Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo: Trong vấn đề giáo dục nói chung và việc học nói riêng thì tự học có một vai trò hết sức quan trọng. Tự học giúp người học hiểu sâu, mở rộng, củng cố và ghi nhớ bài học một cách vững chắc nhờ vào khả năng tự phân tích, tổng hợp tài liệu, từ đó có khả năng vận dụng các tri thức đã học vào việc giải quyết những nhiệm vụ học tập mới. Đồng thời, tự học giúp người học hình thành được tính tích cực, độc lập tự giác trong học tập cũng như nề nếp làm việc khoa học.Từ đó quyết định sự phát triển các phẩm chất nhân cách và quyết định chất lượng học tập của học sinh. |
Tham Khảo:
Lê nin đã từng nói "Học, học nữa, học mãi". Vậy học là gì? Học là một quá trình tích lũy tri thức vô cùng gian khó và vất vả. Hơn thế nữa trong quá trình ấy người tiếp thu kiến thức phải có một tinh thần học tập đúng đắn, sáng tạo, hiệu quả. Tiêu biểu chính là tự học. Thực tế cuộc sống cho chúng ta thấy có rất nhiều người có tinh thần tự học. Như nhà bác học Ê đi sơn, để phát minh ra đèn điện, ông đã nỗ lực, chăm chỉ tích lũy kiến thức của nhân loại. Hơn hết, ông còn mày mò, tìm hiểu thêm những điều thú vị ngoài sách vở chứ không phải lúc nào cũng cặm cụi vào những trang sách. Thật vậy, tự học đóng vai trò rất quan trọng trên con đường học tập của mỗi người. Nó sẽ giúp bạn có động lực và đưa bạn đến nhiều chân trời mới hơn. Ấy thế mà vẫn còn những bạn lười học, ỷ lại vào cha mẹ. Đáng xấu hổ! Chính vì vậy, mỗi người phải tự giác học tập. Cạnh đó hãy áp dụng những điều mình đã học vào thực tế cuộc sống, biến lý thuyết thành những bài học của riêng bản thân mình.
học là để năm bắt tri thức nhưng nếu chúng ta cứ chỉ mãi chăm chú học lý thuyết mà ko làm bài tập hoặc thực hành thì việc học sẽ trở nên vô nghĩa.Làm bài tập cũng chính là chúng ta đang thực hành lý thuyết.Nó làm cho những kiến thức,lý thuyết mà ta nhận được khác ghi sâu hơn vào trong trí nhớ.Làm bài tập còn rén luyện cho chúng ta khả năng tư duy nhanh,đặc biệt nhất là kĩ năng phân tích,tổng hợp,so sánh,chứng minh, tính toán.Vì vậy nhất quyết học phải kết hợp với làm bài tập thì sự học mới đầy đủ và vững chắc.Nếu chúng ta ko làm bài tập và thực hành lý thuyết thì thứ nhất là chóng quên những phần lý thuyết dã học,thứ hai là khi gặp những khó khăn ngoài thực tế nhưng ta lại hoang mang ko biết nên làm j mặc dù mình đã học cách ứng xử với nó.Như vậy thì chũng ta đã lãng phí không biết bao nhiêu thời gian,ko biết bao nhiêu công sức đã bỏ ra để học lý thuyết mà lại ko thể úng dụng nó vào thực tế.Nếu tệ hơn thì thậm chí khả năng tư duy của chúng ta còn giảm đi đáng kể.VÌ VẬY,LÚC NÀO HỌC CŨNG PHẢI ĐI ĐÔI VỚI HÀNH
(MK CHỈ LÀM ĐC 1 Ý THÔI VÌ KO CÓ THỜI GIAN,MONG BẠN VỪA Ý VỚI ĐOẠN VĂN NÀY)
Tham khảo nha em:
Đề 1:
Học phải kết hợp làm bài tập thì mới hiểu bài. Ngày nay xã hội phát triển ko ngừng. Con người lun phải cập nhật những kiến thức mới nhất. Và cách tiếp thu kiến thức tốt nhất là học. Nhưng học thế nào là đúng và hiệu quả? mỗi người đều có 1 cách học riêng. bên cạnh việc học thì chúng ta còn phải kết hợp vs làm bài tập. vậy tại sao phải kết hợp cả 2? khi học thì ta đã tiếp thu thêm 1 phần kiến thức. học càng nhiều thì lượng kiến thức càng lớn. làm sao có thể ghi nhớ hết tất cả kiến thức đó? học mà cho có câu có chữ thì chỉ là học suông, ko có thực chất. giả sử những môn như toán, lý, hóa,... , nếu như chỉ học lí thuyết mà ko làm bài tập thì liệu ta có thể hình dung được cách làm bài hay ứng dụng những j đã học vào đời sống thực tế hay ko? nếu ko làm bài tập thì sau 1 thời gian bạn sẽ quên đi những kiến thức đã học vì bạn ko rèn luyện nó và ko hoàn thiện nó. chúng ta cũng có thể đặt vấn đề ngược lại. nếu như chỉ chú trọng việc làm bài tập thì liệu bạn có thể làm tốt chúng khi ko học lí thuyết? ko học lí thuyết thì làm sao có kiến thức để mà làm bài tập. thực tế đã cho ta thấy điều đó! có 1 số bạn hs ko rèn luyện những kiến thức thu thập được bẳng cách làm bài tập. sau một thời gian thì những kiến thức đó dần dần mất đi. còn những bạn hs rèn luyện và ôn lại kiến thức đó thì sẽ làm bài tốt hơn, nhuẩn nhuyễn hơn. qua đó ta càng thấy việc học và làm bài tập có mối quan hệ chặt chẽ vs nhau. vì vậy học kết hợp vs làm bài tập là phương pháp học tập đúng đắn.
Đề 2:
Nói tục chửi thề là vấn đề gây lo lắng cho cả trong và ngoài xã hội .Nói tục chửi thề là hiện tượng khi nói người ta thường hay đệm vào những câu tục tĩu, những từ “cấm” có ý nghĩa như một câu chửi tới người nghe. Khi tán gẫu, người ra thường hay mang những câu chuyện tục để gây tiếng cười cũng là một biểu hiện của nói tục chửi thề. Trong giới học sinh, còn có hiện tượng khắc những dòng chữ mang hàm ý xấu, tục lên bàn hoặc lên tường trong lớp học.Hậu quả chính của hiện tượng cần loại bỏ này là mỗi người sẽ tự hạ thấp bản thân mình, bởi vì nghe những lời nói tục chửi thề ta sẽ luôn nghĩ đầu tiền rằng người đó là một người vô học, thiếu văn hóa. Nói tục chửi thề nhiều sẽ thành thói quen, khi nói là phải có vài câu nói tục, làm cho người nghe cảm thấy khó chịu khi cứ phải nghe những câu chửi như nhằm vào cha, vào mẹ của mình, và điều đó làm mất đi sự văn minh, lịch sự trong giao tiếp cộng đồng.Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự thiếu ý thức của bản thân, sự bắt chước vô thức khi cứ nghĩ như vậy mới là người lớn.Thêm vào đó là do tác động rất lớn từ môi trường, ngoại cảnh, nhiều người nói tục chửi thề thì lâu ngày những người khác sẽ quen dần và cũng trở nên nói tục chửi thề. Nguyên nhân cuối cùng là gia đình, nhà trường vẫn chưa giáo dục đúng đắn về hiện tượng này, hay bản thân người trong gia đình cũng nói tục chửi thề dẫn đến con cái của mình vì đó mà thành thói quen.Để có thể khắc phục được tình trạng này, bản thân mỗi người phải tự ý thức và kiểm điểm bản thân khi nói tục chửi thề.Nhà trường, gia đình, cộng đồng cần phải giáo dục và tuyên truyền mọi người không nói tục chửi thề.Để cuộc sống văn minh lịch sự, hãy loại bỏ hiện tượng nói tục, chửi bậy.
Đề 3:
Có thể nói rằng mỗi cuốn sách tốt là một người thầy bởi có lẽ ta không chỉ học từ sách những kiến thức mà còn khơi dậy trong ta khả năng thấu cảm,đặc biệt là sách văn học.Khả năng thấu cảm ở đây có nghĩa là khả năng đồng cảm với người khác,hiểu thấu đáo,trọn vẹn một ai đó.Đó là những khả năng thiên về cảm xúc mà nhắc đến cảm xúc thì có lẽ văn học là bậc thầy trong việc truyền đạt.Nhưng có lẽ trong xã hội hiện nay,con người ít tìm đến sách văn học để rèn luyện được khả năng này do mạng xã hội quá phát triển,con người có nhiều mối bận tâm hơn và đồng thời do thị trường sách tràn lan khiến người đọc khó chọn được cho mình loại sách ưng ý. Để hình thành thói quen đọc sách văn học,trước hết con người cần nhận thức được vai trò của sách văn học.Nó bồi dưỡng cho ta tình cảm,"dẫn ta đến xứ sở của cái đẹp",đặc biệt là vẻ đẹp của con người.Sau đó,mỗi người cần phải tự xây dựng cho mình một thói quen đọc sách,bắt đầu từng bước một,vừa đọc vừa nghiền ngẫm ,tránh lối đọc theo kiểu " mì ăn liền".không những thế,mỗi người cần phải biết mình có hứng thú với thể loại văn học nào để mỗi giây,mỗi phút đọc sách là niềm vui,sự thích thú chứ không phải gò ép bản thân.Có nhiều thể loại văn học,trong đó phải kể đến thơ,bút kí,truyện cổ tích.truyện ngắn,tự truyện,...Bên cạnh đó ,Các cơ quan tổ chức như trường học, cơ sở làm việc cần tổ chức các buổi chia sẻ về sách để mọi người có cơ hội bày tỏ quan điểm của mình về những cuốn sách mình đã đọc. Điều đó sẽ thúc đẩy mọi người liên tục tìm kiếm sách hay để đọc…Đọc sách không phải có tác dụng ngay tức khắc mà từ từ,thấm dần,thanh lọc tâm hồn ta.