Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bạn vô lý thật mỗi người có một ngày khai trường khác nhau làm sao mà làm đc
Thì cứ viết đại vào, rồi sau đó mình sẽ chỉnh sủa lại. Với lại cũng có ai biết đâu. Bạn mới là người vô lý í. Ko giúp đuocwj thì thoiiiiiiiii
" Ngày khai giảng đầu tiên " chắc là những từ in đậm mãi trong trí nhớ của chúng ta. Mỗi người đều có một kỉ niệm riêng của mình, nhưng riêng tôi dù đã qua 6 năm rồi kể từ ngày đó nhưng tôi vẫn nhớ như in khuôn mặt của cô ngày đó. Cô giáo lớp 1 tôi tên là Thúy rất xinh đẹp - đó là cách nhìn trong mắt tôi ngày đó. Ngày đầu tới lớp, tôi đã khóc rất nhiều, đòi về cùng mẹ . Nhưng cô đã xuất hiện trong tà áo dài màu xanh hồ thủy thướt tha, mái tóc hạt dẻ búi gọn sau gáy và một nụ cười tỏa nắng. Cô bước lại gần, kéo tôi vào lòng, vuốt tóc tôi, nhẹ nhàng nói :
- Sao em lại khóc thế ? Nín đi nào ! Đi học rất vui và thú vị đấy. Học tập thật tốt rồi một ngày em sẽ thực hiên được ước mơ của mình, em nhé !
Ôi giọng nói sao mà ấm áp và truyền cảm đến thế. Khuôn mặt xinh đẹp tựa thiên thần dỗ dành tôi làm sao tôi quên được. Bây giờ, tôi vẫn đang cố gắng học theo lời cô dạy tôi lần đầu tiên đi học. Sau này, dù có đi về đâu, trong kí ức tôi vẫn sống mãi kí ức về ngày khai giảng đầu tiên.
Nhớ tick cho mk nha !!! hihi
- Tâm trạng của em trong đêm trước ngày khai trường.
Từ xưa đến nay, phụ nữ bao giờ cũng là một lực lượng quan trọng và đông đảo trong đội ngũ những người lao động tạo dựng nên xã hội. Phụ nữ thể hiện vai trò quan trọng của mình trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Có thể nói rằng, trong cuộc sống hiện đại, người phụ nữ có vai trò rất lớn. Nếu gia đình được coi là tế bào của xã hội thì người phụ nữ được coi là hạt nhân của tế bào này. Gia đình là nơi thể hiện thực chất sự bình đẳng và nâng cao địa vị của người phụ nữ. Bên cạnh đó, người phụ nữ của thời hiện đại càng không thể tách rời với thực tế gia đình và xã hội. Phụ nữ ở bất cứ thời đại nào, quốc gia, dân tộc nào cũng giữ vai trò trọng yếu trong việc sáng tạo, giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc.
Trong suốt chiều dài lịch sử, phụ nữ Việt Nam đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước ngàn năm văn hiến, tạo dựng nên truyền thống bản sắc của người Việt nói chung và truyền thống riêng của phụ nữ Việt Nam “anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến đã đứng lên lãnh đạo khởi nghĩa giải phóng dân tộc trong đó có cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (Trưng Trắc và Trưng Nhị) nổ ra vào mùa xuân năm Canh Tý (40 Công nguyên) là cuộc khởi nghĩa đầu tiên của nhân dân Âu Lạc toàn diện và rộng khắp, chống lại thế lực phong kiến phương Bắc ở đầu Công nguyên. Ở đây người phụ nữ đã thể hiện được vai trò lãnh đạo toàn diện và phát huy được phẩm chất năng lực của mình. Phụ nữ luôn có vai trò quan trọng trong suối lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Song chưa có thời kỳ nào hoạt động quân sự của phụ nữ lại sôi nổi, mạnh mẽ như ở miền Nam, trong kháng chiến chống Mỹ . Lực lượng phụ nữ, những người có thể làm tất cả mọi việc trong xã hội như nam giới. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ phụ nữ chiếm vị trí quan trọng trong các lực lượng dân quân , du kích ở các xã ấp. Tính đến năm 1961, toàn miền Nam đã có 28 000 nữ du kích, phụ nữ Miền Nam còn tham gia quân chủ lực Phụ nữ là lực lượng đóng vai trò chủ chốt trong việc xây dựng làng xã chiến đấu từ năm 1961 đến 1965 , toàn Miền Nam có 1.860 000 phụ tham gia xây dựng làng xã chiến đấu.
Tiếp nối truyền thống đó, trong xu thế hội nhập và phát triển của đất nước, phụ nữ Việt Nam tiếp tục vượt qua mọi thành kiến và thử thách, vươn lên đóng góp tích cực vào các hoạt động xã hội, duy trì ảnh hưởng của mình trên nhiều lĩnh vực như: tham gia quản lý nhà nước, tham gia xóa đói giảm nghèo, xây dựng gia đình no ấm hạnh phúc, tham gia phòng chống tệ nạn xã hội, tham gia hoạt động đối ngoại… Ngày càng có nhiều người trở thành chính trị gia, nhà khoa học nổi tiếng, nhà quản lý năng động; những lĩnh vực trước đây chỉ dành cho nam giới, phụ nữ cũng làm rất tốt. Điển hình trong việc phụ nữ tham gia bộ máy nhà nước đó là chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Bộ trưởng bộ y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều nữ doanh nhân nổi tiêng đóng góp không nhỏ vào nền phát triển của kinh tế đất nước như: Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Cơ điện lạnh; Đinh Thị Hoa, Chủ tịch HĐQT công ty Thiên Ngân; Mai Kiều Liên, Chủ tịch & CEO, Vinamilk; Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch HĐQT BRG group – Intimex – SeAbank… Trong đó có không ít những phụ nữ tham gia các hoạt động thiện nguyện, các hoạt động giải trí mang lại bản sắc cũng như quảng bá đất nước Việt Nam ra bạn bè thế giới.
Để khẳng định vai trò, khả năng, sức sáng tạo của mình trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, thích ứng và hội nhập trong xu thế phát triển chung của nhân loại, đòi hỏi phụ nữ phải nỗ lực nhiều mặt: có tri thức, có văn hóa, có kỹ năng sống tự lập, biết đối mặt với áp lực và vươn lên mọi khó khăn thử thách… Họ phải biết cách sắp xếp công việc xã hội và công việc gia đình một các hợp lý, để làm được như vậy họ phải vượt qua rất nhiều gánh nặng trong cuộc sống. Người phụ nữ còn giữ vai trò trọng yếu trong việc điều hòa các mối quan hệ trong gia đình. Gia đình có được ấm êm, hạnh phúc, tràn ngập tiếng cười cũng là nhờ sự khéo léo của người phụ nữ. Người phụ nữ không chỉ chăm lo cho gia đình về vật chất mà còn là người thắp lên ngọn lửa tình yêu, niềm tin, ước mơ hi vọng cho mỗi thành viên trong gia đình. “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” cho dù theo thời gian, chuẩn mực về người phụ nữ có thay đổi nhưng vai trò “thắp lửa” và “giữ lửa” cho gia đình của người phụ nữ thì không bao giờ thay đổi. Hiện nay, những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại đã phần nào hỗ trợ người phụ nữ trong công việc nội trợ, giảm bớt sức lao động của người phụ nữ trong gia đình. Song, phụ nữ vẫn là người làm chính công việc nhà, từ việc bếp núc tới việc dạy dỗ con cái, chăm lo đời sống tinh thần cho các thành viên trong gia đình. Cộng với thời gian làm việc ngoài xã hội, quỹ thời gian dành cho việc hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần, việc học tập nâng cao trình độ kiến thức của phụ nữ là rất hiếm hoi, thậm chí ở một số đối tượng phụ nữ như công nhân, buôn bán, quỹ thời gian này gần như không có. Để vượt qua những rào cản đó để đi tới thành công thì những người phụ nữ phải hết sức cố gắng và nỗ lực rất nhiều. Trước yêu cầu ngày càng cao của thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, người phụ nữ đã và đang thực hiện hài hòa hai vai: việc nhà, việc nước để vừa có cơ hội phát triển cho bản thân, vừa bảo toàn hạnh phúc gia đình. Vì cuộc sống hối hả, nền kinh tế bắt đầu ăn sâu vào mỗi cuộc sống gia đình, nếu như người phụ nữ không biết cách sắp xếp, sao nhãng dần những trách nhiệm vốn thuộc về mình như chăm sóc, nuôi dậy, giáo dục con cái, thì dần dần sẽ có khoảng cách giữa các thành viên trong gia đình. Người phụ nữ hiện đại cần biết cách cân bằng trách nhiệm gia đình với việc tham gia các hoạt động kinh tế ngoài xã hội. Bên cạnh đó, cũng cần đổi mới trong quan niệm về sự “đảm đang” của người phụ nữ, không nên bó hẹp trong “khuôn khổ” của gia đình. Người phụ nữ hôm nay có tri thức nhiều hơn, được độc lập về kinh tế nhiều hơn, và đồng thời cũng biết cách tạo ảnh hưởng của bản thân đối với các thành viên trong gia đình rõ nét hơn. Và hơn hết, người phụ nữ hiện đại cần biết tổ chức cuộc sống gia đình và biết gắn kết sợi dây tình cảm của các thành viên gia đình; là người biết lấy các giá trị bền vững của gia đình làm nền tảng để tiếp nhận những giá trị mới làm cho gia đình phát triển hơn và hạnh phúc hơn. Cũng chính nhờ phát huy tính năng động, sáng tạo mà người phụ nữ có thể làm tốt hơn những thiên chức của mình như nuôi dưỡng, giáo dục con cái, bảo tồn và trao truyền văn hóa cho thế hệ sau.
Trong xu thế hội nhập và phát triển của đất nước, phụ nữ Việt Nam tiếp tục phát huy và khẳng định vai trò, vị trí của mình đối với sự phát triển của xã hội. Khi nền kinh tế của chúng ta càng phát triển, phụ nữ càng có nhiều cơ hội hơn. Nó phá vỡ sự phân công lao động cứng nhắc theo giới, cho phép phụ nữ tham gia vào nền kinh tế thị trường và khiến nam giới phải chia sẻ trách nhiệm chăm sóc gia đình. Nó có thể giảm nhẹ gánh nặng việc nhà cho phụ nữ, tạo cho họ nhiều thời gian nhàn rỗi hơn để tham gia vào các hoạt động khác. Đồng thời nó còn tạo ra nhiều cơ hội hơn cho phụ nữ trên thị trường lao động… Chính nhờ Đảng có sự lựa chọn đường lối đúng đắn cho sự phát triển của đất nước mà vai trò của người phụ nữ trong xã hội Việt Nam không ngừng được nâng cao. Để thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ sự ảnh hưởng của phụ nữ tới xã hội thì Đảng và nhà nước ta đã đưa ra những hình thức khen thưởng cho phụ nữ “Giỏi việc nước đảm việc nhà”. Tuy nhiên, đó cũng chỉ mới là những bước khởi đầu thuận lợi.
Hiện thời chúng ta vẫn còn nhiều hạn chế cần phải được khắc phục trong vấn đề bình đẳng giới, nhất là về mặt tư tưởng, quan điểm của con người trong xã hội, kể cả nam giới và nữ giới. Không chỉ có nam giới chưa nhận thức hoặc có thái độ không chấp nhận vai trò, vị trí của phụ nữ mà ngay chính bản thân nhiều phụ nữ cũng hiểu biết mơ hồ từ đó có những thái độ lệch lạc và không thể có cách giải quyết đúng đắn các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống có liên quan đến vai trò, vị trí về giới của mình. Những phụ nữ đã và đang tham gia các công tác xây dựng xã hội và quản lý các doanh nghiệp đa số là những người sống và lớn lên ở những vùng có nền kinh tế phát triển, ở đây xã hội phát triển đã dần xóa bỏ khoảng cách và sự phân biệt giữa phụ nữ và nam giới, điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ thể hiện tài năng và đóng góp của mình trong xã hội hiện nay. Còn phụ nữ ở nông thôn chỉ tập trung lao động và vun vén cho cuộc sống của mình, ở đây còn tồn tại những quan điểm cổ hủ về bất bình đẳng giới “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”, điều này hạn chế sự phát triẻn của phụ nữ, họ không tự tin để gánh vác công việc của xã hội hay phát triển kinh tế. Chính bản thân họ cũng như gia đình luôn quan niệm phụ nữ chỉ cần đảm bảo cuộc sống cho gia đình chứ không cần quan tâm nhiều tới công việc xã hội, một số bà mẹ còn khuyên con cái mình không nên học cao quá sau này khó xây dựng gia đình, họ chưa nắm và hiểu rõ đước vai trò của người phụ nữ trong thời đại mới.
Trong xã hội hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế về sự bất bình đăng giới, nhiều nhất là việc “bạo lực ga đình” vẫn đang diễn ra rất thường xuyên trong gia đình Việt hiện nay. Người chồng trong gia đình còn cấm cản người vợ tham gia các hoạt động xã hội hay phát triển kinh tế, họ còn quan niệm người phụ nữ chỉ cần chăm lo công việc nội trợ trong gia đình,trong một số ít cũng đã nhận thức được vai trò và trách nhiệm của người phụ nữ trong gia đình và đã biết chia sẻ công việc nội trợ giúp đỡ vợ để họ có thời gian tham gia công tác xã hội. Để hiểu và giúp đỡ người phụ nữ như vậy thì người đàn ông trong gia đình phải có tư duy đổi mới, có tri thức và nhận thức tầm quan trọng của người phụ nữ trong xã hội hiện đại.
Nước ta được đánh giá rất cao trong công tác bình đẳng giới tại Đông Nam Á, tỷ lệ phụ nữ tham gia làm công tác xã hội, chính trị, kinh tế và đặc biệt là công tác quản lý nhà nước rất cao (cao nhất Đông Nam Á). Để có được thành tích như hiện tại thì cần đề cao vai trò của “Hội phụ nữ Việt Nam” đã đứng lên đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ Việt Nam hiện nay. Một số các hoạt động đã được tổ chức nhằm phát huy vai trò của phụ nữ trên khắp cả nước như:
Thứ nhất, nâng cao chất lượng giáo dục tại các địa phương nông thôn, tổ chức phổ cập giáo dục tới mọi miền trên tổ quốc, tích cực tổ chức tuyên truyền về công tác bình đẳng giới. Đây là một việc làm hết sức thiết thực và cần thiết. Để phụ nữ tự tin phát huy vai trò của mình trong đời sống xã hội thì trước tiên người phụ nữ cũng cần có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của mình, nhất là những người phụ nữ ở vùng sâu, vùng xa, họ luôn cho rằng mình là phái yếu không thể gánh vác các công việc của gia đình, xã hội. Bên cạnh đó để phát huy được vai trò của phụ nữ trong xã hội, Đảng, nhà nước cùng các cơ quan chính quyền địa phương cũng cần phải làm tốt công tác chính sách về bình đẳng giới trong xã hội; làm tốt việc tuyên truyền chống các hiện tượng kỳ thị, coi thường, bạo lực, thiếu tôn trọng với phụ nữ trong nhận thức của nam giới.
Thứ hai, tổ chức các buổi gặp mặt, các chương trình tuyên truyền về vai trò và trách nhiệm của người phụ nữ trong xã hội mới, giúp mọi người hiểu rõ được tầm quan trọng và nâng cao tính tự tin để phụ nữ cống hiến cho xã hội; cũng như tổ chức các giải thưởng khen thưởng hằng năm cho những phụ nữ ưu tú trong thực hiện công tác xã hội, phát triển kinh tế… Việc tuyên dương sẽ góp phần to lớn cổ vũ tinh thần, sự tự tin của người phụ nữ trong toàn thể xã hội dám nghĩ, giám làm và thấy được vai trò của mình đủ sức gánh vác và thực hiện tốt những công việc như những nam giới trong xã hội.
Thứ ba, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho phụ nữ được tiếp cận các thành tự khoa học cũng như sự thay đổi trong thời kỳ mới, thúc đẩy và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền và giúp đỡ phụ nữ học tập, công tác và tham gia các hoạt động chính trị, văn hóa.
Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì chúng ta cần tạo điều kiện để phụ nữ phát huy được hết vai trò của mình trong xã hội. Để phát huy vai trò, vị thế của phụ nữ đối với sự phát triển của xã hội, bên cạnh sự nỗ lực của chính bản thân, chị em phụ nữ rất cần được sự ủng hộ, hỗ trợ tích cực từ phía gia đình và xã hội. Bởi để tham gia các hoạt động xã hội người phụ nữ cũng phải hi sinh rất nhiều đó là thời gian,tình cảm dành cho gia đình. Nếu không có được chia sẻ, hỗ trợ từ người thân, nhất là sự động viên tinh thần của người chồng, cha, mẹ thì người phụ nữ khó có thể toàn tâm, toàn ý cống hiến và có vị trí vai trò trong xã hội.
Mặc dù hiện tại tôi đã là một cậu học sinh cấp 2 nhưng mỗi khi tháng 9 đến lòng tôi lại bồi hồi, xúc động khi nghĩ về ngày khai giảng đầu tiên của mình đó là năm bước vào lớp 1.
Sáng hôm đó,bầu trời nắng nhẹ và có những cơn gió mát khẽ lay động cành cây, cũng dễ hiểu thôi vì đã vào mùa thu. Tới đây sớm hơn mọi lần vì hôm nay là ngày khai giảng bước vào lớp 1 bước ngoặt đến trường của mỗi cô cậu học sinh. Mẹ chở tôi trên chiếc xe đạp cũ, khung cảnh hai bên đường với những hàng cây, ngôi nhà ngày thường rất đỗi quen thuộc nhưng hôm nay sao lạ quá, trong lòng tôi bỗng có cảm xúc bâng khuâng đôi chút lo lắng và hồi hộp không biết có phải vì quá căng thẳng hay không mà tôi khẽ nép vào sau lưng mẹ. Đi đường một quãng dài cũng đến ngôi trường tôi sắp học, đó là một ngôi trường nhỏ với cánh cổng màu xanh, cánh cổng hoen rỉ bởi màu của thời gian. Bên trong cánh cổng là từng nhóm người tụ họp, phụ huynh và cả các bạn xa lạ đang nắm tay người thân như không rời. Mẹ tôi dừng xe và dắt tôi vào cổng, cảm giác lo lắng lại quay trở lại và bước chân của tôi như chậm lại, mẹ hiểu cảm giác đó và trấn tĩnh tôi: “Đây là nơi con sẽ học tập, nơi này có bạn bè và thầy cô giáo yêu quý”. Chưa kịp suy nghĩ chuyện gì khác thì cô giáo xuất hiện và cất lời: “Kính chào các bậc phụ huynh cùng các em học sinh, hôm nay là ngày khai trường đầu tiên, kính chúc phụ huynh sức khỏe và các thầy cô trong trường sẽ chăm lo cho các em giúp các em thành người”. Tiếng vỗ tay vang lên khắp mọi nơi, các em bắt đầu xếp hàng chuẩn bị vào lớp, các thầy cô giáo về khu vực lớp chủ nhiệm. Tôi phải rời vòng tay ấm áp của mẹ, cảm giác sợ hãi, lo lắng nhưng khi cô giáo đến gần và xoa đầu tôi sự xa lạ bỗng nhiên biến mất. Cô giáo bắt đầu phân chia chỗ ngồi cho các bạn, tôi ngồi gần một bạn nam ở giữa lớp. Cô giáo chuẩn bị giảng bài, tôi mở cặp lấy sách vở đặt ngay ngắn trên bàn và háo hức trông đợi những điều mới mẻ của buổi học đầu tiên.
Bài làm
Những kỉ niệm ngày đến trường đầu tiên khi vào học lớp 1 em vẫn nhớ như in. Sáng sớm hôm đó mẹ gọi em dậy để chuẩn bị vệ sinh cá nhân và ăn sáng. Xong xuôi, mẹ cho em được mặc bộ quần áo trắng tinh tươm và khoác chiếc cặp mới mẹ đã mua tặng em nhân ngày khai giảng. Mẹ đã dặn dò em phải lễ phép chào hỏi khi gặp thầy cô. Khi đến trường, em cũng nh bao bạn nhỏ khác đều háo hức đón chờ để nhận lớp với những người bạn mới. Ngày đầu tiên đi học trong sáng mùa thu tháng 9, bầu trời trong xanh và gió mát trong lành đã để lại trong em bao kỉ niệm đẹp về quãng đường học sinh.
# Học tốt #
Những kỉ niệm ngày đến trường đầu tiên khi vào học lớp 1 em vẫn nhớ như in. Sáng sớm hôm đó mẹ gọi em dậy để chuẩn bị vệ sinh cá nhân và ăn sáng. Xong xuôi, mẹ cho em được mặc bộ quần áo trắng tinh tươm và khoác chiếc cặp mới mẹ đã mua tặng em nhân ngày khai giảng. Mẹ đã dặn dò em phải lễ phép chào hỏi khi gặp thầy cô. Khi đến trường, em cũng như bao bạn nhỏ khác đều háo hức đón chờ để nhận lớp với những người bạn mới. Ngày đầu tiên đi học trong sáng mùa thu tháng 9, bầu trời trong xanh và gió mát trong lành đã để lại trong em bao kỉ niệm đẹp về quãng đường học sinh.
Bà ngoại dẫn tôi đi trên con đường làng quen thuộc. Sao mà thân thương đến thế. Ngày khai trường đầu tiên là ngày mà tôi bắt đầu cần những dụng cụ để học tập: bút thước, sách vở... Tôi mặc bộ quần áo đồng phục của nhà trường để đến trường.Ngày khai trường là ngày ý nghĩa nhất trong cuộc đời đi học của tôi. Dù mai này có nhiều ngày khai trường vu hơn nhưng tôi sẽ không quên ngày khai trường đầu tiên này.