Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham Khảo Nha Bạn!
Mẹ đi công tác xa nhà đã gần một tuần mà đến nay vẫn chưa về. Thiếu vắng bàn tay chăm sóc của mẹ, em mới hiểu mình cần có mẹ như thế nào. Mong quá, chiều nay mẹ sẽ về.
Chiều buông dần xuống. Ba và anh Hai vẫn còn đi làm, chỉ có một mình em ở nhà. Có tiếng chó sủa và tiếng người trước cổng, em hồi hộp chạy ra. Hình ảnh quen thuộc của mẹ hiện ra, trước ngưỡng cửa, em vô cùng mừng rỡ và cảm động. Mẹ đang xách hai giỏ khá nặng, em vui quá reo to:
– Ôi mẹ đã về.
Mẹ cười, vẫn khóe mắt ấm áp mà em đã mong đợi và từng gặp trong giấc mơ. Khuôn mặt mẹ lấm tấm những giọt mồ hôi, có lẽ mẹ thấm mệt, vì đường xa. Mẹ gỡ chiếc nón lá tuy cũ những còn lành lặn xuống để lộ mái tóc cháy vàng vì nắng, giờ đây đã được búi cao gọn gàng. Em vội bưng nước ra mời mẹ và quạt mát cho mẹ. Chiếc áo sơ mi trắng cũng ươn ướt mồ hôi. Mẹ uống nước và bước vào nhà trong xem xét dọn dẹp nhà cửa. Em thương mẹ quá. Mẹ còn mệt mà vẫn lo lắng, săn sóc chúng em. Ba thường bảo dáng đi nhẹ nhàng tất bật và bàn tay chai sần của mẹ chứa đựng trong đó một tình yêu thương lớn lao đối với mọi người. Trong lúc đó mẹ vừa soạn đồ đạc, vừa hỏi thăm em chuyện gia đình. Mẹ hỏi em có khỏe không, vẫn học ngoan chứ? Ba với anh Hai vẫn đi làm đều chứ? Công việc vẫn bình thường?… Em không đòi hỏi quà, nhung vẫn biết mẹ có quà cho mọi người: Tính mẹ rất chu đáo…
Mẹ – người em yêu nhất, trong cuộc đời này. Hình ảnh mẹ bao giờ cũng làm em cảm động, làm em nhận ra mình rõ hơn mồi lúc làm việc gì tốt hay xấu. Em rất yêu mẹ. Mẹ là tất cả đối với em. Gần mẹ em cảm thấy một tình yêu thương vô hạn cứ dập dềnh như biển Thái Bình dào dạt
Tham khảo:
Nam là người bạn thân nhất của em. Nam học rất chăm học, ngoài giờ học ở trường, về nhà vừa ăn cơm xong, Nam đã ngồi chỉnh tề vào góc học tập.
Nhìn Nam ngồi học, em thấy dáng người bạn nhỏ nhắn, đầu hơi ngả về phía trước một chút. Nước da Nam trắng hồng phản chiếu ánh điện trông càng sáng hơn. Trước mặt Nam là một quyển vở với những hàng chữ ngay ngắn.
Đầu bài là hai chữ “Khoa học” – đúng là Nam đang học môn khoa học vì hôm trước trong giờ kiểm tra môn này, Nam bị đau, không đến lớp. Hôm nay, Nam phải học bù để mai trả bài cho cô. Đôi mắt đen láy của Nam lướt trên từng dòng chữ. Nam đọc khe khẽ bài học, miệng lẩm nhẩm, em không nghe rõ. Nhìn đôi mắt không chớp của bạn, em đoán chắc Nam đang tập trung để nhớ bài. Thỉnh thoảng, trán Nam lại nhăn lên, chắc có lẽ chỗ nào đó Nam chưa hiểu.
Mái tóc lòa xòa trên trán làm cho gương mặt của Nam thêm vẻ đẹp tự nhiên và ngây thơ. Chiếc áo thun trắng Nam đang mặc đã bị mồ hôi ướt cả thân sau mà Nam không hay biết. Đêm đã khuya, tiếng côn trùng nỉ non vang lên, thế mà Nam vẫn chưa ngủ. Một lát sau, em thấy Nam đứng dậy vươn vai, hít thở không khí bên ngoài, nét mặt tươi hơn. Chắc có lẽ Nam đã học xong bài ngày mai rồi.
Nam chăm học như thế nên Nam trở thành một học sinh giỏi là đúng. Em sẽ cố gắng học tập những tính tốt của Nam trong học tập để bố mẹ vui lòng và không phụ công lao dạy dỗ của thầy cô.
Tham khảo
Vào một buổi chiều em sang nhà bạn An chơi để mượn vài cuốn truyện, lúc em đến mẹ An nói em lên phòng để gặp bạn ấy, khi lên đến nơi em rất bất ngờ khi bắt gặp bạn đang chăm chú ngồi học bài.
Chiếc bàn học nhỏ hướng ra ngoài cửa sổ nơi ban công đầy nắng đang có cô bạn nhỏ của em ngồi học bài, dáng người nhỏ nhắn, xinh xắn khiến bạn em bé nhỏ trước những chồng sách vở và chiếc bàn học. Ánh điện vàng của đèn học chiếu lên mái tóc và làn da của bạn khiến chúng ửng vàng, sáng bóng, mọi góc cạnh của gương mặt hiện lên rất rõ, đặc biệt là sống mũi cao dọc dừa.
Bạn ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, mắt chăm chú đọc từng chữ trong sách, bàn tay cầm bút chỉ theo từng chữ đang đọc, giọng đọc của bạn to, rõ ràng, trong trẻo và ngân vang, rất biểu cảm. Khi bạn chăm chú viết, bàn tay nhẹ nhàng nắn nót viết từng chữ, viết được một lúc bạn liền reo lên "Đã xong!", khi đó là bạn đã hoàn thành bài tập, vẻ mặt tươi cười hớn hở và rạng rỡ của bạn giống như vừa chiến thắng một cuộc thi vậy.
Em cảm thấy rất ngưỡng mộ bạn, bạn không chỉ chịu khó học mà còn rất vui sướng và thích thú khi được học còn em lại lười và không muốn học, em sẽ học tập bạn và thay đổi thói quen xấu của mình.
Tham khảo:
Mẹ là người mà em luôn nhắc đến bằng tất cả tình yêu thương, kính trọng và tự hào nhất.
Mẹ của em là một cô giáo dạy tin học ở trường cấp 2 của làng. Năm nay mẹ khoảng ba mươi tám tuổi, và cũng có hơn mười lăm năm gắn bó với nghề. Với vóc dáng đầy đặn, nước da trắng cùng khuôn mặt tròn trịa, mẹ lúc nào trông cũng trẻ trung hơn tuổi thật. Mẹ đặc biệt thích kiểu tóc dài và thẳng. Mỗi khi đi dạy, sẽ tết đuôi sam ở phía sau. Thêm cả những chiếc áo dài nền nã nữa, thì trông mẹ em chẳng khác gì các nữ sinh cả.
Đẹp nhất ở mẹ chính là nụ cười. Khi mẹ cười lên, đôi mắt tròn nheo lại, ẩn hiện mấy vết nhăn ở đuôi mắt. Đôi môi thì căng ra, để lộ hàm răng đều như hạt bắp. Với cả hai chú lúm đồng tiền nghịch ngợm hai bên má nữa. Trông vừa đáng yêu lại xinh đẹp. Những nụ cười của mẹ luôn đem đến nguồn năng lượng tích cực cho tất cả mọi người. Cũng như nụ cười, tính cách của mẹ rất vui vẻ, hòa đồng và thân thiện. Học sinh, phụ huynh, đồng nghiệp ai cũng quý mến và thích trò chuyện cùng mẹ. Em tự hào về mẹ của mình lắm.
Ở trường mẹ là một cô giáo giỏi, ở nhà mẹ là một người phụ nữ đảm đang. Bố em là bộ đội, ít khi được về nhà, nên một mình mẹ quán xuyến cả gia đình. Từ dọn dẹp, cơm nước đến chăm sóc con cái, ông bà. Việc gì mẹ làm cũng giỏi, cũng trơn tru. Lắm lúc em nghĩ rằng mẹ chính là một cô Tấm bước ra từ quả thị nào đó, nên mới có thể vừa xinh đẹp và tài hoa như thế.
Càng nghĩ, em lại càng thêm yêu và tự hào về người mẹ của mình. Em sẽ lấy mẹ làm tấm gương sáng để cố gắng học tập và rèn luyện ngày càng tốt hơn.
Tham khảo
Trong lòng mỗi người đều sẽ luôn có một hình dáng lý tưởng và đẹp đẽ nhất. Với em, người phụ nữ xinh đẹp, tài giỏi và tuyệt vời nhất, chính là mẹ của em.
Mẹ của em là một người nông dân làm vườn bình thường ở một vùng quê nhỏ. Năm nay mẹ bốn mươi tuổi. Tuy vậy, do dầm mưa dĩa nắng, làm việc nặng nhọc nên trông có phần già hơn tuổi. Nhưng điều đó chẳng chút gì ảnh hưởng đến vẻ đẹp của mẹ trong mắt em. Mẹ cao khoảng một mét sáu, hơi gầy với làn da ngăm khỏe mạnh. Khắp bàn chân, bàn tay mẹ là những đường gân nổi lên và vết rạn, do làm vườn vất vả. Móng tay của mẹ luôn phải cắt ngắn để thuận tiện cho công việc. Mẹ em có khuôn mặt bầu hơi dài, nổi bật nhất là đôi mắt đen láy như nhìn thấu lòng người. Mỗi khi mẹ nhìn chăm chú vào em thì em luôn cảm giác mình là trung tâm của thế giới này vậy.
Trang phục thường ngày của mẹ lúc ở nhà chính là những bộ đồ bộ may bằng loại vải có họa tiết sặc sỡ - một kiểu trang phục quen thuộc của những người phụ nữ ở nông thôn. Lúc làm vườn, mẹ sẽ mặc đồ bảo hộ màu xanh, đi ủng, đeo găng và đội nón. Mẹ em chưa từng đi làm tóc, nhưng mái tóc của mẹ vẫn đen bóng, suôn mượt khiến bao người ao ước.
Làng trên xóm dưới, ai cũng yêu quý và khen ngợi mẹ em hết lời. Bởi sự chăm chỉ và dịu hiền của mẹ. Quanh năm suốt tháng, chẳng lúc nào mẹ ngơi tay. Ngoài chăm sóc cả một vườn cam rộng, mẹ còn nuôi thêm gà, vịt, cá và trồng một vườn rau nhỏ. Nhờ vậy, nhà em chẳng mấy khi phải ra chợ. Rồi lúc nào nhà cửa em cũng được dọn dẹp sạch sẽ, gọn gàng tinh tươm. Em cũng dành thời gian phụ giúp mẹ, như làm những công việc nhỏ: giặt áo quần, quét nhà, lau nhà, rửa bát… Những lúc đó, em cảm thấy rất vui vì đỡ đần được cho mẹ.
Mỗi ngày, em luôn mong mình lớn lên thật nhanh, để giúp mẹ được nhiều hơn nữa. Để mẹ luôn mạnh khỏe và hạnh phúc.
Quảng trường Tây Bắc nằm ở trung tâm thành phố Sơn La, có quy mô xây dựng 24 ha, là điểm kết nối với Khu di tích quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La và Trung tâm hành chính tỉnh. Phía trước Quảng trường là dòng Nậm La uốn lượn, ao cá Bác Hồ, hệ thống đường bàn cờ với 79 ô cỏ tượng trưng cho 79 mùa xuân của Bác. Từ xa đã có thể nhìn thấy lá cờ Tổ quốc tung bay trong gió; nằm ở vị trí nổi bật giữa Quảng trường Tượng Bác uy nghiêm, phía sau là bức phù điêu lớn với hình tượng cách điệu bông hoa ban 5 cánh của núi rừng Tây Bắc. Nằm trên đồi cảnh quan phía sau bức phù điêu là Đền thờ Bác Hồ, đây là nơi để cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc đến dâng hương tưởng nhớ, tỏ lòng thành kính với Bác. Bức thạch văn khắc lời căn dặn của Bác trong dịp Người về thăm Tây Bắc, được mô phỏng như 6 ngọn núi đứng sát kề nhau, biểu tượng cho tinh thần đoàn kết của đồng bào 6 tỉnh Tây Bắc... Tất cả đã tạo nên một tổng thể trang trọng, hài hòa mang nhiều ý nghĩa, đáp ứng yêu cầu và điều kiện tổ chức các hoạt động chính trị - văn hóa lớn của khu vực Tây Bắc và tỉnh Sơn La.
Nhớ về Bác trong những ngày tháng 5 lịch sử, ông Lò Văn Ó, nguyên cán bộ Ban Tuyên huấn Châu ủy Thuận Châu, người được vinh dự phụ trách đoàn thiếu niên, nhi đồng diễu hành đón Bác Hồ và Đoàn công tác của Trung ương tham gia Lễ mít tinh kỷ niệm 5 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, 4 năm thành lập Khu tự trị Thái - Mèo tại Thuận Châu ngày 7/5/1959, chia sẻ: Mỗi lần ghé thăm Quảng trường Tây Bắc, ngắm nhìn Tượng Bác là nỗi nhớ và hình ảnh chân thực về ngày Bác lên thăm Tây Bắc lại hiện về trong tôi. Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc mang ý nghĩa tinh thần to lớn đối với chúng tôi. Không thể diễn tả hết cảm xúc bằng lời nói, ông Ó mượn lời thơ trong bài thơ “Sáng tháng năm” của nhà thơ Tố Hữu: “Bác Hồ đó, là lòng ta yên tĩnh... /Bác Hồ đó, chiếc áo nâu giản dị/ Màu quê hương bền bỉ đậm đà/ Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta.”
Những ngày tháng 5 lịch sử, Quảng trường Tây Bắc là nơi nhiều đơn vị lựa chọn để tổ chức các hoạt động chào mừng Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Anh Lê Huy Tùng, Bí thư Chi đoàn Phòng Kỹ thuật nghiệp vụ, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh (Công an tỉnh) chia sẻ: Chi đoàn chúng tôi dâng hương tại Đền thờ Bác Hồ tại Quảng trường Tây Bắc để tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ và biết ơn vô hạn với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đối với thế hệ trẻ chúng tôi, Quảng trưởng Tây Bắc thực sự là “địa chỉ đỏ” để giáo dục về truyền thống cách mạng, lòng tự hào, tinh thần yêu nước, đoàn kết dân tộc... Chúng tôi nguyện hứa khắc ghi và thực hiện nghiêm 6 điều Bác dạy Công an nhân dân Việt Nam để hết lòng phụng sự Tổ Quốc, phục vụ nhân dân.
Không chỉ mang những ý nghĩa đặc biệt, Quảng trường Tây Bắc còn là điểm đến không thể thiếu trong hành trình tới Sơn La của nhiều du khách. Lần đầu tiên đến với Sơn La - Tây Bắc, bà Ngô Thị Là, xã Tân Hòa, huyện Vũ Thư (Thái Bình), dù đã ngoài 80 tuổi, nhưng vẫn dành thời gian thăm Quảng trường Tây Bắc, dâng nén hương thơm tại Đền thờ Bác Hồ. Bà Là chia sẻ: Mặc dù đã biết tới Quảng trường Tây Bắc qua các phương tiện thông tin, nhưng khi tới đây, cả gia đình đều bất ngờ trước không gian, cảnh quan đẹp, rộng lớn, các công trình được thiết kế quy mô, độc đáo, để lại ấn tượng sâu sắc về những nét văn hóa truyền thống của vùng Tây Bắc.
Hơn một năm qua, Quảng trường Tây Bắc là nơi tổ chức các sự kiện, hoạt động chính trị, văn hóa lớn của khu vực Tây Bắc và tỉnh Sơn La, như: Lễ Kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Tây Bắc tại Sơn La và khánh thành Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc; Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XIV; Ngày hội An toàn giao thông khu vực miền núi phía Bắc năm 2019; các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân trong dịp Tết Nguyên đán Canh tý 2020..., Quảng trường Tây Bắc còn đón hàng nghìn lượt người tới thăm quan, trải nghiệm, vui chơi, sinh hoạt, tập luyện thể dục thể thao. Ông Đinh Văn Trần Phú, Trưởng Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị tỉnh Sơn La cho biết: Ngay sau khi được đưa vào sử dụng tháng 5/2019, Ban quản lý đã chủ động phối hợp với các cấp, các ngành tổ chức tốt các hoạt động, tiếp đón các đoàn khách tại khu vực Quảng trường; thường xuyên kiểm tra, giám sát đảm bảo an toàn, an ninh trong khu vực. Bên cạnh đó, Ban quản lý cũng ký các hợp đồng dịch vụ, đảm bảo môi trường, cảnh quan xanh - sạch - đẹp; duy trì vận hành hệ thống chiếu sáng, trang trí và các khu vực hạ tầng khác. Đồng thời, thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở người dân cùng chung tay bảo vệ công trình.
Với những giá trị lịch sử và văn hóa to lớn, Quảng trường Tây Bắc có ý nghĩa đặc biệt trong lòng mỗi người dân Sơn La - Tây Bắc; góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, tinh thần đoàn kết dân tộc, truyền thống yêu nước của các thế hệ hôm nay và mai sau. Công trình thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” và quyết tâm mãi mãi đi theo con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn, vun đắp tình yêu quê hương, đất nước trong trái tim mỗi người dân.
Chu văn an từ hồi còn trẻ đã nổi tiếng là một người cương trực, sửa mình trong sạch, giữ tiết tháo, không cầu danh lợi, chỉ ở nhà đọc sách. Sau khi thi đỗ thái học sinh, ông không ra làm quan, mà trở về mở trường dạy học ở quê nhà. Học trò nhiều nơi tìm đến theo học rất đông. Trong số môn đệ của ông có rất nhiều người thành đạt, thi đỗ, làm quan to trong triều như phạm sư mạnh, lê quát… Tính nghiêm nghị, tư cách thanh cao và học vấn sâu rộng làm cho đanh tiếng của ông ngày càng lan xa, học trò đến theo học ngày càng nhiều và có đủ các loại. Tương truyền trong số đó có cả thần nước theo học, sau giúp dân trừ hạn hán.
Đến đời vua trần minh tông, ông được mời vào làm tư nghiệp ở quốc tử giám để dạy thái tử học. Ông đã cùng với mạc đĩnh chi, phạm sư mạnh, nguyễn trung ngạn tham gia vào công việc củng cố triều đình lúc đó đang đi vào con đường suy thoái. Đến đời dụ tông, chính sự càng thối nát, bọn gian thần nổi lên khắp nơi. Chu văn an nhiều lần can ngăn dụ tông không được, bèn dâng sớ xin chém bảy kẻ nịnh thần đều là người quyền thế được vua yêu. Đó là thất trảm sớ nổi tiếng trong lịch sử. Nhà vua không nghe, ông bèn treo mũ bỏ quan về ở ẩn tại núi phượng sơn thuộc làng kiệt đắc, huyện chí linh, tỉnh hải dương, lấy hiệu là tiều ãn (người ở ẩn đi hái củi). Sau ông mất tại đó.
Theo thư tịch cũ thì chu văn an viết nhiều sách, ông đã kể lại cho đời sau các tác phẩm: quốc ngữ thi tập bằng chữ nôm và tiều ẩn thi tập bằng chữ hán. Ông còn viết một cuốn sách giản ước ề tứ thư nhan đề tứ thư thuyết ước. Theo một tài liệu nghiên cứu gần đây thì chu văn an còn là một nhà đông y đã biên soạn quyển y học yếu giản tập chú di biên gồm những lí luận cơ bản về chữa trị bệnh bằng đông y. Khi ông mất, vua trần đã dành cho ông một vinh dự lớn-bậc nhất đối với một trí thức là được thờ ở văn miếu. Vua còn ban tặng tên thụy cho ông là văn trinh. Ngô thế vinh, một văn nhân nổi tiếng thế kỉ xix trong bài văn bia ở đền phượng sơn đã giải thích nghĩa hai chữ “văn trinh” như sau: “văn, đức chi biểu dã; trinh, đức chi chính cố dã” (văn là biểu hiện bề ngoài (thuần nhất) của đức); trinh là sự chính trực, kiên định của đức). Tên thụy như vậy nhằm biểu dương một người đã kết hợp được hai mặt của đạo đức: bên ngoài thuần nhã, hiền hòa với bên trong chính trực, kiên định. Trong lịch sử giáo dục nước nhà, ông cũng giành được địa vị cao quý bậc nhất, xứng đáng đứng đầu các nhà giáo từ xưa tới nay. Ông đã vượt qua ngưỡng người làm thầy giáo giỏi của một đời để đạt tới người làm thầy giáo giỏi của muôn đời như phan huy chú đã ngợi ca ông: “học nghiệp thuần túy, tiết tháo cương thượng, làng nho nước việt trước sau chỉ có mình ông, các ông khác không thể so sánh được”.
Ngày nay, để tưởng nhớ tới đạo đức và sự nghiệp của ông, nhân dân thủ đô đã lấy tên ông để đặt tên cho một đường phố và một trường trung học lớn của hà nội. Đó là phố chu văn an và trường trung học phổ thông chu văn an.
Tham khảo : (cho bạn dàng ý)
1. Lập dàn bài:
1. Mở bài: - Giới thiệu bạn thân định tả: Bạn đó tên gì? Học lớp mấy ? Em thấy bạn đang ngồi học ở đâu? Khi nào?
2. Thân bài:
a) Tả khung cảnh lúc bạn đang ngồi học :
+ Bạn ngồi học ở đâu?
+ Chiếc bàn như thế nào?
+ Bên phải bàn học là ?
+ Bên trái bàn học là gỉ ?
+ Không gian quanh bạn ra sao ?
+ Dáng bạn ngồi học ? Lúc ấy bạn mặc quần áo gì ? Khuôn mặt ? Anh mắt chăm chú nhìn bài ? Đôi tay ?
b) Tả hoạt động bạn đang học bài :
+ Đầu tiên , bạn chuẩn bị những dụng cụ gì ?
+ Bạn đang học nội dung gì ?
+ Khi suy nghĩ, bạn có tư thế nào ?
+ Bạn cắm cúi viết ? Bạn ngảng đầu lên ? Bạn cắn bút suy nghĩ tìm lời giải ?
+ Kết quả việc học như thế nào ? Bạn đã làm gì để kết thúc việc học đó ?
3. Kết bài : - Nêu suy nghĩ và tình cảm của em về bạn thân đã tả .
ngọt như đường