Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cụ Bơ - Men:
O Hen-ri là một nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn. Những tác phẩm của ông thường nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, tình yêu thương người nghèo khổ, rất cảm động. “Chiếc lá cuối cùng” là truyện ngắn góp phần làm cho tên tuổi của O Hen- ri trở nên bất hủ. Trong câu chuyện ấy, ta thấy thấm đượm tình cảm cao đẹp giữa những người họa sĩ nghèo khổ, và đặc biệt để lại nhiều dư cảm sâu sắc nhất là nhân vật cụ Bơ-men. Hình ảnh Giôn-xi đang nhìn ra cửa sổ nhìn chiếc lá được cụ Bơ Men vẽ Cụ sống cùng Xiu và Giôn-xi trong một căn hộ thuê ở gần công viên Oa- sinh- tơn. Bốn chục năm nay cụ mơ ước vẽ một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được, cụ thường ngồi làm mẫu vẽ cho các họa sĩ khác để kiếm tiền. Cuộc sống tuy nghèo nhưng cụ luôn giữ phẩm chất trong sạch, hoàn cảnh không thể làm cụ yếu mềm tinh thần. Chả thế mà cụ “ hay chế nhạo cay độc sự mềm yếu của bất kì ai”. Cụ Bơ-men luôn sống giàu tình thương, quan tâm tới mọi người. Cụ muốn những người xung quanh mình phải mạnh mẽ và cứng rắn. Chúng ta cảm động khi biết cụ tự coi mình có nhiệm vụ bảo vệ Xiu và Giôn-xi ở phòng vẽ tầng trên. Mùa đông năm ấy, Giôn-xi bị bệnh sưng phổi, cô tuyệt vọng, đếm từng chiếc lá còn lại trên cây thường xuân bám vào bức tường gạch đối diện cửa sổ, chờ khi nào chiếc lá cuối cùng rụng thì cô cũng lìa đời. Biết được ý nghĩ kì quặc ấy , mắt cụ Bơ- men đỏ ngầu , “ nước mắt chảy ròng ròng”. Đó là những giọt nước mắt xót xa, đầy thương cảm. Cụ “hét lên”, “quát to” rồi sau đó là lời dịu dàng, xót xa: “Chà tội nghiệp cô bé Giôn-xi”. Thật cảm động khi nghe những lời mà cụ nói với Xiu khi theo cô lên phòng vẽ mà Giôn- xi đang nằm: “ Trời đây không phải là chỗ cho một con người tốt như cô Giôn- xi nằm. Một ngày kia, tôi sẽ vẽ một tác phâm kiẹt xuất và tất cả chúng ta sẽ đi khỏi nơi này.” Vẫn là ước mơ đó nhưng nó đã gắn liền với lòng yêu thương sâu sắc. Cụ muốn sáng tạo để đem lại cuộc sống tốt đẹp cho mọi người. Cụ Bơ-men con người có đức hi sinh cao cả. Nhà văn đã tập trung miêu tả khoảnh khắc căng thẳng của cụ và Xiu: “ Họ sợ sệt ngó ra ngoài cử sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì.” Dường như trong phút giây im lặng ấy, họ đã đoán được điều gì sẽ xảy đến. Là một nhân vật chính nhưng cụ chỉ xuất hiện ở phần đầu và giữa truyện, những hành đông tiếp theo của cụ chỉ được hiện lên qua lời kể của Xiu. Sau khi ngôi làm mẫu cho Xiu vẽ, hình ảnh cụ Bơ-men bỗng biến mất. Người đọc dần lãng quên sự hiện diện của cụ mà thay vào đó chú ý tới diễn biến căng thẳng xoay quanh Xiu, Giôn- xi và chiếc lá cuối cùng. Không ai đoán biết được cụ đã làm gì trong khoảng thời gian ấy . Phải đến cuối truyện, Giôn-xi và người đọc mới hiểu rõ hành động cao cả của cụ. Chắc chắn khi đứng dưới mưa tuyết để vẽ chiếc lá lên bờ tường gạch, con người già nua ấy giá buốt lắm, hơn ai hết cụ biết rõ tính mạng mình đang gặp nguy hiểm. Nhưng lòng thương yêu Giôn-xi, ý muốn dùng cây bút và bảng màu để đem lại niềm tin, nghị lực sống cho cô dã giúp cụ vươt lên tất cả. Chiếc lá mà cụ vẽ sống động và rất thật: “ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa”, khiến cho hai cô họa sĩ của chúng ta cũng không hề nghi nghờ. Và chiếc lá ấy đã gieo vào lòng cô gái trẻ tội nghiệp hơi ấm của niềm tin, nghị lưc, kéo cô từ vực thẳm của bệnh tật vươn lên sống tiếp. Có thể nói chiếc lá là cả tấm lòng của cụ Bơ-men, là minh chứng cho sư hi sinh đến quên mình để đem lại sự sống cho người khác. Cụ đã làm được một điều mà bốn mươi năm qua hằng ao ước: vẽ một kiệt tác. Và có lẽ khi một con người nằm xuống cũng là lúc một tâm hồn dược đánh thức, sẽ tiếp tục cống hiến cho đời những sáng tác nghệ thuật. Câu chuyện kết thúc bằng lời kể của Xiu về cái đêm mà cụ Bơ-men vẽ chiếc lá mà không để cho Giôn- xi có phản ứng gì thêm n hư để lại dư âm trong lòng người đọc. Nhà văn O Hen-ri đã rất khéo léo khi xây dựng nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần. Lần đảo ngược thứ nhất, Giôn-xi như đang tiến dần đến cái chết bỗng khỏe lại, yêu đời và chiến thắng bệnh tật. Lần đảo ngược thứ hai liền tiếp sau đó, cụ Bơ-men từ môt người khỏe mạnh đến cuối truyện mắc bệnh và qua đời. Một con người đi từ sự sống đến cái chết, một con người người từ cái chết tìm lại sự sống. Tất cả đã được nhà văn kể lại thật tự nhiên và cảm động. Truyện ngắn làm cho chúng ta không khỏi rung cảm trước tình yêu thương cao cả giữa những người nghèo khổ. Câu chuyện còn giàu tính nhân văn , ẩn chứa bức thông điệp trong cuộc sống: dù gặp phải hoàn cảnh khó khăn nhất cũng đừng bao giờ bi quan, tuyệt vọng, hãy mạnh mẽ tin tưởng vào ngày mai tươi sáng, ta sẽ vượt qua tất cả.
Cô bé bán diêm:
Truyện Cô bé bán diêm của An-đec-xen đã gợi cho em một nỗi cảm thương đến xót xa trước cảnh ngộ nghèo khổ, khôn cùng và cái chết vô cùng thương tâm của cô bé. Cô bé đã cạn kiệt về vật chất và bị tổn thương nặng nề về tinh thần. Trong cuộc đời này còn có gì đau đớn hơn khi là môt cô bé bị bỏ rơi, cô đơn, lẻ loi giữa trời.
Truyện Cô bé bán diêm của An-đec-xen đã gợi cho em một nỗi cảm thương đến xót xa trước cảnh ngộ nghèo khổ và cái chết của cô
Trước cảnh ngộ nghèo khổ, cơ cực của cô bé, lòng tôi như đau thắt lại. Có lẽ nào ta lại không cảm thấy xót xa khi nghĩ về hình ảnh cô bé một mình bơ vơ, giữa một không gian mênh mông trong đêm tối, rét cắt da, cắt thịt. Trong khi mọi người được sum vầy vui vẻ trong các căn nhà âm áp, bên lò sưởi kia, thì em bé phải một mình bán những bao diêm, em chẳng được ai quan tâm để ý. Cảnh ngộ đó của cô bé càng làm đau đớn tim ta hơn, vì nó lại xảy ra trong đêm giao thừa, khi tất cả niềm vui và sự đầy đủ ùa vào những căn nhà ấm cúng.
O Hen - ri là nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn, truyện của ông nhẹ nhàng, toát lên tinh thần nhân đạo cao cả và tiêu biểu nhất chính là tác phẩm"Chiếc lá cuối cùng".Nhân vật Xiu trong truyện là một người chị nhân hậu , rất yêu thương em của mình (cô lo lắng , sợ sệt khi chiếc lá cuối cùng không may rơi xuống thì Giôn-xi cũng không còn hy vọng sống nữa, luôn luôn quan tâm cho bệnh tình của em gái mình, rất vui vẻ khi cuối cùng em gái cũng được cứu sống ),là 1 cô gái tốt nghèo vật chất nhưng giàu tình cảm không chỉ với Gion-xi mà với tất cả mọi người xung quanh nữa.Còn nhân vật không thể thiếu trong truyện : Cụ Bơ-men(1 hoạ sĩ không danh có tuổi) qutam 2 cj em xiu và giôn xi như 1 người cha vậy , cụ tức giận với những suy nghĩ quẩn của gion-xi, ngay trong đêm bão ấy ,cụ vẽ ra 1 kiệt tác xuất chúng của mình cứu lấy mạng sống con người, đánh đối sinh mạng của mình vì gion-xi vì bức tranh nhân đạo vĩ đại này.Những nhân vật này đã làm cho ta phải rung cảm trước tình yêu thương cao cả giữa những con người ngèo khổ .
Nhà văn Đan Mạch nổi tiếng với những loại truyện kể cho trẻ em nghe là An-đéc-xen.Nhân vật cô bé bán diêm bất hạnh nghèo khổ như thế nhưng cũng vẫn giữ được tâm hồn trong sáng, là 1 cô bé rất mực yêu thương bà mình . Đau lòng nhất cho người đọc là cô bé đã không còn trên đời này nữa vào đêm cuối cùng của ngày Giáng sinh(ngày mà ai ai cũng vui vẻ hạnh phúc bên gia đình).Nhưng đối với cô bé , sự ra đi chính là sự giải thoát hạnh phúc nồng nàn vui vẻ nhất cho bản thân mình.
Cả 2 câu truyện ngắn trên tuy khác vẻ nội dung nhưng cùng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả hơn hết người nghèo khổ.Tác giả thay họ nói lên những nổi bất hạnh bi thương của tầng lớp không ai quan tâm trong xã hội.Từ đây chúng ta có thể những cái nhìn tốt về những người không được may mắn trong cuộc sống, hiểu cho họ , giúp đỡ họ trong khả năng của mình.
not mạng
Nhà văn An- đéc – xen (1805 – 1875) Đan Mạch, nhà văn say mê văn chương và có nhiều tác phẩm nổi tiến, ông nổi tiếng tác phẩm: “Cô bé bán diêm” truyện cổ tích xuất sắc trên toàn thế giới. Đoạn trích trong sách giáo khoa thuộc phần cuối câu chuyện đầy bi thương.
Câu chuyện cô bé bán diêm được trích trong phần cuối, truyện đã kể về em bé mồ côi mẹ đi bán diêm theo lệnh của người bố ngay trong đêm giao thừa rét buốt. Cô không dám về nhà khi chưa bán hết diêm vì sợ bố đánh, em đành ngồi nép vào góc tường, liên tục quẹt diêm để sưởi ấm. Hết một bao diêm thì em bé chết cóng trong giấc mơ cùng bà nội lên trời. Sáng hôm sau – mồng 1 Tết, mọi người qua đường vẫn thản nhiên nhìn cảnh tượng thương tâm trên.
Qua cái chết của em bé trong câu truyện, nhà văn muốn gửi đến mỗi chúng ta thông điệp về giàu tính nhân đạo: Phê phán cả xã hội vô tâm, ích kỉ trước cái chết của em bé nghèo mồ côi, bên cạnh đó luôn nhắc nhở mọi người quan tâm và yêu thương trẻ em nhiều hơn, để những đứa trẻ luôn sống trong tình cảm yêu thương gia đình.
Trong cuộc sống ngày nay vẫn còn nhiều trẻ em rơi vào hoàn cảnh đáng thương và không may trong cuộc sống, truyện ngắn này dù đã lâu nhưng giá trị còn mãi. Em bé chết vì đói rét vì sự vô tâm của mọi người, đôi má hồng, đôi môi mỉm cười cách miêu tả của tác giá đã thể hiện sự cảm thông, thương yêu của tác giả dành cho nhân vật cô bé bán diêm.
Truyện cô bé bán diêm” là một tác phẩm tiêu biểu của An-dec-xen. Dưới ngòi bút đầy chất thơ của nhà văn, cô bé bán diêm đã phải chết. Em bé đã chết mà đôi má vẫn hồng và đôi môi đang mỉm cười. Hình ảnh cái chết đấy thật đẹp đã thể hiện sự hạnh phúc, mãn nguyện của cô bé, có lẽ em đã thanh thản, tại nguyện vì chỉ mình em được sống trong những điều huy hoàng, kì diệu. Cái chết của em bé bán diêm thể hiện tấm lòng nhân hậu, nhân ái của nhà văn dành cho số phận trẻ thơ, đó là sự cảm thông yêu thương và trân trọng thế giới tâm hồn. Thực tế em bé đã chết rất tội nghiệp, đó là cái chết bi thảm, làm nhức nhối trong lòng người đọc, em đã chết trong đêm giao thừa rét mướt, em nằm ngoài đường sáng mùng một đầu năm trong khi mọi người vui vẻ ra khỏi nhà, kẻ qua người lại mà không hề ai quan tâm đến em, em đã chết vì lạnh, vì đói ở một xó tường, đó là cái chết đau đớn nhưng chắc chắn sẽ thanh thản về tâm hồn. Như vậy, bằng ngòi bút nhân ái lãng mạng của nhà văn, qua cái chết của cô bé bán diêm tác giả muốn tố cáo phê phán xã hội thờ ơ lạnh lùng với những nỗi bất hạnh của những người nghèo khổ bất hạnh, đặc biệt đối với trẻ thơ. Đồng thời, nhà văn còn muốn gửi gắm thông điệp tới người đọc: đó là hãy biết san sẻ yêu thương đừng phũ phàng hoặc vô tình trước nỗi đau bất hạnh, cay đắng của các em bé. Cái chết của em sẽ mãi ám ảnh trong lòng người đọc, khơi dậy cho ta về tình yêu thương con người.
Với lối viết bay bổng, nhẹ nhàng, An-déc-xen đã trở thành nhà văn nổi tiếng của mọi người, mọi nhà, mọi thời đại.
Tham khảo
‘Được về với bà ‘, với người mà em yêu thương nhất là nguyện vọng cuối cùng của cô bé bán diêm. Khi que diêm cuối cùng vụt tắt cũng là lúc giấc mơ của cô bé biến thành sự thực. Người đọc không khỏi chạnh lòng xót xa trước cảnh đầu năm mới, những người chơi xuân nhìn thấy một bé gái nằm chết bên một góc tường, giữa những que diêm cháy dở mà trên gương mặt thơ ngây lại ngời sáng niềm hạnh phúc. Phải chăng với em, cách duy nhất để thoát khỏi mọi buồn đau, cơ cực trong cõi đời này chính là được theo bà về với Thượng đế chí nhân? Và phải chăng ánh lửa diêm dù mong manh, yếu ớt cũng đã sưởi ấm phần nào tâm hồn non nớt của em, để em từ giã cõi đời này một cách nhẹ nhàng, thanh thản đến vậy?Đã hơn một thế kỉ trôi qua kể từ ngày An-đéc-xen viết truyện Cô bé bán diêm, nhưng người đọc trên khắp hành tinh này, nhất là những bạn nhỏ, hình như vẫn còn nghe văng vẳng đâu đây lời nguyện cầu tha thiết của cô bé tội nghiệp: ‘Xin bà đừng bỏ cháu ở nơi đây... Cháu van bà, bà xin Thượng đế chí nhân cho cháu về với bà. Chắc Người không từ chối đâu’. Cũng như Tiên, Phật, Bụt trong truyện cổ tích Việt Nam, ‘Thượng đế chí nhân’ trong truyện cổ An- đéc-xen là biểu tượng cho một niềm tin hướng tới sự thánh thiện vô cùng cao cả, thiêng liêng, tốt đẹp. ước mơ của cô bé trong câu chuyện là muốn được mãi mãi sống bên bà trong tình yêu thương, muốn thoát khỏi hiện tượng đói rét, khổ đau và nghiệt ngã. Thực tế thì cô bé đã chết đói, chết rét trong đêm giao thừa giữa khu phố với những ngôi nhà tràn ngập ánh sáng và sực nức mùi ngỗng quay, nhưng dưới ngòi bút lãng mạn, chan chứa tình cảm yêu thương, trìu mến của nhà văn An-đéc-xen, người đọc vẫn có cảm giác rằng cô bé tội nghiệp ấy không chết. Em đang được đi vào thế giới khác, hạnh phúc hơn và sung sướng hơn....
tham khảo
Nhà văn An-đéc-xen khiến thế giới biết đến với vô vàn tác phẩm để đời và “Cô bé bán diêm” chính là một trong số đó. Tác phẩm này không có một cái kết đẹp như bao truyện khác của ông thế nhưng nó để lại trong lòng bạn đọc những bài học về cách sống thông qua hình ảnh của cô bé bán diêm trong đêm giao thừa lạnh giá. Em mồ côi mẹ từ khi bà mới mất, phải sống cùng người cha trên cái gác xép nhỏ tối tăm, lạnh lẽo hay đánh đập, hành hạ em. Đêm giao thừa cuối năm, khi người người nhà nhà đều nhanh chóng trở về nhà để quây quần bên gia đình thì cô bé tội nghiệp ấy phải đi bán những que diêm nhỏ trong tình trạng đầu trần, chân đất giữa cái rét giá buốt ấy. Suốt cả một ngày, cô bé không bán được bao diêm nào, em lo sợ không dám trở về vì sợ người cha lại đánh đập, chửi mắng. Em cố nép cơ thể vào góc tường ven đường, lo ngại rồi từ từ thắp những que diêm của mình lên để sưởi ấm, cũng từ đó, những ước ao bé nhỏ hiện lên trong em thật tươi đẹp. Lần lượt đốt những que diêm là lần lượt những ước mơ chân thực biết bao, đó là các lò sưởi ấm áp, đó là một mâm cỗ đầy thịnh soạn, hay một ước ao mãnh liệt nhất chính là hình ảnh người bà hiện ra, đang đưa tay ôm lấy em, ôm lấy thân thể nhỏ bé đang co ro giữa trời đông lạnh giá này và cùng bà bay lên trời cao mãi mãi, rời xa cái thực tại rét buốt, cực khổ nơi đây. Những ước mộng của cô bé thật giản đơn mà chân thực biết bao, đó là những thứ em cần nhất lúc này, là hơi ấm xóa đi cái giá rét của thân thể, hơi ấm của niềm vui gia đình, hơi ấm của tình yêu thương vô bờ bến. Không một ai để ý đến em, người ta đi qua đi lại nhưng chẳng ai hỏi han em được một câu, để rồi đến khi cô bé đã rời xa cõi đời này vĩnh viễn, cái nhìn lạnh lùng của kẻ đi người lại vẫn cứ hiện hữu trước thân xác của em. Thế nhưng, nó cũng là một sự giải thoát khỏi cho em, rời khỏi tất cả những tăm tối của cuộc đời này, em đến một thế giới có bà, có mẹ, có tình yêu thương, nơi em không phải chịu những đau đớn, cực khổ nữa. Cái chết của cô bé cũng chính là một hồi chuông cảnh tỉnh mà nhà văn về thực trạng xã hội lúc bấy giờ, một xã hội lạnh lùng, vô cảm , không quan tâm đến người xung quanh, để rồi đưa ra bài học về tình yêu thương, sự sẻ chia trong cuộc sống này. Dưới ngòi bút đầy tài hoa của An-đéc-xen, câu chuyện “Cô bé bán diêm” không mang một sắc thái quá bi thương mà vẫn có những màu sắc trầm bổng về những giấc mơ thần tiên, về tình yêu thương ấm áp và sự ra đi của cô bé bán diêm ở cuối truyện cũng diễn ra một cách hết sức nhẹ nhàng, khiến cho người đọc không cảm thấy quá nặng nề mà qua đó trăn trở, nhức nhối trong lòng một bức thông điệp về cách sống của nhà văn.
Tham khảo:
Nhà văn An- đéc – xen (1805 – 1875) Đan Mạch, nhà văn say mê văn chương và có nhiều tác phẩm nổi tiến, ông nổi tiếng tác phẩm: “Cô bé bán diêm” truyện cổ tích xuất sắc trên toàn thế giới. Đoạn trích trong sách giáo khoa thuộc phần cuối câu chuyện đầy bi thương. Câu chuyện cô bé bán diêm được trích trong phần cuối, truyện đã kể về em bé mồ côi mẹ đi bán diêm theo lệnh của người bố ngay trong đêm giao thừa rét buốt. Cô không dám về nhà khi chưa bán hết diêm vì sợ bố đánh, em đành ngồi nép vào góc tường, liên tục quẹt diêm để sưởi ấm. Hết một bao diêm thì em bé chết cóng trong giấc mơ cùng bà nội lên trời. Sáng hôm sau – mồng 1 Tết, mọi người qua đường vẫn thản nhiên nhìn cảnh tượng thương tâm trên. Qua cái chết của em bé trong câu truyện, nhà văn muốn gửi đến mỗi chúng ta thông điệp về giàu tính nhân đạo: Phê phán cả xã hội vô tâm, ích kỉ trước cái chết của em bé nghèo mồ côi, bên cạnh đó luôn nhắc nhở mọi người quan tâm và yêu thương trẻ em nhiều hơn, để những đứa trẻ luôn sống trong tình cảm yêu thương gia đình.
"Chiếc lá cuối cùng" là kiệt tác đầu tiên và cũng là duy nhất trong đời cụ Bơ- men. Nó là một bức tranh cứu sống con người. Sức sống mãnh liệt của chiếc lá đó đã gieo vào lòng Giôn- xi một tia sáng của niềm tin và hi vọng để Giôn- xi vượt qua cái chết, băng qua cửa tử thần. Kiệt tác này xuất phát từ tình yêu thương cao cả, tấm lòng đồng cảm sâu sắc của những con người nghèo khổ. Để có được bức tranh này, vì muốn cứu sống người khác, cụ Bơ- men, người nghệ sĩ tài năng đã phải hi sinh cả tính mạng của mình. Trong đêm mưa tuyết, cụ đã vẽ một chiếc lá giống như chiếc lá thường xuân cuối cùng, "ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa". Chiếc lá giả ấy đã giúp Giôn- xi thấy mình thật là tệ. Muốn chết là một tội. Tác giả O Hen- ri đã thành công trong nghệ thuật đảo ngược tình huống, xây dựng hình tượng nhân vật sinh động. Qua đó, ta thấy được, kiệt tác "chiếc lá cuối cùng" của cụ Bơ- men không phải là vật vô tri, vô giác mà nó là thiên sứ của sự sống, của tình yêu thương nhân đạo cao cả. Ta còn thấy: nghệ thuật chân chính vì mục đích nhân sinh, vì cuộc sống con người. Kiệt tác của cụ Bơ- men đã nhắc ta bài học: tình yêu thương con người, tấm lòng nhân đạo cao sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, kể cả cái chết. Ta phải biết trân trọng những gì xung quanh ta, trân trọng những tình yêu nghệ thuật chân chính .
;3
O Hen-ri là một nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn. Những tác phẩm của ông thường nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, tình yêu thương người nghèo khổ, rất cảm động. “Chiếc lá cuối cùng” là truyện ngắn góp phần làm cho tên tuổi của O Hen- ri trở nên bất hủ. Trong câu chuyện ấy, ta thấy thấm đượm tình cảm cao đẹp giữa những người họa sĩ nghèo khổ, và đặc biệt để lại nhiều dư cảm sâu sắc nhất là nhân vật cụ Bơ-men. Hình ảnh Giôn-xi đang nhìn ra cửa sổ nhìn chiếc lá được cụ Bơ Men vẽ Cụ sống cùng Xiu và Giôn-xi trong một căn hộ thuê ở gần công viên Oa- sinh- tơn. Bốn chục năm nay cụ mơ ước vẽ một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được, cụ thường ngồi làm mẫu vẽ cho các họa sĩ khác để kiếm tiền. Cuộc sống tuy nghèo nhưng cụ luôn giữ phẩm chất trong sạch, hoàn cảnh không thể làm cụ yếu mềm tinh thần. Chả thế mà cụ “ hay chế nhạo cay độc sự mềm yếu của bất kì ai”. Cụ Bơ-men luôn sống giàu tình thương, quan tâm tới mọi người. Cụ muốn những người xung quanh mình phải mạnh mẽ và cứng rắn. Chúng ta cảm động khi biết cụ tự coi mình có nhiệm vụ bảo vệ Xiu và Giôn-xi ở phòng vẽ tầng trên. Mùa đông năm ấy, Giôn-xi bị bệnh sưng phổi, cô tuyệt vọng, đếm từng chiếc lá còn lại trên cây thường xuân bám vào bức tường gạch đối diện cửa sổ, chờ khi nào chiếc lá cuối cùng rụng thì cô cũng lìa đời. Biết được ý nghĩ kì quặc ấy , mắt cụ Bơ- men đỏ ngầu , “ nước mắt chảy ròng ròng”. Đó là những giọt nước mắt xót xa, đầy thương cảm. Cụ “hét lên”, “quát to” rồi sau đó là lời dịu dàng, xót xa: “Chà tội nghiệp cô bé Giôn-xi”. Thật cảm động khi nghe những lời mà cụ nói với Xiu khi theo cô lên phòng vẽ mà Giôn- xi đang nằm: “ Trời đây không phải là chỗ cho một con người tốt như cô Giôn- xi nằm. Một ngày kia, tôi sẽ vẽ một tác phâm kiẹt xuất và tất cả chúng ta sẽ đi khỏi nơi này.” Vẫn là ước mơ đó nhưng nó đã gắn liền với lòng yêu thương sâu sắc. Cụ muốn sáng tạo để đem lại cuộc sống tốt đẹp cho mọi người. Cụ Bơ-men con người có đức hi sinh cao cả. Nhà văn đã tập trung miêu tả khoảnh khắc căng thẳng của cụ và Xiu: “ Họ sợ sệt ngó ra ngoài cử sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì.” Dường như trong phút giây im lặng ấy, họ đã đoán được điều gì sẽ xảy đến. Là một nhân vật chính nhưng cụ chỉ xuất hiện ở phần đầu và giữa truyện, những hành đông tiếp theo của cụ chỉ được hiện lên qua lời kể của Xiu. Sau khi ngôi làm mẫu cho Xiu vẽ, hình ảnh cụ Bơ-men bỗng biến mất. Người đọc dần lãng quên sự hiện diện của cụ mà thay vào đó chú ý tới diễn biến căng thẳng xoay quanh Xiu, Giôn- xi và chiếc lá cuối cùng. Không ai đoán biết được cụ đã làm gì trong khoảng thời gian ấy . Phải đến cuối truyện, Giôn-xi và người đọc mới hiểu rõ hành động cao cả của cụ. Chắc chắn khi đứng dưới mưa tuyết để vẽ chiếc lá lên bờ tường gạch, con người già nua ấy giá buốt lắm, hơn ai hết cụ biết rõ tính mạng mình đang gặp nguy hiểm. Nhưng lòng thương yêu Giôn-xi, ý muốn dùng cây bút và bảng màu để đem lại niềm tin, nghị lực sống cho cô dã giúp cụ vươt lên tất cả. Chiếc lá mà cụ vẽ sống động và rất thật: “ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa”, khiến cho hai cô họa sĩ của chúng ta cũng không hề nghi nghờ. Và chiếc lá ấy đã gieo vào lòng cô gái trẻ tội nghiệp hơi ấm của niềm tin, nghị lưc, kéo cô từ vực thẳm của bệnh tật vươn lên sống tiếp. Có thể nói chiếc lá là cả tấm lòng của cụ Bơ-men, là minh chứng cho sư hi sinh đến quên mình để đem lại sự sống cho người khác. Cụ đã làm được một điều mà bốn mươi năm qua hằng ao ước: vẽ một kiệt tác. Và có lẽ khi một con người nằm xuống cũng là lúc một tâm hồn dược đánh thức, sẽ tiếp tục cống hiến cho đời những sáng tác nghệ thuật. Câu chuyện kết thúc bằng lời kể của Xiu về cái đêm mà cụ Bơ-men vẽ chiếc lá mà không để cho Giôn- xi có phản ứng gì thêm n hư để lại dư âm trong lòng người đọc. Nhà văn O Hen-ri đã rất khéo léo khi xây dựng nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần. Lần đảo ngược thứ nhất, Giôn-xi như đang tiến dần đến cái chết bỗng khỏe lại, yêu đời và chiến thắng bệnh tật. Lần đảo ngược thứ hai liền tiếp sau đó, cụ Bơ-men từ môt người khỏe mạnh đến cuối truyện mắc bệnh và qua đời. Một con người đi từ sự sống đến cái chết, một con người người từ cái chết tìm lại sự sống. Tất cả đã được nhà văn kể lại thật tự nhiên và cảm động. Truyện ngắn làm cho chúng ta không khỏi rung cảm trước tình yêu thương cao cả giữa những người nghèo khổ. Câu chuyện còn giàu tính nhân văn , ẩn chứa bức thông điệp trong cuộc sống: dù gặp phải hoàn cảnh khó khăn nhất cũng đừng bao giờ bi quan, tuyệt vọng, hãy mạnh mẽ tin tưởng vào ngày mai tươi sáng, ta sẽ vượt qua tất cả.
- Cái chết của Lão Hạc là một cái chết đắng cay, đau đớn. thể hiện một ý thức nhân phẩm cao đẹp.
- Cái chết của Cô bé bán diêm là một cái chết cô độc trong sự thờ ơ, lạnh lùng và vô cảm của mọi người xung quanh.
thanks