K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn văn sau và thực hiện theo yêu cầu:“Than ôi! Người ta thường nói:“Cứng quá thì gãy”. Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời. Sao lại đoán trước là sẽ gãy mà chịu đổi cứng ra mềm?Ngô Tử Văn là một chàng áo vải. Vì cứng cỏi cho nên dám đốt cháy đền tà, chống lại yêu ma, làm một việc hơn cả thần và người. Bởi thế được nổi...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện theo yêu cầu:

“Than ôi! Người ta thường nói:“Cứng quá thì gãy”. Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời. Sao lại đoán trước là sẽ gãy mà chịu đổi cứng ra mềm?

Ngô Tử Văn là một chàng áo vải. Vì cứng cỏi cho nên dám đốt cháy đền tà, chống lại yêu ma, làm một việc hơn cả thần và người. Bởi thế được nổi tiếng và được giữ chức vị ở Minh ti, thật là xứng đáng. Vậy kẻ sĩ, không nên kiêng sợ sự cứng cỏi.”

(Trích Chuyện Chức Phán sự đền Tản Viên, SGK Ngữ văn 10, trang 60, tập II, NXBGD 2006)

Sau khi đọc truyện có bạn học sinh cho rằng: “Trong thực tế, không nên sống “cứng cỏi” theo kiểu Ngô Tử Văn vì như vậy chỉ mang lại sự thiệt thòi cho bản thân.” Anh/ chị có đồng ý với ý kiến đó không? Hãy viết đoạn văn (khoảng 15-20 dòng) trình bày quan điểm của mình.

1
25 tháng 12 2017

- Dẫn đề

- Đồng ý hoặc không đồng ý với ý kiến trên

- Đưa ra được quan điểm của cá nhân thông qua lí lẽ, dẫn chứng

- Rút ra bài học cho bản thân/chốt lại vấn đề

Lưu ý: Quan điểm cá nhân phải tích cực, dựa trên đạo đức văn hóa và lối sống của người Việt Nam.

29 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

Nêu lên cảm nhận của bản thân.

Lời giải chi tiết:

- Câu kết có ý nghĩa như một lời khẳng định, mỗi người trong số chúng ta đều phải ý thức được việc giữ gìn bản sắc dân tộc, đây vừa là nhiệm vụ, vừa là trách nhiệm mà mỗi người con đất Việt nên làm. Đó chính là cách tiếp thu tinh hoa của nhân loại có chọn lọc, là cách thức khi chúng ta hội nhập với thế giới. 

- Vấn đề đặt ra trong văn bản có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân em, đây như một lời nhắc nhở bản thân em nói riêng cũng như giới trẻ nói chung nhìn nhận lại và có những hành động cụ thể đối với việc giữ gìn bản sắc của dân tộc trong thời đại hội nhập quốc tế.

5 tháng 3 2023

– Câu kết có ý nghĩa như một lời khẳng định, mỗi người trong số chúng ta đều phải ý thức được việc giữ gìn bản sắc dân tộc, đây vừa là nhiệm vụ, vừa là trách nhiệm mà mỗi người con đất Việt nên làm. Đó chính là cách tiếp thu tinh hoa của nhân loại có chọn lọc, là cách thức khi chúng ta hội nhập với thế giới.

 

– Vấn đề đặt ra trong văn bản có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân em, đây như một lời nhắc nhở bản thân em nói riêng cũng như giới trẻ nói chung nhìn nhận lại và có những hành động cụ thể đối với việc giữ gìn bản sắc của dân tộc trong thời đại hội nhập quốc tế.

 

 
Đọc các đoạn văn và trả lời câu hỏi: Đoạn 1:     Nói cách khác, con người ta vốn là nghệ thuật, vốn giàu lòng đồng cảm. Chỉ vì lớn lên bị cách nghĩ của người đời dồn ép, nên tấm lòng ấy mới bị cản trở hoặc hao mòn. Chỉ có kẻ thông minh mới không bị khuất phục, dù bên ngoài chịu đủ thứ áp bức, thì bên trong vẫn giữ được lòng đồng cảm đáng quý nọ. Những người...
Đọc tiếp

Đọc các đoạn văn và trả lời câu hỏi: 

Đoạn 1:

     Nói cách khác, con người ta vốn là nghệ thuật, vốn giàu lòng đồng cảm. Chỉ vì lớn lên bị cách nghĩ của người đời dồn ép, nên tấm lòng ấy mới bị cản trở hoặc hao mòn. Chỉ có kẻ thông minh mới không bị khuất phục, dù bên ngoài chịu đủ thứ áp bức, thì bên trong vẫn giữ được lòng đồng cảm đáng quý nọ. Những người ấy chính là nghệ sĩ.

(Phong Tử Khải, Sống vốn đơn thuần, Sđd) 

a. Tại sao nó được coi là một đoạn văn?

b. Hãy chỉ ra mạch lạc giữa các câu trong đoạn văn trên.

c. Dấu hiệu nào cho thấy mạch lạc giữa đoạn văn này và các đoạn văn khác trong văn bản Yêu và đồng cảm?

d. Trong đoạn văn, những từ ngữ nào được lặp lại nhiều lần? Cách dùng từ ngữ như vậy có tác dụng gì? 

Đoạn 2:

     Nhà nước ta rất coi trọng hiền tài. Người hiền tài có những năng lực vượt trội so với người bình thường và có thể làm được nhiều việc lớn. Hiền tài trong lịch sử thời nào cũng có.Tên của những hiền tài và sự nghiệp của họ luôn được nhân dân ghi nhớ.

a. Vì sao phép lặp từ đã được sử dụng ở các câu kề nhau mà đoạn văn vẫn rời rạc?

b. Đoạn văn đã mắc lỗi liên kết như thế nào?

Đoạn 3:

     Thay vì cầm một cuốn sách để đọc, nhiều người bây giờ chỉ biết lăm lăm trong tay một chiếc điện thoại thông minh. Mặc dù không thấy được ích lợi của sách trong việc bồi dưỡng tâm hồn, phát huy trí tưởng tượng và rèn luyện cách suy nghĩ nên không ít người hầu như đã vứt bỏ thói quen đọc sách. Nó tuy rất tiện lợi trong việc đáp ứng nhiều nhu cầu của con người trong cuộc sống hiện đại, nhưng lại khó giúp ta tìm được sự yên tĩnh, lắng sâu trong tâm hồn.

a. Dấu hiệu nổi bật giúp nhận ra lỗi về mạch lạc trong đoạn văn là gì?

b. Chỉ ra các dấu hiệu của lỗi liên kết trong đoạn văn.

c. Đề xuất cách sửa để đảm bảo đoạn văn có mạch lạc. 

3
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
14 tháng 11 2023

Đoạn 1:

a. Về hình thức, đoạn văn bắt đầu bằng chữ cái viết hoa, thụt đầu hàng, là sự gắn kết của các câu văn và kết thúc bằng dấu ngắt câu. 

   Về nội dung, đoạn văn đã diễn đạt một ý hoàn chỉnh: quan niệm về người nghệ sĩ.

b.

* Mạch lạc về nội dung giữa các câu trong đoạn văn:

- Câu 1: khẳng định bản chất nghệ thuật của con người

- Câu 2:  chỉ ra những tác động đến bản chất nghệ thuật ấy

- Câu 3: chỉ ra tinh thần không khuất phục những tác động trên

- Câu 4: khẳng định đó là nghệ sĩ

=> Mỗi câu văn đều phải dựa vào câu văn trước đó làm tiền đề để nêu ý nghĩa. 

* Mạch lạc trong phép liên kết:

- Phép lặp: chỉ, đồng cảm

- Phép thế: tấm lòng ấy, những người ấy

- Phép nối: Nói cách khác

c. Dấu hiệu cho thấy mạch lạc giữa đoạn văn này và các đoạn văn khác của văn bản “Yêu và đồng cảm” là có từ nối: “Nói cách khác”. Điều này cho thấy đoạn văn trước đó tác giả đã đề cập đến nội dung về người nghệ sĩ. 

d. Trong đoạn văn, từ ngữ “người”, “đồng cảm”, “chỉ” được lặp lại nhiều lần. Việc lặp như vậy nhằm tạo ra mạch liên kết trong văn bản, giúp các câu trong đoạn văn cùng thống nhất một chủ đề. 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
14 tháng 11 2023

Đoạn 2

a. Phép lặp từ được sử dụng nhưng các câu kề nhau nhưng đoan văn vẫn rời rạc vì phương tiện nối giữa các câu không phù hợp và các câu chưa thống nhất cùng một chủ đề. 

b. Đoạn văn chưa có phương tiện kết nối hợp lí, các câu không nói về cùng một chủ đề. 

Câu 1 nói về việc nước ta rất trọng hiền tài. Câu 2 giải thích về người hiền tài. Vì vậy cần có phép nối phù hợp:  Nhà nước ta rất coi trọng hiền tài. Bởi người hiền tài có những năng lực vượt trội so với người bình thường và có thể làm được nhiều việc lớn.

Câu 3 và câu 4 không cùng chủ đề với câu 1. Câu 3 đề cập đến việc hiền tài đời nào cũng có và câu 4 khẳng định tên tuổi, sự nghiệp của họ được nhân dân ghi nhớ. Để thống nhất, mạch lạc, câu 3 và 4 nên giải thích việc “nhà nước ta rất trọng người hiền tài” như thế nào. 

13 tháng 2 2018

Những chi tiết liên quan đến ngôi đền:

- Ngôi đền vốn trước đây là đền thờ thổ công.

- Sau bị tên Bách hộ họ Thôi là bộ tướng của Mộc Thạnh tử trận gần đấy chiếm lấy, rồi làm yêu làm quái trong dân gian.

30 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ.

- Chú ý những chi tiết viết về hai nhân vật sau lần trượt tuyết đầu tiên để chỉ ra những hành động, lời nói cho thấy nhân vật “tôi” không còn đồng cảm với Na-đi-a nữa.

- Từ đó giải thích vì sao nhân vật “tôi” cũng là người mất mát sau trò đùa của mình.

Lời giải chi tiết:

- Những hành động, cử chỉ, lời nói cho thấy nhân vật “tôi” không còn khả năng đồng cảm với Na-đi-a nữa là:

+ Hành động thờ ơ đứng nhìn Na-đi-a tự leo lên những bậc thang và trượt tuyết một mình trong nỗi sợ hãi.

+ Những cử chỉ xa cách, đứng nhìn nàng từ xa và lời nói thì lãnh đạm, không còn sự nồng nhiệt, đắm say như xưa nữa.

- Nhân vật “tôi” cũng là người mất mát sau trò đùa của mình vì tuy anh bày ra trò đùa nhưng nó lại không mang đến kết quả tốt đẹp gì. Na-đi-a vẫn không biết ai là người nói câu nói ấy và anh vẫn chưa thật sự bày tỏ tấm lòng mình với nàng để rồi phải đi xa trong sự u sầu.

8 tháng 3 2023

- Sau lần trượt tuyết đầu tiên, từ khi nảy sinh ý đùa với Na-đi-a, những hành động, cử chỉ, lời nói của nhân vật “tôi" cho thấy anh không còn khả năng đồng cảm với Na-đi-a nữa là:

+ Lần thứ hai, “tôi” thấy Na-đi-a tái nhợt mặt, toàn thân run run, nhưng anh không vòng tay giữ lấy nàng như lần đầu nữa.

+ Những lần sau, “tôi” không còn quan sát khuôn mặt sợ hãi của Na-đi-a, mà chỉ chú tâm đến tiếng gió và quá trình trượt tuyệt để nắm chắc thời gian nói ra câu đùa.

- Nhân vật “tôi” đã đánh mất khả năng đồng cảm sau những câu nói đùa. Và nhiều năm sau khi nhớ lại, nhân vật “tôi” đã đánh mất một tình yêu trong sáng.

20 tháng 7 2020

Cảm nghĩ của em khi đọc tình huống trên là em cảm thấy rất thương bạn nhỏ.Chắc là do nhà bạn ấy khó khăn quá nên bạn mới theo mẹ đi kiếm chỗ ở thì được 1 người dân thương tình cho ở tạm.Em cũng băn khoăn không biết bố và người thân của bạn đâu mà để cho mẹ với con như vậy.Nhưng dù sao bạn ấy cũng đã có 1 căn nhà để ở qua ngày rồi.Em mong bạn và mẹ của bạn ấy có thể tìm một 1 nhà mói mẻ để xây dựng lại cuộc sống.

20 tháng 7 2020

LÀM :

Trong cuộc sống mỗi người đều có hoàn cảnh khác nhau . Người thì có nhà ở, có gia đình,có đc hạnh phúc và giàu sang nhưng cũng có những người ko có một ngôi nhà để ở hay ko có một gia đình đầm ấm ,ko đc giàu sang như những người khác. Cuộc sống luôn cho ta những thử thách, nghịch cảnh. Ai biết vượt qua sẽ tồn tại; ai biến khó khăn thành cơ hội sẽ là người chiến thắng......ko bt ns j nữa

Làm thế này thôi chứ bt sai ben bét r == 

Ý KIẾN ĐỀ BẠN RA :

ns thật tình huống bn đưa ra nó có vấn đề hay sao ấy >< như cái này :

- " Dạ... Thưa cô.... Em.... Gia đình em không có nhà để sống. Gia đình em là ở đợ cho người ta. Gia đình em cũng chỉ có hai mẹ con em, người chủ thương nên đã cho mẹ con em làm ở đợ và cho sống tại nhà của người ta. "

câu này : làm ở đợ và cho sống thấy nó hơi thừa bạn ạ >< cả câu gạch đen đó nữa ><

mk thừa nhận mk ko làm đc bài bn làm ra ... nhưng cũng muốn góp chút ý kiến vào đề bn ... nếu bn thấy khó chịu hay j j đó thì xl trước :(

*Ryeo*

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

- Câu kết của bài viết: “Giữ gìn bản sắc của dân tộc không chỉ là phương châm hành động, mà còn là bản năng tồn tại của chúng ta.", có ý nghĩa như một lời khẳng định, mỗi người trong số chúng ta đều phải ý thức được việc giữ gìn bản sắc dân tộc, đây vừa là nhiệm vụ, vừa là trách nhiệm mà mỗi người con đất Việt nên làm.

17 tháng 2 2019

Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.

Đọc đoạn văn sau và thực hiện theo yêu cầu:“Than ôi! Người ta thường nói:“Cứng quá thì gãy”. Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời. Sao lại đoán trước là sẽ gãy mà chịu đổi cứng ra mềm?Ngô Tử Văn là một chàng áo vải. Vì cứng cỏi cho nên dám đốt cháy đền tà, chống lại yêu ma, làm một việc hơn cả thần và người. Bởi thế được nổi...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện theo yêu cầu:

“Than ôi! Người ta thường nói:“Cứng quá thì gãy”. Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời. Sao lại đoán trước là sẽ gãy mà chịu đổi cứng ra mềm?

Ngô Tử Văn là một chàng áo vải. Vì cứng cỏi cho nên dám đốt cháy đền tà, chống lại yêu ma, làm một việc hơn cả thần và người. Bởi thế được nổi tiếng và được giữ chức vị ở Minh ti, thật là xứng đáng. Vậy kẻ sĩ, không nên kiêng sợ sự cứng cỏi.”

(Trích Chuyện Chức Phán sự đền Tản Viên, SGK Ngữ văn 10, trang 60, tập II, NXBGD 2006)

Câu văn nào trong văn bản có ý bác bỏ quan niệm “đổi cứng ra mềm” của những kẻ sĩ cơ hội, cầu an? Cách bác bỏ thuyết phục người đọc nhờ dựa trên cơ sở nào?

1
24 tháng 3 2017

- Câu văn trong văn bản có ý bác bỏ quan niệm “đổi cứng ra mềm” của những kẻ sĩ cơ hội, cầu an: Vậy kẻ sĩ, không nên kiêng sợ sự cứng cỏi.

- Cách bác bỏ thuyết phục người đọc dựa trên cơ sở:

   + Lí lẽ: Than ôi! Người ta vẫn nói: “Cứng quá thì gãy”. Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời.

   + Dẫn chứng thực tế: hành động của Ngô Tử Văn được ngợi ca