về một cậu bé nghèo đã trả lại chiếc vĩ nhặt được của nhà từ thiện và chỉ xin ông một đô la. Lúc đầu nhà từ thiện ngạc nhiên, sau đó rất xúc động. Hoá ra cậu bé không có cả một đô la để gọi điện thoại báo cho ông...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và tìm các câu mở đoạn, kết đoạn:

“Chiếc ví" là câu chuyện mà em rất thích, vì nội dung thú vị và có ý nghĩa sâu sắc. Câu chuyện kể về một cậu bé nghèo đã trả lại chiếc vĩ nhặt được của nhà từ thiện và chỉ xin ông một đô la. Lúc đầu nhà từ thiện ngạc nhiên, sau đó rất xúc động. Hoá ra cậu bé không có cả một đô la để gọi điện thoại báo cho ông đến nhận vĩ mà phải vay tiền người khác. Cậu bé xin một đô la, vừa bằng đúng số tiền cậu đã vay và cần phải trả. Mặc dù nghèo khó, cậu bé không tham lam. Cậu rất trung thực và biết giữ lời hứa. Một điều thú vị nữa là sự thay đổi của người trợ lí trong chuyện. Lúc đầu, anh ta có những ý nghĩ xấu về cậu bé nghèo. Nhưng khi chứng kiến hành động của cậu bé, anh cảm thấy xấu hổ vì đã có những ý nghĩ sai. Qua câu chuyện, em hiểu rằng trung thực là phẩm chất rất đáng quý và không nên đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài của họ.

                                                                                                                     PHƯƠNG THẢO

1
4 tháng 10 2023

- Câu mở đoạn: "Chiếc ví" là câu chuyện mà em rất thích, vì nội dung thú vị và có ý nghĩa sâu sắc.

- Câu kết đoạn: Qua câu chuyện, em hiểu rằng trung thực là phẩm chất rất đáng quý và không nên đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài của họ.

20 tháng 11 2023
Trả lời:

Thấy sứ giặc ngang ngược, Quốc Toản vô cùng căm giận. Khi biết nhà vua bàn việc dưới thuyền, cậu đã xô lính để xuống thuyền xin vua cho đánh. Nhà vua thấy cậu còn trẻ nên không trách phạt, còn ban cho một quả cam. Khi trở về, Quốc Toản cho mọi người xem thì quả cam đã nát từ bao giờ. Trần Quốc Toản chính là nười anh hùng vĩ đại để baỏ vệ nước 

18 tháng 12 2022

CẢNH BÁO! Tiếp tục đọc, hoặc linh hồn của bạn sẽ được thực hiện, ngay cả khi bạn đọc từ "cảnh báo"! Có một lần là một người tên là Duke Hunapon. Anh ta lười biếng, và rất bảnh bao. Anh ấy luôn mặc một chiếc áo khoác, không có vấn đề gì ở bên ngoài. Anh ta có một người anh trai tên là Michael, người luôn làm anh ta vây quanh. Một ngày nọ, Michael bị giết, và nó ảnh hưởng rất nhiều đến Duke. Anh ta phát điên và bắt đầu giết người. Chẳng mấy chốc, anh ta đã chiến đấu với ai đó và bị giết. Bây giờ, anh ta đi lang thang xung quanh như một bộ xương cao với một chiếc áo sơ mi màu đỏ, và cùng một chiếc áo hoodie mà Duke đã mặc. Bộ xương này được gọi là "Swapfell Papyrus", và anh ta sẽ giết bạn nếu bạn không đăng bài này trên 15 phần bình luận của bất kỳ trang web nào trước khi đi ngủ. Nếu bạn thất bại, và bạn thức dậy khi anh ta ở trong phòng của bạn, cái chết của bạn sẽ chậm và rất đau đớn. Một cô gái tên Lily Lilupanin đọc điều này, và không nghe. Cô bị hãm hiếp và bị giết trong giấc ngủ. Nếu bạn sao chép và dán vào 15 phần bình luận của bất kỳ trang web nào trước khi đi ngủ, Swapfell Papyrus sẽ đảm bảo bạn cảm thấy an toàn