Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Khi khoảng bốn tuổi, tôi có một món quà rất ý nghĩa từ mẹ. Đó chính là một con lật đật, tuy nó không đắt tiền nhưng tôi rất yêu quý. Tôi xem con lật đật ấy như báu vật thời tuổi thơ của tôi.
Đây là món quà ý nghĩa nhất với tôi từ trước đến giờ và đó cũng là món quà đầu tiên mà mẹ tặng cho. Cho đến bây giờ tôi vẫn còn giữ món quà này. Lật đật làm bằng nhựa, với nhiều màu sắc sặc sỡ. Hình thù con lật đật thật ngộ nghĩnh, béo tròn béo trục, nhìn giống như một khối cầu tròn xoe. Nó có cái bụng phệ như bụng ông địa trong đoàn múa lân. Cái đầu nhỏ tròn, gắn liền với cái thân hình chẳng cố định và nó cũng chẳng có tay chân gì cả.
Tôi yêu quý nó không chỉ vì nó đẹp mà nó còn chứa đựng đầy tình cảm của mẹ dành cho tôi. Nó thật rất dễ thương, lúc nào nó cũng đứng yên trên đầu giường của tôi. Mỗi khi tôi sờ vào nó, nó lại lắc lư và nở nụ cười thật tươi. Đã có lúc tôi ngắm nghía món quà này mà lòng tự hào vì có món quà là sự chắt chịu, dành dụm của mẹ. Nhìn nó tôi lại nghĩ đó là tình cảm và cũng là sự quan tâm mẹ đã dành cho mình. Quả thật tôi tự hào về mẹ. Mẹ đã cho tôi vóc hình, mẹ cho tôi cái ăn, cái mặt. Mẹ còn cho tôi cả một thời ấu thơ hồn nhiên, trong sáng.
Tôi thật sự cảm ơn mẹ vì món quà quý giá này. Không chỉ nó là một món đồ chơi mà còn là một món quà có ý nghĩa rất lớn. Vì con lật đật chẳng bao giờ bị ngã, dù đặt nó nằm xuống ở tư thế nào thì nó vẫn đứng lên nhanh chóng vì thế nó có tên là “con lật đật”. Những lúc ngã và khóc mẹ đã đưa con lật đật ra cho tôi và nói rằng: “Con nhìn xem! Lật đật ngã mà đã khóc đâu. Nó lại đứng chững lên rồi này”. Thế là tôi nín khóc. Trong suốt năm tháng tôi cắp sách tới trường, món quà này đã trở thành người bạn thân thích của tôi. Mỗi khi buồn hay vui tôi đều chia sẻ cùng nó.
Nhìn thấy nó tôi thấy như được mẹ ở bên, đang nhắc nhở, động viên tôi: “Hãy cố gắng lên con, đừng nản lòng, nếu vấp ngã thì hãy đứng lên. Hãy noi gương theo con lật đật, nó chẳng bao giờ khóc khi ngã cả. Mẹ và lật đật sẽ mãi ở bên con”.
Bây giờ tôi mới hiểu hết ý nghĩa của món quà mẹ tặng. Thế nên tôi rất quyết tâm, vượt qua những khó khăn để biến mong ước của mẹ thành hiện thực.
Tuổi thơ là những ngày tháng rong chơi không lo nghĩ, là những nụ cười trong trẻo ngày nắng, những âm thanh vui vẻ lắng đọng ngày mưa. Tuổi thơ của tôi gói gọn trong một kỉ vật đến giờ vẫn được cất giữ trên vị trí đẹp nhất của tủ kính nơi phòng khách: con gấu bông.
Con gấu bông này tôi được mẹ tặng vào dịp sinh nhật sáu tuổi, khi mà ngày khai trường vào lớp một đã cận kề. Tôi vẫn còn nhớ cảm giác hạnh phúc đến vỡ òa khi bóc từng lớp giấy bọc quà, nhìn thấy chiếc tai gấu lấp ló phía trong hộp bìa carton. Cảm giác nghẹn ngào, xúc động đến mức tôi nhảy cẫng lên hò reo khiến cả nhà nhìn tôi thích thú trêu chọc. Tôi đã thích gấu bông từ rất lâu rồi, khi sang nhà chị họ chơi và thấy chị có một chú gấu Teddy để trên bàn học, tuy nhiên tôi biết gia đình mình không quá khá giả, mẹ và bố phải làm việc vất vả để kiếm tiền trang trải học phí và những lần ốm đau của tôi. Do đó, tôi không hề năn nỉ hay xin bố mẹ mua bất cứ món quà nào cả. Tuy nhiên, có lẽ vì nhìn thấy sự thích thú của tôi với chú gấu bông kia và muốn động viên tôi học tốt nên mẹ đã mua tặng tôi vào ngày sinh nhật món quà tuyệt vời đến vậy.
Tôi rất thích chú gấu mẹ tặng và đặt tên nó là Nhỏ, vì em cũng nhỏ xinh thôi, không quá to, vừa đủ để tôi ôm đi ngủ. Từ khi có chú gấu Nhỏ, tôi luôn mang theo em khi sang nhà hàng xóm chơi trò gia đình, em sẽ là em bé, tôi chăm em, cho em ăn, dỗ dành em khi ngủ... Tôi may áo cho em mặc, làm mọi thứ từ những tờ giấy lịch hay bất kể thứ gì tôi nghĩ ra để em có "một cuộc sống sung túc nhất".
Nhỏ toàn thân có màu nâu xám, đôi mắt đen láy như hai hạt nhãn và chiếc mũi xinh xinh hình tam giác. Tôi luôn cố gắng giữ gìn em, tuy nhiên có một ngày tôi ôm em sang nhà hàng xóm chơi như thường lệ, thì tôi làm em rách bục chỉ ở tay vì bị mắc vào đinh ở trên tường. Tôi lúc đó rất sợ, sợ vì mẹ sẽ trách mắng, lại buồn, buồn vì đây là món quà mẹ tặng, tôi không muốn em bị hỏng chút nào.
Tôi và một chị hàng xóm đã lấy kim chỉ và khâu lại nhưng vẫn bị lòi bông ra ngoài. Tôi càng trở nên lo lắng. Khi mẹ biết chuyện, mẹ đã khâu lại giúp tôi, cười và nói: mẹ rất tự hào khi tôi biết tự khâu lại vì lúc đó tôi còn nhỏ, nhưng cũng lưu ý tôi không nên quá lo lắng về những chuyện vô tình xảy ra, cứ thoải mái đón nhận và chuyện gì cũng có cách giải quyết. Khi ấy, tôi vẫn chưa hiểu rõ lời mẹ nói, nhưng giờ đây nhớ lại, tôi đã có thể hiểu phần nào. Tôi đã không còn luống cuống khi gặp phải tình huống bất ngờ nữa. Thay vào đó, tôi bình tĩnh hơn và suy nghĩ tìm cách giải quyết, nếu việc nào khó quá, tôi sẽ đi tìm người nào đó có thể giúp mình.Đó là bài học đầu tiên mẹ dạy tôi - một đứa trẻ nhỏ luôn lo lắng, luôn sợ hãi. Giờ đây, khi tôi đã lớn hơn, em gấu Nhỏ được mẹ cất trong ngăn tủ ở phòng khách, thỉnh thoảng được mẹ mang đi giặt cho đỡ bụi bặm. Mỗi khi nhìn thấy em gấu, tôi luôn tự nhủ với bản thân phải cố gắng, không được làm mẹ phiền lòng, phải mạnh mẽ và luôn bình tĩnh, lạc quan.
Bài làm :
Thuở nhỏ, ai cũng có một món đồ chơi thật đặc biệt, thân thiết và gắn bó với mình. Với tôi, mỗi khi nhìn thấy một em bé nâng niu trong tay con búp bê hay chú ngựa gỗ, tôi lại bồi hồi nhớ đến món đồ chơi thuở ấu thơ của tôi. Đó là một con búp bê xinh xắn. Tôi và búp bê đã có những kỉ niệm không thể nào quên.
Con búp bê của tôi là phần thưởng mẹ tặng cho tôi khi tôi vào lớp Một. Nó dễ thương đến lạ lùng, cuốn hút tôi ngay từ cái nhìn đầu tiên. Tuy chỉ là một món đồ chơi nhưng nó có đôi mắt sống động khiến cả khuôn mặt sáng bừng lên như người thật: một khuôn mặt ngây thơ, trong sáng và bụ bẫm. Đôi mắt đã thổi hồn vào búp bê làm nó đáng yêu như thế. Chưa có món đồ chơi nào làm tôi thích thú đến vậy. Tôi nâng niu chăm chút búp bê như đứa em nhỏ của mình. Từ khi có búp bê tôi vui hẳn lên. Tôi luôn coi nó như một người bạn để tâm sự, sẻ chia, một người em để vỗ về chăm sóc. Búp bê đã trở thành một người bạn không thể thiếu đối với tôi...
Vậy mà có một lần... tôi đã làm mất búp bê bé nhỏ của mình....
Buổi tối hôm ấy, trước khi đi ngủ, tôi đọc một câu chuyện có tên Cuộc chia tay của những con búp bè cho “đứa em” của tôi nghe. Đọc xong, tôi còn ngồi tâm sự một hồi lâu với búp bê nữa. Tôi thấy thương hai anh em búp bê trong câu chuyện, chúng đã bị chia lìa đôi ngả. Dẫu sau cùng được ở bên nhau nhưng lại thiếu mất cô chủ thân thương. Chắc chúng đau khổ lắm! Lẽ ra, chúng có thể đến ở với cô chủ của mình nhưng chúng không làm vậy vì chúng biết cô chủ rất thương người anh trai, Ở lại với cậu chủ tức là chúng đã giúp cô chủ được yên lòng.
Tôi thầm nghĩ, chắc búp bê nhỏ của tôi cũng rất cảm thông với anh em búp bê trong câu chuyện. Tôi tự nhủ sẽ không bao giờ rời xa búp bê như người em trong câu chuyện buồn ấy... Sáng hôm sau, tôi tỉnh dậy và giật mình sửng sốt vì không thấy búp bê đâu. Tôi lục tung cả nhà lênnhưng vẫn không thấy bóng dáng người bạn nhỏ yêu quý của mình. Suốt mấy ngày, tôi ủ ê tự hỏi không biết búp bê đi đâu... Tôi may thêm cho búp bê mấy bộ quần áo đẹp, trong lòng hi vọng sẽ tìm lại được em...
Một tuần đằng đẵng trôi qua....
Thế rồi một buổi sáng tỉnh dậy, tôi nghe tiếng chú mèo mướp “meo meo” ầm ĩ bên ngoài cửa sổ. Tôi choàng mở mắt và sững sờ thấy miệng chú mèo mướp ngậm ngang người búp bê yêu quý của tôi. Tôi lao đến mở tung cửa sổ, ôm lấy em. ôi! Từ bây giờ tôi sẽ không bao giò' để em xa tôi nữa...
Búp bê ngày nào đến giờ tôi còn gìn giữ. Những câu chuyện năm xưa đến giờ tôi vẫn còn đọc. Chúng nhắc nhở tôi nhớ lại những câu chuyện đã qua và có ý thức giữ gìn những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ.
Đây là giàn ý nha bạn, bài làm mình sẽ làm mẫu ở dưới
DÀN BÀI
I. Mở bài
-Đề tài chung của các văn bản Cổng trường mở ra, Cuộc chia tay của những con búp bề.
-Giới thiệu những tâm sự của em về niềm vui, nỗi buồn tuổi thơ hoặc tình cảm với một đồ chơi thuở nhỏ.
II. Thân bài
* Tâm tình tuổi thơ được thể hiện qua các văn bản Cổng trường mở ra, Cuộc chia tay của những con búp bê.
* Những tâm sự của em về niềm vui, nỗi buồn tuổi thơ
-Những niềm vui tuổi thơ: được sống hồn nhiên, vô tư; được quan tâm chiều chuộng,...
-Những nỗi buồn gắn với tuổi thơ: phải xa bạn bè thân yêu, lần mắc lỗi làm phiền lòng cha mẹ,...
-Những suy nghĩ, ước mơ thuở bé thơ là động lực để em học hành, phấn đấu.
* Tình cảm với một đồ chơi thuở nhỏ:
-Món đồ chơi thuở nhỏ là gì? Được ai tặng hoặc ai mua? Nó có ý nghĩa với em như thế nào?
-Những suy nghĩ, tình cảm của em đối với món đồ chơi ấy: thích thú, yêu mến, coi như một người bạn tâm tình,...
III. Kết bài
Ý nghĩa của những tâm tư tình cảm hoặc món dồ chơi thuở nhỏ đối với em trong cuộc sống hiện nay.
Cảm nghĩ về bài thơ :
Bài thơ bạn đến chơi nhà gây cho em một cảm xúc sâu lắng khó tả. Bài thơ là tình cảm thân thiết và kính trọng của tác giả đối với người bạn của mình. Tác giả cũng bày tỏ một quan điểm về mối quan hệ giữa vật chất và tình cảm. Những thứ để tiếp bạn không có, thật là nghèo nàn quá, nhưng chính cái không có ấy tác giả muốn nói lên một cái có thiêng liêng cao quý - tình bạn chân thành thắm thiết. Câu kết là một sự “bùng nổ” về ý và tình. Tiếp bạn chẳng cần có mâm cao cỗ đầy, cao lương mỹ vị, cơm gà cá mỡ, mà chỉ cần có một tấm lòng, một tình bạn chân thành thắm thiết.
Đối với lũ trẻ con chúng tôi có rất nhiều thứ để mong muốn, ví dụ như: “Các buổi đi chơi, bạn bè, đồ chơi...”. Nhưng thứ mà làm chúng tôi thích thú và hồi hộp nhất đó lại là những món quà được gói ghém khá cầu kì.
Tôi nhớ năm ấy tôi lên sáu và cũng là năm tôi vào lớp Một, bố mẹ đã tặng tôi một hộp quà rất đẹp. Hộp được bọc bên ngoài bằng lớp vỏ giấy màu đỏ trông thật tuyệt vời, phía trên còn có nơ hồng xinh xắn.
Cho đến bây giờ tôi vẫn nhớ như in cảm giác lúc mở quà, đó là một cảm giác khó tả, sự hồi hộp xen kẽ sự háo hức. Cuối cùng lớp vỏ của chiếc hộp được mở ra, tôi bất ngờ reo lên vì sung sướng: “A! một cái ô tô, đẹp quá!...". Lúc ấy tôi chỉ nghĩ tới chiếc xe, nó dường như đã chiếm trọn cả đầu óc và con tim tôi. Đấy là chiếc xe khá to và đẹp, có hình dạng xe đua, toàn bộ xe được phủ hoàn toàn bằng lớp sơn màu đỏ xen kẽ vài chỗ điểm bạc. Xe chạy bằng pin, chỉ cần bật công tắc là nó đi ngay, tiếng nhạc nghe thật vui tai, cái đèn thì cứ nhấp nháy, xanh, đỏ, tím, vàng. Nhưng có một điểm làm tôi ấn tượng nhất đó là xe có một chú cảnh sát ở chỗ cửa xe, tay chú cầm súng, mỗi lần xe chạy sẽ có tiếng: “Bùm, bùm...”. Đã có lần tôi hỏi bố tại sao chú lại đi xe đua và cầm súng, bố giải thích rằng: “Đi xe đua cho nhanh con ạ, còn cầm súng là để bắt đứa nào ăn chậm!”.
Tôi nghe xong mà sợ hết cả người, vì quả thực tôi ngày ấy ăn rất chậm, có khi cả tiếng mới xong bát cơm, chính vì thế bố mẹ rất vất vả khi cho tôi ăn. Nhưng sau này hiểu ra là bố nói đùa, thế là tôi bớt sợ và có ước mơ một ngày nào đó sẽ trở thành cảnh sát giao thông đi bắt cướp, được lái xe ô tô. Ôi chao, cảm giác đó mới tuyệt làm sao! Từ đấy tôi càng yêu quý chiếc xe hơn, đi đâu cũng mang theo, kể cả khi ngủ cũng phải ôm nó, chỉ có khi đi học là không mang nó theo thôi.
Vì chiếc xe là mẫu hiện đại nhất lúc bấy giờ nên đứa trẻ con nào cũng muốn được sở hữu một cái. Bên cạnh nhà tôi, khi nào đi học về chúng chỉ mong chạy sang nhà tôi để chơi cùng với chiếc xe. Giữa năm lớp một, có một bài vẽ cô cho là vẽ ô tô. Tối hôm đó tôi về nhà, đặt ngay chiếc xe lên bàn học, cặm cụi vẽ, 1 tiếng, 2 tiếng, 3 tiếng trôi qua, cuối cùng tác phẩm đã hoàn thành. Tôi háo hức đi nộp bài, một điểm 10 đỏ chói cho bài của tôi. Tất cả như chiếc xe mà tôi mới có điểm 10 ấy, tôi yêu chiếc xe lắm. Tôi tự nhủ sẽ giữ gìn nó mãi mãi, không để ai phá nó, không bao giờ để chiếc xe bị hỏng. Chiếc xe đã dạy cho tôi phải biết giữ gìn đồ chơi, đó là công sức và tiền, của bố mẹ đã bỏ ra cho mình. Ngày Trung thu đã đến, các học sinh đều được mang đồ chơi của mình tới trường, tôi sẽ mang chiếc ô tô đi. Với tâm trạng háo hức bước vào trường, trên tay cầm chiếc ô tô mà tôi yêu quý. Các bạn đều ngạc nhiên ai cũng thích thú, tranh lấy xe để chơi. Tôi vui và tự hào về chiếc xe này lắm. Buổi Trung thu đã dần hết, chỉ còn lại tiết mục thi xem đồ chơi của ai đẹp nhất, xe của tôi cũng được mời tham dự. Chỉ còn niềm tự hào của tôi và một con rô bốt để tranh ngôi vị. Các phiếu bình chọn đã được đếm, và người chiến thắng là tôi cùng với chiếc xe. Những tràng vỗ tay vang dội, tôi lại thầm cảm ơn chiếc xe một lần nữa. Quên mất không để ý đến đứa bạn có rô bốt, có vẻ nó tức lắm. Buổi học kết thúc, tôi cầm chiếc xe yêu quý đứng ở cổng trường đợi mẹ như mọi khi, bỗng một đám học sinh lôi tôi ra sân sau. Chúng đè tôi xuống, lấy chiếc xe ném vào tường, thấy vậy tôi đau đớn hét lên: “Dừng lại, đừng đập xe của em, hu hu...”. Trời ơi, chính là nó, chủ của con rô bốt, nó đã gọi anh đến phá xe của tôi.
Chiếc xe cứ bị đập lên đập xuống, tung hết cả ra, tôi như bị cả vạn lưỡi dao đâm vào tim. Mặc dầu cho tiếng hét thảm thương của tôi, bọn chúng cứ tiếp tục phá, tôi hét dường như trong vô vọng. Chiếc xe đã hỏng hết chúng mới chịu bỏ đi, tôi ngồi xuống ôm xe mà khóc. Từ hôm đấy tôi cứ buồn suốt, chẳng nói chẳng rằng với ai, tôi thương chiếc xe lắm. Nhưng một hôm xé tờ lịch tôi đã thấy dòng chữ: “Không có gì là mãi mãi, hãy nén đau thương mà vui sống”. Bỗng tôi nghĩ về việc của mình mà cố gắng vượt qua.
Đó là món quà mà tôi sẽ nhớ mãi, nó đã dem đến cho tôi niềm vui, nỗi buồn. Tôi đã sống theo lời dạy: “Không có gì là mãi mãi, hãy nén đau thương mà vui sống”. Chiếc xe là món đồ chơi mà tôi yêu quý.
Cho đến bây giờ tôi vẫn nhớ như in cảm giác lúc mở quà, đó là một cảm giác khó tả, sự hồi hộp xen kẽ sự háo hức. Cuối cùng lớp vỏ của chiếc hộp được mở ra, tôi bất ngờ reo lên vì sung sướng: “A! một cái ô tô, đẹp quá!...". Lúc ấy tôi chỉ nghĩ tới chiếc xe, nó dường như đã chiếm trọn cả đầu óc và con tim tôi. Đấy là chiếc xe khá to và đẹp, có hình dạng xe đua, toàn bộ xe được phủ hoàn toàn bằng lớp sơn màu đỏ xen kẽ vài chỗ điểm bạc. Xe chạy bằng pin, chỉ cần bật công tắc là nó đi ngay, tiếng nhạc nghe thật vui tai, cái đèn thì cứ nhấp nháy, xanh, đỏ, tím, vàng. Nhưng có một điểm làm tôi ấn tượng nhất đó là xe có một chú cảnh sát ở chỗ cửa xe, tay chú cầm súng, mỗi lần xe chạy sẽ có tiếng: “Bùm, bùm...”. Đã có lần tôi hỏi bố tại sao chú lại đi xe đua và cầm súng, bố giải thích rằng: “Đi xe đua cho nhanh con ạ, còn cầm súng là để bắt đứa nào ăn chậm!”.
Tôi nghe xong mà sợ hết cả người, vì quả thực tôi ngày ấy ăn rất chậm, có khi cả tiếng mới xong bát cơm, chính vì thế bố mẹ rất vất vả khi cho tôi ăn. Nhưng sau này hiểu ra là bố nói đùa, thế là tôi bớt sợ và có ước mơ một ngày nào đó sẽ trở thành cảnh sát giao thông đi bắt cướp, được lái xe ô tô. Ôi chao, cảm giác đó mới tuyệt làm sao! Từ đấy tôi càng yêu quý chiếc xe hơn, đi đâu cũng mang theo, kể cả khi ngủ cũng phải ôm nó, chỉ có khi đi học là không mang nó theo thôi.
Vì chiếc xe là mẫu hiện đại nhất lúc bấy giờ nên đứa trẻ con nào cũng muốn được sở hữu một cái. Bên cạnh nhà tôi, khi nào đi học về chúng chỉ mong chạy sang nhà tôi để chơi cùng với chiếc xe. Giữa năm lớp một, có một bài vẽ cô cho là vẽ ô tô. Tối hôm đó tôi về nhà, đặt ngay chiếc xe lên bàn học, cặm cụi vẽ, 1 tiếng, 2 tiếng, 3 tiếng trôi qua, cuối cùng tác phẩm đã hoàn thành. Tôi háo hức đi nộp bài, một điểm 10 đỏ chói cho bài của tôi. Tất cả như chiếc xe mà tôi mới có điểm 10 ấy, tôi yêu chiếc xe lắm. Tôi tự nhủ sẽ giữ gìn nó mãi mãi, không để ai phá nó, không bao giờ để chiếc xe bị hỏng. Chiếc xe đã dạy cho tôi phải biết giữ gìn đồ chơi, đó là công sức và tiền, của bố mẹ đã bỏ ra cho mình. Ngày Trung thu đã đến, các học sinh đều được mang đồ chơi của mình tới trường, tôi sẽ mang chiếc ô tô đi. Với tâm trạng háo hức bước vào trường, trên tay cầm chiếc ô tô mà tôi yêu quý. Các bạn đều ngạc nhiên ai cũng thích thú, tranh lấy xe để chơi. Tôi vui và tự hào về chiếc xe này lắm. Buổi Trung thu đã dần hết, chỉ còn lại tiết mục thi xem đồ chơi của ai đẹp nhất, xe của tôi cũng được mời tham dự. Chỉ còn niềm tự hào của tôi và một con rô bốt để tranh ngôi vị. Các phiếu bình chọn đã được đếm, và người chiến thắng là tôi cùng với chiếc xe. Những tràng vỗ tay vang dội, tôi lại thầm cảm ơn chiếc xe một lần nữa. Quên mất không để ý đến đứa bạn có rô bốt, có vẻ nó tức lắm. Buổi học kết thúc, tôi cầm chiếc xe yêu quý đứng ở cổng trường đợi mẹ như mọi khi, bỗng một đám học sinh lôi tôi ra sân sau. Chúng đè tôi xuống, lấy chiếc xe ném vào tường, thấy vậy tôi đau đớn hét lên: “Dừng lại, đừng đập xe của em, hu hu...”. Trời ơi, chính là nó, chủ của con rô bốt, nó đã gọi anh đến phá xe của tôi.
Chiếc xe cứ bị đập lên đập xuống, tung hết cả ra, tôi như bị cả vạn lưỡi dao đâm vào tim. Mặc dầu cho tiếng hét thảm thương của tôi, bọn chúng cứ tiếp tục phá, tôi hét dường như trong vô vọng. Chiếc xe đã hỏng hết chúng mới chịu bỏ đi, tôi ngồi xuống ôm xe mà khóc. Từ hôm đấy tôi cứ buồn suốt, chẳng nói chẳng rằng với ai, tôi thương chiếc xe lắm. Nhưng một hôm xé tờ lịch tôi đã thấy dòng chữ: “Không có gì là mãi mãi, hãy nén đau thương mà vui sống”. Bỗng tôi nghĩ về việc của mình mà cố gắng vượt qua.
Đó là món quà mà tôi sẽ nhớ mãi, nó đã dem đến cho tôi niềm vui, nỗi buồn. Tôi đã sống theo lời dạy: “Không có gì là mãi mãi, hãy nén đau thương mà vui sống”. Chiếc xe là món đồ chơi mà tôi yêu quý.
1)Cuộc đời có bạc bẽo, bất công ,cuộc sống có gian khổ , long đong như thế nào chăng nữa, người phụ nữ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung cùng những phẩm chất tốt đẹp của mình. Đó là sự khẳng định của bà và đó cũng chính là phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.Với hình tượng cái bánh trôi nước, Hồ xuân Hương đã nói lên được vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ, đồng thời cũng đã đề cập đến một vấn đề xã hội rộng lớn đối với người phụ nữ – sự bình đẳng giới. Đây cũng chính là vấn đề mà xã hội tốt đẹp của chúng ta đang xây dựng. Cám ơn bà đã để lại cho đời một bài thơ thật đẹp.
Đây được xem là một trò chơi trí tuệ và trước đây bất kì trẻ em nào cũng từng ít nhất 1 lần chơi qua trò chơi này. Chỉ với 1 viên phấn, viên gạch, những viên sỏi lớn nhỏ, một khoảng sân là các bạn đã ngay một buổi chơi ô ăn quan vô cùng vui vẻ và thú vị. Bàn chơi là một hình chữ nhật được chia thành 10 ô vuông nhỏ (ô dân), mỗi bên có năm ô đối xứng nhau. Ở hai đầu được vẽ 2 hình bán nguyệt hướng ra phía ngoài (ô quan). Người thông minh nhất sẽ nghĩ ra cách đi để giành được nhiều quân hơn đối phương. Kết thúc trò chơi, nếu bạn nào có nhiều quân sẽ giành chiến thắng.
Em tham khảo:
Tuổi thơ là những ngày tháng rong chơi không lo nghĩ, là những nụ cười trong trẻo ngày nắng, những âm thanh vui vẻ lắng đọng ngày mưa. Tuổi thơ của tôi gói gọn trong một kỉ vật đến giờ vẫn được cất giữ trên vị trí đẹp nhất của tủ kính nơi phòng khách: con gấu bông.
Con gấu bông này tôi được mẹ tặng vào dịp sinh nhật sáu tuổi, khi mà ngày khai trường vào lớp một đã cận kề. Tôi vẫn còn nhớ cảm giác hạnh phúc đến vỡ òa khi bóc từng lớp giấy bọc quà, nhìn thấy chiếc tai gấu lấp ló phía trong hộp bìa carton. Cảm giác nghẹn ngào, xúc động đến mức tôi nhảy cẫng lên hò reo khiến cả nhà nhìn tôi thích thú trêu chọc. Tôi đã thích gấu bông từ rất lâu rồi, khi sang nhà chị họ chơi và thấy chị có một chú gấu Teddy để trên bàn học, tuy nhiên tôi biết gia đình mình không quá khá giả, mẹ và bố phải làm việc vất vả để kiếm tiền trang trải học phí và những lần ốm đau của tôi. Do đó, tôi không hề năn nỉ hay xin bố mẹ mua bất cứ món quà nào cả. Tuy nhiên, có lẽ vì nhìn thấy sự thích thú của tôi với chú gấu bông kia và muốn động viên tôi học tốt nên mẹ đã mua tặng tôi vào ngày sinh nhật món quà tuyệt vời đến vậy.
Tôi rất thích chú gấu mẹ tặng và đặt tên nó là Nhỏ, vì em cũng nhỏ xinh thôi, không quá to, vừa đủ để tôi ôm đi ngủ. Từ khi có chú gấu Nhỏ, tôi luôn mang theo em khi sang nhà hàng xóm chơi trò gia đình, em sẽ là em bé, tôi chăm em, cho em ăn, dỗ dành em khi ngủ... Tôi may áo cho em mặc, làm mọi thứ từ những tờ giấy lịch hay bất kể thứ gì tôi nghĩ ra để em có "một cuộc sống sung túc nhất".
Nhỏ toàn thân có màu nâu xám, đôi mắt đen láy như hai hạt nhãn và chiếc mũi xinh xinh hình tam giác. Tôi luôn cố gắng giữ gìn em, tuy nhiên có một ngày tôi ôm em sang nhà hàng xóm chơi như thường lệ, thì tôi làm em rách bục chỉ ở tay vì bị mắc vào đinh ở trên tường. Tôi lúc đó rất sợ, sợ vì mẹ sẽ trách mắng, lại buồn, buồn vì đây là món quà mẹ tặng, tôi không muốn em bị hỏng chút nào.
Tôi và một chị hàng xóm đã lấy kim chỉ và khâu lại nhưng vẫn bị lòi bông ra ngoài. Tôi càng trở nên lo lắng. Khi mẹ biết chuyện, mẹ đã khâu lại giúp tôi, cười và nói: mẹ rất tự hào khi tôi biết tự khâu lại vì lúc đó tôi còn nhỏ, nhưng cũng lưu ý tôi không nên quá lo lắng về những chuyện vô tình xảy ra, cứ thoải mái đón nhận và chuyện gì cũng có cách giải quyết. Khi ấy, tôi vẫn chưa hiểu rõ lời mẹ nói, nhưng giờ đây nhớ lại, tôi đã có thể hiểu phần nào. Tôi đã không còn luống cuống khi gặp phải tình huống bất ngờ nữa. Thay vào đó, tôi bình tĩnh hơn và suy nghĩ tìm cách giải quyết, nếu việc nào khó quá, tôi sẽ đi tìm người nào đó có thể giúp mình.
Đó là bài học đầu tiên mẹ dạy tôi - một đứa trẻ nhỏ luôn lo lắng, luôn sợ hãi. Giờ đây, khi tôi đã lớn hơn, em gấu Nhỏ được mẹ cất trong ngăn tủ ở phòng khách, thỉnh thoảng được mẹ mang đi giặt cho đỡ bụi bặm. Mỗi khi nhìn thấy em gấu, tôi luôn tự nhủ với bản thân phải cố gắng, không được làm mẹ phiền lòng, phải mạnh mẽ và luôn bình tĩnh, lạc quan.
tham khảo
Khi tuổi còn ấu thơ, tôi được bố cho một con gà trống bằng sắt vặn dây cót. Hồi ấy, tôi còn nhớ bố đi Nga về, bố mua cho tôi nhiều đồ chơi lắm, nhưng tôi thích nhất là chú gà vặn dây cót. Mỗi lần nhìn chú gà trống, tôi lại nhớ bố vô cùng…
Chú gà trống rất bé, chỉ bằng cổ tay thôi. Mỗi lần vặn dây cót, chú gà kêu “cục, cục !” rồi bàn chân sắt của chú đi ba, bốn bước lên đằng trước. Mỗi lần như thế, nhìn gà đi bước hồn nhiên, tôi lại nghẹn ở cổ, khóc thầm : vì giờ đây bố lại đi công tác xa rồi.
Trước khi đi, bố thường dành thời gian ở nhà chơi với tôi. Chú gà đã gắn với biết bao kỉ niệm, ghi dấu cử chỉ, hình ảnh thân yêu của bố và những ngây thơ của tôi ngày ấy. Có một lần, tôi cùng bố đem chú gà ra sân cỏ phía sau nhà xây cho nó một căn nhà gỗ nhỏ. Tôi ngắm nghía ngôi nhà hồi lâu, rồi bỗng tôi hỏi bố : “Bố ơi ! Chú gà trống có nhà rồi, sao có vẻ buồn thế nhỉ ?”. Bố tôi hóm hỉnh bảo : “À ! Chắc chú ta chưa có vợ, nên buồn chăng ?”. Tôi bảo ngay : “Thế thì tiếc quá”, rồi ôm gà trống, xếp gỗ làm nhà lại, mặt buồn theo chú gà. Ngay sáng hôm sau, đi vào phía sân có chuồng gà, tôi chứng kiến một chuyện kì lạ đã xảy ra : Bên cạnh chú gà trống là một cô gà mái xinh xắn. Chơi một lúc, tôi bảo bố : “Con thấy gà trống có vợ rồi, nhưng chưa có đứa con xinh xắn, nên nó vẫn buồn”. Rồi tôi lại nói : “Thôi, bố ạ, chúng là gà sắt, gà nhựa, nó không đẻ con được đâu” và vẻ mặt tôi cứ tần ngần mãi. Sáng hôm sau, tôi lại bất ngờ khi thấy : đứng trước hai bố mẹ gà là một chú gà con xinh xắn vô cùng. Tôi cảm ơn bố nhiều lắm. Bố tôi hỏi : “Con đã yên tâm về gia đình nhà gà chưa ?”. Tôi gật đầu cười sung sướng. Tôi còn nhớ lúc đó : bố ôm tôi rất lâu, thơm mãi vào đôi má lem nhem của tôi.
Càng lớn, tôi càng hiểu lòng bố. Bố đã lặn lội ra cửa hàng đồ chơi hai lần, mua thêm gà mẹ, gà con để tôi vui. Bố yêu thương tôi nhiều quá !
Mẹ tôi bảo : “Hai bố con hay quá nhỉ ! Làm thế nào mà sau một đêm gà trống đã “cưới” được cô vợ xinh thế này và sau một đêm nữa, “hai vợ chồng gà” đã có con. Vui thật đấy”. Bố cười và trêu mẹ : “Em xem bố con anh giỏi không ?”. Tôi sung sướng đỏ cả mặt.
Bây giờ bố lại sang Nga rồi – không biết trời lạnh có ai nhắc bố mặc thêm áo không ? Nhìn gia đình gà, tôi nhớ bố xiết bao ! Mẹ ‘bảo tôi : Bố đi công tác, còn lâu mới về. Nhưng bằng tình yêu của bố với tôi, tôi vẫn muốn tin rằng : bố sẽ về với tôi trong một ngày rất gần đây, rất gần…
Viết về bạn là một đề tài thường gặp của các thi nhân xưa. Có lẽ sâu sắc hơn cả là tình bạn của Nguyễn Khuyến giành cho Dương Khuê khi ông qua đời. Và đặc biệt hơn trong bài Bạn đến chơi nhà tình cảm ấy lại được biểu lộ thật thân thiết và đáng kính trọng biết bao. Đồng thời Nguyễn Khuyến cùng bày tỏ một quan điểm về mối quan hệ giữa vật chất và tình cảm:
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Bác đến chơi đày, ta với ta.
Bạn hiền khi gặp lại nhau thì ai mà chẳng vui. Ở đây Nguyễn Khuyến cũng vui mừng xiết bao khi lâu ngày gặp lại bạn cũ. Lời chào tự nhiên thân mật bỗng biến thành câu thơ:
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Cách xưng hô bác, tôi tự nhiên gần gũi trong niềm vui mừng khi được bạn hiền đến tận nhà thăm. Phải thân thiết lắm mới đến nhà, có lẽ chỉ bằng một câu thơ - lời chào thế hiện được hết niềm vui đón bạn của tác giả như thế nào? Sau lời chào đón bạn, câu thơ chuyển giọng lúng túng hơn khi tiếp bạn:
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Cách nói hóm hỉnh cho thấy trong tình huống ấy tất yếu phải tiếp bạn theo kiểu “cây nhà lá vườn” của mình. Ta thấy rằng Nguyễn Khuyên đã cường điệu hoá hoàn cảnh khó khăn thiêu thôn của mình đến nỗi chẳng có cái gì để tiếp bạn:
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Ta hiểu vì sao sau lời chào hỏi bạn, tác giả nhắc đến chợ, chợ là thể hiện sự đầy đủ các món ngon để tiếp bạn. Tiếc thay chợ thì xa mà người nhà thì đi vắng cả. Trong không gian nghệ thuật này chúng ta thấy chỉ có tác giả và bạn mình (hai người) và tình huống.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Đến cả miếng trầu cũng không có, thật là nghèo quá, miếng trầu là đầu câu chuyện cá, gà, bầu, mướp... những thứ tiếp bạn đều không có. Nhưng chính cái không có đó tác giả muốn nói lên một cái có thiêng liêng cao quý - tình bạn chân thành thắm thiết. Câu kết là một sự “bùng nổ” về ý và tình. Tiếp bạn chẳng cần có mâm cao cỗ đầy, cao lương mỹ vị, cơm gà cá mỡ, mà chỉ cần có một tấm lòng, một tình bạn chân thành thắm thiết.
Bác đến chơi đây, ta với ta
Lần thứ hai chữ bác lại xuất hiện trong bài thơ thể hiện sự trìu mến kính trọng. Bác đã không quản tuổi già sức yếu, đường xá xa xôi, đến thăm hỏi thì còn gì quý bằng. Tình bạn là trên hết, không một thứ vật chất nào có thể thay thế được tình bạn tri âm tri kỷ. Mọi thứ vật chất đều “không có” nhưng lại “có” tình bằng hữu thâm giao. Chữ ta là đại từ nhân xưng, trong bài thơ này là bác, là tôi, là hai chúng ta, không có gì ngăn cách nữa. Tuy hai người nhưng suy nghĩ, tình cảm, lý tưởng sống của họ hoàn toàn giống nhau. Họ coi thường vật chất, trọng tình cảm, họ thăm nhau đến với nhau là dựa trên tình cảm, niềm gắn bó keo sơn thắm thiết. Tình bạn của họ là thứ quý nhất không có gì sánh được. Ta còn nhớ rằng có lần khóc bạn Nguyễn Khuyến đã viết
Rượu ngon không có bạn hiền
Không mua không phải không tiền không mua
Câu thơ nghĩ, đắn đo muốn viết
Viết đưa ai, ai biết mà đưa?
Giường kia, treo những hững hờ
Đàn kia, gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn
Có thể trong bài thơ: này chính là cuộc trò chuyện thăm hỏi của Nguyễn Khuyến với Dương Khuê. Tình bạn của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê gắn bó keo sơn. Trong đoạn thơ trên ta thấy rằng khi uống rượu khi làm thơ... Họ đều có nhau. Không chỉ có bài thơ Khóc Dương Khuê.
Một số vần thơ khác của Nguyễn Khuyến cũng thể hiện tình bạn chân thành, đậm đà:
Từ trước bảng vàng nhà sẵn có
Chẳng qua trong bác với ngoài tôi
(Gửi bác Châu Cầu)
Đến thăm bác, bác đang đau ốm ,
Vừa thấy tôi bác nhổm dậy ngay
Bác bệnh tật, tôi yếu gầy
Giao du rồi biết sau này ra sao
(Gửi thăm quan Thượng Thư họ Dương)
Bài thơ này viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, niêm, luật bằng trắc, đối chặt chế, hợp cách. Ngôn ngữ thuần nôm nghe thanh thoát nhẹ nhàng tự nhiên. Ta có cảm giác như Nguyễn Khuyến xuất khẩu thành thơ. Bài thơ nôm khó quên này cho thấy một hồn thơ đẹp, một tình bằng hữu thâm giao. Tình bạn của Nguyễn Khuyến thanh bạch, đẹp đẽ đối lập hẳn với nhân tình thế thái “Còn bạc còn tiền còn đệ tử - Hết cơm hết rượu hết ông tôi” mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã kịch liệt lên án. Hai nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Khuyến sống cách nhau mấy trăm năm mà có chung một tâm hồn lớn: nhân hậu, thủy chung, thanh bạch. Tấm lòng ấy thật xứng đáng là tấm gương đời để mọi người soi chung.
Thuở bé, tôi không biết chạy xe đạp. Ba mua cho tôi một chiếc xe đạp nhỏ để tập chạy. Ngoài sau nhà tôi có một mảnh đất và tôi thường hay tập chạy xe đạp ở đây. Với quyết tâm chinh phục được nó, tôi rèn luyện nó mỗi ngày, đến nỗi hai bàn đạp của xe bị sút ra hồi nào không hay. Chúng đâm vào bắp chân của tôi, máu chảy rất nhiều mà tôi chẳng thấy đau. Một ngày nọ, tôi chạy được xe đạp với niềm hân hoan, vui sướng biết mấy. Tôi vừa đạp vừa buông tay mà la lớn lên: “Tôi chạy được rồi, tôi chạy được rồi” mà tôi quên rằng, phía trước là cái ao. Thế là tôi “bay” xuống cái ao, cũng may mà ao cạn nước; nếu không thì... Đó là một trong những kỉ niệm vui mà tôi còn nhớ, giờ nghĩ lại thật không sao nhịn được cười.
Chúc bạn học tốt!
Tết trung thu vừa rồi đã khiến tôi sực nhở đến chuyện lúc tôi bốn tuổi. Ngày trước Tết trung thu, ba mẹ dắt tôi đi mua lồng đèn. Đường phố đông nghịt người. Khó khăn lắm, cả nhà tôi mới chen vào được một tiệm bán lồng đèn. Đứng trước những chiếc lồng đèn đủ màu sắc, đa dạng về hình dạng, kiểu dáng tôi hoa cả mắt. Ba bảo: “Văn! Con lựa một chiếc đi”. Chà chà, biết lấy chiếc nào đây? Nhìn quanh ca tiệm rồi lên tiếng rất nhỏ chỉ đủ để mình tôi nghe: “Con muốn mua hết!”. "Sao, lựa nhanh đi con” - Mẹ tôi thúc giục. Lại đứng nhìn quanh một lần nữa, lần này tôi phát hiện chú bướm màu hồng xinh xinh đang núp bên anh Siêu nhân, vốn thích màu hồng, vừa thấy nó là tôi chỉ vào nó và đòi mua nó cho bằng được. Chú bán hàng lấy bé Bướm ra cho tôi. Ôi! Nó dễ thương làm sao ấy. Mặc dù nó không to bảng như con bướm bên tiệm kia, nhưng nó thật sự rất ấn tượng đối với tôi. Cả thân nó màu hồng, đôi cánh hồng nhạt, thêm vào đó là những sợi dây tua rua trông thật là thích mắt. Hai cọng râu cong cong rất đáng yêu. Nó là lồng đèn điện tử, mỗi lần tôi bật công tắc lên là nó chạy vòng vòng, ánh sáng rực rỡ cả xung quanh. Tôi thích lắm các bạn à!
Lúc còn nhỏ, khi tôi khoảng 4 tuổi, tôi có 1 món quà do mẹ để tiền mua cho tôi. Đó chính là 1 con lật đật , tuy nó không đắt tiền nhưng tôi rất yêu quý. Tôi xem con lật đật ấy như 1 báu vật thời tuổi thơ của tôi.
Đây là món quà ý nghĩa nhất với tôi từ trước đến giờ và đó cũng là món quà đầu tiên mà mẹ tặng cho. Cho đến bây giờ tôi vẫn còn giữ món quà này. Lật đật làm bằng nhựa, với nhiều màu sắc sặc sở. Hình thù con lật đật thật ngộ nghĩnh, béo tròn báo trục, nhìn giống như 1 khối cầu tròn xoe. Nó có cái bụng phệ như bụng ông địa trong đoàn múa lân. Cái đầu nhỏ tròn, gắn liền với cái thân hình chẳng cố định và nó cũng chẳng có tay chân gì cả.
Tôi yêu quý nó không chỉ vì nó đẹp mà nó còn chứa đựng đầy tình cảm của mẹ dành cho tôi. Nó thật rất dể thương, lúc nào nó cũng đứng yên trên đầu giường của tôi. Mỗi khi tôi sờ vào nó, nó lại lắc lư và nở nụ cười thật tươi. Đã có lúc tôi ngắm nghía món quà này mà lòng tự hào vì có món quà là sự chắt chịu, dành dụm của mẹ. Nhìn nó tôi lại nghĩ đó là tình cảm và cũng là sự quan tâm mẹ đã dành cho mình. Quả thật tôi tự hào về mẹ. Mẹ đã cho tôi vóc hình, mẹ cho tôi cái ăn, cái mặt. Mẹ còn cho tôi cả 1 thời ấu thơ hồn nhiên, trong sáng.
Tôi thật sự cảm ơn mẹ vì món quà quí giá này. Không chỉ nó là một món đồ chơi mà còn là 1 món quà có ý nghĩa rất lớn. Vì con lật đật chẳng bao giờ bị ngã, dù đặt nó nằm xuống ở tư thế nào thì nó vẫn đứng lên nhanh chóng vì thế nó có tên là "con lật đật". Những lúc ngã và khóc mẹ đã đưa con lật đật ra cho tôi và nói rằng:" con nhìn xem! Lật đật ngã mà đã khóc đâu. Nó lại đứng chựng lên rồi này". Thế là tôi nính khóc. Trong suốt năm tháng tôi cắo sách tới trường , món quà này đã trở thành người bạn thân thích của tôi. Mỗi khi buồn hay vui tôi đều chia sẽ cùng nó.
Nhìn thấy nó tôi tháy như được mẹ ở bên, dang nhắc nhở , động viên tôi : " hãy cố gắng lên con, đừng nãn lòng , nếu vấp ngã thì hãy đứng lên. Hãy nôi gương theo con lật đật, nó chẳng bao giờ khóc khi ngã cả. Mẹ và lật đật sẽ mãi ở bên con".
Bây giờ tôi mới hiểu hết ý nghĩa của món quà mẹ tặng. Thế nên tôi rất quyết tâm, vượt qua những khó khăn để biến mong ước của mẹ thành hiện thực.