K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 12 2019

Rau muống là một loại rau rất quen thuộc với tất cả chúng ta tuy đây là loại rau đơn giản nhưng với những cách chế biến điêu luyện có thể biến món rau này thành những món ăn ngon khó cưỡng. Đơn giản nhất là món rau muống luộc.

Muốn có cách luộc rau muống ngon trước tiên bạn chọn đúng loại rau muống ngon, rau muống ngon là loại rau muống trắng, lá nhỏ dài như lá ớt, chính vì thế người ra gọi là rau muống ớt. Loại rau này sau khi luộc sẽ cho nước rau màu xanh nhưng trong, rau giòn và thơm. Rau muống sau khi mua về nhặt bỏ cọng già, lá sâu, rồi đem rửa sạch lại với nước, nên ngâm rau muống trong nước muối loãng 15 phút trước khi luộc.Bạn nên chọn nồi rộng để luộc rau nhé, nồi rộng vừa giúp rau chín đều vừa giúp cách luộc rau trở nên xanh hơn.

Sau đây là các bước luộc rau muống:

– Đun nồi nước luộc phải sôi sung sục.

– Cho rau muống đã rửa sạch vào và nhớ phải lấy đũa đảo qua đảo lại ngay lúc đó. Bạn cứ trở rau khoảng 2-3 lần như vậy.

– Đậy nắp vung nồi cho mau chín, không bị hao gas.

– Khi rau chín, nhất định đừng lười vớt rau ra đĩa ngay mà nên vớt rau chín ra rổ giá có lỗ to cho nhanh thoát nước.

– Sau đó, nhúng rổ râu vào chậu nước đun sôi để nguội.

– Vớt lên, để rau ráo nước và gắp ra đĩa.

Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể mắc lỗi cơ bản khi luộc rau muống:

– Bỏ quá ít nước để luộc rau

– Rau không tươi, rau bị già

– Rau luộc chín quá, hoặc đậy nắp sau khi luộc

– Luộc sau bằng lửa nhỏ.

Món rau muống luộc tuy là món ăn đơn giản nhưng phải chế biến điêu luyện mới có thể tạo ra được món rau muống giòn xanh và còn có dinh dưỡng.

5 tháng 12 2019

Bạn có thể tham khảo tại đây.

Em tham khảo :

1. Mở bài: giới thiệu yêu cầu của đề.

2. Thân bài: 

_ Chọn rau.

_ Cách làm

_ công dụng 

3. Kết bài: suy nghĩ của bản thân.

Bài làm

Món ăn quê hương luôn thân thuộc, gần gũi với mỗi người. Những món ăn mang trong nó hương vị quê hương mà còn là những nhớ thương nồng đậm. Đặc biệt, ta nhớ hơn về món canh rau muống. Món ăn này giản đơn mà vô cùng ý nghĩa. Tìm hiểu về cách luôn rau muống giúp ta có thêm một hiểu biết độc đáo về ẩm thực bình dân.

Khâu đầu tiên cho món ăn là chọn rau. Rau muốn chọn mớ xanh non, ít sâu. Nhặt phần cậng bị già và giữ lại phần lá non, ta sẽ có được thực phẩm sạch đảm bảo sức khỏe và đủ an toàn. 

Rau sau khi rủa sạch để cho ráo nước. Chúng ta đặt một nồi nước sạch vừa đủ lên bếp. Khi nào nồi nước sôi ta cho rau vào, lật đều. Khi luộc cho thêm một chút muối để rau được xanh. Khoảng bốn đến năm phút là rau chín, ta vớt rau để thành vòng tròn trên một chiếc rổ nhỏ tránh trường hợp rau bị nhũn do để trong nước hoặc dính lấy nhau. Có thể cho chút rau sam vào nồi để luộc chung.  Sau khi rau chín, bày lên đĩa, cho nước rau ra một cái bát và vắt chanh hoặc quất vào nước rau. Như vậy là ta có được món canh rau muống.

Canh rau muống đơn giản mà rất dễ thực hiện. Nó là thức ăn quen thuộc của mọi nhà. Nó mang lại chất xơ, giúp con người ăn uống ngon miệng hơn. Món canh rau muống đã và đang trở thành nét đẹp tinh thần trong từng bữa ăn của con người VIệt Nam

Món canh rau muốn đã đi vào hương vị tuổi thơ mỗi người. Trong bao năm tháng qua, ta được lớn lên với bát canh rau muống nghĩa tình và thấm đẫm yêu thương của mẹ. Món canh rau muống mộc mạc mà đậm đà nghĩa tình. Quả là :anh đi anh nhớ quê nhà/ Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương. 

Rau muống là một loại rau rất quen thuộc với tất cả chúng ta tuy đây là loại rau đơn giản nhưng với những cách chế biến điêu luyện có thể biến món rau này thành những món ăn ngon khó cưỡng. Đơn giản nhất là món rau muống luộc.

Muốn có cách luộc rau muống ngon trước tiên bạn chọn đúng loại rau muống ngon, rau muống ngon là loại rau muống trắng, lá nhỏ dài như lá ớt, chính vì thế người ra gọi là rau muống ớt. Loại rau này sau khi luộc sẽ cho nước rau màu xanh nhưng trong, rau giòn và thơm. Rau muống sau khi mua về nhặt bỏ cọng già, lá sâu, rồi đem rửa sạch lại với nước, nên ngâm rau muống trong nước muối loãng 15 phút trước khi luộc.Bạn nên chọn nồi rộng để luộc rau nhé, nồi rộng vừa giúp rau chín đều vừa giúp cách luộc rau trở nên xanh hơn.

Sau đây là các bước luộc rau muống:

– Đun nồi nước luộc phải sôi sung sục.

– Cho rau muống đã rửa sạch vào và nhớ phải lấy đũa đảo qua đảo lại ngay lúc đó. Bạn cứ trở rau khoảng 2-3 lần như vậy.

– Đậy nắp vung nồi cho mau chín, không bị hao gas.

– Khi rau chín, nhất định đừng lười vớt rau ra đĩa ngay mà nên vớt rau chín ra rổ giá có lỗ to cho nhanh thoát nước.

– Sau đó, nhúng rổ râu vào chậu nước đun sôi để nguội.

– Vớt lên, để rau ráo nước và gắp ra đĩa.

Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể mắc lỗi cơ bản khi luộc rau muống:

– Bỏ quá ít nước để luộc rau

– Rau không tươi, rau bị già

– Rau luộc chín quá, hoặc đậy nắp sau khi luộc

– Luộc sau bằng lửa nhỏ.

Món rau muống luộc tuy là món ăn đơn giản nhưng phải chế biến điêu luyện mới có thể tạo ra được món rau muống giòn xanh và còn có dinh dưỡng.

7 tháng 3 2022

tham khảo

Chọn rau: cần chọn mớ rau muống không già quá, rau muống lá nhỏ.

Lặt rau: cấu phần ngọn non khoảng 8-10cm, bỏ lá già, sâu.

Rửa rau: đem rửa sạch hết đất, bụi sau đó ngâm rau với nước muối khoảng 1 phút, bạn vớt ra rồi rửa lại rau với nước lã.

Đun nước: cho nước lã đủ ăn vào nồi và đun sôi, cho thêm một thìa cà phê muối trắng đun cùng nước.

Nước sôi cho rau vào và đun với ngọn lửa to, bạn mở vung và thường xuyên lật và trộn cho rau muống được sôi đều.

Sau khi cho rau vào khoảng 2-3 phút, bạn kiểm tra xem rau đã chín tới chưa, chú ý không để rau chín quá sẽ mất độ giòn.Khi rau chín, bạn vớt rau ra đĩa hoặc rổ cho ráo nước.

Nếu bạn dùng sấu thì rửa sạch sấu rồi cho vào nước rau muống đun tiếp cho sấu nhừ. Nếu bạn dùng chanh thì khi nước rau muống luộc nguội bạn mới vắt chanh vào.

Yêu cầu kĩ thuật của món rau luộc: Rau vừa ăn. Không mềm hay cứng quá

7 tháng 3 2022

Tham khảo:

Rau muống không chỉ là một món rau ăn bình thường, mà còn là hương vị ẩm thực đặc trưng. Trong nhiều bữa cơm của người Việt, thường xuất hiện các món chế biến từ rau muống. Hiện nay loại rau này được khá nhiều người trồng tại nhà. Những thành phần dinh dưỡng rau muống là vô cùng đa dạng. Cứ 100 g rau muống chứa 90% nước, 3g chất xơ, 3g protein, vitamin C, vitamin E, chất béo, khoáng chất như sắt, kẽm, magie. Rau muống luộc là một món ăn quen thuộc trong bữa ăn của gia đình.

Bạn chọn mua những bó rau muống có kích thước to vừa phải (bằng chiếc đũa ăn), đó là rau muống tươi tự nhiên. Hạn chế mua những bó rau muống có cọng to bất thường. “Ăn theo mùa” là nguyên tắc chọn thực phẩm sạch được áp dụng phổ biến, bạn có thể mua rau muống vào mùa hè từ tháng 4 – 6, đây là khoảng thời gian rau muống phát triển nhất. Tránh mua những bó rau muống có lá màu xanh thẫm, khi bẻ thân cây thấy cọng rau muống rất giòn thì bạn cũng cần hạn chế mua.

Với rau muống sau khi mua về, bạn cắt rễ, loại bỏ lá bị hư, sau đó nhặt lấy phần ngọn và lá, thân thành từng khúc dài vừa ăn. Tiếp theo, bạn ngâm rau muống với 1 muỗng cà phê nước muối pha loãng trong khoảng 5 đến 7 phút, sau đó rửa lại với nước sạch và để ráo. Bật bếp với lửa vừa, bạn cho nước vào nồi cùng 1 muỗng cà phê muối. Khi nước sôi, bạn điều chỉnh lửa lớn, sau đó cho rau vào, dùng đũa nhấn cho rau ngập nước nhé! Tiến hành luộc rau trong 5 phút là có thể tắt bếp. Để kiểm tra rau muống đã vừa chín hay chưa, bạn dùng tay bấm vào cọng rau, nếu thấy mềm là rau muống đã chín.

Vậy là món rau muống luộc dân dã của chúng ta đã hoàn thành. Cọng rau muống xanh ngon, giòn ngọt với hương vị đặc trưng vô cùng hấp dẫn, chấm kèm với 1 ít nước mắm để tăng thêm vị đậm đà, đảm bảo sẽ rất đưa cơm. Là một món ăn vô cùng đơn giản nhưng với mùi vị đặc biệt riêng có, món rau muống luộc vẫn khiến nhiều người yêu thích.

26 tháng 2 2019

Dàn ý:
Mở bài:
-Giới thiệu món rau muống luộc
-Giới thiệu về cách luộc rau muống
Thân bài: Quy trình luộc rau muống
-Chọn rau: cần chọn mớ rau muống không già quá, rau muống lá nhỏ.
-Lặt rau: cấu phần ngọn non khoảng 8-10cm, bỏ lá già, sâu.
- Rửa rau: đem rửa sạch hết đất, bụi sau đó ngâm rau với nước muối khoảng 1 phút, bạn vớt ra rồi rửa lại rau với nước lã.
-Đun nước: cho nước lã đủ ăn vào nồi và đun sôi, cho thêm một thìa cà phê muối trắng đun cùng nước.
-Nước sôi cho rau vào và đun với ngọn lửa to, bạn mở vung và thường xuyên lật và trộn cho rau muống được sôi đều. Sau khi cho rau vào khoảng 2-3 phút, bạn kiểm tra xem rau đã chín tới chưa, chú ý không để rau chín quá sẽ mất độ giòn.
- Khi rau chín, bạn vớt rau ra đĩa hoặc rổ cho ráo nước. Nếu bạn dùng sấu thì rửa sạch sấu rồi cho vào nước rau muống đun tiếp cho sấu nhừ. Nếu bạn dùng chanh thì khi nước rau muống luộc nguội bạn mới vắt chanh vào.
*Yêu cầu kĩ thuật của món rau luộc :
+ Rau vừa ăn
+ Không mềm hay cứng quá
Kết bài: Món rau muống luộc tuy là món ăn đơn giản nhưng phải chế biến điêu luyện mới có thể tạo ra được món rau muống giòn xanh và còn có dinh dưỡng.

26 tháng 2 2019

(1) Nguyên liệu đủ cho 4 người ăn :
- Rau muống : 1 mớ (0.5 kg) ;
- Nước sạch : 2 lít ;
- Muối,chanh,bột ngọt,tỏi, ớt,nước mắm loại ngon.
(2) Cách làm :
- Rau muống chọn loại non, nhặt bỏ lá úa,dập, rửa sạch ;
- Cho nước lã vào nồi đun cho sôi,cho chút muối (để khi chín rau giữ được màu xanh đặc trưng),cho rau vào khoảng 4 phút, sau đó vớt rau ra rổ cho nguội,cho chút mì chính rồi bắc ra ngay;
- Khi nước rau bớt nóng vắt chanh vào.
(3) Yêu cầu thành phẩm :
Trạng thái : Rau chín mềm vừa phải,
Màu sắc : Rau xanh, nước trong ;
Mùi vị : Nước luộc rau thơm mùi đặc trưng của nguyện liệu, vị vừa ăn.
(4) Cách dùng :
Gắp rau ra đĩa trình bày cho đẹp
Rau muống dùng chấm với nước mắm tỏi ớt mang hương vị đặc biệt cho món ăn dân dã,thanh đạm.

24 tháng 3 2021

Em tham khảo nhé!

 

 Rau muống luộc là một trong những món ăn quen thuộc trong mỗi gia đình,  nhất là khi hè đến . Thế Nhưng không phải ai trong chúng ta cũng biết cách luộc rau ngon. Sau đây tôi xin phép hướng dẫn cách làm cụ thể. 

     Để có thể chế biến món rau muống luộc, chúng ta cần chuẩn bị một số nguyên liệu sau : một mớ rau muống, tươi, ngon ,ngọn nhỏ; sấu tươi tầm 3-4 quả. Nếu không có sấu tươi thì có thể sử dụng số đông lạnh hoặc quất, chanh để thay thế. 

     Sau khi đã có đủ nguyên liệu, chúng ta bước vào khâu sơ chế. Rau muống nhặt lấy phần ngọn,  bỏ gốc và những chiếc lá vàng. Sau khi nhật xong thì rửa sạch, vớt ra rổ để cho ráo nước. Tỏi bóc vỏ, giã nhỏ...

     Khi mọi thứ đã được chuẩn bị xong xuôi, chúng ta bắt đầu tiến hành luộc rau. Cho sấu vào soong nước và bắt đầu đun. Khi nước sôi dùng đũa cho rau vào trong nồi. Lúc này phải chú ý là rau phải ngập dưới mặt nước. Khôn khéo thì lên cho một chút muối hoặc gia vị để rau được xanh. Trong quá trình đun lên để lửa to và không nên đậy nắp.  sau khoảng 5 phút thì có thể dùng móng tay để kiểm tra xem rau chín hay chưa. Nếu rau đã chín thì vớt nhân ra rổ cho ráo nước . 1 phút sau có thể ngâm rau đã chín vào trong  nước đá để tạo độ giòn cho rau.

    Yêu cầu thành phẩm rau là khi luộc chín phải giữ được sắc xanh,  ăn giòn, mềm. Nước chấm phải đậm đà, mùi tỏi không quá lồng, vị ớt  không quá cay, mì chính không quá nhợ. Nước rau phải xanh, trong, phải có vị chua của sấu hoặc quất, vị mát của rau,  vị ngọt của mì chính.

    Xã hội phát triển kéo theo sự ra đời của nhiều món ăn hấp dẫn mới, thế nhưng món rau muống luộc sẽ chẳng bao giờ mất đi vị trong bữa cơm của người Việt khi hè đến.

25 tháng 1 2022

Luộc thịt khác thì đc chứ thịt luộc xin chịu

3 tháng 3 2021

Nguyên liệu làm bánh chưng gồm: lá dong, gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn, hành, tiêu… Mỗi nguyên liệu đều được chọn lọc kỹ càng. Lá dong chọn lá xanh đậm, có gân chắc, lá to không bị rách hoặc héo rũ, sau đó đem rửa sạch, phơi qua nắng để lá héo sẽ dễ gói hơn. Gạo nếp phải chọn loại thơm và dẻo, hạt đều đặn, đem vo qua nước rồi ngâm 2 - 3 tiếng để hạt gạo nở đều, khi luộc sẽ nhanh chín hơn. Đậu xanh xát bỏ vỏ, đun nhừ rồi vo thành từng viên tròn để làm nhân. Riêng với thịt lợn, người làm bánh chọn miếng thịt có cả mỡ và nạc, thường là thịt ba chỉ để đảm bảo độ ngầy ngậy, không bị quá khô hoặc quá ngán. Ngoài ra cần phải chuẩn bị thêm lạt giang chẻ mong, ngâm qua nước để buộc bên ngoài bánh. Tất cả các nguyên liệu này chính là biểu tượng của nền văn minh lúa nước, vùng có khí hậu quanh năm nóng ẩm, nhiệt đới mang tính truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc. Khó nhất trong cách làm bánh chưng chính là khâu gói bánh. Người gói đòi hỏi phải có tay nghề, sự tỉ mỉ, kiên trì và khéo léo thì bánh mới vuông vức, đều đặn, đẹp và chắc tay. Đầu tiên, xếp 2 tàu lá dong úp xuống, hơi chồng lên nhau. Sau đó, xếp tiếp 2 lá mặt ngửa theo hình chữ thập lên trên rồi đặt khuôn gói vào chính giữa. Gói lần lượt các mặt lá xung quanh thành hình vuông của khuôn rồi đặt một khuôn mới, vuông và to hơn phía ngoài. Đến đây, mở lá lấy khuôn ở phía trong ra, rải lần lượt nguyên liệu vào bên trong, gạo nếp thì phủ kín 2 mặt lại, dàn đều và gói cẩn thận. Khâu gói bánh đòi hỏi phải chắc tay, cẩn thận buộc từng dây lạt để bánh không bị méo mó, không bị vỡ khi luôn chín. Khó là khó vậy nhưng lạ thay, cả già trẻ, gái trai đều quây quần, háo hức được gói bánh. Luộc bánh chưng phải luộc bếp củi, thời gian từ 8 - 10 tiếng thì bánh mới mềm, thơm ngon. Trong quá trình luộc phải luôn canh để lửa đều, vừa phải trong nồi có đủ nước. Được một nửa thời gian thì lật bánh, đổi vị trí của những chiếc bánh để không bị đập nát hoặc nhão. Đến khi bánh chín, vớt ra, xếp thành từng lớp rồi dùng vật nặng nén lại nhưng vậy, bánh sẽ rền, mịn, phẳng và chắc hơn.

 

3 tháng 3 2021

Em tham khảo nhé !!

 

Nếu như Hàn Quốc có kim chi và canh rong biển, Nhật Bản có cơm sushi thì Việt Nam lại nền nã y như nó vốn có với món bánh chưng truyền thống.

Mỗi loài hoa sẽ có một hương thơm riêng, mỗi dân tộc sẽ có một bản sắc văn hóa và phong tục tập quán đặc trưng không trộn lẫn. Một trong những yếu tố tạo nên Văn hóa bản sắc dân tộc là văn hóa ẩm thực. Vâng, và chúng ta đang nói đến dân tộc Việt Nam dịu dàng và duyên dáng với chiếc áo dài duyên dáng, dưới chiếc nón lá xinh xinh và du dương trong những câu quan họ ngọt ngào nồng đượm. Chắc có lẽ bởi thế mà bánh chưng- một món ăn giản dị đã trở thành món ăn truyền thống của dân tộc ta từ bao đời nay.

Truyền thuyết kể rằng, vào thời vua hùng thứ sáu, nhà vua đã già và muốn truyền ngôi cho con nhưng chưa biết chọn ai trong số những người con trai của mình. Bởi thế, vua Hùng bèn gọi các con lại và nói rằng nếu ai tìm được món ăn ngon nhất để cúng Tiên Vương thì sẽ được nối ngôi. Các Lang nghe vua cha nói vậy, bèn kẻ lên rừng, người xuống bể tìm của ngon vật lạ, sơn hào hải vị để mang về cúng Tiên vương. Người con thứ mười tám của nhà vua là Lang Liêu, mẹ chàng bị vua cha ghẻ lạnh đâm sinh bệnh rồi chết. Từ nhỏ, chàng đã sống ở ngoài cung vua, hòa nhịp với cuộc sống của nhân dân lao động. Chàng vốn tính tình thuần hậu, chí hiếu nhưng lực bất tòng tâm , không biết kiếm của ngon vật lạ ở đâu để dâng lễ Tiên Vương. Vào đêm trước ngày tế lễ, chàng nằm mộng thấy có người chỉ rằng:” Vật trong trời đất không có gì quý bằng gạo, là thức ăn nuôi sống con người. nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông tượng trưng cho trời đất. Lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột để tượng hình cha mẹ sinh thành”. Lang Liêu tỉnh giấc, bèn làm theo lời thần dặn làm bánh cúng Tiên Vương và được vua hùng truyền ngôi cho. Từ đó, bánh chưng trở thành một vật không thể thiếu trong mỗi dịp lễ tết trong dân gian Việt Nam.

Bánh chưng hình vuông, được gói bằng lá rong màu xanh rất đẹp mắt. Đó là một món ăn giản dị xuất phát từ một nền văn minh lúa nước. Nguyên liệu chính để làm bánh là gạo nếp, đỗ xanh, hành củ, hạt tiêu và thịt lợn. Gạo càng ngon thì bánh sẽ càng dẻo. Thịt lợn phải là thịt ba chỉ vừa nạc vừa mỡ. Thịt quá nạc bánh sẽ bị khô và ngược lại thịt quá mỡ sẽ khiến cho bánh ăn bị ngấy, mau chán Khi gói bánh, sau một lớp gạo lè đến một lớp đỗ, nhân là thịt lợn và hành được cho ở giữa rồi tiếp tục đến một lớp đỗ, rồi một lớp gạo. Lá dong là lá được dùng để gói bánh chưng vì có màu xanh rất đẹp và dịu, lại không làm mất đi hương vị của bánh. Khi gói phải gói thật kín, để khi luộc nước không thể vào trong, bánh mới ngon. Lạt phải buộc thật chặt, chắc nhưng phải khéo. Gói lỏng tay, bánh không ngon. Song nếu quá chắc, bánh cũng không ngon.

Độc đáo nhất là, bánh chưng được nấu trong thời gian dài, 8-10 tiếng đồng hồ. phải để lửa vừa phải, không to quá và cũng không bé quá. Tuy gọi là luộc bánh chưng nhưng nước không trực tiếp tiếp xúc với nguyên liệu được luộc (gạo nếp, đỗ, thịt lợn,…) nên là hình thức hấp hay chưng giúp giữa nguyên được vị ngon của gạo đỗ và thịt. Chắc có lẽ vì cách chế biến ấy mà người ta mới gọi thứ món ăn bổ dưỡng ấy là bánh chưng. Thời gian luộc bánh lâu nên các hạt gạo mềm ra như quyện vào nhau, không giống như khi đồ xôi. Khi hạt gạo nhừ mà quyện vào nhau như thế người ta gọi là bánh chưng “rề”, tức là bánh chưng đó đã đạt đến độ quyện dẻo như ý, là bánh ngon. Cũng nhờ đặc điểm thời gian làm chín bánh lâu, lại trong nước sôi nên nhân bánh là đỗ hay thịt có đủ thời gian để nhừ ra, hòa quyện đan cài các hương vị vào với nhau tạo nên một món ăn hoàn chỉnh nhất. Đó phải chăng cũng là quan niệm sống hòa đồng, hòa quyện, cởi mở của dân tộc ta?

Chế biến bánh chưng không khó nhưng cần công phu tỉ mỉ và bàn tay khéo léo. Đó cũng chính là những đức tính cao đẹp của con người Việt Nam.