Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo nha em:
Muốn đánh giá tính cách một con người, nhiều khi chỉ cần nhìn cách ăn mặc, thái độ đi đứng, cách nói năng, giao tiếp… Trong đó, cách ăn mặc gây ấn tượng ban đầu có ý nghĩa không nhỏ đối với việc đánh giá.
Vâng, quả đúng là cách ăn mặc của con người là cực kỳ quan trọng, bởi ngoài khiếu thẩm mỹ thì bộ trang phục cũng ngầm nói lên rằng chủ nhân mang nó có lịch sự, có văn hoá hay không? Theo tôi nghĩ, không chỉ giới trẻ mà hầu như tất cả mọi người, trong đó có cả các em học sinh tiểu học, trung học đều hiểu việc mặc như thế nào là đẹp, là có văn hoá, nhất là trong thời đại ngày nay, sự giáo dục của gia đình và nhà trường trong vấn đề ăn mặc được quan tâm và có điều kiện hơn trước. Vậy mà, không hiểu tại sao vẫn có rất nhiều bạn trẻ ăn mặc một cách tự do, “phóng khoáng” tới mức lố lăng. Sự thái quá trong giới trẻ về cách ăn mặc là sự đua đòi, bắt chước nhau diễn ra ngày càng phổ biến và luôn không có điểm dừng. Ra phố, nhất là vào mùa hè hẳn chúng ta đã quá… quen mắt với hình ảnh các chàng trai, cô gái trẻ trung, đẹp đẽ lại mang trên mình những bộ trang phục ngắn cũn cỡn, te tua, hở hang… đến phát sợ. Có chàng trai mặc quần bò thì xé rách ở nhiều chỗ tới hở cả đùi, đồ lót. Chẳng hiểu họ thấy đẹp và “thời trang” ở điểm nào.
Có anh thì chỉ mặc mỗi cái quần đùi, cởi trần đi xe máy mà người thì còm nhom trông chẳng khác gì bộ xương di động…; nhiều chị, nhiều cô thì váy ngắn, váy xẻ hết cỡ, phía trên chỉ mặc mỗi chiếc áo nịt có chiều rộng chỉ bằng hai bàn tay khiến cho thân thể hở dưới lộ trên trông rất phản cảm. Cách mặc như vậy ở trên phố đã là khó chấp nhận, vậy mà nhiều cô, cậu trẻ còn “diễn” cả vào chùa, nhà thờ, đền, miếu – những nơi luôn cần sự nghiêm trang kín đáo. Thử hỏi, như vậy dù họ có học, có văn hoá kiểu gì đi chăng nữa thì mọi người sẽ nhìn họ với con mắt ác cảm và đánh giá họ là những người… không có văn hoá, thậm chí là vô học, vô văn hoá!
Vẫn biết rằng việc mặc đẹp, chạy theo thời trang là nhu cầu của mỗi người, nhất là trong khi điều kiện kinh tế đã cho phép thì vấn đề mặc đẹp càng cần thiết. Thế nhưng chúng ta, nhất là giới trẻ hãy mặc sao đấy cho kín đáo, tế nhị mà vẫn thời trang, vẫn đẹp. Đừng sai lầm khi nghĩ rằng cứ ngắn, cứ xẻ, cứ hở hang… là đẹp, là mốt và thời trang, bởi nếu vậy chính những bộ trang phục ấy sẽ tự hạ thấp bạn trước con mắt mọi người. Đối với trang phục của phụ nữ, nhất là giới trẻ, thì điều cơ bản là làm sao khi mặc nó toát lên những nét đẹp vốn có và che những chỗ cần thiết trên cơ thể. Lựa chọn trang phục sao cho hợp với thân hình mình, toát lên cả nét văn hóa của người mặc nói riêng và của người Việt Nam nói chung.
Muốn đánh giá tính cách một con người, nhiều khi chỉ cần nhìn cách ăn mặc, thái độ đi đứng, cách nói năng, giao tiếp… Trong đó, cách ăn mặc gây ấn tượng ban đầu có ý nghĩa không nhỏ đối với việc đánh giá.
Vâng, quả đúng là cách ăn mặc của con người là cực kỳ quan trọng, bởi ngoài khiếu thẩm mỹ thì bộ trang phục cũng ngầm nói lên rằng chủ nhân mang nó có lịch sự, có văn hoá hay không? Theo tôi nghĩ, không chỉ giới trẻ mà hầu như tất cả mọi người, trong đó có cả các em học sinh tiểu học, trung học đều hiểu việc mặc như thế nào là đẹp, là có văn hoá, nhất là trong thời đại ngày nay, sự giáo dục của gia đình và nhà trường trong vấn đề ăn mặc được quan tâm và có điều kiện hơn trước. Vậy mà, không hiểu tại sao vẫn có rất nhiều bạn trẻ ăn mặc một cách tự do, “phóng khoáng” tới mức lố lăng. Sự thái quá trong giới trẻ về cách ăn mặc là sự đua đòi, bắt chước nhau diễn ra ngày càng phổ biến và luôn không có điểm dừng. Ra phố, nhất là vào mùa hè hẳn chúng ta đã quá… quen mắt với hình ảnh các chàng trai, cô gái trẻ trung, đẹp đẽ lại mang trên mình những bộ trang phục ngắn cũn cỡn, te tua, hở hang… đến phát sợ. Có chàng trai mặc quần bò thì xé rách ở nhiều chỗ tới hở cả đùi, đồ lót. Chẳng hiểu họ thấy đẹp và “thời trang” ở điểm nào.
Có anh thì chỉ mặc mỗi cái quần đùi, cởi trần đi xe máy mà người thì còm nhom trông chẳng khác gì bộ xương di động…; nhiều chị, nhiều cô thì váy ngắn, váy xẻ hết cỡ, phía trên chỉ mặc mỗi chiếc áo nịt có chiều rộng chỉ bằng hai bàn tay khiến cho thân thể hở dưới lộ trên trông rất phản cảm. Cách mặc như vậy ở trên phố đã là khó chấp nhận, vậy mà nhiều cô, cậu trẻ còn “diễn” cả vào chùa, nhà thờ, đền, miếu – những nơi luôn cần sự nghiêm trang kín đáo. Thử hỏi, như vậy dù họ có học, có văn hoá kiểu gì đi chăng nữa thì mọi người sẽ nhìn họ với con mắt ác cảm và đánh giá họ là những người… không có văn hoá, thậm chí là vô học, vô văn hoá!
Vẫn biết rằng việc mặc đẹp, chạy theo thời trang là nhu cầu của mỗi người, nhất là trong khi điều kiện kinh tế đã cho phép thì vấn đề mặc đẹp càng cần thiết. Thế nhưng chúng ta, nhất là giới trẻ hãy mặc sao đấy cho kín đáo, tế nhị mà vẫn thời trang, vẫn đẹp. Đừng sai lầm khi nghĩ rằng cứ ngắn, cứ xẻ, cứ hở hang… là đẹp, là mốt và thời trang, bởi nếu vậy chính những bộ trang phục ấy sẽ tự hạ thấp bạn trước con mắt mọi người. Đối với trang phục của phụ nữ, nhất là giới trẻ, thì điều cơ bản là làm sao khi mặc nó toát lên những nét đẹp vốn có và che những chỗ cần thiết trên cơ thể. Lựa chọn trang phục sao cho hợp với thân hình mình, toát lên cả nét văn hóa của người mặc nói riêng và của người Việt Nam nói chung.
tham khảo
Hôm đó, một ngày chủ nhật, ánh nắng mặt trời trải khắp không gian chiếu lên những giọt sương còn đọng trên lá cỏ làm nó lung linh như những viên pha lê. Một ngày được nghỉ ngơi thư giản sau một tuần học tập và làm việc vất vả của mọi người. “Một ngày rảnh rỗi mà không đi chơi thì thật là lãng phí thời gian” chỉ nghĩ thôi tôi thấy lâng lâng trong người. Tôi vừa đi ra phòng khách vừa hát “Một ngày mới nắng lên, ta đưa tay chào đón…là…la…lá…lá…la..” thì thấy ba mẹ lăng xăng làm chuyện gì đó, tôi tò mò hỏi “Ba mẹ đang làm gì vậy ạ?” “À! Ba mẹ chuẩn bị đi thăm bạn cũ, đã lâu rồi không còn gặp con à” ba tôi đáp. Mẹ nói với thêm vào “Hôm nay con trông nhà và giúp ba mẹ làm việc nhà nhé! Chiều ba mẹ về có quà cho con”. Nghe mẹ nói xong tôi cảm thấy cụt hứng, những dự định được đi chơi tan biến, chưa làm việc gì mà cảm thấy mệt mỏi. Trước giờ tôi có động tay, động chân vào mấy việc này đâu, có thời gian rảnh là đi chơi với đám bạn nên mệt mỏi là phải rồi.
Ba mẹ tôi vừa ra khỏi nhà thì lũ bạn tôi chạy ùa vào “Linh ơi! Đi thôi!”, một đứa trong bọn la lên, tôi ngạc nhiên hỏi “Đi đâu?” “Mày không nhớ hôm nay là ngày gì à?” Ngân hỏi lại, nó nhìn cái mặt ngơ ngác của tôi và nói tiếp “Hôm nay là ngày sinh nhật Minh Thư lớp mình đấy” Tôi chợt nhớ ra và nói “Chút xíu nữa là quên mất, cảm ơn các bạn nha”. Tôi mời các bạn vào nhà và nói “Chờ tao một chút, đi thay quần áo”. Bước vào trong nhìn thấy nhà còn bề bộn, dơ bẩn tôi chợt nhớ lời mẹ dặn lúc nãy tôi nghĩ bụng “Chết rồi nhà cửa như thế này làm sao mà đi được, với lại buổi tiệc cũng sắp bắt đầu rồi”. Tôi đắn đo cân nhắc có nên đi hay không, nếu đi thì tất cả việc nhà mẹ giao mình không làm chắc mẹ buồn lắm và mẹ phải bắt tay vào dọn dẹp thì càng vất vả. Còn nếu tôi không đi sinh nhật thì Minh Thư sẽ giận và không chơi với tôi nữa, sinh nhật nó bốn năm mới tổ chức một lần vì nó sinh vào ngày 29/2. Tôi phải làm sao đây…? Một đứa ham chơi như tôi đây mà bỏ lỡ một cuộc vui như vầy thì thật là đáng tiếc. Suy nghĩ một hồi lâu, tôi quyết định ở nhà dọn dẹp nhà cửa. Chạy ra cửa nói với đám bạn là tôi không đi được và gởi lời xin lỗi đến Minh Thư. Có thể nó giận và không chơi với tôi thì cũng một thời gian ngắn thôi, thế nào rồi cũng quay lại, tính Thư trước giờ là như vậy.
Cuộc đời mỗi con người ai cũng từng có lúc mắc sai lầm đúng không , tôi cũng vậy . Tôi ngã , vì không học bài ? Không ! Tôi ngã vì đã khinh thường đối thủ của mình...
Đó là năm tôi học lớp bảy , tôi được chọn đi thi học sinh giỏi Văn trong đó có nhỏ A mà tôi ghét . Tôi không ưa cậu ấy lắm . Tôi cho rằng cậu ấy học kém hơn tôi nên tôi đã ung dung ngồi làm bài cho có , câu nào thích thì làm không thích thì để đó lúc gần hết giờ mới làm . Còn đối thủ của tôi thì lại không như vậy , cậu ấy cẩn thận từng tí một , không hề để ý đến tôi đang ngồi cười khinh cậu ấy . Lúc đó tôi cho rằng : " Mình là đứa giỏi Văn nhất lớp , mình hơn nó nhiều , mình giỏi hơn nó về mọi mặt , mình không bao giờ xếp hạng thấp hơn nó nên chả cần phải lo , mình có khi còn hơn nó mấy bậc ấy chưa " . Nhưng đến ngày có kết quả , tôi sững người . Tôi xếp thứ ba còn cậu ấy đứng đầu đội thi học sinh giỏi . Tôi lúc đó không can tâm , tôi không thể đứng sau cậu ấy được . Đáng lẽ tôi cần phải cố gắng hơn nhưng ngày hôm đó cứ như một gáo nước lạnh đổ lên đầu tôi . Tôi bắt đầu thờ ơ với môn Văn vì tôi cho rằng tôi giỏi thế được rồi , tôi sẽ không cần quan tâm đến môn Văn nữa . Và chuyện gì đến cũng sẽ đến , tôi từ đứa giỏi Văn nhất lớp bắt đầu thụt lùi , trở thành đứa học Văn điểm dưới trung bình . Tôi đã khóc , tôi đã khóc rất nhiều , nước mắt ngập hai hàng mi tôi , những giọt lệ tuôn không ngừng . Thử nghĩ xem , một đứa từ điểm Văn luôn luôn trên 8,5 bây giờ chỉ còn có được dưới 6,5 có phải là một cú sốc rất lớn đối với tôi . Tôi chán nản , tôi đã xem rất nhiều video mang tính tiêu cực như " áp lực học hành ..." và rồi chả quan tâm đến việc học nữa . Đối thủ của tôi càng ngày càng tiến lên phía trước , còn tôi ? tôi vẫn ở mức đó , thậm chí là đã thụt lại phía sau . Tôi cứ nghĩ mình sẽ thế này mãi mãi . Nhưng , không ! Đối thủ của tôi không những giúp tôi thoát khỏi sự đau khổ đó , cậu ấy còn chả để tâm đến việc cũ mà còn giúp tôi vươn lên vị trí cũ...
Bây giờ chúng tôi là bạn thân , chúng tôi đã hứa với nhau là tôi sẽ không như lúc trước nữa , sẽ luôn cố gắng hết mình , vì bản thân , vì tương lai và cả vì ba mẹ nữa....
Mik đã in đậm mấy câu miêu tả , biểu cảm nên cậu tự phân loại nhé , chúc cậu học tốt môn Văn , tick đúng cho mik nhé!
“Người lái đò sông Đà” là thiên tùy bút rút trong tập “Sông Đà” (1960) của Nguyễn Tuân. Đây là thành quả nghệ thuật đẹp đẽ mà Nguyễn Tuân đã thu hoạch được trong chuyến đi thực tế đến Tây Bắc năm 1958. trong chuyến đi này, tác giả đã có cơ hội sống với những khoảnh khắc thân thuộc nhất, hào hứng nhất của người nghệ sỹ trong ông. Ông cảm nhận được “thứ vàng mười đã qua thử lửa” của những người lao động bình dị trên miền sông nước hùng vĩ và thơ mộng. Thật đúng khi cho rằng “thiên tùy bút là bài ca về vẻ đẹp của người lao động trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội”, mà điển hình, dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, là hình tượng người lái đó vừa là người anh hùng, vừa là người nghệ sỹ tài ba trong nghề của mình.
Trong các tác phẩm của mình dù viết trước hay sau cách mạng tháng Tám thì các nhân vật chính luôn được ông xây dựng thành những con người đặc biệt, tài hoa nghệ sỹ. Hình ảnh ông lái đò cũng không phải là một ngoại lệ. Khi đọc tác phẩm, ta sẽ ấn tượng ngay đầu tiên với ngoại hình của ông “Tay ông lêu nghêu như cái sào, chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh lại như kẹp lấy một cái cuống lái tưởng tượng. Giọng ông ào ào như tiếng nước trước mặt ghềnh sông, nhớn giới ông vồi vọi như lúc nào cũng mong một cái bến xa nào đó trong sương mù…” Sức vóc ông khỏe mạnh chẳng khác gì thanh niên trai tráng mười tám đôi mươi “Gần bảy mươi tuổi, cái đầu quắc thước của ông đặt trên một thân hình cao to và gon guánh như chất sừng, chất mun…ông giơ tay lên, đôi cánh tay trẻ tráng quá bịt cái đầu bạc hói đi. Không ai không lầm tưởng mình đang đứng trước một chàng trai đang ngồi ngoài bến chính bờ sông” Những dòng này được nhà văn viết ra không chỉ để giới thiệu ngoại hình của một con người mà còn để ca ngợi sự gắn bó, yêu quý nghề ở chính con người đó. Chỉ có yêu quý nghề, gắn bó sâu đậm với nghề, nhiều năm một nắng hai sương dong duổi chở khách trên con sông Đà hùng vĩ thì ngoại hình mới mang đậm dấu ấn nghề nghiệp như vậy. Đây chính là phong cách viết độc đáo của Nguyễn Tuân, ông luôn nén câu văn của mình nhiều điều muốn nói, “Hàm lượng thông tin” ở đó không bao giờ chỉ ở một tầng hiển ngôn, chỉ khi chuyên chú đọc ta mới khám phá ra được nhiều tầng ẩn ngôn hàm chứa trong từng câu văn của tác giả.
Nhưng chỉ những nét miêu tả ngoại hình thôi thì chưa đủ. Trong ông lái đò còn ẩn chứa rất nhiều điều tuyệt vời đặc biệt của một người từng trải thạo nghề. Ông là một linh hồn muôn thuở của sông nước này. “Trên sông Đà, ông xuôi, ông ngược hơn một trăm lần rồi, chính tay giữ lái đò sáu mươi lần cho những chuyến thuyền then đuôi én sau chèo”. Sự từng trải ấy còn được thể hiện qua trí nhớ siêu phàm của ông. Trí nhớ ấy được rèn luyện cao độ bằng cách lấy mắt mà nhớ tỷ mỉ 73 con thác, như đóng đanh vào lòng tất cả những luồng nước của con thác hiểm trở. Hơn thế nữa, sông Đà đối với ông lái đò như một bản trường thiên anh hùng ca mà ông thuộc lòng đến cả những cái dấu chấm than chấm câu và cả những đoạn xuống dòng. Khi được tác giả hỏi chuyện, người lái đò đã bày mươi tuổi, làm nghề đó dọc mười năm liền và đã nghỉ làm nghề đôi chục năm nhưng trong ông, bản lĩnh kiên cường dường như không hề suy chuyển. Ông vẫn rất tự tin mà rằng: “Tôi bỏ nghề đã lâu rồi nhưng nay cho lên thác xuống ghềnh tôi dám thi đua với bạn đò ở khắp mấy châu có địa giới loang ra bờ sông Đà, cũng còn cái linh lợi để trở mừng một phái đoàn trung ương vừa lên vừa xuống thăm dò khảo sát toàn bộ sông Đà cho đến biên giới Trung Quốc”
Nhưng trên hết tất cả, hình tượng ông lão lái đò được khắc họa rõ nét nhất qua trận thủy chiến với sông Đà. Vẻ đẹp sức mạnh của ông lái đò được khắc họa trong tương quan với vẻ đẹp của con sông Đà hung bạo, hùng vĩ. Chỉ từng trải thôi thì chưa đủ, đối với con sông Đà, ai chế ngự được nó đòi hỏi phải có lòng dũng cảm, gan dạ, mưu trí, nhanh nhẹn và cả sự quyết đoán nữa. Nguyễn Tuân đã đưa nhân vật của mình vào ngay hoàn cảnh khốc liệt mà ở đó, tất cả những phẩm chất ấy được bộc lộ, nếu không phải trả giá bằng chính mạng sống của mình. Đây chính là dụng ý của tác giả khi viết về hình tượng ông lái đò, phẩm chất dũng cảm, gan dạ, kiên cường chỉ được bộc lộ rõ nhất khi nhận vật đối mặt với khó khăn, nguy hiểm. Giả sử đặt ông lái đò trong khung cảnh thi vị, trữ tình của sông Đà thì hình tượng lại phát triển theo một hướng khác, trở thành một nghệ sỹ đa tình lẫn vào thế giới nhân vật của Nguyễn Tuân trước Cách mạng. Còn ở đây, ông lái đò trở thành người anh hùng nghệ sỹ trong thiên sử thi leo ghềnh vượt thác. Đó chính là cuộc vượt thác đầy nguy hiểm chết người, diễn ra nhiều hồi, nhiều đợt như một trận đánh mà đối phương đã hiện ra ngay diện mạo và tâm địa độc ác của kẻ thù số một, lực lượng đá hậu, đá tương, đá tiền về với nhiều thủ đoạn nham hiểm tạo thành một lực lượng hùng hậu, đông đảo, dữ dằn và nham hiểm. Sông Đà đã giao việc cho mỗi hòn chúng giăng sẵn trận đồ bát quái với ba trùng vi. Trùng vi một có 4 cửa tử và 1 cửa sinh. Sóng trận địa phóng thẳng, mặt nước hò la vang dậy mà vào bẻ gãy cán chèo vũ khí của ông lái đò nhưng ông vẫn hai tay giữ chắc mái chèo khỏi bị hất lên. Vì thế sóng nước lại càng dọa dẫm, sấn sổ, hiếu chiến như thể quân liều mạng. Nước bám lấy thuyền như đồ vật túm lấy thắt lưng ông lái đò lật ngửa mình giữa trận nước. Khi sông Đà tung ra miếng đòn hiểm độc nhất nốc ao đối phương, ông lái đò cũng chẳng run tay, cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái, mặt móc bệch.Ông chỉ huy hết sức ngắn gọn và tỉnh táo, đầy mưu trí như một vị chỉ huy, lái con thuyền vượt qua trùng vi một hiểm trở. Phá xong trùng vi thạch trận thứ nhất ông lái đò phá luôn vòng vây thứ hai. Trùng vi hai tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, cửa sinh lại được bố trí lệch qua bờ hữu ngạn thật nham hiểm và xảo quyệt, thiên nhiên hùng mạnh như thú dữ. Bốn, năm bọn thủy quân cửa ải nước bên bờ trái liền xô ra định nhử thuyền vào tập đoàn cửa tử. Nhưng ông lái đò đã nắm chắc được binh pháp của thần sông, thần đá, không một chút nghỉ tay nghỉ mắt, ông lái đò nắm chặt lấy cái bờm sóng đúng luồng, ghì cương lái bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh lái miết một đường chéo về phía cửa đá. Thật điêu luyện. Đến vòng thứ ba, ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả, luồng sông nằm ở ngay giữa bọn đá hậu vệ. Một ông lái đò và sáu tay trèo, tưởng chừng như con người hết sức nhỏ bé, ít ỏi, cạn kiệt sức lực giữa một thiên nhiên hung dữ. Nhưng không, như một vị tướng lão luyện dày dặn kinh nghiệm, trận mạc, ông lão phóng thẳng thuyền trọc thủng cửa giữa. Thuyền vụt qua cổng đá, cánh mở cánh khép. Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh cho qua hơi nước, vừa xuyên, vừa tự động lái được. Thế là kết thúc. Tác giả đã rất dày công khi miêu tả trận thủy chiến với con sông Đà củ ông lão lái đò. Một loại những hành động nhanh mạnh: Phóng nhanh, phóng thẳng, lái miết một đường, chọc thủng, xuyên nhanh,…Kết hợp với nhịp văn gấp gáp, hơi văn căng thẳng, câu văn dồn dập gợi nên một cuộc giao tranh giáp lá cà một sống, một chết. Hơn nữa thư pháp nghệ thuật tương phản được sử dụng triệt để và rất độc đáo trong tác phẩm đã xây dựng lên hai phe đối lập: một bên là thiên nhiên hung tàn, bạo liệt với một bên là con người nhỏ bé nhưng đầy bản lĩnh, sự quả cảm và khả năng chinh phục thiên nhiên kỳ diệu. Ông lái đò trong tay chỉ có một mái chèo “Như cái que giữa bạt ngàn sóng thác” như một vị tướng bách chiến bách thắng, phá thành vượt ải.
Với ngòi bút tài hoa và sự uyên bác, am hiểu về mọi lĩnh vực như thể thao, võ thuật, quân sự… của mình, Nguyễn Tuân đã biến câu chuyện bình thường thành bản trường ca hào hùng, biến ông lái đò bình thường thành một anh hùng, một nghệ sỹ lái đò trong nghệ thuật leo ghềnh vượt thác. Ông vừa là dũng sĩ, vừa là nghệ sỹ – tay lái ra hoa, ông tiêu biểu cho hình ảnh con người lao động trong công cuộc xây dựng xã hôi chủ nghĩa. Không chỉ là cô Đào trong truyện ngắn “Mùa lạc” của Nguyễn Khải, tình nguyện lên Điện Biên xây dựng nông thôn mới, không chỉ là tầng lớp thanh niên “Tuổi hai mươi khi hướng đời đã thấy/ Là xa xôi biết mấy cũng lên đường”, mà cùng với họ, ông lái đò sông Đà đã góp phần làm nổi bật, tôn lên vẻ đẹp, phẩm chất của người lao động trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội những năm 55 – 60.
Quả thật, vẻ đẹo “Chất vàng mười đã qua thử lửa” trong tâm hồn của con người Tây Bắc đã được NguyễnTuân dày công khám phá trên dòng Đà giang khuất nẻo. Nếu như thiên sông Đà trong tác phẩm của Nguyễn Tuân là “Kẻ thù số một của con người”, thì cũng chính thiên nhiên qua ngòi bút của nhà văn là nơi đã tôn vinh giá trị con người lao động. Quả thật sâu sắc khi nói “Thiên tùy bút là bài ca về vẻ đẹp của con người lao động trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Tác phẩm sẽ mãi là bản trường ca hào hùng đi cùng năm tháng.
Trong ngôi nhà nhỏ bé và xinh xinh của gia đình em. Em yêu tất cả mọi thành viên trong gia đình. Nhưng người mà em yêu quý nhất đó chính là mẹ, mẹ là người gắn bó với em, yêu thương em nhất và là người sống mãi trong lòng em.
Từ khi mới sinh ra em đã được mẹ chăm sóc và nuông chiều như một bông hoa nhỏ. Mỗi lần em bị điểm kém mẹ không la rầy mà chỉ nhẹ nhàng khuyên bảo. Khi em được điểm cao, mẹ nhẹ nhàng vuốt tóc và khen: “Con gái của mẹ giỏi lắm, mẹ rất tự hào về con”. Đôi mắt mẹ ánh lên niềm vui và niềm hạnh phúc.
Mẹ là một người phụ nữ đảm đang và hết lòng vì gia đình, mẹ không quản ngại chuyện thức khuya dậy sớm để lo cho con cái. Em vẫn nhớ như in tuổi thơ của mình với mẹ, những ngày đầu chập chững tập đi mỗi lần em ngã mẹ lại ôm em vào lòng. Như một chú chim non tập bay, mẹ khích lệ em: “Con giỏi lắm”. Rồi những trưa hè nắng nôi bên chiếc võng đung đưa mẹ ru em ngủ, câu hát ngày nào sao mà trầm ấm và ngọt ngào như thế. Mẹ tranh thủ những buổi chiều giúp em luyện chữ và dạy em học, mẹ thường ra những câu đố để hai mẹ con cùng giải. Để em dễ thuộc bài mẹ đọc thơ: “O tròn như quả trứng gà, Ô thì đội nón, Ơ thì mang râu” cách học của mẹ đã giúp em dễ thuộc bài. Khi em lớn lên và bước vào lớp một mẹ vẫn luôn sát cánh bên em, dù ngày mưa hay ngày nắng mẹ vẫn đưa em đến trường.
Mặc dù được cưng chiều nhưng mẹ vẫn rèn cho em nếp sống tự giác, gọn gàng, ngăn nắp. Mẹ bảo con gái phải biết giữ ý giữ tứ, phải biết trông trước trông sau, mẹ còn dạy em phải biết yeu thương người khác, biết giúp đỡ nhưng người có hoàn cảnh khó khăn. Lời mẹ dạy em luôn ghi nhớ và không bao giờ quên.
Mẹ dạy em rất nhiều việc: rửa được chén, quét được nhà, nấu được cơm. Nếu ai đã được thưởng thức những món ăn mẹ nấu thì phải thốt lên rằng: “Thật tuyệt vời!”. Nhưng những món ăn đó không chỉ ngon đơn thuần mà nó còn chứa đựng những tình cảm mà mẹ đã dành cho em và cho gia đình.
Em đã từng thắc mắc tại sao mẹ lại giỏi như vậy. Một đêm em đã hỏi bố điều đó, bố nói rằng mẹ đã từng là một học sinh giỏi của trường. Nhưng vì công việc của bố tiến triển nên mọi việc do bố đảm nhiệm còn mẹ thì ở nhà để lo cho gia đình. Em xúc động khi nghe thấy điều đó, mẹ đã từ bỏ ước mơ của mình để lo cho gia đình êm ấm. Em thấy thương mẹ quá.
Em nhớ nhất là kỉ niệm mẹ chăm sóc em những ngày đau ốm. Một buổi chiều em đi học về, mưa ào ào đổ xuống làm người em ướt hết tối hôm đó cơn sốt ập đến, người em thì nóng bừng bừng còn chân tay thì lạnh run. Em nói với mẹ: “Mẹ ơi con lạnh lắm”. Mẹ sờ trán em và bảo: “Không sao đâu con bị sốt đấy”. Rồi mẹ lấy nước mát đắp vào chiếc khăn bông và đắp lên trán em. Mẹ ghé ly nước vào miệng và cho em uống thuốc: “Ngày mai con sẽ khỏi ngay ấy mà”. Ngày hôm sau, em thấy mẹ vẫn ngồi cạnh và nắm chặt lấy tay em, em thấy thương mẹ quá.
Em rất yêu quý mẹ, em xin hứa sẽ học thật tốt để làm mẹ vui và không phụ lòng của mẹ. Mẹ kính yêu ơi! Con rất cảm ơn mẹ vì đã sinh ra con và nuôi nấng con thành người. Con sẽ nhớ hình ảnh và nụ cười dịu dạng của mẹ. Mẹ là người sống mãi trong lòng con.
tui sao chép đấy
Tham khảo.
Thời gian vừa qua, miền Trung nước ta đã phải hứng chịu một trận lũ lịch sử, khiến cho người dân khốn đốn. Gây nhiều thiệt hại nặng nề. Đúng lúc này, truyền thống tương thân tương ái của dân tộc ta lại được phát huy mạnh mẽ. Và em cũng đã góp một phần sức nhỏ của mình vào đó.
Suốt mấy ngày nay, trên các kênh tivi, báo đài là những hình ảnh, những lời kêu cứu của người dân miền Trung tội nghiệp. Đối mặt với sự nổi giận của mẹ thiên nhiên, con người trở nên quá nhỏ bé. Nhưng sự kiên cường đã giúp họ chịu đựng, vượt qua trận lũ. Tuy nhiên, sau khi cơn lũ đi qua, thì điều gì còn ở lại? Đó là những trang sách vở, dụng cụ học tập nhuốm đầy bùn đất, những bộ trang phục rách, bẩn hết cả, những gia cụ, ngôi nhà, xe cộ hư hỏng nặng… Những người dân như rơi vào tay trắng, biết bao học sinh nghẹn ngào khi chẳng có sách vở, áo quần sạch sẽ để đến trường. Trước tình hình đó, người người nhà nhà chung tay góp sức ủng hộ miền Trung. Người có sức góp sức, người có của góp của. Nhìn thấy những hành động ấy, trong em bừng lên một cảm giác lạ lùng.
Tối hôm đó, em trở về nhà xin phép mẹ lấy những bộ trang phục không mặc nữa nhưng còn mới để tặng các bạn. Được mẹ đồng ý, em vui lắm, vội lấy áo quần ra giặt lại sạch sẽ, gấp gọn gàng để chuẩn bị gửi vào miền Trung. Xong xuôi, em vào tủ sách, lấy ra những cuốn sách của các năm học trước đóng vào hộp để gửi cùng. Suốt tối hôm đó, em mong sao cho ngày mai đến thật nhanh để được đem quà đến cho các bạn ở miền Trung. Nằm mãi không ngủ được, thế là em lại nghĩ vẩn vơ. Em nhớ đến hình ảnh những bản nhỏ tội nghiệp không có đồ ăn trong nhiều ngày, áo quần, sách vở trôi hết theo dòng nước lũ. Thế là em liền bật dậy, tìm chú heo mà mình đã nuôi suốt hai năm nay. Số tiền đó, được em dành dụm để mua đàn guitar. Tuy rất tiếc, nhưng nghĩ đến nó sẽ có thể giúp cho các bạn học sinh ở vùng lũ thì em lại quyết tâm hơn. Đập vỡ heo, em ngồi vuốt phẳng từng tờ tiền lại, cất gọn gàng vào phong bì. Làm xong tất cả, em trở về giường trong niềm hạnh phúc.
Em biết, hành động của mình không quá lớn lao. Nhưng em vẫn vô cùng hạnh phúc và vui sướng khi góp chút sức mình giúp đỡ đồng bào trong khó khăn. Em sẽ cố gắng học tập hơn nữa, để tương lai, có thể giúp đỡ nhiều người hơn bằng chính sức của mình.
Hôm đó, một ngày chủ nhật, ánh nắng mặt trời trải khắp không gian chiếu lên những giọt sương còn đọng trên lá cỏ làm nó lung linh như những viên pha lê. Một ngày được nghỉ ngơi thư giản sau một tuần học tập và làm việc vất vả của mọi người. “Một ngày rảnh rỗi mà không đi chơi thì thật là lãng phí thời gian” chỉ nghĩ thôi tôi thấy lâng lâng trong người. Tôi vừa đi ra phòng khách vừa hát “Một ngày mới nắng lên, ta đưa tay chào đón…là…la…lá…lá…la..” thì thấy ba mẹ lăng xăng làm chuyện gì đó, tôi tò mò hỏi “Ba mẹ đang làm gì vậy ạ?” “À! Ba mẹ chuẩn bị đi thăm bạn cũ, đã lâu rồi không còn gặp con à” ba tôi đáp. Mẹ nói với thêm vào “Hôm nay con trông nhà và giúp ba mẹ làm việc nhà nhé! Chiều ba mẹ về có quà cho con”. Nghe mẹ nói xong tôi cảm thấy cụt hứng, những dự định được đi chơi tan biến, chưa làm việc gì mà cảm thấy mệt mỏi. Trước giờ tôi có động tay, động chân vào mấy việc này đâu, có thời gian rảnh là đi chơi với đám bạn nên mệt mỏi là phải rồi.
Ba mẹ tôi vừa ra khỏi nhà thì lũ bạn tôi chạy ùa vào “Linh ơi! Đi thôi!”, một đứa trong bọn la lên, tôi ngạc nhiên hỏi “Đi đâu?” “Mày không nhớ hôm nay là ngày gì à?” Ngân hỏi lại, nó nhìn cái mặt ngơ ngác của tôi và nói tiếp “Hôm nay là ngày sinh nhật Minh Thư lớp mình đấy” Tôi chợt nhớ ra và nói “Chút xíu nữa là quên mất, cảm ơn các bạn nha”. Tôi mời các bạn vào nhà và nói “Chờ tao một chút, đi thay quần áo”. Bước vào trong nhìn thấy nhà còn bề bộn, dơ bẩn tôi chợt nhớ lời mẹ dặn lúc nãy tôi nghĩ bụng “Chết rồi nhà cửa như thế này làm sao mà đi được, với lại buổi tiệc cũng sắp bắt đầu rồi”. Tôi đắn đo cân nhắc có nên đi hay không, nếu đi thì tất cả việc nhà mẹ giao mình không làm chắc mẹ buồn lắm và mẹ phải bắt tay vào dọn dẹp thì càng vất vả. Còn nếu tôi không đi sinh nhật thì Minh Thư sẽ giận và không chơi với tôi nữa, sinh nhật nó bốn năm mới tổ chức một lần vì nó sinh vào ngày 29/2. Tôi phải làm sao đây…? Một đứa ham chơi như tôi đây mà bỏ lỡ một cuộc vui như vầy thì thật là đáng tiếc. Suy nghĩ một hồi lâu, tôi quyết định ở nhà dọn dẹp nhà cửa. Chạy ra cửa nói với đám bạn là tôi không đi được và gởi lời xin lỗi đến Minh Thư. Có thể nó giận và không chơi với tôi thì cũng một thời gian ngắn thôi, thế nào rồi cũng quay lại, tính Thư trước giờ là như vậy.
học giỏi nha bạn :333
giúp mik vs mọi người