Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mùa xuân là mùa em yêu thích nhất.Mùa xuân có hoa đào , hoa mai nở rộ; có mưa xuân.. . Mưa xuân bay phơi phới,cảnh lại đẹp thêm, hoa lại càng thêm tươi giòn,sau một đêm mưa xuân,vườn hoa nhà em trông thật đẹp. Trong vườn, hoa đào nở rộ, li ti từng chùm màu hồng nhạt dịu dàng mà nữ tính. Hoa hồng như một nàng công chúa kiêu kì, phô hương phô sắc. Chị Cúc với bộ áo xiêm vàng tươi, Lung linh trong nắng.Hoa cẩm tú cầu với nhiều cánh mỏng nhỏ, chen chúc vào nhau đã tạo nên những chùm hình tròn xinh đẹp.
Cô giáo dạy Văn của tôi giảng bài rất hay và hấp dẫn.
Hôm nay, cô mặc chiếc áo dài màu tím Huế rất đẹp. Cô bước vào lớp như mang theo vào cả sắc trời thiên nhiên. Bắt đầu buổi học, cô nhẹ nhàng, viết lên bảng những dòng chữ mềm mại, thẳng hàng. Chỉ một thoáng, hàng chữ đẹp đẽ hiện ra. Bài giảng bao giờ cũng lôi cuốn bở giọng nói ấm áp và truyền cảm của cô. Giọng nói ấy dường như xuất phát từ sâu thẳm tâm hồn, để từ đó chúng tôi câm nhận được cái hay, cái đẹp của mỗi bài văn, bài thơ. Những lời cô giảng chúng tôi muốn khắc thật sâu không bao giờ quên. Khuôn mặt cô luôn tươi cười khi giảng giải. Đôi mắt cô nhìn thẳng về phía học trò, ân cần, dịu dàng và âu yếm. Đôi mắt ấy luôn cổ vũ tinh thần học sinh. Bàn tay cô nhẹ nhàng đưa theo nhịp điệu câu nói. Cô giảng bài rất say sưa đến khi trên khuôn mặt đã thấm những giọt mồ hôi mà cô không hề hay biết. Cô vẫn tập trung vảo bài giảng, vào những đứa học trò yêu của mình. Thỉnh thoảng, cô đi xuống phía cuối lớp, xem học trò ghi bài, xem chúng tôi thảo luận nhóm. Có khó khăn gì cô sẵn sàng gợi ý, giúp đỡ. Cô lúc nào cũng gần gũi với học sinh, tôn trọng ý kiến học sinh, lắng nghe chúng tôi nói và cho chúng tôi trao đổi, thảo luận công bằng. Nhưng lúc nào cô cũng là người chỉ huy tài ba khiến học trò khâm phục. Có lúc, trong bải giảng, cô tạo ra tình huống vô cùng lí thú giúp học trò phát huy sự chủ động, sáng tạo. Xen giữa những giờ học căngthẳng, cô kể cho học trò những mầu chuyện ngắn rất hay. Cô kể chuyện thật có duyên. Có đứa mải nghe cô kể cứ há miệng ra mà không biết. Thể là cả lớp có một trận cười vỡ bụng. Giờ học của cô bao giờ cũng nhẹ nhàng, dễ chịu.
Bốn nhăm phút học trôi qua với chúng tôi là bốn nhăm phút sảng khoái và bổ ích.
Cô giáo dạy Văn của tôi giảng bài rất hay và hấp dẫn.
Hôm nay, cô mặc chiếc áo dài màu tím Huế rất đẹp. Cô bước vào lớp như mang theo vào cả sắc trời thiên nhiên. Bắt đầu buổi học, cô nhẹ nhàng, viết lên bảng những dòng chữ mềm mại, thẳng hàng. Chỉ một thoáng, hàng chữ đẹp đẽ hiện ra. Bài giảng bao giờ cũng lôi cuốn bở giọng nói ấm áp và truyền cảm của cô. Giọng nói ấy dường như xuất phát từ sâu thẳm tâm hồn, để từ đó chúng tôi câm nhận được cái hay, cái đẹp của mỗi bài văn, bài thơ. Những lời cô giảng chúng tôi muốn khắc thật sâu không bao giờ quên. Khuôn mặt cô luôn tươi cười khi giảng giải. Đôi mắt cô nhìn thẳng về phía học trò, ân cần, dịu dàng và âu yếm. Đôi mắt ấy luôn cổ vũ tinh thần học sinh. Bàn tay cô nhẹ nhàng đưa theo nhịp điệu câu nói. Cô giảng bài rất say sưa đến khi trên khuôn mặt đã thấm những giọt mồ hôi mà cô không hề hay biết. Cô vẫn tập trung vảo bài giảng, vào những đứa học trò yêu của mình. Thỉnh thoảng, cô đi xuống phía cuối lớp, xem học trò ghi bài, xem chúng tôi thảo luận nhóm. Có khó khăn gì cô sẵn sàng gợi ý, giúp đỡ. Cô lúc nào cũng gần gũi với học sinh, tôn trọng ý kiến học sinh, lắng nghe chúng tôi nói và cho chúng tôi trao đổi, thảo luận công bằng. Nhưng lúc nào cô cũng là người chỉ huy tài ba khiến học trò khâm phục. Có lúc, trong bải giảng, cô tạo ra tình huống vô cùng lí thú giúp học trò phát huy sự chủ động, sáng tạo. Xen giữa những giờ học căng thẳng, cô kể cho học trò những mầu chuyện ngắn rất hay. Cô kể chuyện thật có duyên. Có đứa mải nghe cô kể cứ há miệng ra mà không biết. Thể là cả lớp có một trận cười vỡ bụng. Giờ học của cô bao giờ cũng nhẹ nhàng, dễ chịu.
Bốn mươi lăm phút học trôi qua với chúng tôi là bốn nhăm phút sảng khoái và bổ ích.
Tham khảo:
Đêm nay Bác không ngủ là một bài thơ xúc động về Bác trong những năm tháng kháng chiến gian khổ. Bài thơ nói về việc Bác đã thức nguyên đêm để chăm lo giấc ngủ cho mọi người. Hành động của Bác đối với mọi người thật cảm động và cảm kích biết bao. Từ những việc nhỏ cho đến việc lớn đều toát lên hình ảnh của một người cha nhân từ, đạo đức luôn dang rộng vòng tay để che chở cho cả dân tộc. Tuy Bác đã già, nhưng tấm lòng mà Bác dành cho bộ đội, cho nhân dân luôn vững chãi, lớn lao và cao cả. Đó là lí do mà dù Người đã đi sang bên kia thế giới suốt nửa thập kỉ rồi nhưng tiếng thơm về Người, tấm lòng bao la của Người vẫn còn mãi trong trái tim của con dân Việt Nam nói riêng và của nhân dân thế giới nói chung
con có thể tự trả lời giúp bạn, HẠN CHẾ lấy bài chỗ khác nhé.
Viết một đoạn văn khoảng 10 đến 15 dòng miêu tả hình ảnh của Bác trong bài thơ Đêm nay bác không ngủ
Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ thật thiêng liêng, cao cả. Bác lo cho việc nước, việc quân. Bác không ngần ngại hy sinh gian khổ để trực tiếp chỉ huy chiến dịch. Bác đã thức suốt đêm trầm ngâm, đăm chiêu, lặng lẽ… trong lúc mọi người đang say giấc ngủ. Bác thức vì thương chiến sĩ trong khói lửa chiến tranh, thương đoàn dân công đang ở ngoài rừng ướt lạnh. Hình tượng Bác – hình tượng người cha của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam thật giàu lòng nhân ái. Bác xem từng chiến sĩ như những đứa con thân yêu của mình: Bác đốt lửa sưởi ấm cho anh chiến sĩ, Bác rón rén đi dém chăn cho từng người, từng người một. Bác đã đốt ngọn lửa yêu thương từ nơi trái tim mình để truyền hơi ấm cho con cháu. Điệp ngữ “từng người” trong bài thơ biểu hiện sự săn sóc chu đáo của Bác dành cho bao chiến sĩ. Người lính nào cũng được Bác chăm lo, chia phần yêu thương, một tình thương đằm thắm, dịu dàng tựa như lòng mẹ đối với những đứa con thơ.
Bác Hồ vị lãnh tụ đáng kính của dân tộc Việt Nam. Đến với bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ, hình ảnh Bác hiện lên thật dung dị, đẹp đẽ và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
Mở đầu bài thơ không phải chân dung hào nhoáng của một vị lãnh tụ, Bác hiện lên thật gần gũi, giản dị biết bao:
“Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ.
Lặng yên bên bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm
Ngoài trời mưa lâm thâm
Mái lều tranh xơ xác”
Hình ảnh Bác hiện lên trong một đêm mưa, giữa cái lạnh của núi rừng thật đẹp và đáng trân trọng. Đáng trân trọng hơn nữa, khi vị lãnh tụ ấy hòa mình vào nhịp sống chung của các chiến sĩ, cũng chịu biết bao rét mướt, khổ cực.
Không chỉ dừng lại ở đó, Bác còn là người chu đáo, ân cần khi sợ các cháu lạnh đã đi dém chăn từng người một, cẩn trọng và nhẹ nhàng để giấc ngủ của những chiến sĩ không bị gián đoạn. Ở đoạn này tác giả đã sử dụng vô cùng đắt giá hình ảnh so sánh: “Bóng bác cao lồng lộng/ Ấm hơn ngọn lửa hồng”. Trái tim ấm áp, sự quan tâm của Bác đối với các chiến sĩ chính là ngọn lửa thiêng liêng bất diệt, xua tan cái lạnh giá của mùa đông. Đồng thời qua hình ảnh đó ta cũng thấy Bác chẳng khác nào một người cha đang đi chăm sóc những đứa con thân yêu của mình. Sự vĩ đại của Bác không ồn ào, khoa trương mà luôn lặng lẽ, âm thầm.
Nguồn: https://lazi.vn/edu/exercise/622355/viet-mot-doan-van-tu-10-15-cau-mieu-ta-hinh-anh-cua-bac-trong-bai-tho-dem-nay-bac-khong-ngu
Hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ trong trí tưởng tượng của em
Minh Huệ với bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là hiện tượng thi sĩ bất tử với một giai phẩm văn chương. Độc đáo bởi vì một nhà thơ xứ Nghệ, sử dụng làn điệu dân ca hát dặm Nghệ Tĩnh đã ca ngợi tình thương người mênh mông của một người con vĩ đại của xứ Nghệ - Bác Hồ kính yêu.
Bài thơ gần như một truyện cổ tích vừa thực vừa mộng dẫn hồn ta vào một không khí lung linh huyền thoại: một ông tiên với chòm râu im phăng phắc, bỗng cao lung linh trước ngọn lửa hồng chập chờn giữa rừng khuya. Một đêm đông lạnh lẽo mưa lâm thâm thời chiến tranh, loạn lạc. Xung quanh đông lửa là những chiến binh trẻ (tiên đồng) đang nằm ngủ. Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật ấy đã góp phần đặc sắc tạo nên sắc điệu ngữ trữ tình thẩm mĩ của bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.
Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ kể, ngôn ngữ tả, ngôn ngữ nhân vật, và bình luận trữ tình hòa quyện trong những vần thơ năm chữ dung dị, lắng đọng, liền mạch, mến thương.
Hình ảnh Bác Hồ được khắc họa rất đậm nét qua tâm hồn anh đội viên. Mối quan hệ giữa lãnh tụ với chiến sĩ trở thành tình bác - cháu, cha - con. Tố Hữu từng viết: Người là Cha, là Bác, là Anh - Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ (Sáng tháng Năm), ở đây Minh Huệ đã cảm nhận được:
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột.
Bác nhón chân nhẹ nhàng...
Việc làm đốt lửa, hành động đi dém chăn, cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng - đã thể hiện sự chăm chút yêu thương của Người Cha mái tóc bạc đối với từng người lính như tình cha - con, tình ông - cháu.
Chú đội viên mơ màng trong khoảnh khắc hạnh phúc thần tiên. Chất thơ vừa thực vừa mơ đầy ấn tượng:
Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng.
Ngoài trời thì mưa lâm thâm lạnh lẽo. Trong mái lều xơ xác, suốt đêm Lặng yên bên bếp lửa - vẻ mặt Bác trầm ngâm. Bác vẫn ngồi... Bác vẫn không ngủ, Chỉ lo muôn mối như lòng mẹ... (Tố Hữu). Bác vĩ đại và ấm áp biết bao! Một so sánh rất đẹp, rất thơ đã ca ngợi tình nhân ái Hồ Chí Minh:
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.
Tình huống thơ được đẩy tới cao trào. Chế Lan Viên trong Người đi tìm hình của nước từng viết: Hiểu sao hết tấm lòng lãnh tụ. . Anh đội viên cũng vậy, anh chưa hiểu vì sao đêm nay Bác trầm ngâm thao thức. Nghe Bác nói, anh đội viên vui sướng mênh mông. Tình nhân ái của lãnh tụ đã soi sáng tâm hồn người lính trẻ:
Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn
Trời thì mưa lâm thâm
Làm sao cho khỏi ướt!
Càng thương càng nóng ruột
Mong trời sáng mau mau....
Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, Minh Huệ đã sáng tạo nên một số chi tiết nghệ thuật rất cụ thể và điển hình về mái tóc, chòm râu, ngọn lửa, bóng Bác, vẻ mặt trầm ngâm, về hành động, cử chỉ (đốt lửa, dém chăn, nhón chân...) nhằm tô đậm và ca ngợi tình thương bao la của Bác Hồ kính yêu. Chòm râu là một nét vẽ thân tình bức chân dung lãnh tụ gợi lên sự gần gũi, thân thiết mà cao cả, thiêng liêng:
Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc.
Bên cạnh hình ảnh Bác Hồ là hình ảnh anh đội viên, được nhà thơ thế hiện khá đẹp. Anh chợt thức giữa đêm khuya, và vô cùng ngạc nhiên suy nghĩ:
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ.
Thương Bác, anh khẽ nói:
Bác ơi! Bác chưa ngủ?
- Bác có lạnh lắm không?
Anh bồn chồn lo lắng:
Anh nằm lo Bác ốm....
Cảm xúc của anh đội viên phát triển theo chiều dài của thời gian đêm khuya:
Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi...
Lần thứ ba thức dậy...
Người lính trẻ nằng nặc, thiết tha:
Mời Bác ngủ Bác ơi!
Trời sắp sáng mất rồi
Bác ơi! Mời Bác ngủ!
Nghe Bác nói về tình thương và nỗi lo, ... anh đội viên vô cùng hạnh phúc vì đã thấm hiểu tấm lòng và sự vĩ đại của lãnh tụ:
Lòng vui sướng mênh mông
Anh thức luôn cùng Bác.
Qua hình ảnh anh đội viên, Minh Huệ đã thể hiện một cách chân thành cảm động lòng kính yêu của đồng bào và chiến sĩ đối với Hồ Chủ tịch vĩ đại.
Đêm nay Bác không ngủ mãi mãi là một bài ca làm rung động trái tim muôn triệu con người. Hai nhân vật, hai tâm hồn chung đúc, chan hoà trong một tình yêu lớn: "yêu nước, thương người". Màu sắc dân ca kết hợp với không khí cổ tích thần kỳ làm nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ. Cảnh rừng đêm mưa lâm thâm, ngọn lửa hồng, mái tóc bạc, chòm râu im phăng phắc là bốn nét vẽ đầy ấn tượng về Bác Hồ và tấm lòng yêu nước, thương dân của Bác.
Dàn ý :
I. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả Minh Huệ, bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”.
- Bài thơ đã miêu tả hình ảnh Bác vào đêm không ngủ trên đường đi chiến dịch thật gần gũi, sâu sắc.
II. Thân bài
1. Tả bao quát
- Trong trí tưởng tượng, Bác được khắc họa như một ông tiên hiền lành, phúc hậu.
- Vì luôn lao tâm khổ tứ lo cho vận nước, lo cho nhân dân nên vóc dáng Bác trở nên gầy gò trong bộ quần áo sờn bạc cùng đôi dép mòn cũ kĩ theo sự tận tụy tháng ngày.
2. Tả chi tiết
* Ngoại hình:
- Dưới vầng trán cao rộng của vị lãnh tụ vĩ đại, đôi mắt sáng ngời, sâu thẳm với những vết chân chim - dấu tích thời gian chống giặc - lúc nào cũng chan chứa niềm yêu thương.
“Mắt hiền sáng tựa vì sao
Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời”
- Ấy vậy mà khi chạm trán kẻ thù hay xử phạt, đôi mắt ấy chợt nghiệm lại, cương quyết.
- Nước da ngăm ngăm nắng gió điểm xuyết đồi mồi.
- Đôi vai Người rộng tựa gánh vác non sông.
- Mái tóc, chòm râu bạc trắng như cước.
- Giọng nói từ tốn, rõ ràng, khúc chiết khi diễn giải cặn kẽ một vấn đề.
- Theo đó là những bước chân khoan thai, chậm rãi nhưng vững chắc tiến về phía trước.
* Miêu tả hoạt động, tính cánh:
- Là một vị lãnh tụ kháng chiến, Bác luôn quyết đoán, bao dung nhưng nghiêm khắc, quan tâm nhân dân làm ai ai cũng đem lòng kính trọng.
- Điển hình, một đêm mưa gió, sương phủ bạc lều tranh xác xơ, Bác Hồ vẫn thức trắng lo cho chiến dịch, lo cho đoàn quân (điều này cho thấy Bác là người…) nhạy bén, nhìn xa trông rộng.
- Rồi Bác đi dém chăn từng người một với những bước chân nhẹ nhàng, chậm rãi.
- Trước mắt anh Đội viên Chắt, hình bóng Bác hiện ra “cao lồng lộng”, lòng Người còn ấm hơn ngọn lửa hồng.
- Thổn thức, anh nhiều lần khuyên Bác ngủ nhưng Bác đều từ chối.
- Lý do Bác vẫn còn thức: Dáng ngồi đinh ninh, chòm râu trắng cước im phăng phắc, thì ra Bác không chỉ ưu tư về đoàn dân công ngủ ngoài rừng “màn trời chiếu đất”mà còn đang suy ngẫm về vận mệnh đất nước, đường lối Cách mạng.
III. Kết bài
- Hồ Chí Minh là một hình tượng cao đẹp của Việt Nam.
- Qua bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”, ta đã thấy được phần nào cách ứng xử, sự chăm lo, quan tâm của Bác đã trở thành bài học cho thế hệ sau.
( Kham khảo nha :
Bác Hồ - vị Cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Cả cuộc đời Bác “Nâng niu tất cả chỉ quên mình”. Bác luôn lo lắng, chăm sóc cho nhân dân và các chiến sĩ bộ đội và đã biết bao đêm không ngủ vì “lo nỗi nước nhà”.
Chiều muộn hôm ấy, trời bỗng nhiên tối sầm lại. Bác cùng mọi người phải nghỉ lại trong một cái lán dựng tạm đợi trời sáng rồi tiếp tục lên đường. Thời gian đang nhích dần về khuya. Từng cơn gió lạnh thổi về làm tê dại cả làn da. Trời mưa lâm thâm làm ướt đẫm bộ áo xanh mượt của những hàng cây thẳng tắp trong rừng. Ánh lửa bập bùng phía trong lán, một anh đội viên chợt thức giấc. Anh ngỡ ngàng vì trời đã khuya lắm rồi mà Bác vẫn chưa ngủ. Bác ngồi lặng yên bên bếp lửa, vẻ mặt trầm ngâm. Bác lặng lẽ đưa đôi bàn tay gầy guộc, lạnh buốt cho thêm củi vào bếp lửa. Rồi Bác đứng dậy, nhón từng bước chân thật nhẹ nhàng giắt mép chăn cho từng người để các anh được ấm hơn. Ánh mắt Bác trìu mến đầy yêu thương nhìn các anh đội viên. Cả cuộc đời gian khổ đi tìm đường cứu nước đã để lại những nếp nhăn hằn sâu trên khuôn mặt của Bác. Bác mỉm cười hạnh phúc khác nào người cha chăm sóc cho những đứa con thân yêu của mình. Lúc trời sắp sáng, Bác vẫn ngồi đinh ninh, vẫn chòm râu im phăng phắc. Ánh mắt Bác nhìn xa xăm, đăm chiêu như đang nghĩ ngợi. Anh đội viên lo lắng hỏi Bác: “Bác ơi, Bác chưa ngủ, Bác có lạnh lắm không?”. Một giọng nói ân cần, ấm áp vang lên từ phía bếp lửa: “Chú hãy ngủ cho ngon giấc, ngày mai lên đường đánh giặc, Bác thức cứ mặc Bác, Bác ngủ không yên lòng”. “Bác thương đoàn dân công”, “Đêm nay ngủ ngoài rừng”, “Rải lá cây làm chiếu”, “Manh áo phủ làm chăn”. Bác luôn lo lắng cho mọi người như vậy đấy! Luôn hi sinh bản thân mình. Bác càng thương càng nóng ruột, chỉ mong sao mặt trời ló rạng sau cánh rừng kia, để Bác được yên lòng, để đoàn dân công khỏi rét, khỏi lạnh để Bác được ấm lồng.
Hình ảnh Bác trong đêm không ngủ ấy đã để lại cho mọi người niềm yêu kính yêu, tự hào về con người có một tình yêu lớn, Bác có một trái tim mênh mông “Ôm cả non sông mọi kiếp người”. )
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa
Hình ảnh “bếp lửa” trong màn sương sớm đã được khắc họa giản dị nhưng rõ nét và sống động qua ba câu thơ. “Bếp lửa” có lúc sáng mãnh liệt, có lúc yếu, không định hình đã trở thành một đồ dùng, một hình ảnh gần gũi và quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày của người dân Việt Nam. Đó không chỉ là nơi để đun nấu mà còn là nơi sum họp, ghi dấu những niềm vui, nỗi buồn của mọi gia đình. Điệp ngữ “một bếp lửa” cùng với các từ láy “chờn vờn”, “ấp iu” đã gợi nên sự ấm áp, đầy tình thương yêu như tấm lòng bà. Từ “ấp iu” gợi lên sự khéo léo của bàn tay bà khi bà nhóm bếp lửa, tấm lòng yêu thương, chi chút của bà đến con cháu. Trong hồi tưởng của cháu, hình ảnh người bà luôn hiện diện cùng bếp lửa qua bao năm tháng. Hình ảnh của bà hiện lên một cách nhẹ nhàng nhưng vô cùng đẹp đẽ trong trái tim người cháu, bà vẫn luôn nhóm bếp lửa mỗi sáng mỗi chiều suốt cả cuộc đời. Hình ảnh “bếp lửa” là biểu hiện cụ thể và sinh động về sự tần tảo, chăm sóc và yêu thương của người bà đối với con cháu trong mọi hoàn cảnh khó khăn, gian khổ. Trước sự hy sinh của bà, người cháu luôn “thương bà biết mấy nắng mưa”. Từ đó làm bật lên tình cảm sâu nặng của người cháu một cách thật tự nhiên, không thể tà xiết vì những “nắng mưa”, khó nhọc vất vả của cuộc đời bà. Từ “thương” diễn đạt rất chân thật mà giản dị không chút hoa mỹ tấm lòng yêu mến bà của cháu.
Từ tình yêu thương và nỗi nhớ da diết, người cháu nhớ về kỉ niệm tuổi thơ sống bên bàQua những hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thảnh, bài thơ Bếp lửa đã gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với gia đình, quê hương, đất nước. Kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự, bình luận và sự sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh bếp lửa gắn liền với người bà “Bếp lửa” là một ài học đạo lí thao thiết. Bài thơ nhắc nhở ta về lối sống thủy chung ân nghĩa, có lòng biết ơn, đối xử ân nghĩa với gia đình, láng giềng và quê hương, cội nguồn dân tộc.
bóng hình người bà tảo tần khuya sớm qua câu nói:'' bóng bà đổ xuống đất đai'' làm cho người đọc cảm thấy xúc động về người bà. Nói về người bà lo cho người cháu suốt tuổi thơ. Người bà khi hoàng hôn buôn xuống môi bà quạnh thẩm, khi vào buổi ban trưa bà vẫn phải làm việc. Bà rất thương yêu người cháu và những hình ảnh ngẹn ngào nước mắt như:
Bà bổ cau thành tám chiếc thuyền cau
Chở sớm chiều tóm tém
Nắng xiên khoai qua liếp vách không cài
Bóng bà đổ xuống đất đai
người bà luôn chăm sóc, luôn che chở cho chúng ta nhưng có những lúc bà la mình thì mình phải tiếp thu vì chúng ta cần phải biết bà la mình là thương mình. Chúng ta còn cần phải biết quý trọng những người thân trong gia đình không nên có những hành động vô l
Chì là dàn ý thôi nha bạn :
I/Mở bài : Giới thiệu đối tượng miêu tả ; Ý diễn đạt :
- “Bác Hồ là vị Cha chung
Là sao Bắc Đẩu, là Vầng Thái Dương”
- Vâng,trong nền văn học nước ta, rất nhiều, rất nhiều tác phẩm được ra đời nhằm khẳng định công lao Cách mạng của Người.
-Tiêu biểu cho việc đó, nhà thơ Minh Huệ từng viết bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ” miêu tả hình ảnh Bác vào đêm không ngủ trên đường đi chiến dịch thật gần gũi, sâu sắc.
II/Thân bài
1) Miêu tả hình dáng : Ý diễn đạt :
a. Tả bao quát
- Trong trí tưởng tượng của tôi, Bác được khắc họa như một ông tiên hiền lành, phúc hậu.
- Vì luôn lao tâm khổ tứ lo cho vận nước, lo cho nhân dân nên vóc dáng Bác trở nên gầy gò trong bộ quần áo sờn bạc cùng đôi dép mòn cũ kĩ theo sự tận tụy tháng ngày.
b. Tả chi tiết
- Dưới vầng trán cao rộng của vị lãnh tụ vĩ đại, đôi mắt sáng ngời, sâu thẳm với những vết chân chim – dấu tích thời gian chống giặc – lúc nào cũng chan chứa niềm yêu thương.
“ Mắt hiền sáng tựa vì sao
Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời”
- Ấy vậy mà khi chạm trán kẻ thù hay xử phạt, đôi mắt ấy chợt nghiêm lại, cương quyết.
- Nước da ngăm ngăm nắng gió điểm xuyết đồi mồi.
- Đôi vai Người rộng tựa gánh vác non sông.
- Mái tóc, chòm râu bạc trắng như cước. Mỗi lần suy nghĩ, Bác Hồ lại đưa bàn tay gân guốc, ấm áp lên vuốt vuốt râu, ra vẻ rất ưu tư.
- Giọng nói từ tốn , rõ ràng, khúc chiết khi diễn giải cặn kẽ một vấn đề.
- Theo đó là những bước chân khoan thai, chậm rãi nhưng vững chắc tiến về phía trước.
- Ôi, Người Cha của chúng ta mới giản đơn và bình dị làm sao !
2) Miêu tả hoạt động,tính tình
- Là một vị lãnh tụ kháng chiến, Bác luôn quyết đoán, bao dung nhưng nghiêm khắc, quan tâm nhân dân làm ai ai cũng đem lòng kính trọng .
- Điển hình, một đêm mưa gió, sương phủ bạc lều tranh xác xơ , Bác Hồ vẫn thức trắng lo cho chiến dịch, lo cho đoàn quân ( điều này cho thấy Bác là người …) nhạy bén, nhìn xa trông rộng .
- Rồi Bác đi dém chăn từng người một với những bước chân nhẹ nhàng, chậm rãi.
- Trước mắt anh Đội viên Chắt, hình bóng Bác hiện ra “cao lồng lộng”, lòng Người còn ấm hơn ngọn lửa hồng.
- Thổn thức, anh nhiều lần khuyên Bác ngủ nhưng Bác đều từ chối.
- Tại sao ư ? Dáng ngồi đinh ninh, chòm râu trắng cước im phăng phắc, thì ra Bác không chỉ ưu tư về đoàn dân công ngủ ngoài rừng “màn trời chiếu đất”mà còn đang suy ngẫm về vận mệnh đất nước, đường lối Cách mạng.
=> Ôi, vầng Thái dương, người Cha già dân tộc thật cao cả xiết bao !
III/Kết bài : Nêu cảm xúc, bài học rút ra, đối chiếu bản thân : Ý diễn đạt
- Hồ Chí Minh là một hình tượng cao đẹp của VN, là một vị lãnh tụ tài giỏi, là người cha già dân tộc và cũng là một nhân cách lớn.
- Qua bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”, ta đã thấy được phần nào cách ứng xử, sự chăm lo, quan tâm của Bác đã trở thành bài học cho thế hệ sau.
- Noi gương Người, tôi quyết tâm học tập, rèn luyện đạo đức của Người để trở thành một công dân tốt, góp phần phát triển xã hội, xây dựng đất nước .
- Bác ơi, Bác sẽ mãi là vị lãnh tụ, là Người cha già dẫn dắt chúng con – con dân đất Việt
“ Con đang đi giữa đêm trường
Nhờ Cha soi đuốc dẫn đường cho con”
Chúc học tốt !
Hình ảnh Bác Hồ thật thiêng liêng, cao cả. Người đã ngày đêm thầm lặng hi sinh bản thân vì đất nước, Tổ quốc. Người đã thức suốt đêm ngồi trầm lặng, đăm chiêu, thổn thức...... trong lúc tất cả mọi người đều chìm vào giấc ngủ. Bác lo cho đoàn dân công ngủ ngoài rừng, không có đủ vật dụng, phải dùng lá cây làm chiếu, manh áo mỏng manh, đơn sơ dùng làm chăn,... làm sao mà khỏi ướt? Chắc họ lạnh lắm? Nghĩ thế, Người ko thể ngủ ngon giấc..... Hình tượng Bác- một người cha, người mẹ chăm sóc tận tình cho con cái, lo lắng từng chút một, thật giàu lòng nhân ái. Bác xem những người chiến sĩ như những người con, đốt lửa, dém chăn nhẹ nhàng để họ ko bị lạnh, ko bị giật mk tỉnh giấc. Bác đã thắp sáng ngọn lửa của yêu thương, của sự trân trọng, ru ngủ hàng ngàn người bằng hơi ấm hồng ngọt của mk. Người lính nào cũng đc Bác chăm lo, săn sóc như tình yêu thương của 1 người mẹ dành cho những đứa con thơ. Chính tình yêu thương cao cả ấy đã làm cho bao người hạnh phúc, sung sướng.
Bác đã khơi dậy tình yêu thương, yêu đồng đội, yêu quê hương đất nước cho bao thế hệ với niềm tin mãnh liệt cho ngày mai tươi sáng.
C4: câu ca dao muốn nhắc nhở chúng ta trong cuộc sống cần có lòng kie trì vượt khó thì mới có được chìa khóa thành công . chỉ có như vậy chúng ta mới chiến thành số phận bản thân . câu nói là lời khuyên cho mỗi con người
C3: những hình ảnh so sánh (chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi; mặt trời nhú lên dần dần, tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn; quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng; y như một mâm lễ phẩm)..
C2: Cảnh đẹp Cô Tô sau khi bão đi qua
Khong gian:Bien
Thoi gian:Buoi sang
quãng đường CD dài 130,2km.Hai xe ô tô khởi hành cùng lúc và đi ngược chiều nhau .Xe đi từ C với vận tốc 51km/giờ , xe đi từ d với vận tốc 42km/giờ .Hỏi A)2 xe gặp nhau lúc mấy giờ ? B)Chỗ gặp nhau cách C và cách D bao nhiêu km?
Hằng ngày đến trường, em đi qua một công trường đang xây dựng. Em thường bắt gặp ánh mắt vui tươi quen thuộc của chú Hưng làm nghề thợ xây.
Lần đầu tiên quen chú, em có cảm tình ngay với đôi mắt ánh lên niềm tự tin của con người nhiều nghị lực. Với thân hình khá vạm vỡ, chú khoan thai bước lên giàn giáo, bắt tay vào công việc quen thuộc hằng ngày. Chú cúi xuống xúc vữa, trải một lớp lên hàng gạch đã xây. Rồi chú cẩn thận xếp từng viên gạch màu hồng tươi lên trên. Thỉnh thoảng gặp khoảng trống cuối cùng của một hàng gạch, không đặt vừa viên gạch, chú lấy lưỡi bay chặt bớt đi. Chú dùng cán bay gõ nhẹ nhiều lần để gạch được ngay và gắn chặt vào nhau. Chú cẩn thận lấy thêm vữa lấp đầy khe và làm kĩ để vữa không rơi vãi. Đôi bàn tay thô rám của chú làm việc thật dẻo dai đều đặn và chính xác. Chú chăm chỉ làm như quên hết tiếng động ầm ĩ xung quanh. Thỉnh thoảng, chú dừng xây, lấy dây dọi xem bức tường có thẳng đứng không. Khi gạch và vữa đều hết, chú ngồi nghỉ một lát rồi gọi vọng xuống:
– Gạch!
– Vữa!
Thế là gạch được liên tiếp quăng lên. Từ trên cao, chú nhanh nhẹn bắt lấy như một thủ môn lành nghề bắt bóng, vừa bắt chú vừa xếp từng viên một cách gọn gàng ngay ngắn. Một xô vữa nặng được kéo lên và chú tiếp tục làm. Mặt trời ngày một lên cao và bức tường xây cũng mỗi lúc một cao. Chú cởi trần để lộ cái lưng to bè bóng nhẫy và hai cánh tay có bắp thịt nổi lên cuồn cuộn. Chú huýt sáo một điệu nhạc vui như muốn quên đi cái nắng gay gắt.
Nhìn chú làm việc khéo léo và vất vả, em ước nếu mình là họa sĩ mình sẽ vẽ một bức tranh miêu tả sự khó nhọc và nguy hiểm của người thợ đã tạo nên những ngôi nhà chọc trời, vững chãi, thách thức gió bão và thời gian. Chính những ngôi nhà ấy đã tạo nên biết bao nhiêu tổ ấm gia đinh, hạnh phúc cho mọi người, trong đó có cả em nữa. Em thầm biết ơn người thợ ấy và mong sau này có máy móc thay sức người để những chú công nhân đỡ vất vả và đỡ nguy hiểm khi đứng ở tầm cao.