K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

TK#

cuộc sống của những bạn trẻ hiện nay rất sung sướng,được sống trong tình yêu thương của bố mẹ.được sống trong tình yêu thương day bảo của thầy cô.trẻ em hiện nay được ăn uống đầy đủ.được vui chơi,học tập,được bố mẹ chiều chuộng.nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhũng bạn trẻ phải chịu cảnh cực khổ.do bố mẹ mất sớm hoặc là do nhà nghèo.những đứa trẻ đó ko được học hành,vui chơi như bao đứa trẻ khác.bị xã hội rù bỏ không quan tâm đến,khiến chúng lâm vào các tệ nạn xã hội.chúng cảm thấy thiếu thốn tình cảm của bố mẹ.chúng cảm thấy mik cô đơn .vì vậy tất cả mọi người hãy cùng nhau ,chung tay giúp cho những đứa trẻ đố.vì trẻ em là tương lai của đất nước nên mọi người hãy cùng nhau quan tâm ,chăm sóc tới trẻ em để sau này ko phải hối hận vì những việc đã làm ngày hôm nay

29 tháng 7 2021

Cảm ơn bạn

12 tháng 9 2021

Em tham khảo:

Phong cách HCM là sự kết hợp hài hòa giữa giản dị và thanh cao. Ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước nhưng Bác có một lối sống vô cùng giản dị. NƠi, nơi làm việc của Người là chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao như cảnh quê nhà quen thuộc. Chiếc nhà sàn cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, là nơi họp của bộ chính trị,... Trang phục của Bác cũng hết sức giản dị: bộ quàn áo bà ba nâu, chiếc áo trân thủ, đôi dép lốp thô sơ,...Về việc ăn uống của người cũng rất đạm bạc: cá kho, rau luộc, dưa ghém,cà muối, cháo hoa,...Nhà thơ Việt Phương từng ghi lại nét đẹp giản dị, đạm bạc trong cách sống của HCM:"Bác thường để lại đĩa thịt gà mà ăn trọn quả cà xứ Nghệ-Không thích nói to và đi lại rất khẽ cả trong vườn".
Cách sống giản dị, đạm bạc của HCM lại vô cùng thanh cao. Dây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo. Đây cũng không phải là cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời. Đây là cách sống có văn hóa đã trở thành một quan niệm thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên. Nhà thơ Tố Hữu đã khái quát vẻ đẹp giản dị mà vĩ đại của HCM trong hai câu thơ "Mong manh áo vải hồn muôn trượng/Hơn tượng đồng phơi những lối mòn"

5 tháng 10 2021

Tham khảo:

Phép liên kết: phép lặp (tác giả)

Mùa xuân nho nhỏ - được tác giả sáng tác không lâu trước khi qua đời, tác phẩm nói lên những mong muốn, tâm sự, khát khao của tác giả mong muốn cống hiến cho đời, điều đó thấy rất rõ trong hai khổ thơ 4,5. Trong đoạn đầu tác giả thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước qua những vần thơ say đắm lòng người, nhà thơ Thanh Hải đã chuyển giọng thơ sang bày tỏ suy ngẫm về mùa xuân của đất nước và những mong muốn của chính tác giả.

“ Ta làm con chim hót,

Ta làm một cành hoa.

Ta nhập vào hoà ca,

Một nốt trầm xao xuyến ”

Nhịp thơ có phần nhanh hơn, cụm từ “ta làm” thể hiện được những mong muốn cháy bỏng của chính tác giả, mong muốn thực hiện nhiều điều ý nghĩa, ước nguyện của tác giả được làm con chim, cành hoa để góp vào vườn hoa đầy màu sắc,tô điểm cho mùa xuân. Nhà thơ cũng mong trở thành một “nốt trầm” nhẹ nhàng hòa mình vào khúc ca của mùa xuân. Nên nhớ tác giả đang trong thời gian bị bệnh nặng và những điều đơn giản, bình thường nhưng lại trở nên quá xa vời với tác giả, ước nguyện của Thanh Hải lúc này trở nên giản dị, thể hiện lối sống cao đẹp. Than ôi! (thành phần tình thái) Đó chính là khát vọng cống hiến sức lực của bản thân vào mùa xuân của thiên nhiên, đất nước.

" Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc."

Giọng thơ lúc này vẫn nhẹ nhàng, sâu lắng như lời tâm sự từ tận đáy lòng, dẫu rằng đã qua mùa xuân của tuổi trẻ nhưng tác giả vẫn mong muốn hòa mình vào mùa xuân chung, cụm từ “dù là” thể hiện thái độ bất chấp tuổi tác vẫn kiên quyết cống hiến sức lực, trí tuệ vào sự phát triển của đất nước. Đó chính là tấm lòng chân tình đáng quý biết bao của nhà thơ Thanh Hải.

Khổ 4, 5 của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ giọng thơ trở nên sâu lắng, cảm xúc như lời tâm tư, ước nguyện cuối đời. Ông đã giải bày những khát khao, mong muốn giản dị và cao cả của mình: sống là phải cống hiến hòa mình vào mùa xuân chung của thiên nhiên, đất nước đến giây phút cuối cùng.

    Con người đang dần đánh mất niềm tin vào nhau là điều khiến tôi giật mình nhận ra gần đây. Khi một vụ tai nạn xảy ra trước mắt mình, nạn nhân nằm dưới đất còn tài xế nhanh chóng lái xe đi mất. Dòng người tiếp tục lưu thông không ai dừng lại để xem tình trạng của nạn nhân. Lần đầu tôi suy nghĩ đó là do con người vô cảm nhưng lần lượt chứng kiến những vụ va chạm khác tôi nhận ra thứ ngăn cản lòng tốt của mọi người chính là nỗi sợ bị vu oan là kẻ gây ra tai nạn. Không ít lần có những người tốt bụng phát hiện nạn nhân của một vụ tai nạn đã chạy đến giúp đỡ. Nhưng họ nhận lại là những lời buộc tội vô căn cứ từ những nạn nhân và bắt họ phải bồi thường cho nỗi đau của họ. Những trường hợp ấy xảy ra thường xuyên đến mức con người ta không thể tin vào nhau nữa mà chọn nhắm mắt làm ngơ. Thêm một chuyện chi bằng bớt đi một chuyện khiến tôi cảm thấy phải chăng tình người đã đóng băng rồi sao ?

19 tháng 3 2020

Trong thời đại hiện nay sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, đặc biệt là internet - một mạng lưới thông tin khổng lồ giúp ta dễ dàng tiếp cận được những thứ mình cần với khối lượng kiến thức khổng lồ bạn có thể tìm ở bất kì đâu, chỉ cần lên Google, gõ vào ô tìm kiếm những từ khóa mà bạn muốn, mọi thứ hiện ra nhanh chóng, 1 cú click bạn có thể có cả thế giới trong tầm tay. Vậy đó có phải là lí do mà văn hóa đọc ngày càng rời xa giới trẻ, đặc biệt là lứa tuổi teen 9x. Trước hết, là sự bùng nổ của các sản phẩm văn hóa hiện đại như phim ảnh, băng đĩa, ca nhạc, internet, games... đã thâm nhập sâu sắc vào lĩnh vực giải trí của con người, đặc biệt là của thanh thiếu nhi, khiến cho văn hóa đọc đang có nguy cơ ngày càng bị mai một trong giới trẻ. Văn hóa nghe nhìn là một “kênh thông tin” cực kỳ quan trọng trong thời đại ngày nay. Nó khiến giới trẻ dễ dàng hơn trong việc tiếp thu những kiến thức mới nhưng đó cũng là lí do văn hóa nghe nhìn bị kết án đã lấn át văn hóa đọc. Giới trẻ thường chỉ đọc theo kiểu hưởng thụ hơn là nghiền ngẫm, thiếu đi sự sâu sắc và sự thụ động trong việc đọc sách của giới trẻ thường làm họ thấy khó tiếp cận với những tác phẩm kinh điển. Thêm vào đó, sự phát triển vũ bão của internet càng làm giới trẻ “lười” hơn với việc ngồi trong thư việc để đọc một quyển sách. “Chỉ riêng việc đọc giáo trình, nghiên cứu thêm một số tài liệu mà thầy giáo cho đọc thêm đã rất bận rồi. Rảnh rỗi, em lên thư viện đọc tạp chí Hoa Học Trò, báo Tuổi Trẻ hoặc lướt web kiếm thông tin giải trí. Đọc sách phải có hứng thú, không có hứng thì sao "nạp" được”. Như lời tâm sự của một bạn trẻ với chúng tôi. Dường như việc đọc sách ngày càng trở nên là thứ xa xỉ đối với học sinh, sinh viên.

học tốt

19 tháng 3 2020

Trong thời đại hiện nay sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, đặc biệt là internet - một mạng lưới thông tin khổng lồ giúp ta dễ dàng tiếp cận được những thứ mình cần với khối lượng kiến thức khổng lồ bạn có thể tìm ở bất kì đâu, chỉ cần lên Google, gõ vào ô tìm kiếm những từ khóa mà bạn muốn, mọi thứ hiện ra nhanh chóng, 1 cú click bạn có thể có cả thế giới trong tầm tay. Vậy đó có phải là lí do mà văn hóa đọc ngày càng rời xa giới trẻ, đặc biệt là lứa tuổi teen 9x.

Trước hết, là sự bùng nổ của các sản phẩm văn hóa hiện đại như phim ảnh, băng đĩa, ca nhạc, internet, games... đã thâm nhập sâu sắc vào lĩnh vực giải trí của con người, đặc biệt là của thanh thiếu nhi, khiến cho văn hóa đọc đang có nguy cơ ngày càng bị mai một trong giới trẻ. Văn hóa nghe nhìn là một “kênh thông tin” cực kỳ quan trọng trong thời đại ngày nay. Nó khiến giới trẻ dễ dàng hơn trong việc tiếp thu những kiến thức mới nhưng đó cũng là lí do văn hóa nghe nhìn bị kết án đã lấn át văn hóa đọc. Giới trẻ thường chỉ đọc theo kiểu hưởng thụ hơn là nghiền ngẫm, thiếu đi sự sâu sắc và sự thụ động trong việc đọc sách của giới trẻ thường làm họ thấy khó tiếp cận với những tác phẩm kinh điển. Thêm vào đó, sự phát triển vũ bão của internet càng làm giới trẻ “lười” hơn với việc ngồi trong thư việc để đọc một quyển sách. “Chỉ riêng việc đọc giáo trình, nghiên cứu thêm một số tài liệu mà thầy giáo cho đọc thêm đã rất bận rồi. Rảnh rỗi, em lên thư viện đọc tạp chí Hoa Học Trò, báo Tuổi Trẻ hoặc lướt web kiếm thông tin giải trí. Đọc sách phải có hứng thú, không có hứng thì sao "nạp" được”. Như lời tâm sự của một bạn trẻ với chúng tôi. Dường như việc đọc sách ngày càng trở nên là thứ xa xỉ đối với học sinh, sinh viên.