Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Những kiểu bài viết mà em đã thực hành với Ngữ văn 7, tập hai:
+ Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến tán thành).
+ Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử.
+ Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (thể hiện ý kiến phản đối một quan niệm, một cách hiểu khác về vấn đề).
+ Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động.
- Tất cả các kiểu bài đều vừa cũ, vừa mới. So với lớp 6, em đã được học về kiểu bài kể lại sự việc, thuyết minh, nghị luận, tuy nhiên đối tượng của các bài đó khác với đối tượng của các kiểu bài trên.
a) Tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò vì cây phượng gắn bó với mái trường, với người học sinh. Hoa phượng nở báo hiệu một mùa hè đã đến và kết thúc một năm học. Như thê hoa phượng đóng vai trò là nhân chứng, là người bạn thân thiết của tuổi học trò. Qua đó thế hiện tình cam xao xuyến và nỗi buồn da diết với những kỉ niệm thân thương của tuổi học trò mỗi khi mùa hè đến.
c) Trong bài văn, tác giá dùng rất nhiều những câu văn biểu cảm trực tiếp nỗi niềm như: “nhớ người sắp xa”, “nhớ một trưa hè gà gáy”, “buồn xiết bao”.v.v... Tuy vậy, nếu đo theo mạch ấy cả bài văn thì ta nhận thấy tác giả đã dùng hoa phượng để nói lên lòng người. Đây chính là cách biểu cảm gián tiếp. Với sự kết hợp khéo léo của hai phương thức biểu đạt trực tiếp và gián tiếp, tác giả đã mang lại cho bài văn biểu cảm tinh tế và vô cùng sâu sắc.
- Bài văn thể hiện tình cảm buồn và nhớ trường khi phải xa trường trong những ngày nghỉ hè của tác giả.
Lí do hoa phượng là hoa – học – trò vì:
- Tuổi học trò ai cũng thích hoa phượng, nhặt những cánh phượng rơi ép vào trang sách làm kỉ niệm.
- Hoa phượng nở báo hiệu hè đến, dấu hiệu của sự chia tay.
- Hầu như ngôi trường nào cũng có hoa phượng đỏ chói sân trường mỗi lúc hè về.
= > Hoa phượng gắn liền với nỗi niềm tuổi học trò nên gọi là hoa – học - trò, một cái tên rất đáng yêu.
- Bài văn này vừa dùng hình thức biểu cảm trực tiếp, vừa dùng hình thức biểu cảm gián tiếp.
- Gián tiếp: Dùng hoa phượng để nói lên nỗi niềm của lòng người.
- Trực tiếp: Có những câu trực tiếp thể hiện cảm xúc của tác giả: “Nhớ người sắp xa còn đứng trước mặt… Nhớ một trưa hè gà gáy khan…” “Thấy xa trường rồi bạn buồn xiết bao”.
a- Tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò vì cây phượng gắn bó với mái trường, với người học sinh. Hoa phượng nở báo hiệu một mùa hè đã đến và kết thúc một năm học. Như thê hoa phượng đóng vai trò là nhân chứng, là người bạn thân thiết của tuổi học trò. Qua đó thế hiện tình cam xao xuyến và nỗi buồn da diết với những kỉ niệm thân thương của tuổi học trò mỗi khi mùa hè đến. -
b- Bài vàn có nội dung biểu cám sâu sắc còn nhờ vào việc tác giả đã trinh bày mạch cảm xúc theo một trình tự hợp lí, chặt chẽ: bài văn được bắt đầu băng hoa phượng nở, đây là dâu hiệu khi hè về một năm học kết thúc. Điều này đồng nghĩa với việc phượng phải chia tay với các cô cậu học trò và ở lại đơn lẻ một mình giữa sân trường vắng lặng. Từ đó, bộc lộ nỗi nhớ, nỗi buồn và sự mong chờ da diết của phượng cũng như của những người học trò về một năm học mới.
c- Trong bài văn, tác giá dùng rất nhiều những câu văn biểu cảm trực tiếp nỗi niềm như: “nhớ người sắp xa”, “nhớ một trưa hè gà gáy”, “buồn xiết bao”.v.v... Tuy vậy, nếu đo theo mạch ấy cả bài văn thì ta nhận thấy tác giả đã dùng hoa phượng để nói lên lòng người. Đây chính là cách biểu cảm gián tiếp.
2 . Tìm hiểu văn bản
a, Nhận dạng thể thơ của bài Nam quốc sơ hà bằng cách hoàn thành các cậu sau :
Số câu trong bài :......4....câu..................................................
Số chữ trong câu:...........7 chữ..............................................
Cách hiệp vần của bài thơ :.....các câu văn đều có vần "ư"......................................
Nam quốc sơn hà được viết bằng thể thơ :.........................Thất ngôn tứ tuyệt.
b, Dựa và chú thích , giải thích vì sao bài thơ Nam quốc sơn hà từng được gọi là " bài thơ thần ".
Vì nhờ bài thơ mà tinh thần binh sĩ lên cao , khiên quân giặc nhụt chí.
c,Trình bày các ý cơ bản của bài thơ theo sơ đồ sau :
Ý 1 :..khẳng định một cách tuyệt đối chủ quyền lãnh thổ của đất nước........................................
Ý 2 :.Nêu lên ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền trước mọi kẻ thù xâm lược..........................................
a) Số câu trong bài: 4 câu
Số chữ trong câu: 7 chữ
Cách hiệp vần: Tiếng cuối các câu 1,2,4
Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt
b) Bài thơ này được gọi là bài thơ "Thần":
Vì bài thơ này được phát ra từ đền thờ thân Trương Hống và Trương Hát và làm cho quân giặc khiếp sợ. Nêu cao tinh thần đấu tranh dành quyền độc lập.
c) Ý 1: Nước Nam là của người Nam, sách trời đã định rõ. Từ đó khẳng định về chủ quyền lãnh thổ của đất nước.
Ý 2:Là ý trí kiên quyết bảo vệ tổ quốc, bảo vệ độc lập dân tộc. Nếu giặc xâm phạm thì phải chuốt lấy bại vong.
Từ đó suy ra hai ý trên là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Việt Nam
Trong hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, biết bao tên xâm lược đã nhòm ngó, hi vọng chiếm được mảnh đất nhỏ bé, kiên cường của dân tộc Việt Nam ta. Bọn chúng đến đây, kéo theo bọn tay sai bợ đỡ, đua nhau làm khổ dân ta. Chúng ta hãy dừng lại ở những năm hai mươi đầu thế kỉ XX. Bộ mặt xấu xa tàn bạo của bọn thực dân, phong kiến đã được các nhà văn ghi lại bằng ngòi bút sắc sảo của mình. Hai văn bản sống chết mặc bay và Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu đã phần nào thể hiện rõ vấn đề nêu trên.
Trước hết, chúng ta dừng lại ở phạm vi giai cấp phong kiến lúc bấy giờ. Dưới chế độ phong kiến, quan lại có trách nhiệm với các “con dân” như cha, mẹ của dân. Song, trong thực tế, dân gian đã có lời ca dao oán thán:
Con ơi! Nhớ lấy câu này
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan.
Nghe ca dao, có thể chúng ta chưa tin. Có lẽ, ta sẽ theo bước chân tác giả Phạm Duy Tốn đến với “làng X, thuộc phủ X” vì nước sông Nhị Hà đang lên to quá, mà khúc đê vỡ! Nhưng đã có Nhà nước lo. Nhà nước đã cử một ông quan phụ mẫu (cha mẹ của dân) đến làng X để giúp dân hộ đê rồi. Văn bản Sống chết mặc bày của Phạm Duy Tốn đã vẽ lại toàn bộ công cuộc đi giúp dân hộ đê của quan phụ mẫu đã xứng đáng với sự mong chờ mòn mỏi của dân chưa?
Quan đi hộ đê mà không cùng xuống chỗ đê xung yếu để hướng dẫn, chỉ huy dân, lại ở nơi cao ráo an toàn:
"... Thế thời nào quan cha mẹ ở đâu?... Thưa ràng đang ở trong đình kia, cách đó chừng bốn, năm trăm thước. Đình ấy cũng ở trên mặt đê, nhưng cao mà vững chãi, dẫu nước to thế nữa cũng không việc gì. ”
Quan đi giúp dân “hộ đê”, mà chuẩn bị đồ dùng thức đựng, kẻ hầu người hạ như đi hội: đèn thắp sáng trưng, nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ đi lại rộn ràng. Quan ngồi ở tư thế: Chân phải duỗi thẳng ra để cho tên người nhà quỳ dưới đất mà gãi. Tên nữa... chực hầu điếu đóm. Một tên lính lệ đứng bên cầm quạt, chốc lại phẩy. Chung quanh sập... thầy đề, thầy đội nhất, thầy thông nhì, chánh tổng... cùng ngồi hầu bài. Đồ dùng của quan cái gì cũng có: bát yến hấp đường phèn... khói bay nghi ngút, tráp đồi mồi, trong ngập đầy trầu vàng, cau đậu, rễ tía; ống thuốc bạc, đồng quản bút, tăm bông... trông mà thích mắt.
Quan đi giúp dân “hộ đê”, mà lại ngồi ở trên đình cao, không quan tâm gì đến đê điều. Thật vô trách nhiệm! Hơn thế nữa, quan lại ngồi say mê chơi tổ tôm để ăn tiền. Cho nên “ngoài kia, tuy mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít”, “nhưng trong này xem chừng tĩnh mịch, nghiêm trang lắm”.
Nhưng đáng chú ý nhất, đáng phê phán nhất là thái độ vô trách nhiệm đến vô nhân đạo của quan phụ mẫu. Khi hai lần có người vào bẩm báo tình hình nguy cấp của khúc đê, quan không những thờ ơ, mà còn gắt, quát, dọa bỏ tù thằng nào vào bẩm báo. Lần một: “Ngài cau mặt, gắt: mặc kệ”. Lần thứ hai quan lớn đỏ mặt tía tai, quát, dọa “ông cách cổ bỏ tù chúng mày”. Và cuối cùng đê vỡ “nước tràn lềnh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kể sống không cóchỗ ở;kè chết không nơi chôn... ”.
Qua nhân vật quan phụ mẫu trong Sống chết mặc bay có thể hình dung toàn bộ hệ thông quan lại vô trách nhiệm đến vô nhân đạo, toàn bộ chế độ phong kiến thời đó thật tồi tệ, tàn nhẫn. Đó là những bọn người làm tay sai, bợ đỡ thực dân, đi ngược lại quyền lợi của nhân dân.
Bọn quan lại phong kiến thì vô trách nhiệm với dân đến lạnh lùng, mất tính người như thế. Phía trên bọn quan lại ấy là lũ thực dân trơ tráo, bỉ ổi di cướp nước người.
Với ngòi bút sắc sảo, với trí tưởng tượng phong phú, tác giả Nguyễn Ái Quốc dã cho ta thấy rõ bộ mặt thực dân giả dối của Va-ren - tên quan Toàn quyền Đông Dương trong vụ hắn rêu rao sang Việt Nam để đem tự do cho Phan Bội Châu, đế lừa phỉnh dư luận.
Thực ra, muôn chăm sóc nhà cách mạng Phan Bội Châu thì chỉ cần một mệnh lệnh từ nước Đại Pháp sang Hà Nội là đủ. Nhưng tên Va-ren này đã vòng vo giả dối: Hắn xuống tàu từ Mác-xây (Pháp) đến Sài Gòn: đã bốn tuần lễ rồi. Lại từ Sài Gòn ra Huế; từ Huế ra Hà Nội: biết bao ngày nữa. Trong khi đó “Phan Bội Châu vẫn nằm tù”. Thực ra, hắn có quan tâm gì đến cụ Phan? Hắn đi ngao du; hưởng lạc sang xứ Đông Dương - nơi hắn làm toàn quyền để hưởng các vinh hạnh tiếp rước, đón mời... của dân bản xứ. Tóm lại, có lợi cho bản thân hắn.
Nhưng sâu sắc nhất là khi Nguyễn Ái Quốc miêu tả cuộc chạm trán giữa tên Va-renvà nhà cách mạng Phan Bội Châu khi hắn đến Hà Nội và vào Hỏa Lò. Ta hây lắng nghe tác giả bình luận. “Ôi thật là một tấn kịch! Ôi thật là một cuộc chạm trán! Con người đã phản bội giai cấp vô sản Pháp, tên chính khách đã bị đồng bọn đuổi ra khỏi tập đoàn, kẻ đã ruồng bỏ quá khứ, ruồng bỏ lòng tin, ruồng bỏ giai cấp mình, lúc này đang đối mặt với Người kia”(chỉ Phan Bội Châu).
Hắn ba hoa liên tục, trong lúc cụ Phan im lặng. Hắn nói những gì: hắn dụ dỗ, mua chuộc nhà cách mạng hãy đầu hàng cách mạng, đầu hàng nhân dân, phản bội Tổ quốc (như hắn)...
Kết quảra sao? “Nhưng lạ chưa! Những lời nói của Va-ren hình như lọt vào tai (Phan) chẳng khác gì “nước đổ lá khoai” và cái im lặng dửng dưng của Phan suốt buổi gặp gỡ hình như làm cho Va-ren sửng sốt cả người”.
Để kết thúc tác phẩm của mình, Nguyễn Ái Quốc đã đưa ra hai nhân chứng: Anh lính dõng An Nam cứ quả quyết rằng: “Có thấy đôi ngọn râu mép người tùnhếch lên một chút rồi lại hạ xuống ngay, và cái dó chỉ diễn ra có một lần thôi”. “Một nhăn chứng thứ hai (xin không nói tên) lại quả quyết rằng: Phan Bội Châuđã nhổ vào mặt Va-ren... ”, chi tiết này là đòn nốc ao cuối cùng quyết định khiến cho tên Va-ren trơ trẽn kia đo ván, lủi khỏi Hỏa Lò.
Với hai bút pháp khác nhau: Ớ tác giả Phạm Duy Tôn là tự sự xen biểu cảm, trữ tình. Ớ tác giá Nguyễn Ái Quốc là tự sự châm biếm. Cả hai bút pháp đều thành công trong việc xây dựng hai bộ mặt điển hình xấu xa của thực dân và phong kiến Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX. Hai tác phẩm giúp em hiểu biết thêm rất nhiều về một giai đoạn của đất nước Việt Nam, Tổ quốc của em.
Bản chất xấu xa của bọn phong kiến, thực dân dưới chế độ cũ (những năm đầu thế kỉ XX) qua hai văn bản Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn và Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu của Nguyễn Ái Quốc.
Những từ ngữ cho thấy lời văn của bài tản văn Chuyện cơm hến giống như lời tác giả đang trò chuyện với bạn đọc: Tôi xin giới thiệu một ngày “Hạnh phúc trời hành” của dân Huế tui; bạn nhậu; “cay dễ sợ”; “túi mắt túi mũi”; tôi rất ghét; tôi thất kinh; xúc động tận chân răng…
Dàn ý tham khảo
a. Mở bài:
– Giới thiệu khái quát câu chuyện, sự việc.
b. Thân bài:
+ Giải thích được thế nào là trò lố.
+ Những trò lố Va-ren bày ra và lố ở chỗ nào:
– Hứa sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu nhưng là lời hứa dối trá, bởi vì trong khoảng thời gian dài ông ta còn trên tàu từ Mác-xây sang Việt Nam rồi bận với những cuộc tiếp rước thì Phan Bội Châu vẫn trong tù.
– Va-ren tuyên bố mang tự do đến cho Phan Bội Châu và hình ảnh tay phải bắt tay, tay trái nâng cái gông to kệch đang xiết chặt Phan Bội Châu.
– Kẻ phản bội, xúi giục người trung thành phản bội (một mình diễn trò).
c. Kết bài:
– Khẳng định giá trị của những trò lố trong tác phẩm.
Trò lố - những trò được bày ra một cách lố bịch, xấu xa.
Những lời lẽ, tấn trò mà Va-ren bày ra với Phan Bội Châu, thì Nguyễn Ái Quốc ko dùng những lừoi lẽ bình thường để nói mà dùng từ trò lố để có thể thấy được cái bản chất xấu xa trong con người Va-ren, ông ta làm ra nhưũng trò lố bịch, nực cười để thuyết phục được cụ Phan Bội Châu.
=> để bộc lộ cái bản chất xấu xa vốn có của Va-ren và thể hiện rõ hơn cái bản chất ấy trogn tấn trò của hắn. Và làm cho ngừoi đọc hiểu được nhưũng điều mà Va-ren làm là để che mắt thiên hạ --> từ đó nói lên thái độ khinh bỉ của Nguyễn Ái Quốc với Va-ren.