Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Xã hội nào cũng vậy, lúc nào cũng tồn tại 2 mặt trái và tốt. Con người cũng thế, cũng có loại người tốt và người xấu. Việc chọn đúng người tri kỷ, đúng bạn tâm giao thì được gọi là việc chọn bạn thông minh. Ta sẽ học được những điều hay, điều tốt của bạn. Những người bạn thông minh sẽ hiểu ta hơn, giúp ta tiến bộ về nhân cách, về trí tuệ. Dân gian cũng từng có câu: “Học thầy không tày học bạn”, “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, …
Kết bạn với người khôn là người thông minh. Người bạn có đạo đức tốt thì ta sẽ học được “nết khôn” để làm người, để trở thành con ngoan, trò giỏi.Ý nghĩa câu nói: “Đọc một cuốn sách hay cũng như trò chuyện với một người bạn thông minh”Phân tích câu nóiỞ đây, L.Tôn-xtôi đã ví đọc sách như trò chuyện với một người bạn thông minh vì trong một cuốn sách thì luôn có vô vàng kiến thức hay góp vào kho tri thức để chúng trở nên phong phú hơn. Sách còn giúp chúng ta có những kiến thức để ứng dụng trong thực tế. Ngoài ra, khi đọc sách chúng ta sẽ trở thành một người uyên bác. Sách chính là một người bạn tốt vì sách không hại ta mà còn giúp ta trở nên thông minh hơn.Đúng như vậy, sách không hại ta nhưng con người thì lại khác. Những người biết sử dụng sách nên khi đó sách có giá trị rất lớn và mang đến cho người đọc những điều mới mẻ và đưa con người đến một thế giới khác.Nhưng có những người lợi dụng sách như một phương tiện để làm mai mọt đầu óc người khác bằng cách sử dụng sách như một công cụ tiêm nhiễm vào đó những tư tưởng không đúng, đi ngược với chuẩn mực đạo đức.Do đó khi chọn sách cũng như chọn bạn, chúng ta phải chọn những cuốn sách mang nội dung lành mạnh, tốt. Làm như vậy cũng giống như ta đã chọn đúng một người bạn tốt thật sự. Cho nên sách sẽ như một người bạn thông minh giúp ta đi lên bằng sự hiểu biết, uyên bác và thông minh.Do đó, chúng ta nên đọc sách thường xuyên vì sách sẽ giúp ta nhận thức được nhiều hơn về sự phát triển của thế giới đang diễn ra từng ngày. Đồng thời, nâng cao hơn tầm nhìn của chúng ta đối với đời sống xung quanh.
Ngay từ bây giờ, chúng ta hãy chung tay góp sức đẩy lùi những người xấu cũng như những cuốn sách mang nội dung không lành mạnh đó. Bởi nếu tồn tại, “chúng” sẽ tiêm nhiễm vào tâm thức ta những điều không đúng, không hay.
Sách có vai trò rất to lớn trong xã hội. Do đó, ngay từ khi còn trẻ, hãy học thật tốt và thường xuyên trao dồi kiến thức thông qua sách, mở rộng hơn là báo chí, và phải học cách chọn lọc, đánh giá được đâu là những thông tin tốt, đâu là thông tin xấu để tránh xa những quyển sách gây tiêu cực.
Đọc sách rất có lợi. Trong đó, đọc để học tập, bổ sung kiến thức cho con người là ích lợi quan trọng nhất của việc đọc sách. Khi học bài, làm bài, ta phải học, phải đọc sách giáo khoa. Muốn học nâng cao hơn, ta phải đọc và giải bài tập trong sách tham khảo. Những quyển sách ấy chính là phương tiện giúp ta học tập và việc đọc sách chính là để học tập. Vì mang trong mình sự hiểu biết về nhiều mặt như kinh tế, xã hội, lịch sử, khoa học, mà sách cho chúng ta lượng tri thức khổng lồ. Có đọc sách, ta mới biết Trái Đất của chúng ta hình thành từ bao giờ, có bao nhiêu rừng núi, sông hồ. Có đọc sách ta mới biết đất nước Việt Nam ta có những trang lịch sử hào hùng như thế nào. Có đọc sách ta mới hiểu biết về cây cối, cấu tạo của chúng dù ta vẫn luôn nhìn thấy chúng hàng ngày. Lượng kiến thức to lớn ấy chính là từ việc đọc sách mà ra. Sách chính là người thầy của mỗi con người bởi lượng kiến thức hiểu biết mà sách truyền lại cho chúng ta. Không chỉ mang nguồn tri thức to lớn, còn vun đắp tình cảm cho chúng ta, dạy ta làm người. Đọc sách ta mới biết nỗi vất vả của người nông dân để làm ra hạt thóc, hạt gạo, nỗi khổ của các cô chú bộ đội trong thời kỳ kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Chính vì vậy, đọc sách rèn cho ta lòng biết ơn. Chính sách và việc đọc sách đã dạy bảo chúng ta thành người tốt. Không chỉ để học tập, việc đọc sách cũng giúp ta giải trí sau những giờ học căng thẳng. Sau khi học bài xong, ta đọc truyện cười trong sách thì sẽ sảng khoái, thoải mái biết bao.Ngày nay, sách cũng như người bạn cùng học, cùng chơi với chúng ta.
Đọc sách là một việc làm cần thiết đối với mọi người, nhất là các bạn học sinh hơn nữa sách đối với trí tuệ con người là quan trọng. Nó tu dưỡng nhân cách, ý thức của mỗi chúng ta. Chính vì vậy mới có câu rằng: Đọc sách giúp con người trưởng thành về cả trí tuệ và nhân cách. Sách đã và đang tồn tại ở rất nhiều hình thức khác nhau: ký tự khắc trên đá, trên thẻ tre, in trên giấy,… nhưng đều với mục đích chung là lưu giữ và phổ biến kiến thức của nhân loại. Khi đọc những sách về chủ đề khoa học, lịch sử, địa lý,… chúng ta sẽ biết được thêm nhiều kiến thức mới mẻ về các lĩnh vực trong cuộc sống. Trong thực tế, không chỉ dừng lại ở việc tiếp thu và nâng cao kiến thức, đọc sách còn bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm tốt đẹp, giúp chúng ta hoàn thiện về mọi mặt. Sách giúp chúng ta rèn luyện khả năng tưởng tượng, liên tưởng và sáng tạo. Ngoài ra, việc đọc sách sẽ giúp chúng ta nâng cao khả năng ngôn ngữ của cả tiếng Việt lẫn tiếng nước ngoài. Nhờ những cuốn sách, chúng ta có thể viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp và nói năng lưu loát hơn. Hơn nữa, sách còn là người thầy hướng dẫn ta cách sống tốt, cách làm người đúng đắn. Thế nhưng, muốn đạt được những lợi ích đó, mỗi chúng ta phải là những người đọc sáng suốt, biết chọn lựa sách phù hợp với mình và phải biết tránh xa những cuốn sách có nội dung xấu xa, đồi trụy. Do đó chúng ta trước hết phải hiểu được vai trò, giá trị của nó, biết chọn lựa, sau đó là hãy biết sử dụng nó đúng mục đích để sách luôn luôn mang một vị trí quan trọng trong đời sống mỗi con người hay nói rõ hơn là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ loài người. Tóm lại, việc đọc những cuốn sách hay luôn đem đến cho con người những điều bổ ích và cần thiết trong cuộc sống.
tk
Sách là người bạn thân thiết cũng là tài sản vô giá của con người. Đọc sách giúp trang bị những tri thức mới mẻ trên hành trình học tập và phát triển của bản thân. Không chỉ vậy, đọc sách còn giúp ta khám phá những chân trời mới, đến những vùng đất mới mẻ mà ta chưa từng có cơ hội đi, đến và cảm nhận. Những lúc mệt mỏi, chán nản với cuộc sống, đọc sách ta có thêm động lực để cố gắng, để vững tâm và tin vào những điều tốt đẹp của tương lai. Sách bồi đắp cho tâm hồn ta ngày một phong phú, đẹp đẽ và thiện lương hơn. Vì thế, hãy nên đọc sách mỗi ngày, nuôi dưỡng cho mình niềm đam mê sách nhé.
Sách là kho tàng tri thức vô tận của nhân loại – một tài sản tinh thần vô giá vì nó cung cấp cho chúng ta những hiểu biết về phong tục tập quán, văn hoá lịch sử của tất cả các dân tộc trên thế giới làm cho tâm hồn ta phong phú thêm trí óc ta mở mang, văn minh hơn và ta thấy đời sẽ ý nghĩa và đáng yêu biết bao! Trước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa và tri thức. Ngày nay, ngoài sách, con người còn tiếp thu thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng như Truyền hình, phim ảnh, Internet… Văn hóa đọc vì thế có những bước thay đổi về chất…Các phương tiện nghe nhìn tỏ ra có nhiều ưu thế hơn, hấp dẫn hơn so với sách, và thực tế chúng đang có xu hướng cạnh tranh lấn át văn hóa đọc. Nếu trước đây, đọc sách là một thú vui, một thói quen của rất nhiều người thì ngày nay thói quen ấy đang có nguy cơ bị mất dần đi. Tất nhiên đối với các nhà nghiên cứu khoa học, nhà văn, nhà báo, nhà giáo, sinh viên, học sinh… đọc sách vẫn là một công việc bắt buộc, thường xuyên mà nếu thiếu nó người ta rất khó để có được một chuyên môn tốt, một khối lượng kiến thức đủ rộng để phục vụ công việc, nhưng đông đảo quần chúng đang có xu hướng giải trí bằng phim ảnh, băng đĩa nhiều hơn.
Mặc dù vậy, đọc sách vẫn luôn được khẳng định là một nhu cầu thiết yếu với những thế mạnh riêng của chính nó, một cách thưởng thức văn hóa sang trọng và có chiều sâu; là phương cách tốt nhất để làm giàu có vốn liếng ngôn từ của con người. Những thuộc tính đi liền với việc đọc là suy nghĩ, suy ngẫm, tra cứu, tìm tòi… là cơ sở hữu ích cho việc nâng cao tri thức, hiểu biết, tạo dựng những vỉa tầng sâu sắc trong toàn bộ hệ thống kiến thức, nhận thức của mỗi con người.
Không thể hình dung nếu một ai đó trong suốt cuộc đời mình không coi trọng việc đọc mà có thể có được một trữ lượng thông tin, kiến thức lớn. Khối lượng kiến thức thu thập được từ việc đọc chính là một thước đo đánh giá tầm vóc tri thức của mỗi người. Nhiều ông bố bà mẹ mong muốn tạo cho con mình một thói quen tốt là ham mê đọc sách từ thuở ấu thơ. Không chỉ dừng lại ở việc thu nhận thông tin, người ta đến với sách để thưởng thức vẻ đẹp của kiến thức thông qua lăng kính sáng tạo của tác giả.
Trong một bài viết mới đây, giáo sư Trần Bạch Đằng nêu một ý kiến rất xác đáng, rằng: “Không thể lấy lăng kính “hàn lâm” để nhìn việc đọc sách của công chúng, mà phải lấy lăng kính của công chúng soi lại việc viết sách của chúng ta…”. Rõ ràng, khi nêu ra khái niệm văn hóa đọc có nghĩa là chúng ta đang ngày một đề cao tính nghệ thuật, tính thưởng thức văn hóa đích thực trong việc đọc sách, vượt lên trên khái niệm đọc đơn thuần. Tóm lại, “Không có sách thì không có tri thức”, ngoài việc học ở ngoài đời, thực tế, từ mọi người xung quanh sách là người bạn không thể thiếu của con người. Đó là nguồn tri thức vô giá mà mỗi chúng ta có thể tự tìm tòi trong suốt cuộc đời của mình. Sách là nguồn kiến thức vô tận của nhân loại, khi đọc sách bạn sẽ có cảm giác như mình như đang được dẫn vào Thế Giới trong sách, bạn sẽ thấy hiểu rõ hơn biết thêm nhiều điều hay. M.Goroki từng nói rằng “Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú và đến tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống. Vì vậy, ta rất cần đọc sách nhưng nhất thiết phải chọn cho mình những loại sách có giá trị thật sự, làm giàu tri thức và hoàn thiện nhân cách.
Tham khảo:
Hiện nay, nhịp sống hằng ngày của con người được hỗ trợ nhịp nhàng cùng với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo và công nghệ cao. Tuy nhiên, việc đọc sách vẫn được duy trì như là một thói quen lành mạnh và nó luôn chứng tỏ được những vai trò không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại của chúng ta. Điều đầu tiên, sách được coi như là một nguồn giải trí tuyệt vời và ngày nay nhiều người đến cuốn sách như một cách thư giãn. Đọc sách thường xuyên sẽ giúp cho bộ não khỏe mạnh, làm thanh thản tâm hồn chúng ta và giải toả tất cả căng thẳng trong công việc, trong các mối quan hệ cá nhân hoặc các vấn đề khác trong cuộc sống thường ngày. Không những vậy, sách hỗ trợ rất nhiều cho chúng ta kĩ năng suy nghĩ và phân tích vấn đề và phát triển trí tưởng tượng của chúng ta nhờ vào nguồn thông tin đa dạng. Có kiến thức về lĩnh vực khác nhau sẽ tạo cơ sở giúp chúng ta vượt qua mọi chướng ngại vật và những thách thức trong tương lai. Điều cuối cùng nhưng rất quan trọng, đọc sách rèn luyện chúng ta khả năng tập trung tâm trí vào những gì chúng ta đang làm. Trong một thế giới của Internet, nó dường như như rất khó khăn cho chúng ta cưỡng lại sự thu hút của điện thoại di động hoặc máy tính. Nhưng khi chúng ta đọc sách, tất cả sự chú ý của chúng ta tập trung vào việc câu chuyện và chúng ta có thể nhập tâm vào từng chi tiết nhỏ nhất. Kết lại, mỗi cuốn sách đều mang lại giá trị to lớn cho độc giả và chúng ta nên duy trì thói quen đọc sách thường xuyên.
Hiện nay là trạng ngữ. Tác dụng là bổ sung ý nghĩa cho cụm chủ vị đằng trước, cụ thể là nói rõ ra thời gian
Cuộc sống đang mỗi ngày đổi thay vì vậy chúng ta cần mở rộng vốn hiểu biết của mình đi bắt kịp xu hướng phát triển của thế giới. Trước hết, chúng ta có thể gia tăng vốn hiểu biết của mình bằng việc đọc sách mỗi ngày. Sách chứa đựng kho tàng tri thức của nhân loại nên mỗi lần đọc sách là một lần chúng ta được giác ngộ nhiều điều ở các khía cạnh khác nhau của cuộc sống. Đọc sách chúng ta nên kết hợp cùng với việc xem bản tin thời sự trên báo đài và các phương tiện truyền thông bởi đó là lượng thông tin được cập nhật nhanh nhất trong ngày. Ngoài ra chúng ta có thể chọn cách đi thật nhiều nơi. Tại mỗi địa điểm chúng ta đến chắc chắn luôn ẩn chứa những điều thú vị mà ta chưa biết đến. Và đồng thời trong quá trình trải nghiệm ta được va vấp nhiều hơn với cuộc sống. Nó bổ sung cho chúng ta vốn hiểu biết về kĩ năng sống, đối nhân xử thế với mọi người.
1. Những thông tin chứng tỏ người Nhật có cả một nền văn hóa đứng đọc là:
- đọc khi đi tàu, khi chờ xe bus.
- Mặc nhà chờ đông chật người, mặc nắng chói hoặc tuyết rơi, mặc cho sự rung lắc của con tàu, họ vẫn mải miết đọc.
- Cho dù phải đứng chen kín, họ vẫn lặng lẽ đọc sách.
2. Văn hóa đọc là coi chuyện đọc sách trở thành một lẽ hiển nhiên, một chuyện thường nhật.
3. Học sinh tự chọn một trong hai phương án "sà vào giá sách và chọn bất kì cuốn sách nào" hay lên Internet đọc. Giải thích phù hợp.
4.Xây dựng văn hóa đọc:
- Tìm sách phù hợp.
- Tạo thời gian cố định đọc trước.