K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 10 2019

Quê hương tôi ngoài bãi đá bờ đê dòng sông bên lở bên bùi thì còn có cánh đồng lúa là thắng cảnh đẹp. Có thể nó không được thế giới cũng như nhà nước công nhận nhưng nó luôn là cảnh tượng đẹp nhất trong lòng tôi. Còn gì đẹp hơn khi nhìn thấy những cánh đồng lúa rộng thẳng cánh cò bay, một nét đẹp của cội nguồn dân tộc mà mỗi chúng ta nên tìm về để chiêm ngưỡng cũng như gìn giữ nó. Một nét đẹp giản dị mộc mạc mang màu xanh của hòa bình.

Cánh đồng lúa quê tôi mang một màu xanh hòa bình êm dịu bất cứ ai cũng yêu mến khi ngắm nhìn nó. Một hình ảnh quá đỗi quen thuộc của làng quê khiến cho những ai sinh ra ở đây thì sẽ không thể quên được nó. Cánh đồng lúa quê tôi được chia thành những ô nhỏ, những bờ ruộng vuông vắn với bờ cao được những người nông dân đắp cao để ngăn không cho nước chảy ra khỏi ruộng. Những cây lúa cứ thế không lo hết nước sinh trưởng và phát triển tốt.

Khi cây lúa mới được trồng lên ngọn của nó nhỏ nhắn thân mền trước gió, nếu gió to có thể gẫy cây bất cứ lúc nào. Những cây lúa non ấy chỉ khi qua mấy tuần nó sẽ cứng chân lên, xanh tốt và đẹp đẽ. Cái màu xanh non của lúa mới trông thật dễ mến làm sao. Cả đồng lúa mơn man một màu xanh nhẹ nhàng như thế, một màu xanh dịu dàng nhưng không kém phần tinh tế. Có những lúc cơn gió kia vội vàng thổi làm cho đồng lúa như múa reo vì những lá lúa non đua nhau phấp phới như múa như reo hay chính là nó đang vung vẫy nổi dậy để lớn lên?

Khi cây lúa lớn hơn những cây khác mọc lên thành khóm lúa, những khóm lúa có màu xanh đậm hơn, cứng cáp hơn dày dặn hơn. Thân vẫn không thiếu đi độ mềm dẻo khi có những cơn bão trở về từng khóm lúa bám chặt vào đất mặc cho sức gió lúa vẫn phát triển lớn lên. Khi cơn bão qua đi thì cánh đồng lúa không còn thẳng một màu được nữa vì cũng có những cây lúa đã đổ xuống. thế nhưng nó không chết đi mà nó vẫn gượng dậy và phát triển cho ra những hạt thóc vàng mùa bội thu. Cũng có những cây lúa nghiêng ngả đã vững vàng trước sóng gió đứng thẳng được dậy. Thời này là nơi đẹp nhất người ta gọi nó là thời con gái, những hạt thóc đang ấp ủ bên trong những thân lúa, cái món mà lũ trẻ trâu chúng tôi thường hay ăn, mùi của nó thơm thơm, vị của nó ngọt ngào, ngọt cái ngọt riêng của thóc lúa mà không có cái nào giống được. Dân làng tôi gọi nó là đòng đòng, những nhánh đòng đòng dấu mình bên trong thân lúa giống như những cô gái thẹn thùng nép nép ngượng ngùng. Không chỉ thế gọi nó là thời con gái vì lúc này lúa dẻo dai nhất đẹp nhất, nhìn cả cánh đồng với màu xanh đậm ai cũng sẽ chạnh lòng nghĩ về một thời tuổi thơ trên cánh đồng xanh mượt này.

Còn khi đồng lúa có màu vàng đòng nghĩa là lúa đã đến mùa gặt, những bông lúa nặng trĩu trên tay vàng chói như những bông vàng, hạt châu báu của dân làng tôi. Cả đồng lúa tràn ngập sắc vàng, có chỗ vàng tươi, có chỗ lại vãng sẫm, có chỗ vàng xen lẫn xanh. Khi những cơn gió ùa về như nổi nhớ cả cánh đồng rì rào uốn lượn như từng lớp sóng đầy nhau về phía bờ. Thân lúa lúc này vững chải, người ta không thể lấy tay nhổ được nữa mà phải lấy liềm cắt. những bó lúa được xếp thành những lượm lúa nhỏ tuyệt đẹp. Lúa chín đều vui vẻ một mùa bội thu cho nhân dân. Nó giống như hạt ngọc của quê tôi vậy

Tôi rất yêu cánh đồng quê hương, nó không chỉ là chỗ để nhân dân tăng gia sản xuất mà nó còn là cánh đồng lúa xanh mướt, là cánh đồng tuổi thơ, cánh đồng kỉ niệm của cá nhân tôi cũng như của những người sinh ra trên quê hương cánh đồng lúa. Càng ngày tôi càng nhận thấy vẻ đẹp của nó và tôi biết nó đã chiếm một phần nào đó trong tái tim tôi.

#Châu's ngốc

16 tháng 12 2022

Tham khảo:
Hải Dương là vùng đất sản sinh ra nhiều bậc đại khoa, tiến sĩ nho học đứng đầu trong cả nước. Trấn Hải Dương xưa có 637 tiến sĩ, 12 trạng nguyên. Sau chia tách địa giới hành chính, toàn tỉnh có 486 tiến sĩ, 11 trạng nguyên. Văn miếu Mao Điền không chỉ là nơi lưu danh những bậc hiền tài mà còn là địa chỉ giáo dục, khích lệ hậu thế noi gương học tập, tạo ra một mạch nguồn văn hóa không ngừng chảy. Văn miếu Mao Điền là một trung tâm đào tạo nhân tài, tôn vinh học vấn, tạo nguồn lực xây dựng đất nước và tồn tại cho đến ngày nay.
 

Văn miếu Mao Điền ngày nay thuộc làng Mậu Tài, xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng là một trong số ít văn miếu còn tồn tại ở Việt Nam. Nguyên được lập ra để tổ chức các kỳ thi Hương của trấn Hải Dương xưa nhưng vào thời nhà Mạc đã bốn lần tổ chức khoa thi Hội.

 

Từ giữa thế kỷ 15, với chủ trương mở mang việc học hành và đào tạo nho sĩ, nhà Lê sơ đã cho xây dựng một loạt những trường học (trường quốc lập), trong đó có trường thi hương Mao Điền (huyện Cẩm Giàng) và Văn miếu Vĩnh Lại (huyện Đường An). Qua hơn 300 năm, đến năm 1801 dưới thời Tây Sơn, Văn miếu được di chuyển từ Vĩnh Lại về Mao Điền cùng với Trường thi hương trấn Hải Dương và trở thành nơi đào tạo hàng nghìn cử nhân, tiến sỹ Nho học, đứng hàng đầu cả nước.

Nhìn từ xa, Văn miếu Mao Điền trông như một toà thành lớn, nổi bật giữa màu xanh của những ruộng lúa Xuân mới cấy. Qua cổng Tam quan đồ sộ là khoảng sân rộng dẫn lên cây cầu đá cong cong duyên dáng. Bên hồ nước xanh, cây gạo cổ thụ có tuổi đời hơn 200 năm vẫn đang trổ lộc non trong tiết Xuân ấm áp.  Sảnh chính của văn miếu với gian nhà giữa và gác chuông, gác trống hai bên, ở sân có cây gạo cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Ngoài có đài nghiên, tháp Bút, Nghi Môn, Thiên Quang Tinh, Khái Thánh thờ thân Phụ và thân Mẫu của Khổng Tử. Tiếp đến là gác Chuông, gác Trống đối xứng với nhau và nằm ở phía hai đầu hồi dãy nhà giải vũ. Tiếp đến là hai gác chuông xây cất rất hoành tráng.

Ngay từ khi mới xây dựng, Văn Miếu đã là một công trình uy nghi, bề thế và thâm trầm cổ kính với thời gian. Phần chính gồm hai toà nhà lớn 7 gian, mái cong vút chạm trổ hình rồng phượng áp sát vào nhau. Kiến trúc xây theo kiểu chữ Nhị, rộng 10 mẫu (3,6 ha), các hạng mục được quy hoạch đẹp mắt, cân đối, hài hòa từ trong ra ngoài.

Nhà ngoài là nơi tụ hội bái lễ của các bậc quan trường học giả. Hai bên là hai dãy nhà giải vũ 5 gian đối diện nhau, do nằm ở hai hướng Đông và Tây nên người dân nơi đây vẫn quen gọi là nhà Đông vu, Tây vu. Đông vu là nhà truyền thống còn Tây vu là nhà khách. Hai bên vách treo danh sách 637 vị tiến sĩ quê Hải Dương đỗ đạt trong các thời kỳ khoa cử Việt Nam.

 

Bài trí thờ tự tại di tích trước đây được sắp xếp theo mô hình của Văn miếu Quốc Tử giám Hà Nội. Ngoài Bái đường có 01 ban thờ công đồng để nho sinh xa, gần đến lễ bái. Ngoài việc thờ Khổng Tử như trước còn phối thờ thêm 08 vị Đại khoa người Việt, trong đó đúc tượng đồng 5 Danh nhân là: Đức Khổng Tử, Tư nghiệp Quốc Tử giám Chu Văn An, Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, Anh hùng dân tộc, Danh nhân Văn hóa thế giới Nguyễn Trãi, Trình Quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm. Các tượng được đặt trong khám gỗ sơn son, thếp vàng đẹp đẽ. Đồng thời lập bài vị cho 04 danh nhân còn lại là: Đại danh y, Thái học sinh Tuệ Tĩnh, Thần toán Việt Nam Vũ Hữu, Nhập nội Hành khiển Phạm Sư Mệnh, Nghi Ái quan Nguyễn Thị Duệ.

Xưa kia Hải Dương nằm ở phía đông kinh thành Thăng Long nên gọi là xứ Đông. Đây là vùng “đất học” vì thế triều Lê đã coi đây là một trong những trung tâm văn hoá giáo dục của cả nước, tiến hành tổ chức nhiều kỳ thi Hội. Hàng năm đến kỳ thi, sĩ tử ở khắp nơi tề tựu về đây dựng lều chõng kín khắp cả khu cánh đồng Tràn phía trước. Trong số các sĩ tử đó có nhiều người Hải Dương đã tham dự và hiển đạt, như danh sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm (1535).

Trong quá trình tồn tại, Văn Miếu Mao Điền từ vị trí là trường học của riêng trấn Hải Dương đã trở thành trường thi của cả vùng, góp phần giáo dục và đào tạo nhân tài cho địa phương và cho đất nước. Tại miền Bắc Việt Nam, Văn miếu Mao Điền có quy mô và lịch sử lâu đời đứng thứ 2, chỉ sau Văn miếu Quốc Tử Giám. Văn miếu Mao Điền được lập ra để thờ Khổng Tử và các bậc đại nho theo truyền thống của Việt Nam, Trung Quốc và một số nước Đông Á khác.

 

Trải qua thời gian, Văn Miếu Mao Điền bị tàn phá do chiến tranh và thiên tai, bị hư hại nhiều. Từ một di tích lịch sử có thắng cảnh đẹp, Văn Miếu trở thành một nơi hoang phế. Từ năm 2002, chính quyền tỉnh Hải Dương đã khởi công xây dựng, tu bổ lại Văn miếu. Năm 1993, Văn miếu Mao Điền được Nhà nước công nhận di tích và xếp hạng cấp quốc gia.

Tháng 2 âm lịch hàng năm, tỉnh Hải Dương lại mở hội Văn Miếu Mao Điền. Người Hải Dương ở khắp nơi lại tề tựu về dự lễ hội, báo công, dâng hương tưởng nhớ các bậc danh nhân, tiên hiền của đất nước. Không khí lễ hội tưng bừng mà trang nghiêm. Truyền thống ấy còn giữ gìn tới ngày nay. Chẳng những người Mao Điền, Cẩm Giàng mà khắp vùng, khách thập phương hân hoan đón chờ ngày lễ.

Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, cứ vào tháng 2 và tháng 8 âm lịch hằng năm, quan tổng đốc cùng các quan lại, cử nhân, tiến sĩ… lại về Văn miếu Mao Điền làm lễ nêu cao cương thường, thể hiện tinh thần tôn sư trọng đạo, khuyến khích lớp trẻ học tập và rèn luyện nhân phẩm. Ngày nay, Văn miếu Mao Điền trở thành địa chỉ giáo dục quan trọng cho các thế hệ trẻ về lịch sử, văn hóa, truyền thống khoa bảng và được coi là nơi tôn vinh đạo học của tỉnh Đông. Sự ra đời, tồn tại của Văn miếu Mao Điền suốt hơn 2 thế kỷ qua chứng minh Hải Dương là vùng đất học, đất danh nhân, đất văn hiến.

Hiện nay, Văn miếu là địa chỉ “khuyến học, khuyến tài” giáo dục mọi thế hệ học sinh tỉnh Hải Dương và học sinh cả nước về phát huy tinh thần “tôn sư trọng đạo” và hiếu học của người tỉnh Đông. Những ngày đầu Xuân mới, nhiều gia đình đưa con em đến thăm Văn miếu Mao Điền để xin chữ đầu năm lấy may, thắp hương tưởng nhớ các bậc hiền tài được thờ tự tại Văn miếu và cầu mong các vị tiên hiền phù hộ cho mọi người bền gan vững chí phấn đấu, rèn đức, luyện tài góp phần xây dựng đất nước Việt Nam vững mạnh, phồn vinh.
Lược bớt đi để ngắn gọn hơn nhé!ha

 

10 tháng 1 2022

Tham khảo:
 

Đối với các bạn học sinh, người bạn hàng ngày đến trường với mỗi người là thước kẻ, bút chì, sách vở,… nhưng cũng không thể nào thiếu được người bạn giúp chúng ta tẩy xóa lỗi sai chính là cục tẩy. Cục tẩy bé xinh mà có nguồn gốc ra đời vô cùng lâu đời và có nhiều công dụng đối với con người.

 

Cục tẩy đầu tiên ra đời cách đây đã hàng trăm năm trước, khi ấy bút chì còn được làm bằng chì và thiếc, rất cứng, người ta dùng ruột bánh mì để tẩy những chữ viết sai. Cùng với sự phát triển của bút chì, cục tẩy cũng có bước chuyển mình đáng kể. Người đầu tiên phát minh ra cục tẩy gần với cục tẩy hiện đại là một kĩ sư người anh tên là Edward Nairne, cục tẩy được phát minh trong một cuộc thi sáng chế, sau đó nó được sử dụng một cách rộng rãi và phổ biến trên thị trường.

 

Sau khi đạt giải ông Edward đã tâm sự, ông nảy ra ý tưởng làm chiếc tẩy này là do trên đường ông nhặt được miếng cao su và vô tình phát hiện ra tính năng tẩy các vết bẩn của nó. Dựa trên sự phát hiện đó ông đã sáng chế ra cục tẩy đầu tiên. Ta có thể thấy rằng những phát minh vĩ đại luôn đến với chúng ta một cách thật bất ngờ, người thông minh là người nhìn nhận ra vấn đề và đưa nó ứng dụng vào thực tế.


Cục tẩy có cấu tạo gồm hai phần: tẩy và vỏ tẩy. Vỏ của tẩy thường được làm bằng giấy cứng, trên có ghi mã vạch, nhãn hiệu hoặc có được trang trí bằng những hình ảnh bắt mắt khác nhau. Ruột tẩy rất đa dạng, phong phú về màu sắc: trắng, đen, xanh, đỏ,… thường được làm từ hỗn hợp dầu ăn, đá bọt và sulfur, chúng được kết dính với nhau nhờ cao su.

 

Có rất nhiều loại tẩy khác nhau. Có loại tẩy đi kèm với bút chì, chúng thường được gắn với đầu bút chì, khi viết sai có thể ngay lập tức sử dụng chúng để tẩy. Loại tẩy này thường có màu hồng, chứa cao su cứng nên việc tẩy đôi khi khó khăn, tẩy quá mạnh tay sẽ rách giấy nên ít khi được sử dụng.

 

Loại tẩy màu trắng dẻo, được làm từ nhựa vinyl tẩy dễ dàng, giấy sạch nên được ưa chuộng hơn. Ngoài ra còn một loại tẩy khác được gọi là tẩy nhào. Tẩy nhào ít xuất hiện trên thị trường, loại này mềm hơn hai loại trên rất nhiều, chúng ta có thể nhào trong tay như cục bột. Nó hấp thụ các hạt than chì ở bút chì nên khi tẩy sẽ không để lại vụn,… sử dụng loại tẩy này rất thích, vết bẩn được tẩy hoàn toàn, lại không gây bụi bẩn.

 

Ngoài ra, khoa học kĩ thuật hiện đại phát triển người ta còn phát minh ra tẩy điện, loại này có một chiếc nút bấm, khi cần tẩy chỉ cần ấn vào nút và đưa bút đến diện tích cần tẩy là sẽ xóa được hết vết bẩn. Loại này giá thành cao nhưng vết bẩn đi dễ dàng, giấy không bị xây xước và tiết kiệm được thời gian cho người sử dụng.

 

Sử dụng tẩy rất đơn giản, ngoài loại tẩy điện có cách sử dụng riêng thì các loại tẩy còn lại đều có cách sử dụng giống nhau. Khi viết sai chúng ta chỉ cần mài tẩy vào phần đó, chà đi chà lại một cách nhẹ nhàng là vết bẩn sẽ bay đi. Các bạn lưu ý, chớ chà mạnh sẽ khiến giấy rách.

 

Khi sử dụng xong tẩy chúng ta chỉ cần cất gọn gàng. Tránh để tẩy rơi xuống đất, khi tẩy bị bám bẩn các bạn dùng cho lần tiếp theo sẽ vấy bẩn lên trang giấy. Vật dụng nào cũng vậy, khi sử dụng xong chúng ta cần cất cẩn thận, thì mới có thể dụng chúng lâu dài được.

 

Tẩy là một công cụ phổ biến trong học tập của học sinh, sinh viên, người thiết kế,… nó có ý nghĩa quan trọng với mỗi người. Cục tẩy giúp ta xóa đi những phần viết sai, viết nhầm,..

 

Từ khi được phát minh cho đến bây giờ tẩy luôn được mọi người ưa chuộng. Dù khoa học kĩ thuật có phát triển hơn nữa, tẩy vẫn sẽ là người bạn đồng hành với các bạn học sinh, sinh viên, kĩ sư,…

10 tháng 1 2022

Tham Khảo 
     Quãng đời học sinh là quãng thời gian vô cùng tươi đẹp. Đồng hành cùng tuổi học trò là những người bạn thân quen như sách vở, bút, thước,… Và còn một người bạn không thể thiếu nữa đó chính là cặp sách. Không một học sinh nào đến trường mà có thể thiếu được chiếc cặp sách của mình.

Chiếc cặp sách đầu tiên được ra đời tại nước Mỹ vào năm 1988. Gần như ngay lập tức, chiếc cặp sách đã trở thành vật dụng quen thuộc với người học sinh. Nó không chỉ phổ biến ở Mỹ mà còn lan rộng trên toàn thế giới và được hàng triệu học sinh yêu mến.

Cấu tạo của chiếc cặp sách không hề phức tạp mà ngược lại nó đơn giản nhưng rất đẹp. Ngoài cùng của cặp sách là mặt cặp, có nắp mở, phía trên có quai xách còn phía sau có quai đeo vào lưng. Ở bên trong của cặp người ta chia nó ra thành nhiều ngăn to nhỏ để đựng những món đồ dùng học tập khác như sách vở, bút thước. Sau này, thiết kế của cặp sách có nhiều cải tiến hơn với nhiều mẫu mã khác nhau. Có cặp sách còn được thiết kế thêm ngăn đựng áo mưa, ngăn đựng chai nước.

Tuy đơn giản nhưng việc làm ra một chiếc cặp sách lại khá kì công và đòi hỏi phải có sự chỉn chu trong từng khâu. Các khâu để làm nên một chiếc cặp sách là lựa chọn chất liệu, xử lí chất liệu, khâu may và ghép nối. Trong các khâu này, khâu lựa chọn chất liệu là vô cùng quan trọng. Có nhiều chất liệu có thể sử dụng để làm nên cặp sách như vải, nhựa, da,… Chính điều này đã làm nên sự đa dạng cho cặp sách. Tùy vào sở thích mà mỗi người học sinh sẽ còn cho mình những chiếc cặp sách có chất liệu khác nhau. Dẫu vậy, dù làm bằng chất liệu gì thì yêu cầu đầu tiên đối với một chiếc cặp sách đó là phải chắc chắn. Việc xử lí chất liệu cũng quan trọng để loại bỏ được mùi của chất liệu. Các phần của chiếc cặp thường được ghép lại với nhau bởi máy may cho đến khi tạo ra một chiếc cặp hoàn chỉnh. Hiện tại chiếc cặp sách có nhiều phiên bản khác nhau như ba lô, cặp da, cặp táp. Kích thước của cặp cũng có sự khác nhau để phù hợp với từng lứa tuổi học sinh. Tùy vào từng loại mà giá thành của chúng cũng khác nhau.

Tuổi thọ của một chiếc cặp sách tùy thuộc vào chất lượng của nó cũng như người sử dụng. Nếu giữ gìn và bảo quản tốt thì cặp sách có thể dùng được rất lâu. Muốn vậy, khi dùng cặp sách không nên quăng quật hay ném mạnh. Cũng không nên để cặp sách bị dính nước khi trời mưa. Nơi để cặp cần đủ rộng chứ không nên để ở những nơi quá chật hẹp có thể làm cặp bị chèn ép và biến dạng. Cặp tuy rộng nhưng cũng không nên đựng quá nhiều đồ sẽ làm sức chịu đựng của cặp bị quá tải. Đeo cặp quá nặng cũng không tốt cho người học sinh.

Trong quá trình học tập của người học sinh, chiếc cặp là một vật dụng không thể thiếu. Cho dù nhiều năm sau nữa, chiếc cặp sách vẫn sẽ là người bạn đồng hành của học sinh. Mỗi chúng ta hãy yêu thương và trân trọng chiếc cặp sách của chính mình.

25 tháng 1 2022

Tham Khảo 

  “Nhớ rừng” là 1 trong những bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất của Thế lữ và phong trào thơ mới ( 1932 – 1935). Bài thơ mượn lời con hổ trong vườn bách thú để nói lên sâu sắc lời tâm sự u uất của một lớp người lúc bấy giờ. Đó là (thế hệ 1930) những thanh niên tri thức “Tây học” vừa thức tỉnh ý thức cá nhân, bất hòa với thực tại xã hội ngột ngạt, tư tưởng giả dối, họ khao khát khẳng định cái “tôi” và phát triển trong một cuộc sống tự do, rộng lớn. Đó là tâm sự chung của những người dân trong cảnh mất nước. Vì vậy “Nhớ rừng” có sức truyền cảm và tiếng vang lớn. Với sự trữ tình tràn đầy cảm xúc lãng mạn, hình ảnh thơ đầy chất tạo hình, ngôn ngữ nhạc điệu phong phú, bài thơ đã diễn tả một cách sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt, khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước. 

18 tháng 12 2019

a)

Cuộc đời mỗi con người ai cũng đã từng trải qua thời học sinh. Cái thời cắp sách đến trường đầy kỉ niệm mà mỗi chúng ta khó có thể quên được. Những đồ dùng học tập như: bút, thước, tập, sách,… luôn gắn bó với học sinh như những người bạn thân thiết. Và trong số đó, cây thước là đồ dùng học tập quan trọng được sử dụng rộng rãi.

Nguồn gốc: Cây thước có nhiều loại khác nhau như thước thẳng, ê-ke, thước đo độ,…Thước thẳng có dạng hình chữ nhật và độ dài, rộng rất đa dạng. Thường thì nó dài 15cm – 20cm và rộng khoảng 2cm -3cm.Cũng có nhiều loại thước dài tới 30 hay 40cm. Chiều dày của thước cũng khác nhau, như thước gỗ thường dày gần 1cm còn những cây thước mà học sinh dùng chỉ dày 1mm.

Khác với thước thẳng, ê-ke có dạng hình tam giác vuông hay tam giác vuông cân. Ê-ke thường có độ dài đáy khoảng mười mấy cm và chiều cao 5cm – 6cm. Độ dày của nó cũng giống thước thẳng, thường là 1mm. Cũng như thước thẳng, độ lớn của ê-ke rất đa dạng. Có những cây ê-ke to hơn gấp 6 – 7 lần cây thước ê-ke thường thấy. Loại này thường dành cho giáo viên hay kĩ sư. Còn một loại thước thông dụng nữa đó là thước đo độ. Thước này thường được học sinh cấp 2, cấp 3 dùng nhiều. Nó có dạng nửa hình tròn hay còn gọi là hình bán nguyệt. Như bao cây thước khác, thước đo độ cũng có nhiều kích thước khác nhau. Thường thì đường kính hình tròn khoảng 10cm. Nhiều loại có đường kính dài hơn.

Thước được làm từ nhựa, gỗ, hay kim loại nhưng phổ biến nhất là thước nhựa. Những cây thước bằng nhựa thường nhẹ, bền, dễ sử dụng, giá thành rẻ nhưng dễ gãy. Giá của một cây thước nhựa chỉ từ 2000đ – 5000đ. Vì thế mà thước nhựa được sử dụng rộng rãi đặc biệt là đối với học sinh. Ta dễ dàng mua được một bộ thước nhựa từ 4 đến 5 cây với giá không quá) 10.000đ.

b)Một trong những kỉ niệm về ngôi trường yêu dấu không thể không kể đến chiếc bảng đen.Chiếc bảng đen được đặt ngăn ngắn và cân đối trên bục giảng. Với chiều dài khoảng 2m, chiều rộng khoảng 1,5m, chiếc bảng đen luôn chứa đựng những kiến thức mà thầy cô muốn truyền lại cho học trò chúng tôi. Nền bảng đen giúp làm nổi bật nét phấn trắng nghiêng nghiêng trên mặt bảng. Chiếc bảng là công cụ cần thiết để các thầy cô giảng bài cho chúng tôi. Đôi khi, đó cũng là công cụ để kiểm tra cách làm bài, độ hiểu bài của chúng tôi. Nền bảng được thiết kế với những ô vuông nhỏ để các nét chữ được viết lên được ngay ngắn, thẳng hàng, đúng cỡ chữ. Nét chữ thầy cô có rõ ràng, ngay ngắn và đẹp thì học trò chúng tôi mới có hứng thú để học tập. Hơn nữa, chữ viết dễ nhìn thì học trò mới có thể ghi chép một cách đầy đủ và chính xác nhất. Nhờ có chiếc bảng mà mọi kiến thức được thầy cô truyền đạt mới được chúng tôi ghi chép lại làm cơ sở để học tập và ôn luyện sau này. Bởi thầy cô giảng bài nhưng nếu không ghi chép thì sẽ không nhớ được kiến thức lâu. Với lượng kiến thức mà một ngày phải học thực sự rất nhiều, nếu không ghi chép rõ ràng đầy đủ thì không thể chuyển hết toàn bộ lượng kiến thức đã được học ở lớp thành của mình được. Theo một nghiên cứu, học sinh chỉ có thể hiểu được 5% lượng kiến thức được truyền tụng trong giờ học còn lại là tự học. Bởi thế nếu không ghi chép lại thì không thể tự học thành công được. Chiếc bảng đen thực sự quan trọng đối với học sinh và thầy cô. Nếu một lớp học thiếu bảng thì không được gọi là lớp học được. Thầy cô luôn phải sáng tạo ra những phương pháp dạy học mới để học sinh có thể tiếp thu bài học một cách nhanh nhất. Và chiếc bảng là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các thầy cô. Bảng đen là một phần không thể thiếu của mỗi lớp học. Dù trang thiết bị còn đơn sơ nhưng dù thế nào cũng phải có một chiếc bảng để dạy học. Vài trò của nó chưa bao giờ là thứ yếu trong sự nghiệp trồng người.

c)

Lớp học cũng chính là nơi mà em được đến để học tập tiếp thu những kiến thức bổ ích. Vì vậy em luôn xem đó là ngôi nhà nhỏ. Lớp em nằm ở lầu ba của trường. Tuy lớp nhỏ nhưng được sắp xếp đồ đạc rất gọn gàng và ngăn nắp. Cửa ra vào được sơn màu kem, sáng sủa. Phòng của chúng em luôn thoáng mát nhờ trường trồng rất nhiều cây xanh. Trong lớp, những chậu hoa nhỏ xinh xắn được xếp ngay ngắn. Dãy bàn ghế ngay ngắn, thẳng tắp luôn sạch sẽ nhờ bàn tay của cô bảo mẫu lao chùi mỗi ngày. Trước mặt chúng em là bác bảng xanh to lớn. Bức ảnh Bác Hồ được treo ngay ngắn trên bức tường được quét sơn màu hồng nhạt. Lớp em rất đẹp mắt nhờ sự khéo léo của cô và các bạn đã trang trí làm lớp học trở nên sinh động hơn. Lớp học là cái nôi nuôi dưỡng em thành người. Vì vậy mà cô giáo đối với em chính là người mẹ hiền thứ hai. Cô luôn dạy cho chúng em những kiến thức bổ ích. Cô giúp chúng em học tập tốt hơn và yêu kiến thức mà chúng em đã được học. Chúng em ở lớp luôn đoàn kết, thương yêu và đùm bọc lẫn nhau. Chúng em luôn chia sẽ với nhau những niềm vui, nỗi buồn với nhau, giúp đỡ nhau học tập thật tốt. Các bạn như anh em ruột thịt của nhau. Lớp học như một ngôi nhà, một gia đình ấm áp. Vào ngày cuối tuần các bạn phân công nhau trực nhật để lớp của chúng em luôn sạch đẹp. Những buồn vui của bạn bè, kỷ niệm của tuổi học trò. Hình ảnh của lớp học là hình ảnh mà chúng em yêu quý nhất. Chúng em luôn giữ gìn lớp học sạch, đẹp. Những giờ học trên lớp, cô giáo luôn tạo cho chúng em những tiết học vui tươi sinh động, giúp cho chúng em hiểu bài hơn. Em rất yêu lớp học của em, những thầy cô kính yêu cùng những người bạn dễ thương trong lớp. Hình ảnh lớp học sẽ in sâu vào kí ức tuổi học trò trong lòng của em và mọi người. Dù mai này có rời xa mái trường, xa ngôi nhà nhỏ em vẫn sẽ luôn nhớ về nó.
26 tháng 12 2022

tham khảo 

Ngôi trường em đang học là trường trung học cơ sở  Trần Quang Diệu Ngôi trường có ba dãy phòng học hình chữ U, rộng rãi, thoáng mát. Rải rác khắp sân trường có những cây bàng xanh tươi, vừa che bóng mát vừa tạo mảng xanh cho ngôi trường. Dọc dãy hành lang có những hàng ghế đá để chúng em ngồi đọc sách, báo trong giờ ra chơi. Phía sau ngôi trường có khoảng sân rất rộng, để chúng em vui chơi thỏa thích. Em rất quý ngôi trường này và em xem nó như ngôi nhà thứ hai của mình.